Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 136

 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TV)

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Thực hành tìm hiểu , suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương. Nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương.

I. Chuẩn bị:

- GV: Bài tập, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30: Từ ngày 29 tháng 03 năm 2010 đến ngày 03 tháng 04 năm 2010
Tiết (PPCT): 136
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TV)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Thực hành tìm hiểu , suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương. Nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Bài tập, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
I. Gv nhắc lại những vấn đề có thể viết ở địa phương.
II. Nhận xét phần chuẩn bị của HS đã nộp Tuần 25.
- Một số bài viết đã nêu được một số sự việc, hiện tượng mang tính phổ biến như: Vệ sinh môi trường, vi phạm luật an toàn giao thông, phóng nhanh vượt ẩu, hậu quả của việc phá rừng.
- Bài viết đảm bảo tính trung thực, không cường điệu.
 - Phân tích nguyên nhân đảm bảo tính khách quan.
- Bài viết tương đối ngắn gọn.
III.Hoạt động 3: 
 -GV đọc các bài viết - gọi HS đọc .
 - Gọi HS nhận xét.
IV. GV tổng kết nhận xét giờ học.
Củng cố:
HS : Về nhà học bài
Hướng dẫn, dặn dò:
- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 30: Từ ngày 29 tháng 03 năm 2010 đến ngày 03 tháng 04 năm 2010
Tiết (PPCT): 137
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: BẾN QUÊ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Qua cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết ly mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và qúy giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình.
- Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: Tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sư,ï trữ tình và triết lý.
II. Chuẩn bị: 
- GV: giáo án. 
- HS: Chuẩn bị trước phần chuẩn bị ở nhà trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Đọc thuộc bài thơ Mây và sóng.
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: GV hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
 GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
 GV và hS nhận xét.
Yêu cầu: giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động đượm buồn.
GV gọi HS tóm tắt nội dung của truyện.
Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu văn bản 
? Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh nào?
? Tình huống truyện là gì?
GV cho học sinh thảo luận theo nhóm.
 -Là hoàn cảnh sảy ra và làm điều kiện cho câu chuyện phát triển.
- Là hoàn cảnh sống và hoạt động các nhân vật.
Tình huống 2: Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Anh biết rằng không bao giờ tới đó được dù nó ở rất gần anh. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình. Nhưng cậu ta lại sà vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
?Xây dựng tình huống ấy tác giả nhằm thực hiện điều gì?
 Khái quát những quy luật triết lý cuộc đời: Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định, ước muốn cả những hiểu biết, toan tính của người ta.
I. Đọc- tìm hiểu chú thích. 
 1.Đọc văn bản.
 2.Chú thích: Chú ý chú thích *
II.Đọc hiểu văn bản.
 1.Tình huống truyện, tình huống của nhân vật chính.
Tạo ra một chuỗi tình huống truyện nghịch lý.
 Tình huống 1: Suốt đời Nhĩ đã đi lhông sót một xó xỉnh nào trên trái đất.Vậy mà cuốio cuộc đời căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh. Nhĩ muốn nhích đến bên cửa sổ, thì việc ấy đối với anh khó khăn như phải đi hết vòng trái đất và phải nhờ vào sự trợ giúp của trẻ con hàng xóm.
Tình huống 2: Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ 
đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Anh biết rằng không bao giờ tới đó được dù nó ở rất gần anh. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình. Nhưng cậu ta lại sà vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
 -Tình huống của nhân vật: Nhĩ mắc căn bệnh hiểm nghèo liệt toàn thân mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào vợ là liên.
->Khái quát những quy luật triết lý cuộc đời: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình.
 -Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định, ước muốn cả những hiểu biết, toan tính của người ta.
Củng cố: 
.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
- HS về nhà chuẩn bị như tiết này nhưng với đề về bài thơ Ánh trăng.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 30: Từ ngày 29 tháng 03 năm 2010 đến ngày 03 tháng 04 năm 2010
Tiết (PPCT): 138
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: BẾN QUÊ (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh tiếp tục: 
- Qua cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết ly mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và qúy giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình.
- Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: Tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sư,ï trữ tình và triết lý.
II. Chuẩn bị: 
- GV: giáo án. 
- HS: Chuẩn bị trước phần chuẩn bị ở nhà trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Phân tích tình huống truyện.
Bài mới:
 Hoạt động của thầy - Trò 
 Ghi bảng 
GV gọi HS đọc đoạn 1.
? Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổu sáng đầu thu được tả theo trình tự nào?
? Có tác dụng gì?
 - Cảnh vật miêu tả từ gần đến xa tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng -> Cảnh vật vừa quen, vừa lạ tưởng chừng như lần đầu tiên nhìn thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
? Đọc những câu hỏi của Nhĩ và thái độ im lặng của Liên người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì?
? Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy?
 -Vì Nhĩ ân hận.
? Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì?
 Cảm nhận thay mình.
? Ước vọng của anh có thành công không?
 - Không, đứa con không hiểu hàm ý của cha....Nên đã để lỡ chuyến đò.
? Từ đó anh đã rút ra một quy luật nào nữa trong cuộc đời con người?
 Hãy sống có ích đừng la cà, chùng chình, dềnh dàng.
? Hành động kỳ quặc của Nhĩ ở đoạn cuối có ý nghĩa gì?
? Hãy tìm những chi tiết có tính biểu tượng?
 - Bãi bồi bên kia sông: Nét đẹp đời sống.
 - Anh con trai sa vào đám chơi cờ: Sự chùng chình, vòng vèo trên đường đời người ta khó tránh.
? Em hãy khái quát nội dung, nghệ thuật của truyện?
 GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
GV gọi hS đọc diễn cảm văn bản.
C Dặn dò: Về nhà hoc thuộc ghi nhớ.
II. Đọc hiểu văn bản.
2. Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
 a) Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Những chùm hoa bằng lăng cuối -mùa thưa thớt, đậm sắc hơn.
- Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm.
- Vòm trời như cao hơn.
- Bờ bãi màu vàng thau xen lẫn màu xanh non.
 b) Những suy ngẫm của Nhĩ.
- Nhận ra tình thương, sự tần tảo, đức hy sinh thầm lặng của vợ.
- Nhận ra mình chẳng còn được sống bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh sống bi đát không còn nối thoát.
- Nhĩ khát khao được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
- Rút ra quy luật: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình.
 - Những người thân yêu ruột thịt của nhau rất yêu thương nhau nhưng đâu có hiểu nhau, bổ xung cho nhau, đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn.
* Ý nghĩa: Muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng la cà, chùnh chình, dềnh dàng để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi.
3. Nghệ thuật:
 - Hệ thống hình ảnh biểu tượng nhiều nghĩa tạo nên chiều sâu khái quát, triết lý của truyện.
 - Tình huống của truyện giản dị mà bất ngờ mà nghịch lý.
* Ghi nhớ: SG 
III. Luyện đọc diễn cảm.
4. Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Chuẩn bị làm bài TLV số 7.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 30: Từ ngày 29 tháng 03 năm 2010 đến ngày 03 tháng 04 năm 2010
Tiết (PPCT):139
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hệ thống hóa kiến thức về:Khởi ngữ, các thành phần biệt lập.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nghĩa tường minh, hàm ý.
- Rèn kỹ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh , hàm ý.
II. Chuẩn bị: 
- GV: chuẩn bị đề bài. 
- HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
Bài mới:
 Hoạt động của thầy - Trò 
 Ghi bảng 
Hoạt động 1: Ôn tập khởi ngữ và thành phần biệt lập.
Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi SGK.
? Mỗi từ in đậm là thành phần gì của câu?
 GV gọi HS lên bảng làm theo mẫu SGK.
GV cho học sinh viết đoạn ngắn giới thiệu truyện bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khở ngữ và một câu chứa thành phần tình thái
I.Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
Bài tập 1.
 a. Xây cái lăng-> khởi ngữ.
 b.Dường như -> thành phần tình thái.
 c.Những người con gái ...như vậy-> thành phần phụ chú.
 d.Thưa ông, vất vả qúa -> TP gọi đáp, TP cảm thán.
 *Viết một đoạn văn.
	Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời- Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta-với những nghịch lý không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời vì một lý do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: Gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùngđưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lý giản dị ấy, tiếc thay Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng” đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân thì cuộc sống của anh hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên một khát vọng thật đẹp đẽ. Có thể nói Bến quê là một câu chuyện bàn về ý thức của cuộc sống. Nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng nhưng đã được hình tượng hóa gây súc đọng mạnh mẽ cho người đọc.
	*Các thành phần biệt lập:
	 -Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta-> TP phụ chú.
	 - Hình như -> TP tình thái.
	 - Cái chân lý giản dị ấy -> TP khởi ngữ.
	 -Tiếc thay -> TP cảm thán.
Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Chuẩn bị bài tiếp theo: 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 30: Từ ngày 29 tháng 03 năm 2010 đến ngày 03 tháng 04 năm 2010
Tiết (PPCT):140
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hệ thống hóa kiến thức về:Khởi ngữ, các thành phần biệt lập.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nghĩa tường minh, hàm ý.
- Rèn kỹ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh , hàm ý.
II. Chuẩn bị: 
- GV: chuẩn bị đề bài. 
- HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: Ôn tập về liên kết câu, liên kết đoạn văn.
 GV cho học sinh thảo luận làm bài tập 1,2 SGK/110.
 Gọi hS lên bảng giải.
	 - Lặp từ: Cô bé
 	 - Thế: Cô bé, nó, bây giờ, nữa.
	- Nối: Nhưng, rồi,và.
Hoạt động 3: Ôn về nghĩa tường minh, hàm ý.
 Bài tập 1.
 GV gọi HS đọctruyện cười: Chiếm hết chỗ.
 ? Người nhà giàu muốn nói điều gì?
 Địa ngục là chỗ của các ông ( người nhà giàu)
 Bài tập 2.
	a.Từ câu in đậm có thể hiểu:
 + “Đội bóng huyện chơi không hay”
 +” Tôi không muốn bình luận về việc này”
	b.Hàm ý của câu in đậm: “ Tố chưa bảo cho Nam và Tuấn” người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010
Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Chuẩn bị bài tiếp theo: 
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 30 (09-10).doc