Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

- Axit nitric là chất .(1)., .(2)., bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Axit nitric tan trong .(3). theo bất kì tỉ lệ nào.

- Axit nitric kém bền. Ngay ở nhiệt độ thường, khi có ánh sáng, dung dịch axit nitric đã bị .(4). một phần giải phóng khí nitơ đioxit.

- Axit nitric là (5) : Làm đỏ giấy quỳ tím; tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối của axit yếu hơn tạo ra muối nitrat.

- Axit nitric là chất (6) : Oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ vàng và bạch kim, oxi hóa được các phi kim C, S, P, và nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ.

- Phần lớn axit nitric sản xuất ra dùng để sản xuất .(7). NH4NO3, Ca(NO3)2,. Ngoài ra, axit nitric còn dùng để sản xuất .(8)., thuốc nhuộm, dược phẩm,.

- Tất cả các muối nitrat đều .(9). trong nước và là chất điện li .(10). Trong dung dịch loãng, chúng phân li hoàn toàn thành các ion.

- Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu làm .(11).

Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

 

doc 5 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 9: Axit nitric và muối nitrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8: 	AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT	
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Axit nitric là chất ...(1)........................, ...(2)..........................., bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Axit nitric tan trong ...(3)............................. theo bất kì tỉ lệ nào.
- Axit nitric kém bền. Ngay ở nhiệt độ thường, khi có ánh sáng, dung dịch axit nitric đã bị ...(4).......................... một phần giải phóng khí nitơ đioxit.
- Axit nitric là (5): Làm đỏ giấy quỳ tím; tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối của axit yếu hơn tạo ra muối nitrat. 
- Axit nitric là chất (6): Oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ vàng và bạch kim, oxi hóa được các phi kim C, S, P, và nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ.
- Phần lớn axit nitric sản xuất ra dùng để sản xuất ...(7)......................... NH4NO3, Ca(NO3)2,... Ngoài ra, axit nitric còn dùng để sản xuất ...(8).........................., thuốc nhuộm, dược phẩm,...
- Tất cả các muối nitrat đều ...(9)....................... trong nước và là chất điện li ...(10)...................... Trong dung dịch loãng, chúng phân li hoàn toàn thành các ion.
- Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu làm ...(11)........................
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Tìm chất
TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
TÊN CHẤT
Ở điều kiện thường, là chất khí, tan rất ít trong nước. Phân tử có liên kết ba. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Ở trạng thái lỏng dùng để bảo quản máu.
Ở điều kiện thường, là chất khí không màu, hóa nâu trong không khí.
Ở điều kiện thường, là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Khi hít phải khí này, sẽ gây cảm giác hưng phấn và muốn cười (khí cười).
Ở điều kiện thường, là chất khí màu nâu đỏ.
Là chất lỏng, không màu. Có tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh. Ứng dụng quan trọng nhất là dùng để sản xuất phân đạm.
Là muối, tan nhiều trong nước. Cho thêm vụn đồng và dung dịch axit H2SO4 loãng vào dung dịch muối này sẽ thấy giải phóng khí không màu hóa nâu trong không khí.
Bảng 2: Tính chất hóa học, điều chế axit nitric và muối amoni
Câu 3: Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ phương trình phản ứng (nếu có):
a. 
b. 
Câu 4: 
a. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của x.
b. Hỗn hợp X gồm Al và Ag. Cho m gam X vào dung dịch HCl dư, thu được 672 ml khí (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 448 ml khí (đktc). Tính giá trị của m.
c. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2O là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Tính giá trị của V. 
d. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít khí NO ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X.	
Câu 5: 
a. Hòa tan 32 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Tính khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu.
b. Cho dung dịch HNO3 loãng tác dụng với m gam hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dung dịch có chứa 8 gam NH4NO3 và 132,3 gam Zn(NO3)2. Tính giá trị của m.
c. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là 3,36 lít. Tính giá trị của m.
d. Hòa tan 24 gam oxit cao nhất của một kim loại hóa trị III vào dung dịch HNO3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 72,6 gam muối khan. Xác định công thức của oxit.
Câu 6:
a. Nhiệt phân 18,8 gam Cu(NO3)2 một thời gian, thu được 12,32 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.
b. Nung hoàn toàn 54,2 gam hỗn hợp NaNO3 và KNO3, thu được 6,72 lít (đktc) khí X. Tính phần trăm khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp ban đầu.
c. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam oxit rắn. Xác định công thức muối nitrat. 
d. Khi oxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hoà tan X vừa đủ bởi 200 ml dung dịch HNO3, thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Tính giá trị của m và nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Fe.	B. Au, Pt.	C. Al, Au.	D. Fe, Pt.
Câu 2: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Mg.	B. Al.	C. Zn.	D. Cu.
Câu 3: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch
A. H2SO4 loãng.	B. HCl đặc, nguội.	C. HNO3 đặc, nguội.	D. HCl loãng.
Câu 4: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?
A. N2.	B. N2O.	C. NO.	D. NO2.
Câu 5: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu trong không khí, khí đó là
A. NO.	B. N2O.	C. N2.	D. NH3.
Câu 6: Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NO.	B. NH4NO3.	C. NO2	.	D. N2O5.
Câu 7: Trong công nghiệp HNO3 được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?
A. KNO3.	B. NO2.	C. N2.	D. NH3.
Câu 8: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là:
A. K2O, NO2, O2.	B. K, NO2, O2.	C. KNO2, NO2, O2.	D. KNO2, O2.
Câu 9: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:
A. Ag2O, NO2, O2.	B. Ag, NO, O2.	C. Ag2O, NO, O2.	D. Ag, NO2, O2.
Câu 10: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 là:
A. CuO, NO, O2.	B. Cu(NO2)2, O2.	C. Cu(NO3)2, NO2, O2.	D. CuO, NO2, O2.
Câu 11: Khi nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây có thể không thu được khí O2?
A. NaNO3.	B. NH4NO3.	C. AgNO3.	D. Cu(NO3)2.
● Mức độ thông hiểu
Câu 12: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là:
A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.	B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.	D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
Câu 13: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá là:
A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.	B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.
C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.	D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.
Câu 14: Cho hỗn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc thu được hỗn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là
A. SO2 và NO2.	B. CO2 và SO2.	C. SO2 và CO2.	D. CO2 và NO2.
Câu 15: Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là
A. CO2 và NO2.	B. CO2 và NO.	C. CO và NO2.	D. CO và NO.
Câu 16: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: 
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?
A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng.
B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm, thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp NaNO3 hoặc KNO3 rắn với H2SO4 đặc.
D. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac (NH3).
Câu 18: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta nút ống nghiệm bằng:
A. Bông khô.	B. Bông có tẩm nước.
C. Bông có tẩm nước vôi.	D. Bông có tẩm giấm ăn.
Câu 19: Phản ứng giữa kim loại Cu với axit nitric loãng giả thiết chỉ tạo ra nitơ monoxit. Tổng chệ số (các số nguyên, tối giản) trong phương trình hóa học bằng:
A. 10.	B. 18.	C. 24.	D. 20.
Câu 20: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. 2KNO3 2KNO2 + O2.	B. NH4NO3 N2 + 2H2O.
C. NH4NO2 N2 + 2H2O.	D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.
Câu 21: Đưa tàn đốm còn than hồng vào bình đựng KNO3 ở nhiệt độ cao thì cơ hiện tượng nào?
A. Tàn đóm tắc ngay.	B. Tàn đóm cháy sáng.
C. Không có hiện tượng gì.	D. Có tiếng nổ.
Câu 22: Có các mệnh đề sau:
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh;
(2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit;
(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2;
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
Các mệnh đề đúng là:
A. (1) và (3).	B. (2) và (4).	C. (2) và (3).	D. (1) và (2).
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 23: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 8,10.	B. 2,70.	C. 5,40.	D. 4,05.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,15.	B. 0,05.	C. 0,25.	D. 0,10.
Câu 25: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 6,72.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị m là
A. 7,2.	B. 8,8.	C. 11.	D. 14,4.
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 1,12	.	C. 3,36.	D. 4,48.
Câu 28: Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian, làm nguội, cân lại thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 bị nhiệt phân là
A. 0,5 gam.	B. 0,49 gam.	C. 9,4 gam.	D. 0,94 gam.
● Mức độ vận dụng
Câu 29: Cho 3,06 gam một oxit kim loại M2On (M có hóa trị không đổi) tan hết trong dung dịch HNO3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,78 gam muối khan. Kim loại M là
A. Mg.	B. Zn.	C. Al.	D. Ba.
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,12 lít khí (đktc) không màu, không mùi, không cháy (là sản phẩm khử duy nhất). Kim loại R là
A. Fe (56).	B. Mg (24).	C. Ba (137).	D. Zn (65).
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí NO2 và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là
A. 0,81.	B. 8,1.	C. 0,405.	D. 1,35.
Câu 32: Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 0,02 và 0,03.	B. 0,01 và 0,02.	C. 0,01 và 0,03.	D. 0,02 và 0,04.
Câu 33: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là
A. 25,6.	B. 16.	C. 2,56.	D. 8.
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn m gam FeCO3 trong dung dịch HNO3, thu được 10,08 lít hỗn hợp 2 khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 22. Giá trị của m là
A. 23,2.	B. 46,4.	C. 34,8.	D. 38,7.
Câu 35: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 8,60 gam.	B. 20,50 gam.	C. 11,28 gam.	D. 9,40 gam.
Câu 36: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 35,5.	B. 34,6.	C. 49,09.	D. 38,72.
Câu 37: Đốt cháy x mol Fe bởi oxi, thu được 5,04 gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của Y đối với H2 là 19. Giá trị của x là
A. 0,06 mol.	B. 0,065 mol.	C. 0,07 mol.	D. 0,075 mol.
Câu 38: Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3, thu được 0,448 lít (đktc) khí nitơ và dung dịch X. Khối lượng muối trong X là
A. 24,5 gam.	B. 22,2 gam	C. 23 gam.	D. 20,8 gam.
Câu 39: Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 7,168 lít.	B. 11,760 lít.	C. 3,584 lít.	D. 3,920 lít.
Câu 40: Cho 6,4 gam Cu vào bình chứa 500 ml dung dịch HCl 1M, sau đó cho tiếp 17 gam NaNO3 thấy thoát ra V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12 lít.	B. 11,2 lít.	C. 22,4 lít.	D. 1,49 lít.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_9_axit_nitric_va_muoi_nitr.doc