Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 10

Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 10

Tiết 8- 9 – Luyện:

CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới - 43)

 - Nguyễn Trãi –

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I.Mục tiêu bài học

Tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm chiếm lĩnh được:

Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.

Có kĩ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi: chú ý những câu thơ sáu chữ dồn nén cảm xúc, cách ngắt nhịp 3/4 trong câu bảy chữ có tác dụng nhấn mạnh.

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bóa với cuộc sống của người dân.

II. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo,

III. Cách thức tiến hành: Giảng bình, nêu vấn đề, thảo luận, gợi mở, tái hiện, đọc sáng tạo, phản biện

 

doc 31 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2461Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8- 9 – Luyện: 
Cảnh ngày hè
(Bảo kính cảnh giới - 43)
 - Nguyễn Trãi –
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu bài học
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm chiếm lĩnh được:
Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.
Có kĩ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi: chú ý những câu thơ sáu chữ dồn nén cảm xúc, cách ngắt nhịp 3/4 trong câu bảy chữ có tác dụng nhấn mạnh.
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bóa với cuộc sống của người dân.
II. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo,
III. Cách thức tiến hành: Giảng bình, nêu vấn đề, thảo luận, gợi mở, tái hiện, đọc sáng tạo, phản biện
IV.Tiến trình tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng và nêu chủ đề bài thơ “Cảnh ngày hè”
3. Bài mới: Đề bài:
Đề I: Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè” 
ĐềII: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn ức Trai trong bài thơ “ Cảnh ngày hè”
Đề III: Hãy phân tích vẻ dẹp của bức tranh cảnh ngày hè trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Trãi
* Hướng dẫn: đề II
I. Tìm hiểu đề
1. Yêu cầu về kiến thức
Hãy xác định luận đề cho bài viết?
Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, một tấm lòng cháy bỏng khát vọng về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân.
2. Yêu cầu kỹ năng
Kỹ năng làm văn nghị luận
Kỹ năng phân tích thơ trung đại theo thi pháp thể loại, gắn với đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi
3. Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ “Cảnh ngày hè”
II. Dàn bài
1. Mở bài
- “ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Lê Thánh Tông)
- Nguyễn Trãi là bậc anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, là nhân vật toàn tài số một trong lịch sử 
- Ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự nhà ngoại giao vào hàng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, một nhà văn, một nhà văn hoá lớn
- Thơ Nguyễn Trãi dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng đều đẹp đẽ, sâu sắc, ẩn chứa cái hồn dân tộc. Với tập thơ “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã trở thành người mở đường tinh anh cho nền thơ bằng tiếng mẹ đẻ. Tập thơ được chia ra nhiều thể tài khác nhau: Ngôn chí, mạn thuật, Thuật hứng, Tự thán, Bảo kính cảnh giới,...Bài thơ “Cảnh ngày hè” tiêu biểu cho vẻ đẹp của hồn thơ Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập”. Đó là tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời, là tình yêu thiên nhiên tha thiết, là tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân, với nước.
2. Thân bài
 	 a. Luận điểm 1: Bài thơ đã vẽ lên bức tranh toàn cảnh ngày hè sôi động, căng tràn sức sống
- Mở đầu bài thơ hiện lên chân dung của một ẩn sĩ, lấy “hóng mát” làm thú di dưỡng tinh thần
Nguyễn Trãi là người thân không nhà mà tâm càng không nhàn, tấm lòng bậc ẩn sĩ ấy lúc nào cũng “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”. Bởi thế cho nên “Một phút thanh nhàn trong thuở ấy” đối với ông quí tựa vàng mười.
- Một bức tranh thiên nhiên căng tràn sức sống, đậm màu sắc hội hoạ
+ Hàng loạt động từ mạnh''Đùn đùn'', ''giương'', ''phun'' --> Thôi thúc sự sống bên trong đang ứa căng không thể kìm nén được
+ Các từ tượng hình, cách phối màu đậm chất hội hoạ - So sánh với câu thơ: ''Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông''
+ Hình ảnh của "hoè, lựu, sen" quen thuộc, gần gũi, đặc trưng cho cảnh sắc nơi thôn dã .
+ Thi nhân đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác,
ê Sự giao cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, tạo vật trong tâm hồn ức Trai
- Bức tranh cuộc sống ngày hè sôi động, vui tươi
+ Nghệ thuật đảo ngữ, từ láy tượng hình
+ Hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo: cầm ve
+ Từ Hán – Việt trang trọng: làng ngư phủ, lầu tịch dương
ê Nguyễn Trãi hoà sắc âm theo quy luật cái đẹp trong hội hoạ và âm nhạc, tấu lên khúc nhạc đồng quê rộn ràng mà yên ả. ẩn sau bức tranh những tâm trạng thầm kín của ông: niềm vui náo nức trước cảnh thôn xóm thanh bình, trù phú, yên vui
b. Luận điểm 2: Kết lại bài thơ bộc lộ niềm khao khát ấm no, hạnh phúc cho nhân dân:
- Rẽ: từ cổ --> thể hiện khát khao cháy bỏng
- Câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn tạo âm hưởng chắc nịch, dồn nén cảm xúc, tư tưởng như một lời tuyên ngôn về lẽ sống
- Điển tích “Ngu cầm”: Ước mơ cây đàn vua Thuấn để hoà khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thanh bình, ấm no. Bên cạnh tâm hồn nghệ sĩ, Nguyễn Trãi là một người suốt đời vì nước vì dân.
3. Kết bài
- Thể thơ của Trung Quốc được vận dụng sáng tạo. Kết hợp hài hoà màu sắc và âm thanh, hình ảnh gần gũi, bình dị.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn ức Trai, bên cạnh đó toả sáng vẻ đẹp tâm hồn của con người cả cuộc đời vì dân, vì nước. Tiếng lòng của Nguyễn Trãi -Gương báu răn mình.
Liên hệ: "Nhà Nam nhà Bắc đều no mặc
Lừng lẫy cùng ta khúc thái bình"
Tiết 19 – Luyện đề:	 
Đọc tiểu thanh kí
(Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Đề bài:
Đề bài: Trong chỉ thị về việc kỷ niệm 200 năm sinh của Nguyễn Du, Ban chấp hành Đảng Lao động Việt Nam viết: “Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo”.
Bằng hiểu biết về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên./.
I- Tìm hiểu đề
1. Yêu cầu về kiến thức
Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo. “Đọc Tiểu Thanh kí” là một tác phẩm tiêu biểu.
- Bài thơ thể hiện niềm đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến. Đồng thời bộc niềm bi phẫn trước thời đại bất công và tâm sự khát khao tri âm, tri kỷ của nhà thơ 
- Chịu cuộc sống làm lẽ và bị vợ cả đánh ghen.
=> Tài hoa nhưng bạc mệnh. 
2. Bài thơ
 - Tiểu Thanh kí là tập thơ của nàng Tiểu thanh (còn sót lại ).
II. Dàn bài
1. Mở bài
 Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện sâu sắc niềm đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến. Đồng thời bộc niềm bi phẫn trước thời đại bất công và tâm sự khát khao tri âm, tri kỷ của nhà thơ. Đúng như đánh giá của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong chỉ thị về việc kỷ niệm 200 năm sinh Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du: “Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo”.
2. Thân bài
a. Luận điểm 1: Bài thơ thể hiện niềm cảm thông sâu sắc, niềm xót thương vô bờ bến đối với Tiểu Thanh – người con gái tài sắc, bạc mệnh
- Hai câu đầu gợi ra niềm thổn thức trước sự thay đổi bể dâu của đời người, trước di vật của người mệnh yểu
“Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
- Tây Hồ => gò hoang: cảnh vật biến đổi qua thời gian, thời gian dường như xoá nhoà tất cả, phủ mờ, thay đổi của thiên nhiên, thay đổi của cuộc đời.
- Nguyễn Du chỉ viếng Tiểu Thanh qua tập sách đọc trước cửa sổ, lấy cảm hứng để viết bài thơ qua tập thơ của nàng (viếng bằng mảnh giấy tàn còn sót lại).
=> Sự đồng cảm trong tâm hồn thi sĩ.
- Hai câu thực bộc lộ tâm trạng xót xa, tiếc nuối của người đời vì cái đẹp, cái tài bị vùi dập:
“Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương”
- Son phấn: tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ;
- Văn chương tiêu biểu cho tài năng nàng Tiểu Thanh.
=> Đố kị, vùi dập tài năng và vẻ đẹp;
=> Đều là vật vô tri, phải chịu sự tàn phá của ghen tuông, của lòng đố kị, lời tố cáo XHPK.
c. Hai câu luận: (Bàn bạc và mở rộng vấn đề)
“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang”
- Nỗi hờn kim cổ: nỗi hận từ xưa đến nay chưa ai trả lời, giải thích, kể cả trời!
- ''án phong lưu'': coi phong lưu tài sắc như là cái tội, cái tội trong xã hội phong kiến vùi dập tài năng và đố kị con người. Nguyễn Du bất lực với chính bản thân. Ông đồng cảm với nàng Tiểu Thanh. Nỗi oan kì lạ vì có tài sắc của Tiểu Thanh có gì giống với Nguyễn Du chăng?
d. Hai câu kết (Tâm trạng của nhà thơ)
- Nghĩ đến Tiểu Thanh, Nguyễn Du nghĩ đến mình;
- Lòng khát khao tìm sự đồng cảm và cảm thông của hậu thế
III- Tổng kết:
- Tâm sự của nhà thơ trong xã hội phong kiến đầy bất công đối với con người. Đặc biệt là người phụ nữ. Họ thường phải chịu cái cảnh “hồng nhan bạc mệnh” (Cảm hứng nhân đạo của nhà thơ).
- Chất trữ tình sâu lắng,ngôn ngữ sắc sảo tạo nên bút pháp riêng của nhà thơ.
Tiết 11 – 12: đại cáo Bình ngô
(Bình Ngô đại cáo -Nguyễn Trãi)
Ngày soạn:
Ngày dạy tiết 11 :
Đề bài I: Phân tích văn bản “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi
* Hỏi: Phân tích luận đề chính nghĩa của bài cáo?
1. Nêu cao luận đề chính nghĩa.
a. Nêu cao luận đề chính nghĩa.
* Nguyên lí chính nghĩa: có tính chất chung của dân tộc, của thời đại, chân lí về tồn tại độc lập.
- Nhân nghĩa là học thuyết của đạo nho
Nhân nghĩa: Yên dân
 Vì thương xót nhân dân mà đem quân trừ bạo.
=> Vận dụng sáng tạo, tạo một triết lí giản dị, chặt chẽ và tiến bộ
b. Chân lí độc lập và chủ quyền của dân tộc.
- Tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt: từ trước, vốn có, đã chia, cũng khác.
- Yếu tố xác định độc lập của dân tộc:
+ Cương vực lãnh thổ. 
+ Phong tục tập quán.
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Chế độ (triều đại) riêng: “mỗi bên xưng đế một phương”.
+ Lịch sử chống ngoại xâm
=> Phát biểu hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc.
- Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất là hạt nhân để xác định chủ quyền của dân tộc.
- Câu văn biền ngẫu khoan thai, nhiều từ Hán Việt sử dụng đắc địa tạo âm hưởng trang trọng thiêng liêng, vừa khẳng định, đề cao chủ quyền dân tộc, vừa bộc lộ niềm tự hào của tác giả. 
 => Nguyên lí chính nghĩa, chân lí tồn tại độc lập và chủ quyền của dân tộc ta là không gì có thể thay đổi được. 
* Hỏi: Tại sao có thể nói phần 2 của bài cáo xứng đáng là bản tuyên ngôn về nhân quyền?
2. Tố cáo đanh thép tội ác của giặc Minh.
- Vạch trần âm mưu xâm lược: lợi dụng lá cờ “phù Trần diệt Hồ”, giặc Minh điên cuồng kéo sang cướp nước ta
- Lên án chính sách cai trị tàn bạo, thâm độc của chúng:
+ "Nướng dân đen","vùi con đỏ": lời văn giàu hình ảnh Ư tàn sát dân lành, tội ác diệt chủng
+ Huỷ hoại môi trường sống
+ Bóc lột và vơ vét: thuế khoá, lao dịch vô nhân đạo
- diễn tả tội ác dã man thời trung cổ, vừa mang tính khái quát vừa khắc sâu vào tấm bia căm thù để muôn đời nguyền rủa
- Hình ảnh của tên xâm lược: há miệng nhe răng, âm mưu đủ muôn nghìn kế, tội ác thì "nát cả đất trời". Chúng là những con quỷ đội lốt người.
=> Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân dân để tố cáo tội ác của quân giặc, diễn tả khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta.
- Kết thúc bản cáo trạng bằng lời văn đầy hình tượng
+ Lấy cái vô hạn để nói cái vô hạn - trúc Nam Sơn - độc ác của giặc Minh.
+ Lấy cái vô cùng để nói cái vô cùng - nước Đông Hải – nhơ bẩn của giặc Minh ở nước ta.
*Tóm lại: Đứng trên lập trường nhân bản, đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo lên án giặc Minh. Đoạn này của Đại cáo bình Ngô xứng là một bản tuyên ngôn nhân quyền 
* Củng cố: 
- Tại sao có thể nói việc vận dụng học thuyết nhân nghĩa của đạo nho đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bài cáo?
- Tại sao có thể nói phần 2 của bài cáo xứng đáng là bản tuyên ngôn ... mà cũn vỡ hạnh phỳc của người mỡnh yờu. đồng thời đoạn trớch cũn núi lờn nỗi đau đến cực độ khi tỡnh yờu tan vỡ.
 2. Nỗi thương mỡnh: Đoạn trớch thể hiện cảm giỏc đau đớn xút xa của Kiều trước thõn phận nhõn phẩm bị chà đạp ở lầu xanh. Qua đú càng thấy được nha6n cỏch cao đẹp của Thuý Kiều.
3. Chớ khớ anh hựng: Qua nhõn vật Từ Hải tỏc giả thể hiện ước mơ cụng lý trong xó hội khụng cú cụng lý. từ Hải là người phi thường mang tớnh chất lý tưởng hoỏ.
4. Củng cố: Học sinh nắm được giỏ trị của truyện kiều.
5. Hướng dẫn học bài: Học bài, vận dụng nhận biết và xõy dựng luận cứ cho bài văn nghị luận theo các đề.
***************************************************************
Tiết 79-80:	Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
	(Tác giả Đặng Trần Côn-Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I. Mục đích yêu cầu
	Tổ chức cho hs hoạt động nhằm chiếm lĩnh được:
- Học sinh nắm được khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm, gía trị nội dung và gía trị nghệ thuật;
- Đánh giá đóng góp của tác phẩm cho nền văn học trung đại thế kỉ XVIII
- Tâm trạng đau đớn xót xa của người chinh phụ
II. Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, TLTK
III. Cách thức tiến hành: Đọc sáng tạo, gợi mở, tái hiện, NVĐ, nghiên cứu
IV. Tiến trình tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Hoạt động I - Khởi động:
 ẹoaùn trớch mieõu taỷ nhửừng cung baọc vaứ saộc thaựi khaực nhau cuỷa noói coõ ủụn, buoàn khoồ ụỷ ngửụứi chinh phuù khao khaựt ủửụùc soỏng trong tỡnh yeõu vaứ haùnh phuực lửựa ủoõi.
*Hoạt động I: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu.
I - tìM HIểU CHUNG
1. Chinh phụ ngâm nguyên văn bằng chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác. Bản Nôm hiện hành, nhiều ý kiến thống nhất, là của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Trước cảnh chiến tranh liên miên đầu thế kỉ XVIII, cảm động trước thời thế, Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm. Qua nỗi niềm và tâm trạng cô đơn, tủi hờn của người chinh phụ, tác phẩm đã nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Bản dịch đã thể hiện tài năng của tác giả và dịch giả trong việc thể hiện những trạng thái tâm lí vô cùng tinh tế và phức tạp của người vợ nhớ chồng.
2. Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh quyền quý, nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập công danh nơi yên ngựa và trở về trong cảnh vinh hoa. Thấm nỗi cô đơn lẻ loi, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang đi qua và hạnh phúc lứa đôi ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn cùng cực. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng cô đơn ấy của người chinh phụ. Đoạn trích miêu tả tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh chờ chồng.
3. Cách đọc 
Đọc kĩ các chú thích trong SGK.
Đây là đoạn trích bản Chinh phụ ngâm diễn Nôm, được dịch theo thể song thất lục bát. Cách đọc đoạn trích này tương tự cách đọc bài Tì bà hành.
*Hoạt động II: Phân tích, cắt nghĩa, bình giá văn bản đoạn trích.
II - Kiến thức cơ bản
Đầu đời Cảnh Hưng, chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê - Mạc đánh nhau đến Trịnh - Nguyễn kéo dài cuộc phân tranh, đất nước chia làm hai nửa dưới cái ngai vàng mục ruỗng, rồi khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh nồi da nấu thịt, loạn li chinh chiến, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất thối nát, bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến và nỗi đau khổ của con người - những nạn nhân của chế độ xã hội ấy. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều nho sĩ. Nhiều bản dịch Chinh phụ ngâm ra đời, trong đó bản dịch được cho là của Đoàn Thị Điểm là bản dịch thành công hơn cả vì dịch giả đã gặp được ở đó sự đồng cảm sâu sắc. 
Hình tượng nổi bật của Chinh phụ ngâm là hình tượng người chinh phụ héo mòn trong trông ngóng chờ đợi. Người chinh phụ hiện lên trong khúc ngâm với ước vọng công hầu và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Nho gia, người phụ nữ quý tộc phong kiến cũng từng mong ước, tự hào về hình ảnh một người chồng dũng mãnh :
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Thành liền mong tiễn bệ rồng
Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Thế nhưng sau những ngày mỏi mòn chờ chồng trong tuyệt vọng, nàng rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng và cất lời oán trách. Qua tâm trạng của người thiếu phụ, khúc ngâm là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến đã giày xéo lên hạnh phúc lứa đôi.
Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình, từ đầu đến cuối tác phẩm vẫn chỉ là tâm trạng của nhân vật trữ tình - người chinh phụ. Khúc ngâm được phát triển theo mạch tâm trạng và nỗi nhớ nhung của người chinh phụ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã bao quát được những trạng thái tâm trạng của người chinh phụ. Nội tâm đầy biến động được diễn tả qua những từ ngữ chỉ ngoại hình, tả hành động, tả việc làm của người chinh phụ. Người thiếu phụ trong Khuê oán của Vương Xương Linh vẫn vô tư trang điểm má hồng để lên lầu biếc ngắm cảnh xuân, chỉ khi ngắm màu dương liễu mới bừng tỉnh và nhận ra cảnh ngộ cô đơn của mình ; còn người chinh phụ này luôn chìm đắm trong nỗi cô đơn. Sự trông đợi mỏi mòn và vô vọng đã khiến nàng trễ nải cả việc điểm phấn tô son, công việc quan trọng nhất của người phụ nữ nơi gác tía lầu son như nàng :
Trâm cài xiêm thắt thẹn thùng,
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo.
Nỗi đau buồn của người thiếu phụ trong cảnh đợi chồng đi chiến trận đã khiến nàng mất hết sức lực, như người mộng du trong ngôi nhà của mình :
Há như ai hồn say bóng lẫn,
Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không.
Sự chờ đợi vô vọng đã khiến nàng tê liệt cả tinh thần. Với việc miêu tả dáng vẻ bề ngoài, tác giả đã lột tả được trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm của người thiếu phụ. Người thiếu phụ hiện lên với vẻ mệt mỏi và buông xuôi, nỗi cô đơn đã giày vò cả tâm thần và thể xác của người thiếu phụ khiến nàng nhạt phấn phai hương. Nỗi cô đơn bao trùm cả lên không gian và thời gian, ngày và đêm. Trong và ngoài căn phòng đều tràn ngập nỗi cô đơn. Chỉ có người thiếu phụ đối diện ngọn đèn, tình cảnh lẻ loi càng hiện rõ hơn. Cái vẻ lẻ loi tội nghiệp ấy hiện lên thật rõ ràng với hình ảnh :
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Giữa cái không gian tĩnh mịch của đêm, tiếng bước chân chậm rãi như gieo vào lòng người cái âm thanh lẻ loi cô độc. Pu-skin trên con đường mùa đông vắng vẻ, cô đơn hơn bởi tiếng lục lạc đơn điệu thì người chinh phụ cô đơn hơn khi nghe tiếng bước chân của mình. Nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng mà thôi. Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được không hay sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng. Ngọn đèn chỉ là vật vô tri vô giác, "có biết dường bằng chẳng biết" :
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Cảnh vật không san sẻ mà cộng hưởng cùng nỗi sầu của người chinh phụ khiến nàng đau càng đau, sầu càng sầu. Nỗi chờ đợi ngày càng vô vọng. Dường như người thiếu phụ thức trắng cả năm canh và bị nỗi nhớ nhung giày vò :
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Dịch giả đã sử dụng rất hợp lí những từ ngữ thuần Việt với những chữ như "eo óc", "phất phơ", những từ ngữ ấy dùng để tả cảnh nhưng đã chuyển tải được nỗi cô độc, buồn sầu của người thiếu phụ. Nó vừa gợi hình ảnh, vừa gợi tâm trạng. Dáng hoè phất qua bên nọ bên kia gợi nên hình ảnh người chinh phụ vật vã trong nhớ nhung giữa đêm khuya lẻ loi. Đếm từng khắc thời gian trôi đi chậm chạp, nhìn xung quanh thì bốn phía chỉ là cây hoè rủ bóng, nàng chìm ngập trong nỗi cô đơn. Khi chờ đợi bao giờ thời gian cũng rất dài. Thuý Kiều trong tâm trạng đợi chờ Kim Trọng :
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !
Giống như tâm trạng người chinh phụ chờ chồng :
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Thời gian cứ dài dằng dặc và không gian thì mênh mông vô tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và thời gian. Biết nỗi đợi chờ là vô vọng, nàng đã cố gắng để đưa mình ra khỏi nỗi cô đơn. Gắng gượng điểm phấn tô son, dạo đàn nhưng càng cố gắng vùng vẫy càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn chiếc. Soi gương thì nước mắt đầm đìa bởi nàng phải đối diện với gương mặt thanh xuân đang mỏi mòn dần và thì xuân sắc đang phũ phàng trôi qua. Khúc đàn loan phượng thì gợi nhớ cảnh chồng vợ chia lìa. 
Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công những trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII. Tuy tác phẩm không nói rõ tính chất cuộc chiến tranh mà người chinh phu tham gia, song dựa trên những điều kiện lịch sử khi tác phẩm ra đời, có thể nhận thấy, đó không phải là cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là cuộc chiến giành giật quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc chiến phi nghĩa. 
Dịch Chinh phụ ngâm, dịch giả đã chọn thể thơ song thất lục bát, một thể thơ dân tộc có khả năng lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật, nhất là tâm trạng buồn đau, sầu muộn. Dịch giả đã dịch rất thanh thoát nội dung của nguyên tác, thể hiện chân thực nỗi buồn của người thiếu phụ phương Đông, mãnh liệt, da diết nhưng kín đáo. Chinh phụ ngâm đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc. Với tác phẩm này, tiếng Việt đã chứng minh khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm một cách sâu sắc, tinh tế. Với tấm lòng thương yêu và sự cảm thông sâu sắc với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ, tác giả và dịch giả cất lên tiếng kêu nhân đạo, tiếng kêu phản đối chiến tranh phi nghĩa. Thái độ phản chiến tuy không bộc lộ trực tiếp song lại rất mạnh mẽ. Chiến tranh đã cướp đi của con người hạnh phúc và tuổi trẻ, thậm chí cả mạng sống. Vì một cuộc chiến, có biết bao người vợ phải xa chồng, phải giam mình trong nỗi cô đơn, buồn tủi như người chinh phụ kia. Có người đón chồng trở về khi tóc đã pha sương, nhưng đó còn là may mắn. Có người đau xót đón tin chồng không trở về sau những ngày mỏi mòn trông đợi.
"Vì ai gây dựng cho nên nỗi này" là lời oán thán nặng nề nhất trong Chinh phụ ngâm, lời ai oán không mạnh mẽ nhưng uất ức và oán trách. Đó là một trong những giá trị của Chinh phụ ngâm. Nhưng cao hơn cả, tác phẩm là sự tiếp nối xuất sắc cảm hứng nhân đạo của nền văn học dân tộc, một lần nữa, những khao khát hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lại được ủng hộ. Đề tài về thân phận người phụ nữ lại được góp thêm một tiếng nói mới đầy sức mạnh nhân văn.
*Hoạt động III: Củng cố, tổng kết.
4. Củng cố:
Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích?
5. Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc, phân tích theo bố cục.
- Soạn: Nỗi thương mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA phu dao van 10.doc