I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn.
- Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy lôi cuốn.
2. Về năng lực
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX;
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục cua Phan Bội Châu.
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ hiện đại.
- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương và các phẩm khác của Phan Bội Châu.
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
- Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;
-Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tuần: 19_Tiết: 73, 74; Ngày soạn: 10/01/2022 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu) Môn học: Ngữ văn; lớp: 11 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Về kiến thức - Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn. - Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy lôi cuốn. 2. Về năng lực - Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX; - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục cua Phan Bội Châu. - Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm. - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ hiện đại. - Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương và các phẩm khác của Phan Bội Châu. - Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. 3.Về phẩm chất: Trách nhiệm - Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước; -Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn 2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập; Tư liệu tham khảo: https://youtu.be/cIIeezm-zVY III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC TIẾN TRÌNH Hoạt động học Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH Phương án kiểm tra đánh giá Hoạt động Mở đầu (5 phút) Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả Phan Bội Châu, văn bản Lưu biệt khi xuất dương. - Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại, gợi mở. Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; Do GV đánh giá. Hoạt động Hình thành kiến thức (65 phút) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm II.Đọc hiểu văn bản. 1. Quan niệm về chí làm trai 2. Khẳng định ý thức, trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc. 3. Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ 4. Khát vọng và tư thế lên đường III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); dạy học dự án; Thuyết trình; kĩ thuật phòng tranh; kĩ thuật sơ đồ tư duy. Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. Hoạt động Luyện tập (15 phút) Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng. Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Kỹ thuật: động não. Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. Hoạt động Vận dụng (5 phút) Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học. b. Nội dung: Hoạt động cá nhân c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hãy nêu những thông tin em nhận được từ Tư liệu tham khảo: https://youtu.be/cIIeezm-zVY Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ). GV theo dõi có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (HS trong đội lần lượt nêu tên tác phẩm, tác giả). GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và dẫn vào bài mới: “Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam , trước Chủ tịch Hồ Chí Minh , Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” (Tôn Thất Phiệt). Phan Bội Châu là linh hồn của phong trào giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm đầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Duy Tân hội, Phong trào Đông Du, Tên tuổi ông còn gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách Năm 1904, ông sáng lập ra Duy Tân hội – một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông du. Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông đã viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ là một mốc son chói lọi của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) I. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm a. Mục tiêu: Mục I b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm). c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Phan Bội Châu (1867 - 1940) - Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An. - Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” - Là nhà thơ, nhà văn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. - Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, đất nước đã mất chủ quyền, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào. - Thể thơ: Chữ Hán, Thất ngôn bát cú Đường luật - Đề tài: Lưu biệt - Bố cục: đề, thực, luận, kết. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà - Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu những nét chính về nhà văn .. (quê quán, sáng tác, quan niệm về sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác) - Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình thức nào (trình chiếu p.p hoặc video), cách thể hiện sản phẩm ra sao) Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo sản phẩm, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý II. Đọc- hiểu văn bản a. Mục tiêu: Mục I b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm để tìm hiểu chi tiết bài thơ theo bố cục Đề - thực - luận - kết. c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Hai câu đề: Quan niệm mới về “Chí làm trai” - Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “ yếu hi kì” túc là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn. à Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình. => Tuyên ngôn về chí làm trai. 2. Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc - Câu 3: “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời) à ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên taỉ hậu” (nghìn năm sau) - Câu 4: tác giả lại chuyển giọng nghi vấn (cánh vô thuỳ - há không ai?). Đó chỉ là cách nói nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng trí tuệ dâng hiến cho đời. à Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. 3. Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ - Nêu lên tình cảnh của đất nước: “non sông đã chết” và đưa ra ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. - Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ: “hiền thánh còn đâu học cũng hoài” => Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. 4. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường - “Trường phong”(ngọn gió dài) - “Thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc) à Hình tượng kì vĩ. - Tư thế: “nhất tề phi”(cùng bay lên) => Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống giang sơn đất nước. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu GV đặt ra các câu hỏi cho HS: Nhóm 1: -Tư duy mới mẻ, khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ trong 2 câu thơ đầu như thế nào? - Quan niệm của cụ Phan về chí làm trai có gì mới mẻ, táo bạo so với tiền nhân? Nhóm 2: Em hiểu khoảng trăm năm (ư bách niên) là gì? Cái “tôi” xuất hiện như thế nào? Đây có phải là cái “tôi” hoàn toàn mang tính chất cá nhân hay không? Vì sao? Sự chuyển đổi giọng thơ đang từ khẳng định (câu 3) sang giọng nghi vấn (câu 4: há không ai? - cánh vô thuỳ?) có ý nghĩa gì? Nhóm 3: Tác giả đặt ra những vấn đề gì mới ở hai câu 5-6?Tại sao nói quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mẻ? Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền trong khi bản thân là bậc nhà Nho? Nhóm 4: Hai câu kết thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? (Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8). Thời gian hoàn thành: 7 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý III. Tổng kết a. Mục tiêu: Mục I b. Nội dung: HS làm việc cá nhân. c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi. III. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ khoáng đạt: hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ -> chí khí, quyết tâm, khát vọng. - Gịong thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng -> động từ mạnh, ngắt nhịp dứt khoát, câu khẳng định, từ tình thái ->lời thơ rắn rỏi, cảm xúc mãnh liệt. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Qua nội dung đoạn trích, em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gọi 2 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV tổ chức cho HSnhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý : Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Căn cứ vào phần trình bày của các HS,GV đánh giá kết quả.c đánh giá kết quả: 3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu: Mục I (HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập) b. Nội dung: Hoạt động cá nhân c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS HƯỚNG DẪN CHUNG Câu 1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. Câu 2. Chủ đề: Bài thơ thể hiện chí làm trai tiến bộ, khát vọng mãnh liệt, ý thức cá nhân và trách nhiệm cao cả, tư thế hăm hở ra đi hoà với vũ trụcủa nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Phan Bội Châu. Những cung bậc tình cảm chính của nhân vật trữ tình: đau đớn trước việc đất nước chìm đắm trong cảnh nô lệ ; lạc quan, quyết tâm hành động để giải phóng dân tộc. Câu 4. Chất thơ hùng tráng trong hai câu thơ kết : - Chất thơ thể hiện ở không gian hết sức hùng vĩ:bể Đông;muôn trùng sóng bạc - Chất thơ còn thể hiện ở hình ảnh con người với những hành động hết sức hăm hở, mạnh mẽ, cùng bay lên với hàng ngàn con sóng bạc đầu. Con người không bị chìm khuất, biến mất trong không gian cao rộng. Trái lại, họ vượt lên rất chủ động, mạnh mẽ với một nội lực hùng hậu để thực hiện khát vọng làm nên điều kì lạ mà nhà thơ đã nói đến trong câu thơ mở đầu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao phiếu bài tập: Đọc bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.và thực hiện yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ. Câu 2. Nêu chủ đề của bài thơ Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?Hãy chỉ ra những cung bậc tình cảm chính của nhân vật trữ tình ấy. Câu 4. Trình bày chất thơ hùng tráng trong hai câu thơ kết ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung. GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Mục I (HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống) b. Nội dung: HS làm việc cá nhân c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS (nộp về cho giáo viên, trình bày vào tiết học sau) Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: Đảm bảo về dung lượng khoảng 150 chữ, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành. - Nội dung: Trong cuộc sống hôm nay, chí làm trai của lớp thanh niên có sự thay đổi do thời đại đã đổi thay. Thanh niên ngày nay đang sống trong thời bình và thời đại toàn cầu hoá. Để tồn tại và sống có ý nghĩa, mỗi người phải có công ăn việc làm, có trình độ học vấn, có bản lĩnh và biết thích nghi với những sự thay đổi, có phẩm chất và nhân cách tốt...Thời đại ngày nay, nam nữ bình đẳng, việc “kinh bang tế thế” không còn là bổn phận, trách nhiệm độc tôn của nam giới. Thực tế, có nhiều đại diện của phái nữ đã làm được những việc lớn, thành đạt ở tất cả các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, chính trị-xã hội...Chí làm trai là một truyền thống tư tưởng tốt đẹp của người xưa và vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay. Bởi thực chất đó là việc sống phải có lí tưởng, có mục đích. Vậy nên mỗi người, nhất là thanh niên, phải xác định cho mình một lí tưởng, một lẽ sống lành mạnh. Đó mới là cách sống cao đẹp. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Từ nội dung bài thơ đã học, anh/ chị viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về chí làm trai đối với thanh niên ngày nay. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS báo cáo bài làm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Nhận xét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu - Những đóng góp chính về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương 2. Bài sắp học: Hầu trời -Tản Đà - Đọc văn bản - Tìm hiểu về tác giả - Đọc văn bản và định hướng câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sgk. + Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. + Giọng thơ tâm huyết sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
Tài liệu đính kèm: