Giáo án Ngữ văn Lớp 11 (Công văn 5512)

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 (Công văn 5512)

Tiết 1

VÀO TRỊNH PHỦ

( Trích Kí Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

- HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác: danh y, nhà thơ, nhà văn, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. Những nét đặc sắc về bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.

2. Năng lực:

-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước yẻ đẹp nhân cách Lê Hữu Trác.

-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 27 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 (Công văn 5512)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án theo công văn 5512 bộ GD-ĐT
: 
Tiết 1
VÀO TRỊNH PHỦ
( Trích Kí Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
- HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. 
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác: danh y, nhà thơ, nhà văn, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. Những nét đặc sắc về bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.
2. Năng lực: 
-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước yẻ đẹp nhân cách Lê Hữu Trác. 
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-Giáo án 
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
 - Sưu tầm tranh, ảnh về Lê Hữu Trác
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: 
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: Nhìn hình đoán tác giả 
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ:
* GV tổ chức cuộc thi Ai nhanh hơn
Các nhóm sẽ thi kể tên các Danh y- thầy thuốc nổi tiếng của VN?
Gợi ý: Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Tuệ Tĩnh, Đặng Văn Ngữ, Hải Thượng Lãn Ông, Đặng Văn Chung, Hồ Đắc Di
- HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên giới thiệu vào bài: Trong số 7 bậc danh y của VN thì Lê Hữu Trác đặc biệt hơn cả. Bởi vì ông không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a) Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
b) Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi: Nội dung chính của Tiểu dẫn gồm những ý gì? Tóm tắt từng ý.
Định hướng (GV nhấn mạnh một vài nét nổi bật):
HS đọc nhanh Tiểu dẫn, SGK, tr. 3.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc nhanh Tiểu dẫn, SGK.
+ HS lần lượt trả lời từng câu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
Kết quả mong đợi:
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
1. Tác giả: 
Tác giả (1724 – 1791). Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông ( Ông già lười ở đất Thượng Hồng )
- Quê quán: Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, thị trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên)
- Về gia đình: Có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan
- Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại ( Hương Sơn – Hà Tĩnh)
2. Tác phẩm: Đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới Kinh đô được dẫn vào phủ chúa đề bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông; là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh.
2. Tác phẩm ( SGK)
 Đoạn trích được rút ra từ Thượng kinh kí sự - tập kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh- ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ cúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
a) Mục tiêu: HS nắm được cách đọc thơ
b) Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
* GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, từ tốn, chú ý đọc một số câu thoại, lời của quan chánh đường, lời thế tử, lời người thầy thuốc trong phủ, lời tác giả,...
GV đọc trước một đoạn.
* GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
Nhóm 1: Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào? 
Nhóm 2: Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa? em có nhận xét gì về thái độ ấy? 
Nhóm 3: Nhân vật Thế tử Cán hiện ra như thế nào?
 Nhóm 4: Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho Thế tử?
* GV đặt câu hỏi: Em hãy nhận xét về tài năng, phẩm chất của Lê Hữu Trác?
Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận, thảo luận nhóm và suy nghĩ câu trả lời
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Các nhóm lần lượt trình bày
Kết qủa mong đợi:
* Nhóm 1 - Sự cao sang, quyền quý cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa:
+ Quang cảnh tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy (đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử,).
+ Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép (cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu, người hạ, cảnh khám bệnh,)
* Nhóm 2 : - Tỏ ra dửng dưng, sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào”
- không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do
* Nhóm 3 
- Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “ Đi trong tối om...”
- Nơi thế tử ngự: không khí trở lân lạnh lẽo, thiếu sinh khí
- Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán:
+ Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng
+ Biết khen người giữa phép tắc “Ông này lạy khéo”
+ Đứng dậy cởi áo thì “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh...nguyên khí đã hao mòn... âm dương đều bị tổn hại -> một cơ thể ốm yếu, thiếu sinh khí
* Nhóm 4 
- Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”
+ Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do;
+ Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y;
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét và bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức=> Ghi kiến thức then chốt lên bảng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả 
* Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh
+ Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “ Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “ Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương” 
+ trong khuôn viên phủ chúa “ Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi.
(phân tích bài thơ mà tác giả ngâm)
+ Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phần áo đỏ...
+ ăn uống thì “ Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”
+ Về nghi thức: Nhiều thủ tục... Nghiêm đến nỗi tác giả phải “ Nín thở đứng chờ ở xa)
=> Phủ chúa Trịnh lộng lẫy sang trọng uy nghiêm được tác giả miêu tả bặng tài quan sát tỷ mỷ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. Ngôn ngữ giản dị mộc mạc...
* Thái độ của tác giả 
- Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào”
- Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do
2. Thế tử Cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác
* Nhân vật Thế tử Cán:
- Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “ Đi trong tối om...”
- Nơi thế tử ngự: Vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc lụa là vàng ngọc. Người thì đông nhưng đều im lặng 
- Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán:
+ Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng
+ Biết khen người giữa phép tắc “Ông này lạy khéo”
+ Đứng dậy cởi áo thì “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh...nguyên khí đã hao mòn... âm dương đều bị tổn hại -> một cơ thể ốm yếu, thiếu sinh khí
=> Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan Thế tử Cán được tái hiện lại thật đáng sợ. Tác giả ghi trong đơn thuốc “ 6 mạch tế sác và vô lực...trong thì trống”. Phải chăng cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá giàu sang phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng?
* Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang khi khám bệnh cho Thế tử
- Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán “Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
+ Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc. Đề tránh được việc ấy chỉ có thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song, làm thế lại trái với y đức. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thày thuốc đã thắng. Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích -> Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có y đức
3. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.
Hoạt động 4: Tổng kết
a) Mục tiêu: HS nắm được những nội dung và ý nghĩa bài thơ
b) Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hướng  ... ành áp dụng kiến thức vừa học.
b) Nội dung: Hs hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh
ĐÁP ÁN
[1]='b'
[2]='c'
[3]='a'
[4]='d'
[5]='c'
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ HS đọc và trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Hồ Xuân Hương đã để lại tác phẩm nào?
a. Thanh Hiên thi tập.
b. Lưu hương kí.
c. Quốc âm thi tập.
d. Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
Câu hỏi 2: Từ dồn trong câu thơ mang nét nghĩa nào?
a. Làm cho tất cả cùng một lúc tập trung về một chỗ.
b. Làm cho ngày càng bị thu hẹp phạm vi và khả năng hoạt động đến mức có thể lâm vào chỗ khó khăn,bế tắc.
c. Hoạt động được tiếp diễn liên tục với nhịp độ ngày càng nhanh hơn.
d. Liên tiếp rất nhiều lần trong thời gian tương đối ngắn.
Câu hỏi 3: Từ trơ trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” không chứa đựng nét nghĩa nào?
a. Tỏ ra không biết hổ thẹn, không biết gượng trước sự chê bai, phê phán của người khác.
b. Ở trạng thái phơi bày ra, lộ trần do không còn hoặc không có sự che phủ,bao bọc thường thấy.
c. Ở vào tình trạng chỉ còn lẻ loi, trơ trọi một thân một mình.
d. Sượng mặt ở vào tình trạng lẻ loi khác biệt quá so với xung quanh, không có sự gần gũi,hòa hợp.
Câu hỏi 4: Ý nào không được gợi ra từ câu “Trơ cái hồng nhan với nước non”?
a. Thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả khi rơi vào tình trạng lẻ loi.
b. Thể hiện sự tủi hổ,xót xa xủa tác giả khi nhận ra hoàn cảnh của mình.
c. Thể hiện sự thách thức, sự bền gan cảu tác giả trước cuộc đời.
d. Thể hiện sự rẻ rúng của tác giả với nhan sắc của mình.
Câu hỏi 5:  Cụm từ say lại tỉnh trong câu “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”gợi lên điều gì?
a. Sự vượt thoát khỏi hoàn cảnh của nhân vật trữ tình.
b. Những tâm trạng thường trực của nhân vật trữ tình.
c. Sự luẩn quẩn,bế tắc của nhân trữ tình.
d. Bản lĩnh của nhân vật trữ tình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành suy nghĩ, thảo luận và trả lời
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài làm, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
b) Nội dung: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
1/ Xác định mạch cảm xúc của bài thơ?
 2/ Em hiểu từ hồng nhan là gì ? Ghi lại 2 thành ngữ có từ hồng nhan.
 3/Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì ?
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
..
Biết làm có được mà dám theo”.
( Trích Hầu trời, Tản Đà, Tr 15, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)
1/ Nêu ý chính của văn bản? 
2/ Xác định biện pháp tu từ (về từ) trong câu thơ Văn chương hạ giới rẻ như bèo ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?
3/ Cảm hứng chính trong văn bản trên là cảm hứng lãng mạn hay cảm hứng hiện thực ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng đó của nhà thơ ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ ,về nhà tiến hành hoàn thành nhiệm vụ được giao
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức bài học hôm nay.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ 
 -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
 - Gv chốt lại: tâm trạng buồn tủi chán chường và khát vọng hạnh phúc của HXH.
- Chuẩn bị bài: Viết bài số 1
*Rút kinh nghiệm:
.
.
.
Tiết 4-5
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
BÀI VIẾT SỐ 1
I. MỤC ĐÍCH:
1.Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng viết văn nghị luận
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung
3.Thái độ, phẩm chất:
- Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...
4.Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác , năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống
B. Phương tiện thực hiện: 
Cách thức tiến hành 
- Học sinh làm bài tại lớp 90 phút.
- GV đọc và chép đề lên bảng.
- Yêu cầu các em nghiêm túc thực hiện nội qui tiết học. 
D. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới. 
- GV: SGK, SGV, bài soạn, tài liệu..
- HS: Giấy viết bài.
C. B. Phương tiện thực hiện: 
Cách thức tiến hành 
- Học sinh làm bài tại lớp 90 phút.
- GV đọc và chép đề lên bảng.
- Yêu cầu các em nghiêm túc thực hiện nội qui tiết học. 
D. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới. 
B. Phương tiện thực hiện: 
Cách thức tiến hành 
- Học sinh làm bài tại lớp 90 phút.
- GV đọc và chép đề lên bảng.
- Yêu cầu các em nghiêm túc thực hiện nội qui tiết học. 
D. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới. 
THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc hiểu
Số câu
01
02
01
04
Số điểm
0,5
1,5
1,0
3,0
Tỉ lệ
5%
15%
10%
30%
II. Tạo lập văn bản
Số câu
0
01
01
Số điểm
0
7
7
Tỉ lệ
0%
100%
100%
Tổng cộng
Số câu
01
02
01
01
05
Số điểm
0,5
1,5
1,0
7,0
10
Tỉ lệ
0,5%
15%
10%
70%
100%
C. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ
Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao.
Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình:
Con thấy chuyến đi như thế nào?
Rất thú vị cha ạ!
Ngạc nhiên trước câu trả lời của đứa con, người cha hỏi lại:
Con có nhìn thấy những người sống ở đó nghèo khổ đến thế nào không?
Vâng, có!
Vậy con đã học được những gì nào?
Cậu con trai trả lời:
Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.
Khi cậu con trai dứt lời, người cha im lặng không nói được gì.
Cậu bé nói tiếp:
Cảm ơn cha đã cho con thấy họ nghèo khổ đến thế nào!
(Theo Quà tặng cuộc sống tr.101,102 - NXB Văn học, 2014)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 đ)
Câu 2: Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật tương phản lời nói của cậu con trai: "Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời." (1,0 đ)
Câu 3: Vì sao người cha lại « nín lặng không nói được gì »  sau khi nhận được câu trả lời của cậu con trai? (0,5đ)
Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với ạnh/ chị thông qua câu chuyện trên? (1,0đ)
Phần I: Làm văn (7,0 điểm)
 "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"
 Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
ĐỌC HIỂU
1.Phương thức biểu đạt chính: tự sự/ Phương thức tự sự
2. Đối lập tương phản: tài sản của cha con cậu bé tưởng là nhiều nhưng lại là ít và tài sản của những người dân nghèo tưởng là thiếu thốn nhưng lại là nhiều trong cái nhìn của cậu bé.
+ Tác dụng: làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống của gia đình cậu bé với những người nghèo khổ, từ đó cho thấy một thái độ sống, một cách nhìn khác về sự giàu - nghèo trong xã hội.
3.Người cha lại « nín lặng không nói được gì »  sau khi nhận được câu trả lời của cậu con trai, vì mục đích ban đầu của ông là muốn cho con trai thấy nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao nhưng hóa ra, con trai ông lại giúp ông nhận ra không phải người ta nghèo khổ mà cha con ông mới là người nghèo khổ.
4.Học sinh rút ra được một trong những bài học sau:
- Cần nhìn nhận cuộc sống bằng thái độ tích cực, lạc quan, yêu đời và cả sự hài hước, dí dỏm. 
- Sự giàu nghèo trong cuộc sống chỉ mang tính chất tương đối. Điều đáng quý đối với cuộc sống con người không phải là sự giàu có về vật chất mà là sự giàu có về tinh thần.
- Sự nghèo khổ về vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn 
LÀM VĂN
1 .Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng một bài kiểu nghị luận xã hội giải thích và chứng minh, bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
- Bài viết cần phải liên hệ thực tế, có thể là một câu chuyện có thật trong cuộc sống hoặc câu chuyện từ bản thân mà giá trị của một quyển sách tốt mang lại.
2. Yêu cầu về kiến thức : 
- Đề bài yêu cầu học giải thích và chứng minh “một quyển sách tốt là một người bạn hiền.
- Bài viết cần nêu được giá trị của một quyển sách tốt, giải thích “sách tốt là bạn hiền”, qua đó nêu được ý nghĩa, bài học mà sách tốt đem lại cho bản thân.
Bài làm phải đảm bảo ba phần cơ bản đưới đây:
a, Mở bài:
Sách là một phương tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí...Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn hiền”.
b, Thân bài
- Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền
+ Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
- Phân tích, chứng minh vấn đề
+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình:
- Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,...
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu.
+ Liên hệ với thực tế, bản thân:
c, Kết luận
- Khẳng định, suy nghĩ, cảm xúc rút ra bài học cho bản thân.
BIỂU ĐIỂM
+ Điểm 9-10: đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, có cảm xúc.
+ Điểm7-8: đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên, thiếu sót một vài ý, mắc một vài lỗi không đáng kể.
+ Điểm 5-6 : Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy 
+ Điểm 3-4: bài viết sơ sài,chưa hiểu đề,hoặc viết lan man.
+ Điểm 1-2: lạc đề, chưa hiểu đề

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_cong_van_5512.docx