Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2021-2022

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Đ1

Kết nối kiến thức với bài học, hào hứng đi tìm kiến thức mới.

2. Nội dung hoạt động:

HS quan sát 2 bức tranh và trả lời câu hỏi: Những bức tranh này khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học ở chương trình THCS?

3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” – trích Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ)

4. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đưa ra bức tranh về phủ chúa Trịnh  Bức tranh khiến các em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?

Nêu những hiểu biết của em về đoạn trích đã học?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm suy nghĩ, vận dụng trí nhớ, viết vào giấy A4 và tổng hợp.

- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Nhận xét và liên hệ và dẫn vào bài mới: Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự).

 

doc 351 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11
Năm học 2021- 2022
Thời lượng: Cả năm: 35 tuần – thực hiện 123 tiết
 Học kì I: 18 tuần- thực hiện 72 tiết (4 tiết/tuần)
 	 Học kì II: 17 tuần- thực hiện 51 tiết (3 tiết/tuần)
Tuần
Nội dung điều chỉnh 
Lý do điều chỉnh
HỌC KỲ 1
 TUẦN 1
Tiết 1: Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
Giảm 1 tiết.
Chọn những nội dung theo Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức để dạy.
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Khuyến khích học sinh tự học
Tiết 2-3- 4: Chủ đề tích hợp. Vận dụng kĩ năng phân tích đề, thao tác lập luận phân tích để tìm hiểu một số bài thơ Nôm Đường luật. (9 tiết)
Tích hợp thành chủ đề gồm 6 bài
 TUẦN 2
Tiết 5-6-7-8 : Chủ đề tích hợp: Vận dụng kĩ năng phân tích đề, thao tác lập luận phân tích để tìm hiểu một số bài thơ Nôm Đường luật:
Tự tình (bài II) (Hồ Xuân Hương)
Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
Thương vợ (Trần Tế Xương)
Phân tích đề
Lập dàn ý bài văn nghị luận
Thao tác ll phân tích-luyện tập.
Tích hợp thành chủ đề Thơ Nôm Đường luật, tập trung rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản theo thể loại (gồm 6 bài)
 TUẦN 3
Tiết 9-10: Chủ đề tích hợp: Vận dụng kĩ năng phân tích đề, thao tác lập luận phân tích để tìm hiểu một số bài thơ Nôm Đường luật
- Tích hợp thành chủ đề gồm 6 bài
- Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
- Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
- Đọc thêm: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn( Chu Mạnh Trinh)
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 11- 12: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
 TUẦN 4
Tiết 13-14: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
Tiết 15-16- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
 TUẦN 5
Tiết 17:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
 Tăng 1 tiết , tìm hiểu sâu vào nội dung tác phẩm.
Tiết 18: Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tiết 19-20: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
 TUẦN 6
Tiết 21: Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều- Nguyễn Trường Tộ)
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
 Khuyến khích học sinh tự làm
Tiết 22-23-24: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Tăng tiết để ôn tập chi tiết, hs làm thêm bài tập củng cố, chuẩn bị cho bài viết kiểm tra giữa kì.
 TUẦN 7
Tiết 25-26-27: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
Tăng thêm 1tiết 
Tiết 28: Hai đứa trẻ - Thạch Lam 
Tăng thêm 1 tiết 
 TUẦN 8
Tiết 29-30: Hai đứa trẻ - Thạch Lam 
Tiết 31-32: Ngữ cảnh
 TUẦN 9
Tiết 33-34: Bài kiểm tra giữa kì 1( Nghị luận văn học)
.Theo lịch chung nhà trường
Tiết 35-36: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 
Tăng thêm 1 tiết
 TUẦN 10
Tiết 37: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 
Tiết 38-39:Thao tác lập luận so sánh
Tiết 40: Trả bài ktra giữa kì 1
 TUẦN 11
Tiết 41-42-43: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
Tăng 1tiết
Tiết 44: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
 TUẦN 12
Tiết 45: Chí Phèo( Nam Cao) (tiết 1)
Tiết 46-47-48: Chí Phèo (Nam Cao) (tiết 2, 3, 4)
Tăng 1 tiết
 TUẦN 13
Tiết 49: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Tiết 50-51-52: Chủ đề tích hợp: Phong cách ngôn ngữ báo chí (9 tiết)
(PCNNBC, Bản tin, luyện tập viết bản tin, Phỏng vấn và tả lời phỏng vấn, luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.)
Gộp thành chủ đề.
 TUẦN 14
Tiết 53-54-55-56: Chủ đề tích hợp: Phong cách ngôn ngữ báo chí ( 9tiết)
(PCNNBC, Bản tin, luyện tập viết bản tin, Phỏng vấn và tả lời phỏng vấn, luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.)
Gộp thành chủ đề.
 TUẦN 15
Tiết 57-58: Chủ đề tích hợp: Phong cách ngôn ngữ báo chí (9 tiết)
(PCNNBC, Bản tin, luyện tập viết bản tin, Phỏng vấn và tả lời phỏng vấn, luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.)
Tiết 59-60: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện.
Thực hành lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Khuyến khích học sinh tự làm
Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng( trích- Hồ Biểu Chánh; Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc); Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
Khuyến khích học sinh tự đọc
 TUẦN 16
Tiết 61-62: Vĩnh Biệt Cửu trùng đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
Tiết 63-64: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản.
 TUẦN 17
Tiết 65-66: Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia)
Tiết 67-68: Ôn tập văn học.
 TUẦN 18
Tiết 69-70: Kiểm tra tổng hợp cuối kì 1
Theo lịch chung nhà trường
Tiết 71: Trả bài viết số cuối kì 1
Tiết 72: Dạy bù HKI
Tiết 1 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác: danh y, nhà thơ, nhà văn, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. Những nét đặc sắc về bút pháp kí sự: tài năng quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Lê Hữu Trác
Đ1
3
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm.
Đ2
4
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Đ3
5
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Đ4
6
 - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thể loại kí sự
Đ5
7
- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói riêng và tác phẩm Thượng kinh kí sự nói riêng 
N1
8
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. 
V1
Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề
9
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
11
- Trân trọng nhân cách cao đẹp của danh y Lê Hữu Trác.
- Có trách nhiệm và lương tâm đối với nghề nghiệp mình đã chọn
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,
Học liệu: 
*Giáo viên:
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
*Học sinh: 
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu 
 (5 phút)
Kết nối
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(20 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, GT-HT,GQVĐ
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
 2. Tác phẩm
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Cảnh sống xa hoa, đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả.
2. Nhân vật thế tử Cán và thái độ của tác giả.
3. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác
III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(10 phút)
Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành, thảo luận theo cặp đôi
Kỹ thuật: động não
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng 
(10 phút)
Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Đ1 
Kết nối kiến thức với bài học, hào hứng đi tìm kiến thức mới.
2. Nội dung hoạt động: 
HS quan sát 2 bức tranh và trả lời câu hỏi: Những bức tranh này khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học ở chương trình THCS?
3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” – trích Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ)
4. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Đưa ra bức tranh về phủ chúa Trịnh à Bức tranh khiến các em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?
Nêu những hiểu biết của em về đoạn trích đã học?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm suy nghĩ, vận dụng trí nhớ, viết vào giấy A4 và tổng hợp.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét và liên hệ và dẫn vào bài mới: Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự).
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1: Tìm hiểu chung về tác phẩm 
1. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
3. Sản phẩm: : Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
 I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả 
- Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông; là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh.
2. Tác phẩm ( SGK)
- Đoạn trích được rút ra từ Thượng kinh kí sự - tập kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh- ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ cúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử.
4. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
+ HS đọc nhanh Tiểu dẫn (Sgk, tr.3). 
+ Em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
2. 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
1. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Hoạt đ ...  đánh giá phiếu học tập, sản phẩm học tập của HS.
Hoạt động
Luyện tập 
(10 phút)
TCTH
Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng. 
Dạy học giải quyết vấn đề
GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC
Hoạt động Vận dụng 
(5phút)
 TN
Liên hệ với thực tế đời sống 
Dạy	học giải quyết vấn đề
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng
4.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Nêu những kiến thức cần nắm vững khi làm bài đọc hiểu và viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn trích văn xuôi?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới:Các em đã được củng cố kiến thức đọc văn và thực hành kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận cụ thể bằng một bài kiểm tra cuối HKI. Thế nhưng việc vận dụng các kĩ năng ấy, kết hợp vận dụng những kiến thức đã học của bản thân mình trong bài viết thật sự đúng hay chưa, hiệu quả hay không. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận ra điều đó.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
2.1: Tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N, GT - HT
2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn
1. Phần đọc hiểu
GV hướng dẫn HS làm phần đọc hiểu theo đáp án đã có.
2. Phần làm văn
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có tính tự chủ trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
 Tính tự chủ giúp con người làm chủ được chính mình, có ý thức cao và tự giác trong mọi việc, tự tin vào khả năng, năng lực của cá nhân, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao; tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện bản thân; đóng góp tài năng, công sức để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn;
Hướng dẫn chấm: 
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm.
0,5
2
Phân tích diễn biến tâm trạng của hai chị em Liên trong đoạn trích.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 
Diễn biến tâm trạng của hai chị em Liên trong đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và nhân vật (0,25 điểm)
0,5
* Phân tích
- Khi tàu đến: Hai chị em vui sướng, đứng dậy để được chiêm ngưỡng đoàn tàu vụt qua “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”, “ những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”.
- Khi tàu đi qua:
+ Hai chị em đứng im lặng, ngẩn ngơ, tiếc nuối: “nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.
+ Liên lặng theo mơ tưởng về Hà Nội: “xa xăm, sáng rực, vui vẻ và huyên náo”.
+ Đối với Liên, con tàu thật mới lạ, hấp dẫn, đem đến một thế giới khác đi qua: “khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”.
+ Đặc biệt, Liên tự cảm nhận kiếp sống của mình nhỏ nhoi, quẩn quanh, tăm tối: “như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
+ 
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật: xây dựng cốt truyện đơn giản; miêu tả tinh tế những biến đổi tâm trạng nhân vật; ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, giàu sức tạo hình, biểu cảm; giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng; 
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu : 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm.
2,5
* Đánh giá:
- Tuy nhỏ tuổi nhưng Liên và An là những đứa trẻ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu cảm xúc, luôn trân trọng niềm vui trong cuộc sống và luôn khao khát, ước mơ về tương lai tươi sáng
- Qua câu chuyện về hai nhân vật Liên và An nói riêng và cư dân ở phố huyện nói chung, nhà văn Thạch Lam xót thương những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng; trân trọng ước mơ đổi đời tuy còn mơ hồ của con người;
Hướng dẫn chấm:
-Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Thạch Lam; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề và lập dàn ý đại cương theo đáp án đã trình bày.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài 
- Theo em đề bài này có những yêu cầu gì về nội dung, kĩ năng, tài liệu?
- Với những yêu cầu trên, bài viết đảm bảo những yêu cầu nào?
- Gv chốt lại các ý trọng tâm cần đạt.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: Nhận xét ưu, khuyết điểm
1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N; GT - HT 
2. Nội dung: Phân tích điểm mạnh, yếu trong năng lực làm văn của HS
3. Sản phẩm: HS nhận ra ưu, khuyết điểm sau khi được trả bài
III. Nhận xét ưu, khuyết điểm
 1. Ưu điểm
- Đa số biết xác định đúng yêu cầu đề về nội dung, kĩ năng, tài liệu.
- Đa số nắm vững kiến thức đọc hiểu để làm phần Đọc hiểu
- Đa số hiểu đề, tập trung làm rõ yêu cầu của đề, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích khá sâu sắc và sáng tạo.
- Biết cách triển khai đoạn văn nghị luận xã hội, không phải là bài văn thu nhỏ
 2. Khuyết điểm
- Bài viết diễn đạt yếu, câu văn không đủ thành phần.
- Bài viết sơ sài, thiếu chọn lọc chi tiếttiêu biểu để phân tích
- Bài viết chưa đủ bố cục của bài văn nghị luận văn học 
- Viết sai chính tả và sử dụng từ chưa chính xác
III. Sửa lỗi
1. Viết sai chính tả
2. Ngữ pháp, diễn đạt
3. Kiến thức cơ bản
4. Kết cấu bài làm
IV. Kết quả: 
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS sửa bài lẫn nhau
- Nhóm 1 sửa bài nhóm 2
- Nhóm 2 sửa bài nhóm 3 
- Nhóm 3 sửa bài nhóm 4
- Nhóm 4 sửa bài nhóm 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo kết quả sửa lỗi kềt, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
GV đọc 1-2 bài điểm cao nhất lớp, thống kê tỉ lệ để rút kinh nghiệm cho bài đánh giá cuối kì. 
Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5 p)
1.Mục tiêu: N1, V1, YN
2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống
3.Sản phẩm: ý kiến của HS
4.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đặt vấn đề thảo luận: 
Từ nội dung chính trong bài đã học, hãy rút ra kinh nghiệm làm văn trong thời gian 90 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên bảng kinh nghiệm làm văn trong thời gian 90 phút.
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về kinh nghiệm đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - GV nhấn mạnh những ưu điểm cần phát huy, và những nhược điểm cần khắc phục trong bài viết của HS.
2- Bài sắp học: 
- Đọc văn bản
- Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài, luyện tập trong SGK .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_hoc_ki_i_nam_hoc_2021_2022.doc