Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

I.MỤC TIÊU

1.Về kiến thức: HS cần nắm:

- Hiểu được một số nét nổi bật tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945. Đó là cơ sở, điều kiện cần thiết để hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Nắm được một số xu hướng, trào lưu văn học Việt Nam trong thời kì này.

- Nắm vững những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trong thời kì này.

2.Về kỹ năng

-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát những đặc trung cơ bản văn học Việt Nam hiện đại trong thời kì này. Để từ đó hình thành cho em khả năng liên kết giữa kiến thức khái quát và kiến thức cụ thể.

-Nhận xét, đánh giá, phân tích những tác giả, tác phẩm văn học trong thời kì này.

 

doc 7 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	
Tiết PPCT: 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
I.MỤC TIÊU 
1.Về kiến thức: HS cần nắm:
- Hiểu được một số nét nổi bật tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945. Đó là cơ sở, điều kiện cần thiết để hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Nắm được một số xu hướng, trào lưu văn học Việt Nam trong thời kì này.
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trong thời kì này.
2.Về kỹ năng
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát những đặc trung cơ bản văn học Việt Nam hiện đại trong thời kì này. Để từ đó hình thành cho em khả năng liên kết giữa kiến thức khái quát và kiến thức cụ thể.
-Nhận xét, đánh giá, phân tích những tác giả, tác phẩm văn học trong thời kì này.
3.Về tư duy, thái độ
Thấy được tầm quan trọng trong việc chuyển đổi văn học theo hướng hiện đại hóa và hình thành nên nền văn học Việt Nam hiện đại.
4.Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực thu nhận, xử lý thông tin.
- Phát triển năng lực khái quát, tổng hợp.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và tư duy.
II.BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
- Khái niệm “hiện đại hóa” trong văn học Việt Nam trong thời kì này.
- Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
- Xác định được ba giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Hiểu được khái niệm hiện đại hóa trong văn học Việt Nam hiện đại.
- Hiểu được bối cảnh xã hội Việt Nam trong thời kì này( kinh tế, cơ cấu xã hội, văn hóa).
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản, thành tựu văn học trong các giai đoạn này.
- Giải thích được vì sao cần phải chuyển đổi nền văn học từ trung đại sang hiện đại, và so sánh sự khác biệt giữa trung đại và hiện đại( quan niệm, hệ thống thi pháp, chủ thể sáng tạo,..)
- Hãy đặc thời kì này vào tiến trình lịch sử văn học để thấy được tầm quan trọng của thời kì này.
- Minh họa bằng những tác giả và tác phẩm cụ thể, từ đó so sánh với thời kì trung đại.
2.Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
- Biết được hai bộ phận văn học: công khai và không công khai.
-Hiểu được khái niệm công khai và không công khai.
-Hiểu được những đặc trưng cơ bản của hai bộ phận này.
-So sánh hai bộ phận này.
- Giải thích nguyên nhân vì sao hình thành nên hai bộ phận này trong cùng một thời kì.
 -Chọn một tác phẩm văn học thuộc một trong hai bộ này và chỉ ra vì sao nó thuộc trong bộ phận đó.
3.Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.
-Nêu sự phát triển nhanh chóng của văn học trong thời kì này.
-Hiểu được nguyên nhân của việc phát triển nhanh chóng của văn học trong giai đoạn này.
-Ở thời kì này đã xuất hiện những thể loại văn học nào? Từ đó chỉ ra sự phát triển của nó.
-Chọn một tác phẩm văn học thuộc thể loại vừa kể trên để phân tích sự phát triển mạnh mẽ.
III. CHUẨN BỊ
-Học sinh chuẩn bị: Kiến thức bài cũ, sách giáo khoa, vở ghi bài và chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài mới
Văn học Việt Nam là một nền văn học thống nhất, luôn vận động và chuyển đổi. Các nhà nghiên cứu văn học đã thống nhất trong việc phân chia các thời kì văn học cũng như giai đoạn văn học. Trong mỗi thời kì cũng như giai đoạn sẽ có những nét riêng. Thật vậy, Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có hoàn cảnh tác động vào thời kì này, những đặc điểm cơ bản cũng như thành tựu như thế nào? Và hôm nay cô và các em cũng làm rõ những vấn đề này.
Ghi bảng: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945.
b. Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của văn học 
Em hiểu như thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được sử dụng trong bài này, cũng như trong thời kì này?
(Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời)
Em biết gì về tình hình xã hội trong thời kì này?
(Học sinh dựa vào SGK trả lời)
Em hãy nêu các giai đoạn văn học trong thời kì này? Và trình bày những đặc điểm cơ bản của mỗi giai đoạn.
Em biết được những tác phẩm truyện kí viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc?
Hãy kể tên một vài tác phẩm thơ mới?
Hoạt động 2:
Em hiểu như thế nào về công khai và không công khai?
Văn học trong thời kì này có mấy bộ phận? Trình bày những đặc trưng cơ bản của hai bộ phận này?
Em hãy nêu đại diện một vài tác phẩm thuộc xu hướng lãng mãn và xu hướng hiện thực?
Em hãy kể tên một số tác phẩm thuộc bộ phận văn học không công khai? Giải thích vì sao chúng không được công khai trong thời kì đó?
Em hãy nêu một số nguyên nhân thúc đẩy văn học trong thời kì này phát triển nhanh chóng?
I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945.
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
a. Khái niệm hiện đại hóa:
Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trng đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.
b. Bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến sự chuyển đổi văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
-Xã hội: 
+Năm 1858 Pháp xâm lược nước ta. +Nhưng đầu thế kỉ XX bắt đầu khai thác thuộc địa về kinh tế.
+Cơ cấu xã hội Việt Nam biến đổi sau sắc.
-Văn hóa: Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc.Tiếp xúc với văn hóa phương Tây, chủ yếu là Pháp.
→Đây là thời kì giao tranh văn hóa giữa cái cũ và mới. Một cuộc vận động cách tân văn hóa đã được dấy lên, chống lại lễ giáo phong kiến hủ lậu, đòi giải phóng cá nhân.
-Vai trò của ĐCSVN: nhân tố quan trọng làm cho nền văn hóa nước ta phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng.
Báo chí và nghề xuất bản phất triển mạnh mẽ
- Chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, Nôm.
- Phong trào dịch thuật phát triển.
- Lớp trí thức “Tây học” thay Nho học. 
-Viết văn trở thành nghề kiếm sống.
Tóm lại, đã hình thành một nền văn học Việt Nam hiện đại và phát triển mạnh mẽ.
c. Các giai đoạn văn học
 *Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920)
- Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi,
-Báo chí và phong trào nghệ thuật phát triển khá rầm rộ,thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền văn xuôi chữ quốc ngữ.
- Thành tựu: thơ của các chiến sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
→ Đây là giai đoạn giao thời của văn học trung đại là hiện đại.
* Giai đoạn thứ hai ( khoảng từ năm 1920-1930):
-Quá trình hiện đại hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể:
+ Một số tác giả giàu sức sáng tạo và khẳng định được bản thân mình.
+ Nhiều tác phẩm có giá trị xuất hiện
+ Truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp có tính chiến đấu cao và có bút pháp hiện đại.
* Giai đoạn thứ ba (khoảng từ 
1930-1945):
- Qua trình hiện đại hóa đã được hoàn thiện và cách tân trên một số thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
- Truyện ngắn và tiểu thuyết được viết theo lối mới từ cách tân xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ kể chuyện.
- Trào lưu thơ mới xuất hiện
- Những thể lọai mới: Phóng sự, kịch nói, bút kí, tùy bút, phê bình văn học.
→Công cuộc hiện đai hóa diễn ra trên mọi mặt đời sống văn học và biến đổi nền văn học nước ta.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
- Văn học chia thành hai bộ phận: 
a, Bộ phận văn học phát triển công khai: Có 2 xu hướng
 + Xu hướng lãng mạn:
 ▪Nội dung: Thể hiện cái tôi.
 ▪Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo.
 ▪Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình
 + Xu hướng hiện thực:
 ▪Nội dung: Phê phán hiện thực thông qua hình tượng điển hình.
 ▪Đề tài: Những vấn đề u nhọt xã hội 
 ▪Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
b, Bộ phận văn học phát triển không công khai:
- Nội dung:
 ▪Đấu tranh chống thực dân và tay sai
 ▪ Thể hiện nguyện vọng của dân tộc: Độc lập tự do
 ▪Thể hiện lòng yêu nước thưng dân.
- Nghệ thuật:
▪Hình tượng chủ yếu là người lính.
▪Chủ yếu là văn vần
3.Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.
- Nguyên nhân
+ Do sự yêu cầu của thời đại.
+ Sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc
+ Sự thức tỉnh của “cái tôi” cá nhân mạnh mẽ.
+ Văn chương trở thành món hàng, viết văn kiếm sống. Như vậy nó kích thích sự cầm bút. 
4. Củng cố bài học
-Giáo viên hệ thống toàn bộ kiến thức đã được học trong bài.
-Nắm được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trong thời kì này.
5. Dặn dò
-Học bài cũ
-Chuẩn bị phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • dockhai_quat_van_hoc_Viet_Nam_tu_the_ki_XX_den_cach_mang_thang_tam_1945.doc