Giáo án Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Giáo án Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

Nguyễn Công Trứ

I. TÁC GIẢ:

1/ Cuộc đời:

- Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. Xuất thân trong một gia đình nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ cho đến năm 1819, ông sống trong nghèo khó và chính trong thời gian này, Nguyễn Công Trứ có điều kiện tham gia sinh hoạt hát ca trù và vốn khá phát triển ở làng Cổ Đạm gần làng ông.

- Năm 1819, ông thi đỗ Giải Nguyên và được bổ làm quan. Bằng cuộc đời của chính bản thân, ông đã chứng tỏ mình là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực xã hội từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. Nhưng con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ gặp nhiều thăng trầm.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 7447Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Nguyễn Công Trứ
I. TÁC GIẢ:
1/ Cuộc đời: 
- Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. Xuất thân trong một gia đình nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ cho đến năm 1819, ông sống trong nghèo khó và chính trong thời gian này, Nguyễn Công Trứ có điều kiện tham gia sinh hoạt hát ca trù và vốn khá phát triển ở làng Cổ Đạm gần làng ông.
- Năm 1819, ông thi đỗ Giải Nguyên và được bổ làm quan. Bằng cuộc đời của chính bản thân, ông đã chứng tỏ mình là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực xã hội từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. Nhưng con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ gặp nhiều thăng trầm.
2/ Sự nghiệp sáng tác: rất phong phú gồm:
- Chữ Nôm: 50 bài thơ, 61 bài ca trù, một số câu đối, một bài phú nổi tiếng là “Hàn nho phong vị phú”
- Một số bài thơ chữ Hán
® Sáng tác chữ Nôm là chủ yếu, thể loại ưa thích của ông là hát nói (còn gọi là ca trù), thể loại phong phú tính nhạc. Nguyễn Công Trứ là người có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
3/ Hoàn cảnh sáng tác:
“Bài ca ngất ngưởng” được sáng tác vào năm 1848 khi Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu.
4/ Thể loại: Hát nói
Là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng. Thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
5/ Bố cục: 3 phần
a) 6 câu đầu: Ngất ngưởng khi làm quan
b) 12 câu tiếp theo: Ngất ngưởng khi về hưu
c) 3 câu cuối: Ngất ngưởng giữa đám quan lại đương triều
6/ Chủ đề:
“Bài ca ngất ngưởng” thể hiện triết lý sống, khát vọng tự do, thái độ khinh đời ngạo thế, tự ý thức về tài năng và phẩm chất của một bậc danh sĩ phong lưu, tài tử
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1/ Ý nghĩa từ “Ngất ngưởng”
- Nghĩa đen: Là tư thế ngả nghiêng, không vững chắc
- Nghĩa trong bài thơ là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
- Cảm hứng chủ đạo của bài ca được thể hiện tập trung qua từ “Ngất ngưởng”, từ này xuất hiện 4 lần trong tác phẩm (không kể tiêu đề của bài).
+ “Ngất ngưởng”(1) Khi làm quan ® Thái độ tự hào của một con người ý thức được tài năng và phẩm chất của bản thân.
+ “Ngất ngưởng”(2, 3) Khi về hưu ® Thái độ tinh thần của một con người biết vượt lên trên thực tế, sống an nhiên tự tại.
+ “Ngất ngưởng”(4) :
Ÿ Lời tự bạch của tác giả
Ÿ Lời bình giá của người đời về ông
2/ Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi làm quan (6 câu đầu)
	“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
- Nguyễn Công Trứ quan niệm: Mọi việc trong trời đất không có việc nào là không có phận sự của ta.
- Câu thơ chữ Hán trang trọng + Hình thức phủ định để khẳng định trách nhiệm của kẻ làm trai đối với đời.
	“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”
- Tác giả xưng danh một cách kiêu hãnh “Ông Hi Văn tài bộ” khẳng định tài năng của mình. Cách nói hài hước bằng hình ảnh so sánh “vào lồng” diễn tả sự gò bó, mất tự do khi làm quan triều đình.
® Hai câu thơ đầu: Nguyễn Công trứ xác định người thanh niên sống phải có mục đích, có trách nhiệm với đời.
	“Khi thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông
	 Gồm theo lược đã nên tay Ngất ngưởng
	 Lúc bình Tây, cờ đại tướng
	 Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”
- Điệp từ “khi” + phép liệt kê “Thủ khoa”, “Thám tán” “Tổng đốc Đông”, “bình Tây”, “Phủ doãn Thừa Thiên” + Đại từ “tay” kết hợp với từ “ngất ngưởng” + cách ngắt nhịp linh hoạt: Câu 3 nhịp 3/4.
	Câu 4 nhịp 3/2/3
	Câu 5 nhịp 3/3
	Câu 6 nhịp 3/4
® Bộc lộ cảm xúc kiêu hãnh tự hào về tài văn, võ của mình.
3/ Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi về hưu: (10 câu tiếp theo)
* Sống tự do phóng khoáng:
	“Đô môn giải tổ chi niên
	 Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
- Khi về hưu, nhàn rỗi, ông đi ngao du sơn thủy. Ông thường cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa rất khác người.
	“Kìa núi nọ phau phau mây trắng
	 Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
	 Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì
	 Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
- Vốn là một tướng võ nhưng phong thái của ông cũng có vẻ từ bi. Đi vãn cảnh chùa mà bên cạnh còn có vài giai nhân. ® Lối sống “ngất ngưởng” vượt lên trên thế tục, thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo gia phong kiến hà khắc khiến “bụt cũng nực cười”.
* Sống an nhiên tự tại:
	“Được mất dương đương người thế thượng
	 Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
- Hình ảnh so sánh thể hiện quan niệm sống : chuyện “được mất” ở đời chỉ như chuyện “Tái ông thất mã”. Chuyện “khen, chê” của dư luận bỏ ngoài tai, cứ vui phơi phới như đi trong gió xuân ấm áp.
- Hàng loạt các từ xuất hiện trong đoạn thơ “phau phau”, “đủng đỉnh”, “dương dương”, “phơi phới” ® trạng thái tinh thần hết sức thoải mái của nhà thơ khi thoát vòng cương hỏa.
	“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
	 Không phật, không tiên, không vướng tục”
- Nhịp thơ: 2 / 2 / 2 / 2; 2 / 2 / 3 + Điệp từ “khi” + nghệ thuật liệt kê ® kể rõ những thú vui của nhà thơ: Ngâm thơ, uống rượu, nghe hát ả đào.
- Điệp từ “không” ® phủ định những lề thói cổ hủ trong cuộc đời trần tục.
Þ Tất cả thể hiện bản lĩnh vững vàng của một nhà nho chân chính.
4/ Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng giữa đám quan lại đương triều:
	“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn Phú
	 Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
	 Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
- Tác giả so sánh mình với những bậc danh sĩ trong lịch sử như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật (Trung Quốc)
- Từ “ngất ngưởng” ® khẳng định ông khác hẳn đám quan lại đương thời từ tào năng đến phẩm cách, nhất là trước sau vẹn đạo vua tôi.
- Đại từ “Ông” khép lại bài thơ vang lên một cách kiêu hãnh tự hào.
III. KẾT LUẬN:
- “Ngất ngưởng” là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
- Hát nói là thể loại có tính chất tự do phóng khoáng phù hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai ca ngat nguong Nguyen Cong Tru.doc