I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
- Mô tả được dòng vận chuyển trong cây gồm:
+ Con đường vận chuyển
+ Thành phần dịch được vận chuyển
+ Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển
2.Kỹ năng
- Biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ
- Tư duy lôgic
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ cây xanh ( không chặt phá, bẻ cành, ngắt ngọn )
Giáo án sinh học 11 Tên giáo viên: Trần Thị Thúy Tuần 2 Ngày soạn: 23/8/2016 Tiết 2 Ngày dạy: BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này học sinh có thể: - Mô tả được dòng vận chuyển trong cây gồm: + Con đường vận chuyển + Thành phần dịch được vận chuyển + Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển 2.Kỹ năng - Biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ - Tư duy lôgic 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ cây xanh ( không chặt phá, bẻ cành, ngắt ngọn) II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên - Giáo án, tranh vẽ hình 2.1; 2.2; 2.3; 2.4; 2.5 sgk và những hình ảnh liên quan mà giáo viên hay học sinh sưu tầm được. - Chuẩn bị phiếu học tập Chỉ tiêu so sánh Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch Động lực đẩy 2.Học sinh - Xem trước bài mới tìm hiểu về các con đường vận chuyển vật chất trong cây III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ sỗ, 2.Kiểm tra bài cũ - Con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ theo mấy con đường và diễn ra như thế nào? 3.Bài mới - Ở bài 1 chúng ta đã được tìm hiểu quá trình vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào tế bào mạch gỗ của rễ. Vậy sau khi nước và ion khoáng đi vào mạch gỗ của rễ chúng sẽ được vận chuyển đi đâu? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta vào bài 2: vận chuyển các chất trong cây Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng vận chuyển các chất trong cây Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bài Như chúng ta đã biết rễ cây là nơi hấp thụ nước và ion khoáng còn lá cây là nơi tạo các chất dinh dưỡng cho cây. Như vậy làm thế nào để nước và các chất dinh dưỡng được phân bố đều trong cây? Đó chính là nhờ dòng vận chuyển các chất trong cây. GV: dựa vào thông tin trong sgk cho cô biết có mấy loại vận chuyển vật chất trong cây? Ngoài hai dòng vận chuyển mạch gỗ và mạch rây thì ở thân cây còn có dòng vận chuyển khác đó là dòng vận chuyển ngang. HS: có hai loại là dòng mạch gỗ và dòng mạch rây 1. Dòng vận chuyển các cất trong cây - Dòng mạch gỗ: (dòng đi lên) vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các thành phần khác của cây - Mạch rây: (dòng đi xuống) Vận chuyển các chất hữu cơ từ các tế bào quang hợp trong hiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ. Hoạt động 2: So sánh mạch gỗ và mạch rây - GV: yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập Chỉ tiêu so sánh Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch Động lực đẩy Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: So sánh cấu tao của mạch gỗ mạch rây GV: quan sát hình 2.2 và hình 2.5 sGK trang 11 và 12 mô tả cấu tạo của mạch gỗ và mạch rây Hoạt động 2: so sánh thành phần dịch của mạch gỗ và mạch rây Như chúng ta đã biết ở thực vật rễ cây thực hiện chức năng chính hấp thụ nước và ion khoáng chúng ta đã được học ở bài 1 đồng thời lá là phộ phận thực hiện chức năng quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ các chất dinh dưỡng cho cây, như vậy dựa vào hoạt động chức năng của lá và rễ hãy cho biết thành phân cơ bản của dịnh mạch gỗ và mạch dây là gì Hoạt động 3: Động lực đẩy của mạch gỗ và mạch rây Chúng ta đã biết giới thực vật có chiều cao rất tốt ví dụ như cây thông, cây tùng bách hay cây bạnh đàn Như vậy để đưa được nước từ rễ lên ngọn ngược chiều trọng lực thì cây đã dựa vào những điều gì? Quan sát thí nghiệm hình 2.3 - quan sát trên thí nghiệm thì ta thấy với một thân cây cắt ngang và đặt vào một cái áp kế. Ở vị trí số 1 là ngấn thủy ngân lúc bắt đầu thí nghiệm, ở vị trí số 2 là ngấn thủy ngân sau một thời gian, sau một thời gian chúng ta đo được chiều cao h là chênh lệnh về độ cao của ngấn thủy ngân trước và sau thí nghiệm. - Từ TN trên, theo các em có phải có lực gì ở rễ cây làm cho ngấn thủy ngân di chuyển từ vị trí số 1 sang vị trí số 2? - Do thoát hơi nước vào không khí tế bào hơi nước bị mất nước và hút nước từ các tế bào nhu mô bên cạnh và các tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ của lá cứ như vậy xuất hiện một lực hút từ lá xuống tận rễ. vậy động lực thứ 2 của mạch gỗ đó là gì? GV: động lực đẩy thứ 3 của mạch gỗ là gì? Nhờ có lực liên kết này đảm bảo dòng mạch gỗ di chuyển liên tục trong cây. Gv: Đọc thông tin trong SGK và cho biết động lực của dòng mạch rây? Học sinh suy nghĩ trả lời HS: Dịch mạch gỗ: chủ yếu là nước, các ion khoáng Dịch mạch rây: Chủ yếu là saccarozo, các axit amin, vitamin HS: Lực đẩy (áp suất rễ) Hs: Lực hút do thoát hơi nước ở lá. HS: Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ HS: Do sự chênh lệnh áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn ( Nơi saccarozo tạo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao so với cơ quan chứa ( nơi saccarozo được sử dụng ) nơi có áp suất thẩm thấu thấp - Mạch gỗ: + Là những tế bào chết gồm quản bào và mạch ống + Các tế bào nối với nhau thành ống dài từ rễ lên lá - Mạch rây + Là những tế bào sống gồm ống rây và tế bào kèm + Các ống dây nối với nhau tạo thành ống dài - Dịch mạch gỗ: + Gồm chủ yếu là nước và các ion khoáng + Ngoài ra còn có các chất hữu cơ như axit amin, vitamin được tổng hợp ở rễ - Dịch mạch rây: + Gồm chủ yếu là saccarozo, các axit amin, vitamin và hoocmon thực vật + Ngoài ra còn một số ion khoáng được sử dụng lại (như ion Kali) - Động lực của dòng mạch gỗ + Lực đẩy ( áp suất rễ ) + Lực hút do thoát hơi nước ở lá + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ - Động lực của dòng mạch rây Do chênh lệnh áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. 3. Củng cố Câu 1: Qua những đêm ẩm ướt vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá ( đặc biệt thường thấy ở cây một lá mầm). Giải thích hiện tượng đó? Trả lời: Do không khí buổi tối có độ ẩm cao nên bão hòa hơi nước, nước được đẩy thì mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành các giọt ở mép lá. Câu 2: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ có tiếp tục đi lên được không? Vì sao? Trả lời: có. Bằng cách đi chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi lên. Câu 3: Khi cạo mủ cao su người ta thường cát vào mạch rây hay mạch gỗ của cây? Trả lời:Cắt mạch rây. Vì mạch rây là mạch vận chuyển các chất hữu cơ do cây tổng hợp trong đó có chất cao su. Còn mạch gỗ vận chuyển nước và chất khoáng không có chất cao su 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK - Xem trước bài mới , bài 3 Thoát hơi nước
Tài liệu đính kèm: