Giáo án môn Tin học khối 10 - Tiết 23, 24 - Bài 11: Tệp và quản lí tệp

Giáo án môn Tin học khối 10 - Tiết 23, 24 - Bài 11: Tệp và quản lí tệp

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

 – Hiểu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.

 – Hiểu khái niệm thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con

 – Biết nguyên lý hệ thống tổ chức lưu tệp, biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp.

 Kĩ năng:

 – Nhận dạng được tên tệp, thư mục. Đặt được tên tệp, thư mục.

 Thái độ:

 – Luyện tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: – Giáo án + Tranh ảnh.

 – Tổ chức hoạt động nhóm.

 Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh

IV. HOẠT ĐỘNG DẠT HỌC:

 – Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

 – Kiểm tra bài cũ: (3’)

 H. Trình bày khái niệm, chức năng của HĐH?

 Đ.

 – Giảng bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 5950Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 10 - Tiết 23, 24 - Bài 11: Tệp và quản lí tệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết dạy:	23 	 Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Ngày soạn: 	 Bài 11: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP 
Ngày dạy : 
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Hiểu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
	– Hiểu khái niệm thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con
	– Biết nguyên lý hệ thống tổ chức lưu tệp, biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp.
	Kĩ năng: 
	– Nhận dạng được tên tệp, thư mục. Đặt được tên tệp, thư mục.
	Thái độ: 
	– Luyện tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án + Tranh ảnh.
	– Tổ chức hoạt động nhóm.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. HOẠT ĐỘNG DẠT HỌC:
	– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	– Kiểm tra bài cũ: (3’)
	H. Trình bày khái niệm, chức năng của HĐH?
	Đ. 
	– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về khái niệm tệp
20
1. Tệp (File) và thư mục (Directory/Folder):
a. Tệp và tên tệp:
– Tệp là 1 tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lý. Mỗi tệp có một tên để truy cập.
– Tên tệp được đặt theo qui định riêng của từng HĐH.
Cấu trúc: 
.
· Các qui ước khi đặt tên tệp:
+ Hệ điều hành Windows:
 – Tên tệp không quá 255 kí tự. 
 – Phần mở rộng có thể không có.
 – Không được sử dụng các kí tự: \ / : ? " | *
 + Hệ điều hành MS DOS
 – Phần tên không quá 8 kí tự. Phần mở rộng (nếu có) không quá 3 kí tự. 
 – Tên tệp không chứa dấu cách, bắt đầu bằng chữ cái.
* Chú ý: Trong HĐH MS DOS và WINDOWS, tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
· GV giải thích tệp có thể xem như là một quyển sách, một bản báo cáo, 
· Người ta thường đặt tên tệp với phần tên có ý nghĩa phản ánh nội dung tệp, còn phần mở rộng phản ánh loại tệp.
GV giới thiệu một số phần mở rộng của tên tệp thường dùng
· Chia các nhóm thảo luận, đánh giá kết quả từng nhóm.
H. Trong các tên tệp sau, tên tệp nào được đặt đúng theo qui định của Windows và MS DOS?
1. TIN10
2. LOP TIN10D
3. NGUYEN VAN TEO
4. BAITAP.DOC1
5. TINHOC.10C
6. TINHOC.C10
· Các nhóm thảo luận trả lời:
Đ.
– MS DOS: 1, 6
– WINDOWS: 1,2, 3, 4, 5,6
Hoạt động 2: Giới thiệu về khái niệm thư mục
20
b) Thư mục:
 · Để quản lý các tệp được dễ dàng, HĐH tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục.
· Mỗi đĩa bao giờ cũng có 1 thư mục được tạo tự động gọi là thư mục gốc. 
· Trong mỗi thư mục ta có thể tạo ra các thư mục khác, gọi là thư mục con. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ.
– Các thư mục (trừ thư mục gốc) đều phải được đặt tên và theo qui định đặt tên tệp. 
– Mỗi tệp lưu trên đĩa đều phải thuộc về 1 thư mục nào đó.
– Thư mục thường được tổ chức theo dạng hình cây.
Ví dụ: Ta có sơ đồ dạng cây các tệp và thư mục như sau:
· GV giải thích Thư mục có thể xem như các ngăn tủ và ta có thể đặt những quyển sách vào đó. 
· Cho các nhóm tìm ví dụ minh hoạ thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con, tệp.
· Có thể đặt cùng một tên cho nhiều tệp khác nhau, nhưng chúng phải ở trên các thư mục khác nhau (VD như tên HS ở các lớp)
· Giới thiệu khái niệm thư mục hiện thời.
· Giơi thiệu qui ước vẽ sơ đồ
H. Thư mục gốc đĩa C có các thư mục con nào?
H. Thư mục PASCAL có các thư mục con và các tệp nào?
· Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến
– Tủ sách
– Căn nhà
– Tổ chức trường học, 
· Các nhóm thảo luận và trả lời.
Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học
2
· Nhấn mạnh cách đặt tên tệp, thư mục.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Cho các tệp sau: A, ABC, BT1.DOC, BT*.DOC, BAI+TAP.DOC. Tên tệp nào đúng?
	– Đọc tiếp bài “Tệp và quản lí tệp”
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tiết dạy :	24 	 Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Ngày soạn: 	 	 Bài 11: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP (tt)
Ngày dạy : 
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Biết khái niệm đường dẫn, đường dẫn đầy đủ.
	– Biết nguyên lí quản lí tệp, các chức năng của hệ thống quản lí tệp.
	Kĩ năng: 
	– Biết đặt tên tệp, viết được đường dẫn, đường dẫn đầy đủ.
	Thái độ: 
	– Giúp HS có khả năng suy luận, trình bày một vấn đề nào đó một cách rõ ràng, hợp lôgic.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án
	 – Tổ chức hoạt động nhóm.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. HOẠT ĐỘNG DẠT HỌC:
	– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	– Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Hỏi: Cho các tệp sau: A, A=C, BT1.DOC, BT$.PAS. Tên tệp nào đúng?
	Đáp: A=C (sai)
	– Giảng bài mới:	
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về khái niệm đường dẫn
20
1. Tệp và thư mục:
c) Đường dẫn (path):
 – Để định vị 1 tệp hoặc 1 thư mục nào ta phải xác định rõ ràng vị trí của tệp hoặc thư mục đó theo chiều từ thư mục gốc đến thư mục chứa tệp và cuối cùng là tên tệp. Một chỉ dẫn như thế đgl đường dẫn.
– Các tên gọi trong đường dẫn cách nhau bởi dấu "\".
– Tên tệp kèm theo đường dẫn tới nó gọi là tên đầy đủ của tệp đó.
– Đường dẫn bắt đầu từ tên ổ đĩa thì gọi là đường dẫn đầy đủ.
Vídụ: C:\PASCAL\BAITAP\BT1.PAS
· Hướng dẫn HS cách định vị 1 tệp hoặc thư mục. (Minh hoạ bằng việc định vị 1 đối tượng nào đó, VD địa chỉ của HS)
H. Hãy xác định vị trí của tệp BT1.PAS trong các trường hợp khác nhau của thư mục hiện thời?
· Các nhóm thảo luận, đưa ra cách định vị của nhóm mình.
Đ. 
· C:\PASCAL\BAITAP\BT1.PAS
· \PASCAL\BAITAP\BT1.PAS
· BAITAP\BT1.PAS
· BT1.PAS
Hoạt động 2: Giới thiệu hệ thống quản lý tệp
15
2. Hệ thống quản lý tệp
 · Là một phần của hệ điều hành, có nhiệm vụ tổ chức thông tin trên đĩa từ, cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể đọc, ghi thông tin trên đĩa.
· Đặc trưng của hệ thống quản lý tệp:
– Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao.
– Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin, giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lý.
– Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả.
– Tổ chức bảo vệ thông tin. Hạn chế ảnh hưởng của các lỗi kỹ thuật hoặc chương trình.
· Hệ thống quản lí tệp cho phép người dùng:
 + Tạo thư mục, xem nội dung thư mục, tệp.
 + Sao chép thư mục, tệp 
 + Xoá, đổi tên thư mục, 
tệp.
 + Tìm kiếm tệp, thư mục.
· Để tạo điều kiện thuận tiện cho việc truy cập nội dung tệp, xem, sửa đổi,  hệ thống cho phép gắn kết chương trình xử lí với từng loại tệp.
Đặt vấn đề: Ta đã biết máy tính có khả năng lưu trữ, xử lí một lượng thông tin rất lớn. Như vậy cần phải có một hệ thống quản lí lượng thông tin đó.
· Cho các nhóm đọc SGK, thảo luận về đặc trưng và tác dụng của hệ thống quản lí tệp.
GV nhận xét, giải thích thêm.
· Nếu có máy tính hoặc đèn chiếu thì minh hoạ tác dụng của hệ thống quản lí tệp.
VD: Kích hoạt một tệp có phần mở rộng là .DOC thì Windows sẽ khởi động Microsoft Word.
· Cho các nhóm trao đổi thêm (phát huy những HS đã có những hiểu biết nhất định)
· Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày.
· Các nhóm đưa ra những VD khác.
Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học
5
· Nhấn mạnh:
 – Khái niệm đường dẫn, đường dẫn đầy đủ.
– Đặc trưng của hệ thống quản lí tệp.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Xem khối, lớp như là thư mục, HS là tệp. Viết đường dẫn đến 1 HS nào đó.
	– Đọc trước bài “Giao tiếp với hệ điều hành”
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23-24.doc