Giáo án Ngữ văn lớp 11 đầy đủ

Giáo án Ngữ văn lớp 11 đầy đủ

· TUẦN:1

· TIẾT: 1

· TÊN BÀI: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

( Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác )

 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Kết hợp giữa diễn dịch và qui nạp.

- Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc 132 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1526Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:1
TIẾT: 1
TÊN BÀI: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác )
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Kết hợp giữa diễn dịch và qui nạp.
- Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Hãy cho biết vài nét về tác giả - tác phẩm?
- Sự nghiệp sáng tác của ông?
? Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được tác giả miêu tả ntn?
? Cung cách sinh hoạt ntn?
? Phân tích những lời nhận xét của tác giả để thấy được thái độ của ông đối với quang cảnh và cách sinh hoạt nơi đây?
? Cách lí giải và kê đơn cho Thế tử chứng tỏ LHT là một thầy thuốc ntn?
? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
HS ĐỌC PHẦN GHI NHỚ
TIỂU DẪN:
Tác giả:
- LHT(1724-1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê trấn Hải Dương(Hưng yên).
- Danh y: chữa bệnh, soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc.
- Nhà văn, nhà thơ.
Tác phẩm:
-“TKKS” là tập kí sự bằng chữ Hán, được xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. ND (SGK).
- Kí sự: là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.
- Đoạn “VPCT” nói việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch kê đơn cho Trịnh Cán.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh:
Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh:
- Vào phủ chúa: qua nhiều lần cửa, nhiều dẫy hành lang, cây cối um tùm, danh hoa đua thắm.
- Bên trong: Đại đường, Quyển bồng, Gác tía.
- Nội cung: trướng gấm màn che, ghế rồng sơn son thiếp vàng
[ Cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng. 
Cung cách sinh hoạt:
- Kẻ hầu người hạ tấp nập, bảy tám thầy thuốc túc trực.
- Lời lẽ hết sức cung kính khi nhắc đến chúa Trịnh và thế từ, tiêu xài sang trọng.
- Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.
[ Lễ nghi, khuôn phép, quyền uy tột đỉnh, hưởng thụ xa hoa, lộng lẫy.
Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của tác giả:
- Không đồng tình, dửng dưng trước lối sống xa hoa, hưởng lạc nơi đấy.
- Là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm.
- Là thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
[ Là thầy thuốc tài năngcó phẩm chất cao quý.
Đặc sắc nghệ thuật:
 Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn.
[ Giá trị hiện thực sâu sắc.
GHI NHỚ: (SGK-Tr9)
E. Củng cố: Lí do khiến cho LHT kê đơn bốc thuốc như vậy?
F. Dặn dò: - Học bài “vào phủ chúa Trịnh”.
 - Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. 
TUẦN:1
TIẾT: 2
TÊN BÀI: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS: 
- Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của XH và lời nói riêng của cá nhân.
- Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung.
- Có ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của XH, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
- 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Kết hợp giữa gợi tìm, vấn đáp.
- Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
? Ngôn ngữ là gì?
? Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp cho con người điều gì?
? Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố nào?
? Thế nào là lời nói của cá nhân?
? Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở những mặt nào?
CHO NGHE VÀI ĐOẠN NHẠC-NHẬN BIẾT GIỌNG 
? Ghi nhớ?
THẢO LUẬN 3 BT – Tr 13
NGÔN NGỮ-TÀI SẢN CHUNG CỦA XH:
 Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng XH. Muốn giao tiếp với nhau, XH phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ.
 Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua:
Các yếu tố ngôn ngữ chung:
Các âm và các thanh.
Các tiếng.
Các từ.
Các ngữ cố định.
Các qui tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ:
Qui tắc cấu tạo các kiểu câu.
Phương thức chuyển nghĩa từ.
LỜI NÓI-SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:
 Khi giao tiếp, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Lời nói được tạo ra nhờ các yếu tố và qui tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
 Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở:
Giọng nói cá nhân.
Vốn từ ngữ cá nhân.
Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
Việc tạo ra các từ ngữ mới.
Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
Ỉ Biểu hiện rõ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân( ở các nhà văn nổi tiếng). 
ã GHI NHỚ: ( SGK – Tr 13 )
LUYỆN TẬP:
Từ “thôi” _ chấm dứt, kết thúc một hoạt đông nào đó( VD: thôi học,).Ú Nguyễn Khuyến dùng từ “thôi” với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đồi, cuộc sống(chết).
Trật tự sắp xếp các từ rất riêng:
- Các cụm danh từ(rêu từng đám, đá mấy hòn): DT trung tâm đứng trước định từ và DT chỉ loại.
- Vị ngữ đi trước chủ ngữ.
Ú Tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ.
E. Củng cố:
F. Dặn dò: Chuẩn bị làm bài viết số 1( Nghị luận XH – Tr 14). Xem SGK trước.
TUẦN:1
TIẾT: 3-4
TÊN BÀI: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS: 
- Cũng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II lớp 10.
- Viết được bài văn NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của HS THPT.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
- 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Làm bài viết tại lớp với hai phần: trắc nghiệm lí thuyết văn học và nghị luận xã hội.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Đề 1: Bài tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba-1442”: 
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
* Đề 2: Bác Hồ từng dạy: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Em hiểu và vận dụng lời dạy đó như thế nào trong học tập và cuộc sống?
E. Củng cố:
F. Dặn dò: Soạn bài thơ “Tự tình”.
TUẦN:2
TIẾT: 5
TÊN BÀI: TỰ TÌNH II – Hồ Xuân Hương
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS: 
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống,
 khát vọng hạnh phúc của HXH.
- Thấy được tài năng thơ Nôm của HXH: thơ Đường viết bằng tiếng Việt, cách dùgn từ ngữ, 
hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Kết hợp giữa vấn đáp, gợi mở, phân tích.
- Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
? Phần Tiểu dẫn đã giới thiệu những nét chính nào trong cuộc đời và sự nghiệp của HXH?
HS ĐỌC BÀI THƠ
GV: nói sơ về thể loại bài thơ
? Câu đầu cho chúng ta thấy nữ sĩ đang ở trong hoàn cảnh nào? Mang tâm trạng gì?
? Câu 2, tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nhằm mục đích gì?
GV: Từ xưa đến nay, con người thường dùng gì để giải sầu? [rượu] ? Còn nữ sĩ thì ntn? Kết quả?
? HXH tiếp tục làm gì để giải sầu? Kết quả?
? Rêu và đá là những thứ bé nhỏ và vô tri; nhưng ở đây chúng ntn? Qua đó nói lên điều gì(bằng nghệ thuật nào)?
Sơ đồ: Buồn " thấm thía nỗi đau" khát vọng.
? Nhưng khi gặp cuộc sống thực tế, thì ntn?
? Câu 7 có gì đặc biệt không? Hai từ “lại” có giống nghĩa nhau không?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong câu thơ cuối? Hiệu quả của nó?
HS ĐỌC GHI NHỚ 
TIỂU DẪN(SGK-Tr 18):
- HXH quê ở làng Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu-Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở khinh thành Thăng Long.
- Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ. Cuộc đời của bà gặp nhiều éo le, ngang trái.
- Sáng tác của HXH gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.
-HXH là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất VHDG từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng. 
- Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm của HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
TÌM HIỂU VĂN BẢN:
Hai câu đề:
- Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
 + thời gian: đêm khuya 
 + âm thanh: trống canh dồn " bước đi dồn dập của thời gian, tâm trạng con người thì rới bời, cô đơn.
- Trơ cái hồng nhan với nước non
 + trơ + hồng nhan: thật rẻ rúng, mỉa mai.
 + Đảo ngữ “trơ”: tủi hổ, bẽ bàng.
 + Tương phản: hồng nhan > < nước non: sự thách thức " bản lĩnh của người phụ nữ trước cuộc đời. 
Hai câu thực:
- Cụm từ “say lại tỉnh”: gợi lên cái vòng quẩn quanh của duyên số"càng thấm thía nỗi đau.
- Mối tương quan giữa hình tượng: vầng trăng(sắp tàn) – khuyết chưa tròn " sự đồng nhất giữa trăng và người: nhân duyên không trọn vẹn.
Hai câu luận:
- Đảo ngữ: xiên ngang, đâm toạc được đặt lên đầu câu.
- Dùng các động từ mạnh: xiên, đâm.
Ỉ Một sức sống mãnh liệt; tuy phẫn uất, nhưng đầy khát vọng sống hạnh phúc.
Hai câu kết:
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
 + ngán: chán ngán, ngán ngẫm.
 + lại 1: thêm một lần nữa.
 + lại 2: trở lại.
" Sự éo le khi mùa xuân của thiên nhiên thì trở lại; còn tuổi xuân của con người thì không bao giờ trở về.
- Mảnh tình san sẻ tí con con " nghệ thuật tăn ... øng, chói.
 " lí tưởng cộng sản làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
Hai câu sau(ẩn dụ): vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim " niềm yêu đời, tràn đầy sức sống.
Những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2):
Hai câu đầu:
 + Động từ “buộc – mọi người”: tự nguyện gắn bó cái tôi với cái chung của mọi người.
 + “trang trải – trăm nơi”: trải rộng tâm hồn với cuộc đời.
Hai câu sau:
 + “hồn khổ”: gắn bó với quần chúng lao khổ.
 + “khối đời”(ẩn dụ): sự đoàn kết của những người cùng cảnh ngộ.
 " Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh bên cạnh những người lao khổ.
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ(khổ 3):
Điệp từ “là”(3 lần).
Các từ thân thiết gia đình: con, em, anh.
Số từ ước lệ “vạn”.
kiếp phôi pha: những người đau khổ bất hạnh.
" xem mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
Ghi nhớ(SGK – Tr 44)
* CỦNG CỐ: 
- Tố Hữu đã giác ngộ được quan điểm của giai cấp vô sản, đó là quan điểm nào ?
* DẶN DÒ:
- Học thuộc bài thơ này và phần phân tích.
- Soạn bài “Nhớ đồng” của Tố Hữu, “Tương tư” của Nguyễn Bính và “Chiều xuân” của Anh Thơ .
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 24
Tiết: 89
Bài: - “Nhớ đồng” của Tố Hữu.
“Tương tư” của Nguyễn Bính
“Chiều xuân” của Anh Thơ
MỤC TIÊU: 
 Giúp HS hiểu được:
- Niềm yêu quí thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đ/v quê hương, đồng bào.
- Cách bày tỏ tình yêu và nỗi nhớ mong của người đang yêu.
- Không khí và nhịp sống thôn quê khi mùa xuân về. 
PHƯƠNG PHÁP:
Đọc diễn cảm, dẫn dắt HS phân tích theo các câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm.
TIẾN TRÌNH:
* Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài thơ “Từ ấy”? Và cho biết niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng?
- Khi được ánh sáng của lí tưởng soi gọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống ntn?
- Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?
* Giới thiệu bài mới:
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Cho biết vài nét về phần Tiểu dẫn?
ĐỌC BÀI THƠ 
? Niềm yêu thương và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đ/v quê hương, đồng bào được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu gì?
ĐỌC BÀI THƠ
? Bài thơ là tâm trạng gì của người đang yêu?
? Theo các em, cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ có gì đáng lưu ý?
? Tìm chi tiết cho thấy có “hồn xưa của đất nước” trong bài thơ này?
= tình yêu khắc khoải nhưng không bi luỵ, buồn bã.
ĐỌC BÀI THƠ
? Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút của Anh Thơ hiện lên ntn?
? Đó là một khung cảnh ntn?
Bài: Nhớ đồng – Tố Hữu:
Tiểu dẫn(SGK – Tr 46):
Hướng dẫn đọc thêm:
Khi ở trong tù, tiếng hò thân thuộc của quê hương đã gợi lên biết bao nỗi nhớ về cuộc sống bên ngoài:
 + đồng ruộng quê hương.
 + những người nông dân.
 + những con người chất phát.
 + giọng hò trong lao động.
 + người mẹ già đơn chiếc.
 + những ngày đi tìm lí tưởng sống. 
 + những ngày hoạt động CM.
Trở về thực tại nhà tù cô đơn, cách biệt với thế giới bên ngoài.
[ Niềm yêu thương và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đ/v quê hương, đồng bào.
Bài: Tương tư – Nguyễn Bính:
Tiểu dẫn(SGK – Tr 49):
Hướng dẫn đọc thêm:
Bài thơ là nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải nhưng không được đáp lại nên có chút kể lể, trách móc:
+ nàng cho rằng vì cách trở đò giang
+ nhưng vẫn hi vọng trong sự nhúng nhường.
Nỗi nhớ mang đậm sắc thái dân gian:
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoái nhớ giầu không thôn nào?
[ Bài thơ là cách bày tỏ tình yêu và nỗi nhớ mong của những người đang yêu.
Bài: Chiều xuân – Anh Thơ:
Tiểu dẫn(SGK – Tr 49):
Hướng dẫn đọc thêm:
 Bài thơ là bức tranh mùa xuân nơi đồng quê miền Bắc với các hình ảnh: 
+ Mưa xuân nhè nhẹ, hoa xoan rụng nhiều.
+ Cỏ non mùa xuân.
+ Bướm lượn mùa xuân.
+ Trâu bò gặm cỏ.
+ Đồng lúa mùa xuân
[ Không khí và nhịp sống thanh bình nơi thôn quê khi mùa xuân về.
* CỦNG CỐ: 
- Tố Hữu đã giác ngộ được quan điểm của giai cấp vô sản, đó là quan điểm nào ?
* DẶN DÒ:
- Học thuộc bài thơ này và phần phân tích.
- Soạn bài “Tiểu sử tóm tắt”
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 24
Tiết: 90
Bài: TIỂU SỬ TÓM TẮT
MỤC TIÊU: 
 Giúp HS hiểu được: 
- Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt.
 PHƯƠNG PHÁP:
Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, từ đó rút ra kết luận.
TIẾN TRÌNH:
* Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài thơ “Từ ấy”? Và cho biết niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng?
- Khi được ánh sáng của lí tưởng soi gọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống ntn?
- Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?
* Giới thiệu bài mới:
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Thế nào là tiểu sử tóm tắt?
? Mục đích của việc tóm tắt tiểu sử?
= lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo, hiểu đúng về tác giả
? Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào?
HS đọc VB “Lương Thế Vinh” – Tr 54
? Theo các em, văn bản trên đã kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của LTV ntn?
? Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu đó?
= GV hương dẫn.
? Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần chuẩn bị các tài liệu nào?
? Cách viết tiểu sử tóm tắt?
Gồm bao nhiêu phần?
Cách đánh giá ntn?
Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt:
Mục đích:
Tiểu sử tóm tắt: là VB thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
Mục đích của việc tiểu sử tóm tắt: nhằm giới thiệu cho người đoc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới. Từ đó, giúp cho các nhà quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lí, hiệu quả
Yêu cầu:
Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: phải cụ thể, chính xác số liệu, mốc thời gian, thánh tích
Nội dung và độ dài của VB cần phù hợp với mục đích của tiểu sử tóm tắt.
Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các bptt
Cách viết tiểu sử tóm tắt:
Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt:
Kể lại vắn tắt :
Nhân thân(tên tuổi, quê quán).
Học vấn, tài năng và sáng tác.
Đánh giá: người có thực học.
Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu
Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần chuẩn bị các tài liệu:
Nhân thân(tên tuổi, quê quán).
Hoạt động XH: làm gì, ở đâu
Những đóng góp, thành tựu
Đánh giá chung(ý kiến tiêu biểu).
Viết tiểu sử tóm tắt:
Sắp xếp tài liệu theo một trình tự hợp lí theo bốn phần:
+ Nhân thân(tên tuổi, quê quán).
+ Hoạt động XH.
+ Những đóng góp, thành tựu
+ Đánh giá chung(ý kiến tiêu biểu).
Phần đánh giá cần cân nhắc kĩ lưỡng.
Luyện tập:
Bài tập 1 – Tr 55:
Là b, c, e.
Bài tập 2 – Tr 55:
Tiểu sử tóm tắt gồm 4 phần, rất cô đọng, không sd bptt.
Điếu văn: ngoài tóm tắt còn có thêm phần tiếc thương, biết ơn và dung lượng dài hơn.
Sơ yếu lí lịch: có phần kê khai kĩ hơn về gia đình và phần đánh giá là tự đánh giá.
Thuyết minh: sd tiểu sử tóm tắt như một bộ phận.
Bài tập 3 – Tr 55: GV hướng dẫn cho các em về nhà làm để chuẩn bị cho tiết Luyện tập.
* CỦNG CỐ: 
- Tiểu sử tóm tắt thường gồm các bộ phận nào ?
* DẶN DÒ:
- Học bài này và xem lại các bài tập đã làm.
- Soạn bài “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 24
Tiết: 91-92
Bài: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU: 
 Giúp HS hiểu được: Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập – để học tập và sd 
tiếng Việt tốt hơn.
 PHƯƠNG PHÁP:
Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, đưa ra các ví dụ để SS phân tích, từ đó rút ra kết luận.
TIẾN TRÌNH:
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tiểu sử tóm tắt? Mục đích của việc tóm tắt tiểu sử?
- Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào?
- Cách viết tiểu sử tóm tắt?
* Giới thiệu bài mới:
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Dựa vào sự tương đồng và khác biệt, ngôn ngữ được sắp xếp theo các loại hình nào?
HS xem ví dụ – Tr 56.
? Về mặt ngữ âm, tiếng có vai trò gì?
? Về mặt sd, tiếng có vai trò gì?
HS xem ví dụ – cuối Tr 56.
? Tại sao nói: từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái?
= GV hướng dẫn HS SS với tiếng Anh.
? Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Việt là gì?
HS xem ví dụ – Tr 57
HS đọc Ghi nhớ
Loại hình ngôn ngữ:
Một số ngôn ngữ có những nét chung về nguồn gốc thì được sắp xếp theo ngữ hệ: ngữ hệ Ấn – Â, Nam Á
Một số ngôn ngữ không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng giống nhau thì được sắp xếp vào một số loại hình: đơn lập và hoà kết.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt:
Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.
Về mặt sd, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
Từ không biến đổi hình thái:
Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ:
Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
Ghi nhớ(Tr – 57)
Luyện tập:
Bài tập 1 – Tr 58:
nụ tầm xuân(1): phụ ngữ của cụm ĐT(hái).
nụ tầm xuân(2): chủ ngữ của ĐT(nở).
bến(1): phụ ngữ của cụm ĐT(nhớ).
bến(2): chủ ngữ của ĐT(đợi).
trẻ(1): phụ ngữ của cụm ĐT(yêu).
trẻ(2): chủ ngữ của ĐT(đến).
già(1): 
[ Vai trò ngữ pháp của từ thay đổi nhưng hình thức của từ vẫn giữ nguyên, chỉ trật từ các từ là thay đổi.
Bài tập 2 – Tr 58: GV hướng dẫn cho HS SS.
Bài tập 3 – Tr 58: đã, các, để, lại, mà.
* CỦNG CỐ: 
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt?
* DẶN DÒ:
- Học bài này và xem lại các bài tập đã làm.
- Tiết sau “Trả Bài viết số 6”.
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_Van11.doc