Giáo án ôn tập môn Sinh học Lớp 11 - Chủ đề 1: Trao đổi nước và ion khoáng ở thực vật

Giáo án ôn tập môn Sinh học Lớp 11 - Chủ đề 1: Trao đổi nước và ion khoáng ở thực vật

Bài tập :

*Nhận biết :

1.Trình bày sơ lược về các vai trò của nước ở thực vật.

Khi đề cập tới vai trò của nước đối với thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A.làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cở thể khi thoát hơi nước

B.tham gia vào môt số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh

C.Giúp đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của TB

D.Trong cơ thể thực vật nước càng ít quá trình hô hấp càng mạnh

2.Gọi được tên loại tế bào và cơ quan hấp thụ nước ở thực vật.

Ở thực vật ở cạn,cơ quan nào sau đây có chức năng hấp thụ nước ?

A. Hoa B. Lá C. Thân D. Rễ

3. Nêu được đặc điểm của quá trình trao đổi nước ở thực vật.

Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?

A. Thẩm thấu B.Thẩm tách C. Khuếch tán D.Hấp phụ

4. Liệt kê được các con đường xâm nhập của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ.

+Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?

A. Qua gian bào và qua tế bào chất B. Qua màng tế bào và các bào quan

C. Qua thành tế bào và màng sinh chất D. Qua các bào quan và màng sinh chất

+ Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?

A. Con đường qua tế bào sống

B. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống

C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào

D. Con đường qua gian bào và thành tế bào

 

doc 13 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập môn Sinh học Lớp 11 - Chủ đề 1: Trao đổi nước và ion khoáng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HỌC 11- SINH HỌC CƠ THỂ
CHỦ ĐỀ 1 :TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở THỰC VẬT 
NỘI DUNG 1 : SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở THỰC VẬT 
I.VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO  VÀ  CƠ THỂ THỰC VẬT
 Nước trong cây có 2 dạng chính: nước liên kết và nước tự do.
Các dạng nước 
Nước tự do
Nước liên kết
Đặc điểm 
+là các dạng nước trong thành phần TB, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn.
+ không bị hút bởi các phân tử tích điện hay các dạng liên kết hóa học
+ là dạng nước bị hút bởi các phân tử tích điện 
+ tồn tại trong các liên kết hóa học 
Vai trò
đóng vai trò quan trọng với cây: 
+làm dung ........................................... 
+làm giảm ............................................
.............................................................
+tham gia vào một số quá trình ..........
.............................................................
+đảm bảo độ .......................................
 + Giúp đảm bảo độ bền vững ...........................
........................................ (Qua đó giúp đánh giá khả năng chịu hạn và chịu nóng của cây)
 Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng.Trong môi trường nước muối khoáng phân li thành các ion.Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước.
II. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG:
- Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút là do các TB biểu bì kéo dài ra
III. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY:
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút:
a. Hấp thụ nước 
- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế ...........................:............................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Hấp thụ ion khoáng  
+ Cơ chế thụ động: ...........................................................................................................................................
+ Cơ chế chủ động: ...........................................................................................................................................
2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:
- Theo 2 con đường:
+ Con đường gian bào:.........................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
+ Con đường tế bào chất :....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
* Vai trò của đai Caspari: ....................................................................................................................................
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY:
- Các yếu tố ngoại cảnh như: ...................................................................................... ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ. 
+ Oxi: Nồng độ oxi trong đất giảm-> .................................................................................................................
+ Độ axit:pH ảnh hưởng đến nồng độ các chất trong dung dịch đất-> ...............................................................
.............................................................................................................................................................................
***Bài tập :
*Nhận biết :
1.Trình bày sơ lược về các vai trò của nước ở thực vật.
Khi đề cập tới vai trò của nước đối với thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A.làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cở thể khi thoát hơi nước
B.tham gia vào môt số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh
C.Giúp đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của TB
D.Trong cơ thể thực vật nước càng ít quá trình hô hấp càng mạnh
2.Gọi được tên loại tế bào và cơ quan hấp thụ nước ở thực vật. 
Ở thực vật ở cạn,cơ quan nào sau đây có chức năng hấp thụ nước ?
A. Hoa B. Lá C. Thân D. Rễ
3. Nêu được đặc điểm của quá trình trao đổi nước ở thực vật.
Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?
A. Thẩm thấu B.Thẩm tách C. Khuếch tán D.Hấp phụ
4. Liệt kê được các con đường xâm nhập của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ.
+Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?
A. Qua gian bào và qua tế bào chất B. Qua màng tế bào và các bào quan 
C. Qua thành tế bào và màng sinh chất D. Qua các bào quan và màng sinh chất 
+ Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua tế bào sống
B. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống
C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào
D. Con đường qua gian bào và thành tế bào 
5. Nhận ra đặc điểm của quá trình trao đổi nguyên tố khoáng ở thực vật.
Khi nói về quá trình hấp thụ ion khoáng ở thực vật phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A. Lông hút có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế chủ động; hoặc cơ chế thụ động
B.Thực vật chỉ hấp thụ các ion khoáng theo cơ chế thẩm thấu 
C. Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước
D.ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường :gian bào và tế bào chất
6.Nhận ra cơ quan hấp thụ ion khoáng ở thực vật.
Chất nào sau đây là năng lượng trực tiếp cho quá trình chủ động hấp thụ ion khoáng từ đất vào rễ?
A.AlPG B.NADPH C.ATP D.APG
7. Nhận ra các con đường xâm nhập nguyên tố khoáng từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ.
Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?
A. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.
B.Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ.
C.Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ.
D. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
*Thông hiểu :
1. Giải thích được vai trò của nước đối với quá trình trao đổi chất ở thực vật.
-Nước là dung môi hòa tan nhiều chất ,hầu hết các phản ứng trong tế bào thực vật đều diễn ra trong môi trường nước.Bản thân chất nguyên sinh chiếm 80-90% là nước
-Nước tham gia vào một số quá trình trao đổi chất :nguyên liệu của quá trình quang hợp
-làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước giúp quá trình sinh lý diễn ra bình thường ...
2. Phân tích được các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
+Dòng nước và ion khoáng vào mạch gỗ gặp cấu trúc nào sau đây bị chặn lại phải chuyển sang con đường tế bào chất?
A. Biểu bì B.Vỏ C. Trung trụ D.Đai Caspari
+Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?
(1) Lông hút                         (2) mạch gỗ                         (3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì                 (5) trung trụ                         (6) tế bào chất các tế bào vỏ
A.Con đường gian bào: (1)(3)(4)(5)(2); con đường tế bào chất (1)(6)(5)(4)(2).
B.Con đường gian bào: (1)(3)(4)(5)(2); con đường tế bào chất (1)(6)(4)(5)(2).
C.Con đường gian bào: (1)(3)(5)(4)(2); con đường tế bào chất (1)(6)(4)(5)(2).
D.Con đường gian bào: (1)(4)(3)(5)(2); con đường tế bào chất (1)(6)(4)(5)(2)
3. Giải thích được đặc điểm của quá trình trao đổi nước.
+Khi nói về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(I) Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước và hoạt động trao đổi chất của cây
(II) Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp (trong đất) vào tế bào lông hút nơi có thế nước cao hơn
(III) Các ion khoáng chỉ được cây hấp thụ vào theo cơ chế chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.
(IV) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất.
(V) Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là nhược trương so với dung dịch đất
A. 2. B. 4 C. 3. D. 1.
+Khi nói về quá trình hấp thụ nước ở rễ ,nhận định nào sau đây sai?
A. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ
B.Con đường gian bào vận chuyển nước và ion khoáng đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại và chuyển sang con đường tế bào chất
C. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ.
D.Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao (trong đất) vào tế bào lông hút nơi có thế nước thấp hơn
4. Xác định được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật. 18.
+Trong một nghiên cứu về vai trò của nguyên tố khoáng đối với một loài thực vật ,người ta nhận thấy ,nồng độ Mg2+ trong dung dịch đất thấp hơn trong dịch bào.Loài thực vật này hấp thụ Mg2+ theo cơ chế nào?
A. Hấp thụ chủ động B.Thẩm thấu C.Khuếch tán D.Nhập bào
+Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Quá trình hút khoáng luôn cần có ATP.
II. Rễ cây chỉ hấp thụ khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
III. Cây hấp thụ ion khoáng theo hai cơ chế thụ động và chủ động
IV. Qúa trình hút khoáng không phụ thuộc vào quá trình hút nước của rễ cây.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
+Khi nói về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(I) Ion khoáng luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế khuếch tán từ đất vào rễ ,không tiêu tốn năng lượng
(II) Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp (trong đất) vào tế bào lông hút nơi có thế nước cao hơn.
(III) Các ion khoáng chỉ được cây hấp thụ vào theo cơ chế chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.
(IV) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất.
(II) Ion khoáng di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp (trong đất) vào tế bào lông hút nơi có nồng độ chất tan cao hơn ,không tiêu tốn năng lượng .
A.2. B.4. C.3. D.1.
+Rễ cây có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế bị động, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
B. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
C. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp, không tiêu tốn năng lượng.
D. Các ion khoáng khuếch tán từ môi trường nhược trương đến nơi có môi trường ưu trương, không tiêu tốn năng lượng.
5. Xác định được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường.
Các chất khoáng được hấp thụ chủ ... m của các con đường thoát hơi nước ở thực vật.
+Giấy tẩm clorua coban khi ướt có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm cloruacoban vào 2 mặt lá khoai lang, sau 15p thấy mặt dưới lá có màu hồng, trong khi mặt trên lá phải sau 3h mới có màu hồng. Giải thích kết quả thí nghiệm trên?
Khí khổng lá khoai lang phân bố chủ yếu ở mặt dưới, do đó quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá rất nhiều.
2. Trình bày được cách xác định cường độ thoát hơi nước.
+Một lá cây có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,07 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.
A.0,009 g/dm2/giờ. B. 0,56 g/dm2/giờ.
C.0,64 g/dm2/giờ D. 0,01 g/dm2/giờ.
Sử dụng công thức tính cường độ thoát hơi nước: khối lượng nước thoát ra/ diện tích/thời gian
Đổi đơn vị:
T= 15 phút =  0,25h
Cường độ thoát hơi nước là: 0,56 g/dm2/giờ
Chọn B
*Vận dụng cao :
1.Phân tích mối liên hệ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi nước ở thực vật.
+Giải thích tại sao ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của cây?
Cây xanh đã thích ứng như thế nào giúp giảm bớt sự mất nước do quá trình thoát hơi nước?
            Trả lời :
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
2.Liên hệ tưới tiêu hợp lí và giải thích.
+Tại sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa?
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Nội dung 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG
I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY
1. Định nghĩa:
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
+..............................................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................................
2. Phân loại: 
* Nguyên tố đại lượng  :.....................................................................................................................
Vai trò :...............................................................................................................................................
* Nguyên tố vi lượng :........................................................................................................................
Vai trò :...............................................................................................................................................
3. Dấu hiệu nhận biết cây thiếu dinh dưỡng
+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi
+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.
+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.
 + Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.
+Thiếu Mg
III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG CHO CÂY
1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
2. Phân bón cho cây trồng
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
***Bài tập :
*Nhận biết :
1. Liệt kê được tên nguyên tố khoáng thiết yếu.
+ở thực vật nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm các nguyên tố nào ?...............................................
+Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố khoáng thiết yếu ở thực vật?
A. Chì B.Cacbon C.Flo D.Thủy ngân
2.Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật.
+Vai trò của các nguyên tố đại lượng đối với thực vật là:
A. Tham gia vào các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
B. Tác động đến tính chất hệ keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
C. Cấu trúc nên các hợp chất hữu cơ trong tế bào.
D. Tham gia vào quá trình hút nước, muối khoáng và thoát hơi nước ở lá.
+Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể thực vật là: 
 A. Hoạt hóa các enzim B. Cấu tạo nên diệp lục.
 C. Cung cấp năng lượng D. Là nguyên liệu cấu trúc của tế bào.
3.Liệt kê được tên các nguyên tố khoáng đại lượng, vi lượng. 
+Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ở thực vật
A. Sắt B.Bo C,Molipde D. Hidro
+Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A.C, O, Mn, Cl, K, S, Fe B.Zn Cl, B, K, Cu, S
C.C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg D.C, H, O, K, Sn, Cu, Fe
+Ở thực vật, các nguyên tố khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A.Co, Mo, N, B, Mn B. B, Mg, Cl, Mo, Cu.
C.Ca, Mo, Cu, Zn, Fe D.B, Mo, Cu, Ni, Fe
*Thông hiểu :
1. Xác định được vai trò các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
+Trong cơ thể thực vật ,nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có màu vàng ?
A. Nitơ. B. Magiê. C. Clo. D. Sắt.
+Khi nói về vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nitơ là thành phần của prôtêin, axit nuclêic trong cơ thể thực vật.
B. Phôtpho là thành phần của axitnuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim.
C. Kẽm có vai trò trong quang phân li nước và tạo enzim.
D. Clo có vai trò trong quang phân li nước và cân bằng ion.
+Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong cấu tạo của phân tử diệp lục, đồng thời có khả năng hoạt hóa nhiều enzyme quan trọng của tế bào thực vật?
A. Clo B. Sắt C. Magie D. Lưu huỳnh
2. Xác định được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây.
+Khi nói về các nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, câu nào sau đây có nội dung không đúng? 
A. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
B. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng ion
C. Các muối khoáng trong đất chỉ tồn tại ở dạng hòa tan
D. Phân bón cũng là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng
*Vận dụng:
1.Phân biệt được vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
NỘI DUNG 5 :DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
 I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ
1. Vai trò của Nitơ đối với thực vật
* Vai trò chung: Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật . Nitơ cần cho cây sinh trưởng và phát triển của cây
* Vai trò cấu trúc:
+ Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP 
-> Dấu hiệu khi cây thiếu nguyên tố Nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá
* Vai trò điều tiết: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong tế bào chất.
=> Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng
2. Nguồn Nitơ cho cây
+Nitơ trong không khí : Chủ yếu dạng Nitơ phân tử ( N2) ngoài ra còn tồn tại dạng NO, NO2 .Cây không hấp thụ được Nitơ phân tử 
+ Nitơ trong đất: 
● Nitơ khoáng trong các muối khoáng như muối nitrat, muối nitrit, muối amôn(NO3- và NH4+) - cây hấp thụ trực tiếp.
● Nitơ hữu cơ trong xác động vật, thực vật, vi sinh vật - cây không hấp thụ trực tiếp được, nhờ VSV đất khoáng hóa thành NO3- và NH4+.
II. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NITƠ TRONG ĐẤT VÀ CỐ ĐỊNH NITƠ
1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
- Con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật) trong đất thành dạng nitơ khoáng (NO3- và NH4+)
Gồm 2 giai đoạn
* Quá trình amôn hóa: Các hữu cơ trong xác bã động vật, thực vật sẽ bị vi sinh vật ( Vi khuẩn amôn hóa) trong đất phân giải tạo thành NH4+ theo sơ đồ
Nitơ hữu cơ + vi khuẩn amôn hóa →NH4+
* Qúa trình nitrat hóa: khí NH3 được tạo thành do vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ bị vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn nitrat hóa) như Nitrosomonas oxy hóa thành HNO2 và Nitrosobacter tiếp tục oxi hóa HNO2 thành HNO3 theo sơ đồ
NH4+ + Nitrosomonas → NO2- + Nitrosobacter → NO3-
* Lưu ý: Trong điều kiện môi trường đất kị khí, xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử ( NO3- → N2) gọi là quá trình phản nitrat hóa
                         NO3- + vi khuẩn phản nitrat hóa → N2      
-> Hậu quả: gây mất nitơ trong đất
2. Quá trình cố định nitơ phân tử
- Khái niệm: Quá trình cố định nitơ là quá trình liên kết N2 với H2 thành NH3.
=> Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc bù đắp lượng nitơ mất đi do cây trồng sử dụng trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Cố định nitơ phân tử diễn ra theo 2 con đường: 
* Con đường vật lý hóa học: xảy ra trong điều kiện có sấm sét, tia lửa điện,... 
* Con đường sinh học: là con đương cố định nitơ phân tử nhờ các vi sinh vật thực hiện 
- Vi sinh vật cố định nitơ gồm 2 nhóm:
+ Nhóm vi sinh vật sống tự do: vi khuẩn lam, Azotobacter, Clotridium, Anabeana, Nostoc,...
+ Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật: Các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabeana azollae trong bèo hoa dâu,...
- Quá trình cố định nitơ phân tử có thể tóm tắt:
 2H 2H 2H
 NºN NH=NH NH2-NH2 NH3
Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng tuyệt vời như vậy là do trong cơ thể chúng có chứa 1 loại enzim đọc nhất vô nhị là Nitrogenaza. Enzim này có khả năng bẻ gẫy ba liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với H2 tạo thành NH3, trong môi trường nước NH3 chuyển thành NH4+ 
III. Bón phân hợp lí: 
1. Bón phân hợp lý và năng suất cây trồng
Bón phân: Đúng loại, đủ lượng, đúng nhu cầu của giống, đúng thời điểm, đúng cách, có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng.
2. Các phương pháp bón phân.
- Bón qua rễ: Bón lót, bón thúc.
- Bón qua lá.
3. Phân bón và môi trường
Lượng phân bón dư thừa " thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_11_chu_de_1_trao_doi_nuoc_va.doc