Giáo án Phụ đạo khối 10 năm 2010 - 2011

Giáo án Phụ đạo khối 10 năm 2010 - 2011

 I/ MỤC TIÊU :

- Hướng dẫn học sinh phân tích nắm vững các yêu cầu của một bài cảm nhận nhằm phục vụ cho bài kiểm tra đầu năm học.

- Cung cấp cho học sinh dàn bài tổng quát để có thể làm bài cảm nhận về các đối tượng

 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :

 

doc 20 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1391Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phụ đạo khối 10 năm 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 1
	HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CẢM NHẬN
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh phân tích nắm vững các yêu cầu của một bài cảm nhận nhằm phục vụ cho bài kiểm tra đầu năm học.
Cung cấp cho học sinh dàn bài tổng quát để có thể làm bài cảm nhận về các đối tượng 
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung
Giáo viên diễn giảng là chủ yếu . Có thể gợi mở dẫn dắt trên cơ sở một đề bài cụ thể trong sách giáo khoa để học sinh dễ tiếp thu hơn .
1/ Khái niệm về kiểu bài cảm nhận :
 Phát biểu những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trước một đối tượng cụ thể mà đề bài yêu cầu.
2/ Các loại bài cảm nhận :
Cảm nhận về một sự vật sự việc..
Cảm nhận về một hiện tượng trong tự nhiên
Cảm nhận về một tác giả hay tác phẩm
Cảm nhận về một con người.
3/ Dàn bài tổng quát :
 A/ Mở bài :
 Giới thiệu đối tượng cảm nhận và nêu cảm xúc hay ấn tượng chung về đối tượng.
 B/ Thân bài :
 Lần lượt nêu những cảm xúc , suy nghĩ của bản thân về đối tượng theo những trình tự :
Từ xa đến gần và ngược lại.
Từ thấp đến cao và ngược lại.
Từ ngoài vào trong và ngược lại.
Từ tổng quát đến chi tiết và ngược lại.
Từ ngoại hình đến nội tâm và ngược lại.
Từ đầu tiên đến cuối cùng và ngược lại.
Từ quá khứ đến hiện tại và tương lai và ngược lại.
Từ chung đến riêng và ngược lại.
Từ phạm vi này đến phạm vi khác và ngược lại
 Khi trình bày nên đan xen miêu tả , tự sự và biểu cảm làm cho văn bản sinh động hơn .
 C/ Kết bài :
 Ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về đối tượng hay gợi mở ra những khía cạnh mới..
TUẦN 2 THỰC HÀNH DÀN Ý VĂN TỰ SỰ BẰNG CÁCH NHẬP VAI
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh thực hành một dàn ý cụ thể bằng cách nhập vai một nhân vật trong một tác phẩm vừa học .
Từ đó rút ra những thao tác cần thiết để có thể nhập vai và kể lại một câu chuyện sinh động, đạt yêu cầu
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung
Hs nắm vững và kể lại được toàn bộ câu chuyện 
Lọc ra những sự việc chỉ liên quan đến An Dương Vương .
 Sắp xếp các sự việc theo trình tự của câu chuyện .
Đóng vai nhân vật và chọn giọng kể thích hợp.
Kể miệng từng cá nhân lần lượt từng sự việc theo trình tự của câu chuyện .
Tập thể sửa chữa và rút ra những điều cần ghi vào tập .
ĐỀ : Nhập vai nhân vật An Dương Vương kể lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy .
DÀN Ý CHI TIẾT :
1/ Mở bài :
 Nhân vật tự giới thiệu là An Dương Vương để kể câu chuyện .
2/ Thân bài :
 Cần đảm bảo những tình tiết sau đây khi kể câu chuyện :
Thời gian và không gian : Nước Âu Lạc , thời An Dương Vương ,thành Cổ Loa..
Việc xây thành chế nỏ bảo vệ nước Âu Lạc.
Việc Triệu Đà cầu hôn cho Trọng Thủy
Việc Triệu Đà đem binh xâm lược..
Việc An Dương Vương thua chạy
Việc An Dương Vương chém chết Mị Châu.. về thủy cung
3/ Kết bài :
 Nhân vật tự rút ra bài học kinh nghiệm để lại cho người đời sau về tinh thần cảnh giác trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trước hiểm họa ngoại xâm..
TUẦN 3 THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh thực hành viết một đoạn văn tự sự sau khi chọn được sự việc , chi tiết tiêu biểu trong một tác phẩm vừa học .
Từ đó rút ra những thao tác cần thiết để có thể viết chính xác một đoạn văn tự sự sinh động, đạt yêu cầu .
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs dựa vào trí nhớ và sách giáo khoa để tái hiện lại những chi tiết cần phải đảm bảo khi viết những đoạn văn này .Gv ghi trên bảng .
Hs tập viết từng đoạn . Gv hướng dẫn và sửa bài .
ĐỀ 1;
 Viết một đoạn văn kể lại sự việc Mị Châu rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo An Dương Vương đến hết .
CẦN LƯU Ý VÀ ĐẢM BẢO NHỮNG CHI TIẾT SAU :
 + Tóm tắt phần câu truyện trước khi sự việc cần kể diễn ra ( hoàn cảnh , thời gian , không gian , nhân vật).
 + Kể lần lượt những tình tiết chính..
 + Gút ý kết thúc đoạn văn.
ĐỀ 2 :
Viết một đoạn văn kể lại sự việc Cám lừa Tấm lấy hết tôm tép để đoạt chiếc yếm đỏ .
TUẦN 4 – 5 THỰC HÀNH MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh thực hành viết một đoạn văn tự sự có dùng những yếu tố miêu tả và biểu cảm dựa theo những chi tiết trong một câu chuyện vừa học .
Từ đó rút ra những thao tác cần thiết để có thể viết chính xác một đoạn văn tự sự có dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm sinh động, đạt yêu cầu .
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs đọckĩ lại phần văn bản trong sách giáo khoa để nắm chắc những chi tiết cần phải tải hiện khi làm bài .
Gv lưu ý các em về việc sử dụng những từ láy tượng thanh , tượng hình, có tính biểu cảm cao trong khi viết.
Hs thực hành trong tập .Sau đó gv gọi 1 – 2 hs lên bảng .Cả lớp theo dõi , bổ sung , sửa chữa và hoàn chỉnh đoạn văn .
ĐỀ :
 1/ Viết đoạn văn miêu tả cô Tấm trong trang phục đi dự hội .
 2/ Viết đoạn văn miêu tả quang cảnh làng vào hội thử giày.
 3/ Viết đoạn văn miêu tả cảnh Đăm-săn giao chiến với Mtao-Mxây 
TUẦN 6 THỰC HÀNH NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh thực hành chuyển đổi từ ngôn ngữ viết ra ngôn ngữ nói và ngược lại trong từng mẫu câu cụ thể.
Từ đó rút ra những thao tác cần thiết để có thể viết văn bản theo dạng nói hoặc viết,đạt yêu cầu .
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs tìm hiểu yêu cầu từng bài tập .
Hs thực hành từng bài trong tập.Gv gọi mỗi bài 2 hs lên bảng làm .
Cả lớp theo dõi ,sửa chữa,bổ sung và hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv
Bài 1 :
Đặt 5 câu văn nói rồi chuyển sang văn viết .
Bài 2 :
Viết 1 đoạn văn ngắn gồm 5 câu trong đó có dùng những từ thuộc văn nói .
Bài 3 :
Tìm những từ là văn nói trong đoạn văn trên sau đó đổi chúng thành văn viết .
Bài 4 :
Viết đoạn văn gồm 5 câu dung toàn là văn viết . Sau đó chuyển một số từ thành văn nói .
 TUẦN 7-8 THỰC HÀNH VĂN TỰ SỰ : MỞ BÀI - KẾT BÀI
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh thực hành phần mở bài , kết bài của một bài văn tự sự theo văn bản hay tự sự sáng tạo.
Từ đó rút ra những thao tác cần thiết để có thể viết đoạn mở bài, kết bài đạt yêu cầu .
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs tìm hiểu yêu cầu của từng đề cụ thể .
Hs thực hành trong tập . Gv gọi 2 em lên bảng làm bài.
Cả lớp theo dõi ,sửa chữa,bổ sung và hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv
ĐỀ 1 : Làm phần mở bài của những đề sau đây :
 a/ Thuật lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu Trong Thủy .
 b/ Thuật lại câu chuyện Tấm Cám.
 ĐỀ 2 : Làm phần mở bài của những đề sau đây :
 a/ Đóng vai An Dương Vương hãy kể lại truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trong Thủy .
 b/ Đóng vai Cám hãy kể lại câu chuyện cổ tích Tấm Cám .
ĐỀ 3 : Làm phần mở bài của những đề sau đây :
 a/ Thuật lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu Trong Thủy .
 b/ Thuật lại câu chuyện Tấm Cám.
 c/ Đóng vai An Dương Vương hãy kể lại truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trong Thủy .
 d/ Đóng vai Cám hãy kể lại câu chuyện cổ tích Tấm Cám .
TUẦN 9 – 10 THỰC HÀNH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh thực hành phần tóm tắt một bài văn tự sự theo văn bản .
Từ đó rút ra những thao tác cần thiết để có thể viết bài tóm tắt đạt yêu cầu .
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs tìm hiểu yêu cầu của từng đề cụ thể .
Hs thực hành trong tập . Gv gọi 2 em lên bảng làm bài.Cả lớp theo dõi ,sửa chữa,bổ sung và 
hoàn thành bài tập dưới 
sự hướng dẫn của gv.
LƯU Ý :
Hs cần phân biệt rõ giữa tóm tắt toàn bộ câu chuyện với tóm tắt theo nhân vật .
ĐỀ 1: Tóm tắt câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy .
ĐỀ 2 : Tóm tắt câu chuyện cổ tích Tấm Cám .
ĐỀ 3 : Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy theo nhân vật Mị Châu .
ĐỀ 4 : Tóm tắt câu chuyện cổ tích Tấm Cám theo nhân vật Tấm .
TUẦN 11-12-13 MỞ RỘNG THƠ CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC
	 LÍ BẠCH VÀ ĐỖ PHỦ
 I/ MỤC TIÊU :
Giáo viên giảng mở rộng về hai tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ cung cấp thêm một số kiến thức về hai thi hào này trên nhiều phương diện như : cuộc đời , sự nghiệp văn chương , phong cách thơ và những giai thoại về họ để giáo dục tình yêu văn chương ở các em học sinh.
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Học sinh lắng nghe, ,ghi chép nếu thấy cần thiết.
Giáo viên diễn giảng là chủ yếu
Giáo viên kể thêm những giai thoại về Lí Bạch và Đỗ Phủ cho học sinh nghe.
Gv phân tích thêm một số bài thơ tiêu biểu của hai tác giả này.
I/ Lí Bạch :
 Lí Bạch ( 701 – 762 ) , tự là Thái Bạch , quê ở Lũng Tây ( nay thuộc tỉnh Cam Túc ) . Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc .Vì tính cách khoáng đạt thơ ông lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được mệnh danh là Thi Tiên . Thơ ông hiện còn trên 1000 bài.
Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú với những chủ đề chính như là :ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả , khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường , thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.
Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng , bay bổng mà tự nhiên , tinh tế mà giản dị. Đặc trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
Tác phẩm : Vọng Lư Sơn Bộc Bố , Tĩnh Dạ Tư , Độc Tọa Kính Đình San
II/ Đỗ Phủ :
 Đỗ Phủ ( 712-770 ) tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Ông xuất thân trong một gia đình nho học có truyền thống thơ ca lâu đời . Ông sống trong nghèo khổ,chết trong bệnh tật trên một chiếc thuyền nát trong một trận lụt .
 Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc , là danh nhân văn hóa của nhân loại . Thơ của ông còn lại hơn 1500 bài với nội dung phong phú và sâu sắc . Đó là những bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức được gọi là thi sử ( lịch sử bằng thơ ) .Đó cũng là niềm thương cảm với nhân dân trong khổ nạn , chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo. Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất nghẹn ngào. Ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt 
thành công ở thể luật thi . Với nhân cách cao cả , tài năng trác việt Đỗ Phủ được mệnh danh là Thi Thánh .
 Tác phẩm tiêu biểu :Thạch Hào Lại , Thu Hứng , Vi Ốc Mao Phong Sở Phá ca, Tuyệt cú..
TUẦN 14
	ÔN TẬP HỌC KÌ I
TUẦN 15
	THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
 TUẦN 16 THỰC HÀNH KẾT CẤU VĂN BẢN THUYẾT MINH
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh thực hành phần phân tích kết cấu văn bản thuyết minh
Từ đó rút ra những kiểu kết cấu thuyết minh cần thiết để có thể vận dụng vào bài làm đạt yêu cầu .
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs đọc văn bản một lần .Sau đó Gv hướng dẫn phân tích văn bản rút ra kết cấu .
Hs đọc văn bản một lần .Sau đó Gv hướng dẫn phân tích văn bản rút ra kết cấu .
ĐỀ :
 Phân tích kết cấu văn bản Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực . ( Sách giáo khoa ) .
ĐỀ :
 Phân tích kết cấu văn bản thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi ( sách giáo khoa ) .
TUẦN 17-18 DÀN Ý VĂN BẢN THUYẾT MINH
 I/ MỤC TIÊU :
Hướng dẫn học sinh thực hành lập dàn ý văn bản thuyết minh
Từ đó rút ra những thao tác cần thiết để lập dàn ý một văn bản thuyết minh có thể vận dụng vào bài làm đạt yêu cầu .
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
HS đọc đề 3 lần sau đó phân tích yêu cầu của đề.
Ở phần mở bài ta sẽ làm công việc gì ?
HS phân tích VD rút ra thao tác.
Có thể MB bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
HS thực hành với tác giả Nguyễn Du.
Tập thể sửa và hoàn chỉnh phần MB.
Ở phần TB ta sẽ thuyết minh những mặt nào với tác giả Nguyễn Trãi.?
HS phân tích rút ra thao tác rồi thực hành với tác giả Nguyễn Du .
Ta sẽ việc gì ở KB?
HS thực hành về Nguyễn Du.
Tập thể sửa bài dưới sự hướng dẫn của GV
Đề :
 Hãy thuyết minh về một tác giả mà anh ( chị ) đã học.
 I/ Mở bài :
 Giới thiệu tác giả sẽ thuyết minh .
Ví dụ 1:
 Trong văn học Việt Nam thế kỷ XV có một tác giả là một trong ba vị Khai Quốc Công Thần nhà Hậu Lê .Nhưng trớ trêu thay chính triều đại này lại tru di tam tộc gia đình ông.Người đó là Nguyễn Trãi.
Ví dụ 2:
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX trào lưu nhân đạo chủ nghĩa phát triển rực rỡ đến đỉnh cao trong văn học trung đại Việt Nam với những tên tuối như Bà Huyện Thanh Quan , Đoàn Thị Điểm , Đặng Trần Côn Nhưng nổi tiếng nhất với tác phẩm bất hủ Truyện Kiều là Nguyễn Du.
 II/ Thân bài :
 Lần lượt thuyết minh từng phương diện , từng mặt , từng khía cạnh của đối tương thuyết minh.
 Ví dụ :
 1/ Thân thế của Nguyễn Trãi.
 2/ Cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Nguyễn Trãi.
 3/ Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi.
 4/ Đặc điểm thơ văn của Nguyễn Trãi.
 5/ Đóng góp của Nguyễn Trãi vào nền văn học dân tộc.
 III/ Kết bài :
 Đánh giá chung và phát biểu cảm nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.
 TUẦN 19 MỞ RỘNG VĂN XUÔI CỔ : TRÍCH DIỄM THI TẬP VÀ VĂN BIA 
 THỜI HẬU LÊ ( THẾ KỶ XV-XVI )
 I/ MỤC TIÊU :
 Giảng thêm về Trích Diễm Thi Tập và những văn bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám để học sinh hiểu them về thể loại Tựa và Văn bia trong văn học cổ.
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
HS lắng nghe,ghi chép và xem các hình ảnh minh họa ở video clip
I/ TRÍCH DIỄM THI TẬP:
 1/ Thơ văn các đời trước :
 Văn thơ đời Lý – Trần ( thế kỷ XI-XII-XII ) .
 2/ Thơ văn đời Hậu Lê : 
 * Thơ văn của Nguyễn Trãi.
 *Thơ văn của Lê Thánh Tông.
 *Thơ văn của hội Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú.
 *Thơ văn của Hoàng Đức Lương.
 II/ VĂN BIA :
 1/ Giới thiệu về Văn Miếu xưa và nay.
 2/ Giới thiệu về Quốc Tử Giám xưa và nay.
 TUẦN 20 HÀO KHÍ ĐÔNG A THỜI NHÀ TRẦN ( THẾ KỶ XIII )
 I/ MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh hiểu thêm về một triều đại lừng lẫy những chiến công vang dội lưu danh thiên cổ với những tên tuổi như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật , Trần Bình Trọng , Trần Quốc Toản , Phạm Ngũ Lão , Trương Hán Siêu , Yết Kiêu , Dã TượngQua đó giáo dục về lòng tự hào dân tộc.
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs xem phim và thảo luận theo gợi ý của GV.
I/ HÀO KHÍ ĐÔNG A:
 GV diễn giảng về hào khí Đông A và liên hệ với hào khí thời kháng chiến chống Mỹ.
II/ PHIM TƯ LIỆU LỊCH SỬ :
 1/ Lá cờ thêu sáu chữ vàng :
 2/ Thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc:
 3/ Lễ hội đền Đức Thánh Trần ;
TUẦN 21-22-23 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN THUYẾT MINH
 I/ MỤC TIÊU :
 Qua thực hành viết các loại đoạn văn thuyết minh ở MB , TB , KB củng cố kỹ năng viết đoạn văn đúng chuẩn theo các kiểu thông thường đã học ở lớp dưới.
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
HS thực hành theo yêu cầu của GV. 
Làm cá nhân trong nháp , 1-2 em lên bảng trình bày phần viết của mình , cả lớp theo dõi , sửa chữa , bổ sung và hoàn chỉnh đoạn văn theo gợi ý của GV.
 1/ Mở bài :
Trực tiếp :
Gián tiếp theo kiểu diễn dịch :
- nt qui nạp :
 THỰC HÀNH :
 Làm phần MB theo 2 kiểu diễn dịch và qui nạp các đề sau đây :
 a/ Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
 b/ Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du .
 2/ Thân bài :
 THỰC HÀNH :
 Viết thành đoạn văn các ý sau đây :
 a/ Cuộc đời của Nguyễn Trãi.
 b/ Cuộc đời của Nguyễn Du.
 c/ Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Trãi.
 d/ Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Du .
 e/ Đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học nước nhà.
 f/ Đóng góp của Nhuyễn Du đối với văn học Việt Nam.
 3/ Kết bài :
 THỰC HÀNH :
 Viết đoạn kết bài của các đề sau đây :
 a/ Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
 b/ Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du .
 TUẦN 24 MỞ RỘNG VỀ CHINH PHỤ NGÂM 
 CỦA ĐẶNG TRẦN CÔN VẢ ĐOÀN THỊ ĐIỂM
 I/ MỤC TIÊU :
 Qua giảng thêm về một khúc ngâm diễn Nôm nổi tiếng xuất hiện ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuộc trảo lưu phản chiến và nhân đạo chủ nghĩa giúp học sinh hiểu thêm về tác giả và dịch giả cùng những giai thoại văn học liên quan đến họ để giáo dục tinh thần yêu mến văn học vì văn học là nhân học.
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
GV diễn giang là chủ yếu HS nghe ghi khi thấy cần thiết.
Hs tìm đọc nguyên vẹn tác phẩm.
I/ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ :
Nội chiến tranh giành quyền lực giữa các dòng họ
Thân phận bé mọn của người dân trong chiến tranh..
Đặc biệt là thân phận người phụ nữ có chồng chinh chiến xa nhà ..
II TÁC PHẨM CHINH PHỤ NGÂM KHÚC :
 1/ Tác giả :
 2/ Dịch giả :
 3/ Những giai thoại lên quan đến Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm :
 4/ Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm :
 5/ Đóng góp của tác phẩm vào văn học nước nhà :
 TUẦN 25 THỰC HÀNH TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
 I/ MỤC TIÊU :
 Qua thực hành tóm tắt những văn bản thuyết minh cụ thể củng cố kỹ năng tóm tắt văn bản đã học ở lớp dưới theo 2 dạng : tóm tắt theo dàn ý và tóm tắt theo trình tự thời gian hoặc không gian.
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs nhắc lại lí thuyết tóm tắt một văn bản.
Chia nhóm và HS hoạt động theo nhóm.
Sau đó nhóm cử đại diện lên rình bày.
Các nhóm khác góp ý,bổ sung và hoàn thiện văn bản.
ĐỀ ;
 1/ Tóm tắt văn bản Bưởi Phúc Trạch thành dàn ý theo một trình tự hợp lí.
 2/ Tóm tắt văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thành dàn ý và xác định trình tự nào đã được dùng trong văn bản ?
 3/Tóm tắt văn bản Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực.
 TUẦN 26 MỞ RỘNG VỀ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
 I/ MỤC TIÊU :
 Qua giảng thêm về một TRUYỆN THƠ Nôm nổi tiếng xuất hiện ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuộc trảo lưu phản chiến và nhân đạo chủ nghĩa giúp học sinh hiểu thêm về tác giả Nguyễn Du cùng những giai thoại văn học liên quan đến nhà thơ để giáo dục tinh thần yêu mến văn học Trung Đại.
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
HS lắng nghe ghi chép khi cần thiết .Sau đó xem phim tư liệu về Nguyễn Du.Thảo luận theo gợi ý của GV.
 1/ Nguyễn Du :
 a/ Thân thế :
 b/ Cuộc đời : Đặc biệt là giai đoạn 15 năm lưu lạc : Nam Hải Điếu Đồ , Hồng Sơn Hiệp Lộ..
 c/ Cái chết của nhà thơ :
 2/ Truyện Kiều :
 a/ Nguồn gốc :
 b/ Những giá trị của Truyện Kiếu :
 c/ Những kỷ lục của Truyện Kiều :
 d/ Ảnh hưởng của Truyện Kiều trong đời sống tinh thần của nhân dân ta và trong các nghành nghệ thuật khác :
3/ Kết luận về Truyện Kiều :
TUẦN 27 CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN CỦA VĂN NGHỊ LUẬN
 I/ MỤC TIÊU :
 Củng cố các phương pháp lập luận đã học ở cấp 2 làm cơ sở cho việc vận dụng vào bài văn nghị luận ở cấp 3
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs nhắc lại lí thuyết về các phương pháp lập luận đã học ở cấp 2.
Hs thực hành viết các đoạn văn theo các phương pháp lập luận vừa nêu.
Tập thể theo dõi,sửa chữa và hoàn thiện đoạn văn.
1/ Những phương pháp lập luận đã học :
Diễn dịch .
Qui nạp.
Song hành.
Móc xích.
Phản đề.
2/ Thực hành :
 a/ Giải thích tác dụng của việc đọc sách.
Mặt tốt .
Mặt xấu.
 b/ Giải thích ý nghĩa ý kiến của Vương Dương Minh “ Học như đi thuyền trên nước ngược không tiến ắt phải lùi “.
 TUẦN 28-29-30 THỰC HÀNH CÁC THAO TÁC 
 LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
 I/ MỤC TIÊU : 
 Củng cố các phương pháp lập luận đã học ở cấp 2 làm cơ sở cho việc vận dụng vào bài văn nghị luận ở cấp 3
 II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV-HS
 Nội dung 
Hs xác định yêu cầu của từng đề bài và thực hành.Tập thể theo dõi , sửa chữa và hoàn thiện từng đoạn văn dưới sự hướng dẫn và gợi ý của GV
 Triển khai các ý sau đây theo từng kiểu thao tác lập luận qui định:
 a/ Chứng minh ý nghĩa của câu tục ngữ :” Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
 b/ Giải thích ý nghĩa lời dạy của Hồ Chí Minh :” Học đi đôi với hành “.
 c/ Viết đoạn phản đề của ý sau đây :” Học vấn có chùm rễ 
đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào “.
 d/ Dùng thao tác lập luận so sánh để làm rõ mục đích học tập xưa và nay.
e/ Dùng thao tác phân tích để làm rõ mặt sai của câu tục ngữ sau :” Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau “.
 f/ Dùng thao tác phân tích để khẳng định mặt đúng của ý kiến sau :” Trên con đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng “.
 g/ Viết đoạn mở bài theo kiểu qui nạp cho đề sau đây :
 “Nếu là con chim chiếc lá
 Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình “
 Tố Hữu
 h/ Viết đoạn kết bài của đề trên .
TUẦN 31 32-33
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Theo đề cương của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an phu dao K10-2010-2011.doc