Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ

Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ

Tiết 1+2

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam.

 - Nắm vững hệ thống vấn đề về

 + Thể loại của văn học Việt Nam

 + Con người trong văn học Việt Nam

 - Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam.

B. Phương tiên thực hiện:

 - SGK, SGV.

 - Các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam.

C. Phương pháp:

 - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ: không

 3. Giới thiệu bài mới: lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ Tổng quan văn học Viet Nam”

 

doc 176 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1382Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+2
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam.
 - Nắm vững hệ thống vấn đề về
	+ Thể loại của văn học Việt Nam
	+ Con người trong văn học Việt Nam
 - Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. Phương tiên thực hiện:
 - SGK, SGV.
 - Các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam.
C. Phương pháp:
 - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Giới thiệu bài mới: lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ Tổng quan văn học Việt Nam”
Hoạt động của gv và hsinh
Nội dung cần đạt
- Hoạt động 1: GV chia học sinh thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt nội dung phần 1 & 2 của bài học ® GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
1) Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” có những nội dung cơ bản nào? Em hãy cho biết các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam?
2) Văn học dân gian do ai sáng tác và lưu truyền bằng hình thức nào? Những thể loại và đặc trưng của văn học dân gian?
3) Văn học viết là bộ phận văn học xuất hiện vào thời điểm nào?
-Những đặc điểm cơ bản về: tác giả, hình thức lưu truyền , chữ viết, thể loại của văn học viết?
4) Văn học VN phát triển qua mấy thời kỳ? Các thời đại lớn của văn học VN?
5) Văn học trung đại được hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học ntn?
- Vì sao văn học từ thế kỷ X® hết TKXIX có sự ảnh hưởng của VH Trung Quốc?
- Hãy chỉ ra một vài tác phẩm tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại?
6) Văn học hiện đại phát triển trong hoàn cảnh nào? Quá trình phát triển và những thành tựu cơ bản của văn học hiện đại?
(GV có thể giúp hsinh hiểu thêm sự thay đổi từ văn học trung đại bằng việc giải thích thêm về hoàn cãnh lịch sử từ đầu TKXX ®1975, đồng thời cho hsinh lấy ví dụ minh họa về thành tựu của các thời kỳ VH).
Hảy nêu một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
Hoạt động 3: GV cho hsinh ở các nhóm vẽ sơ đồ về các bộ phận của VHVN để củng cố kiến thức, sau khi đã tìm hiểu nội dung (I&II) của bài học.
Hoạt động 4: GV cho hsinh trao đổi và phát biểu theo các câu hỏi sau:
1. Theo em đối tượng của VH là gì?
2. Hình ảnh con người VN được thể hiện trong VH qua những mối quan hệ nào?
3. Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua từng mối quan hệ? Lấy ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 5: hsinh đọc hoặc phát biểu phần ghi nhớ trong sgk để củng cố bài học.
Bài tập vận dụng (về nhà) Phân tích hình ảnh con người Vn trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên qua bài ca dao:
- “ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
* Hướng dẫn chuẩn bị bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
+ Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trong sgk.
+ Tìm thêm các ngữ liệu khác trong hoạt động giao tiếp hàng ngày để bổ sung cho kiến thức của bài học.
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN:
1. Văn học dân gian:
- Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- VHDG các thể loại: ( SGK )
- Đặc trưng tiêu biểu: 
+ Tính truyền miệng.
+ Tính tập thể.
+ Tính thực hành.
2. Văn học viết:
- Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, tác phẩm văn học mang dấu ấn tác giả.
- Các hình thức chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
- Thể loại của văn học viết đa dạng và phong phú.
II. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam: (các thời đại lớn của VHVN)
1. Văn học trung đại (TKX® XIX)
-Hình thành và phát triển trong khoảng 10 thế kỉ, gắn liền với những thịnh suy thăng trầm của xã hội phong kiến VN và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học ở khu vực Đông Nam, Đông Nam Á, văn học Trung Quốc.
- Văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (còn gọi là văn học Hán-Nôm)
* Văn học chữ Hán: có vai trò là chiếc cầu nối về tư tưởng và thể loại, thi pháp với văn học cổ - Trung đại Trung Quốc và đạt nhiều thành tựu.
* Văn học chữ Nôm: chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian,.
- Tác phẩm – tác giả tiêu biểu.
 + Chữ Hán
 + Chữ Nôm.
2. Văn học hiện đại (từ đầu TK XX® nay)
- Văn học hiện đại phát triển trong một điều kiện lịch sử xã hội có nhiều biến động ảnh hưởng đến văn học. Tác phẩmchủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
+ Văn học từ đầu TKXX® CMT8,1945 đây là giai đoạn giao thời giữa văn học trung đại với văn học hiện đại (nó vừa kế thừa những tinh hoa của văn học truyền thống, lại vừa tiếp nhận ảnh huởng của văn học thế giới để hiện đại hóa.)
+ Văn học từ 1945® nay: văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự nghiệp cách mạng.
- Hệ thống thể loại văn học không ngừng phát triển và hoàn thiện.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
- Đối tượng của văn học: con người và xã hội loài người ® văn học là nhân học.
- Hình ảnh con người VN trong văn học được thể hiện qua các mối quan hệ
 + Với thế giới tự nhiên
 + Với quốc gia, dân tộc
 + Với xã hội
 + Với ý thức về bản thân
IV. Ghi nhớ:sgk
.
Tiết 3-Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A,Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh:
+ Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp. 
	+Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực khi nói(viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
	+Có thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B.Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ Văn 10.
- Những thực tiễn về hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
C.Phương pháp giảng dạy:
- Căn cứ vào thực tiễn giao tiếp hằng ngày và các ngữ liệu trong sgk giúp học sinh hình thành nội dung cơ bản của bài học.
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh theo phương pháp qui nạp (học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm, tổ-giáo viên hướng đến nội dung cơ bản của bài học).
D. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: không
Bài mới
- Lời giới thiệu vào bài: trong cuộc sống hằng ngày, con người với con người thường có nhu cầu giao tiếp, trao đổi qua lại với nhau. Và hoạt động giao tiếp đó sừ dụng một phương tiện vô cùng quan trọng-đó là ngôn ngữ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
- Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu ngữ liệu
 1. Cuộc đối thoại trong văn bản trên có các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ntn?
 2. Trong đoạn văn, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau ntn? Vai trò của người nói và người nghe trong quá trình thực hiện giao tiếp này?
3. HĐGT giữa vua và các bô lão diễn ra trong hoàn cảnh nào?
I/Tìm hiểu ngữ liệu:
1. Đọc đoạn văn trích văn bản”hội nghị Diên hồng”
-Đối tượng giao tiếp:
+Vua & các bô lão
+Vua: người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lãolà đại diện cho các tầng lớp nhân dân
+Các n/vật gtiếp có vị thế khác nhau nên ngôn ngữ gtiếp khác nhau(từ xưng hô, từ thể hiện thái độ, các câu nói tỉnh lược)
- Quá trình của hoạt động gtiếp:
+ Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau.
+ Người nói tạo ra lời nói, người nghe lĩnh hội và giải mã nội dung được lĩnh hội.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước đang có giặc ngoại xâm
4. Hoạt động này hướng vào nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì?
5. Mục đích của cuộc giao tiếp là gì? Kết quả của cuộc giao tiếp ntn?
-Gv tiếp tục cho Hs ôn lại kiến thức bài “Tổng quan” đồng thời đặt câu hỏi xoáy vào trọng tâm bài học.
 + Đối tượng giao tiếp là ai? 
 + Hoàn cảnh giao tiếp?
 + Nội dung giao tiếp?
+ Mục đích giao tiếp?
Hoạt động 2: Gv đặt câu hỏi, tổng kết các câu trả lời và chốt lại bằng bài học ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố
- Gv cho bài tập, chia nhóm Hs(3 nhóm) và nêu yêu cầu cần đạt để Hs thực hành trong khoảng 3-5 phút
+ Nhóm 1: Phân tích đối tượng và quá trình gtiếp trong HĐGT giữa người mua và người bán ở chợ
+Nhóm2:Phân tích hoàn cảnh, nội dung gtiếp ở chợ của người mua& người bán
+Nhóm3: Phân tích mục đích, kết quả của HĐGT của người mua và người bán ở chợ
-Gv mời đại diện từng nhóm trình bày bài làm của nhóm,các thành viên khác bổ sung#Gv đi đến thống nhất nội dung cần đạt của bài tập.
Hoạt động 4: Gv hướng dẫn Hs về nhà làm trước các bài tập trang 23,24,25 (có thể cho các em làm theo nhóm) để chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo
Hoạt động 5:Dặn do øtiết sau
 Bài KQ VHDG
- Nội dung giao tiếp: Thảo luận về tình hình đất nước có giặc ngoại xâm và bàn sách lược đối phó
- Mục đích giao tiếp: Bàn bạc để tìm và thống nhất sách lược đối phó với giăc.
Cuộc gtiếp đã đạt được mục đích: thống 
nhất hành động đánh giặc
2. Về bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Đối tượng giao tiếp: Tác giả viết sgk và hsinh lớp 10, hai đối tượng có trình độ và vốn sống khác nhau
- Hoàn cảnh của HĐGT: Có tính qui thức
- Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học sử VN, bao gồm những vấn đề cơ bản:
+Các bộ phận hợp thanh của VHVN
+Quá trinh phát triển của VHVN
+Con người VN qua văn học
-Mục đích giao tiếp: Giúp hsinh nắm được những kiến thức cơ bản và khái quát về lịch sử phát triển của VHVN
II.Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập- Củng cố:
***Bài tập vận dụng: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ?
- Đối tượng giao tiếp: người mua và người bán 
- Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ, lúc chợ đang họp
- Nội ...  ngẫm.
Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu. Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin. Ngoài ra ngôn ngữ nói cũng có thể dùng nét mặt, cử chỉ điệu bộ làm phương tiện bổ trợ.
* Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ hoặc các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy chêm xen
* Về câu, ngôn ngữ nói thường dùng các câu tỉnh lược nhưng cũng có lúc lại rất rườm rà, dư thừa, trùng lặp vì lời nói đựoc sản sinh tức thì không có sự gọt giũa, hoặc do người nói cố ý lặp lại để người nghe hiểu.
Ngôn ngữ Viết
Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Cho nên muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản . Mặt khác, khi viết người viết có đk suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, người đọc có đk đọc. lại và phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo. Cũng nhờ vào sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến đựoc với đông đảo người đọc trong phạm vi một không gian rộng lớn, thời gian lâu dài.
Ngôn ngữ viết không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố bổ trợ nhưng nó được hỗ trợ bởi hệ thống các dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh hoạ, biểu bảng, sơ đồ
* Từ ngữ do được lựa chọn, thay thế nên thường chính xác, hợp phong cách ngôn ngữ .
* Về câu: thường là những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.
Câu 3: Văn bản.
 Văn bản
PCNN
SH
PCNN
 KH
PCNN
 C.L
PCNN
 H.C
PCNN
 B.C
PCNN
NT
Câu 4: Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong các ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
HS: Có thể làm bài ở nhà ra vở soạn. GV thu và kiểm tra, đánh giá. 
Câu 5: 
a, Trình bày khái quát về: 
HSPB: 
+ Nguồn gốc của tiếng Việt.
+ Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
+ Lịch sử phát triển của tiếng Việt
* Các em có thể căn cứ vào nội dung đã học ở bài khái quát lịch sử tiếng Việt để tóm tắt các ý chính nhằm mục đích xác định 03 ý nêu trên.
b, Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm VHVN
HSPB: 
+ Chữ Hán: Nam quốc sơn hàv.v
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều.v.v
+ Chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn độc lậpv.v
Câu 6: Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
Về ngữ âm và chữ viết
Về từ ngữ
Về ngữ pháp
Về phong cách ngôn ngữ
* Cần phát âm theo chuẩn
* Cần viết đúng chính tả và các quy định chặt chẽ về chữ.
* Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ
* Dùng đúng nghĩa từ.
* Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
* Dùng đúng phù hợp với phong cách ngôn ngữ.
* Câu cần đúng ngữ pháp.
* Câu cần đúng về quan hệ ngữ nghĩa.
* Câu cần có dấu câu thích hợp.
*Các câu có liên kết.
* Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, cahựt chẽ.
* Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ.
Câu 7: Xét câu đúng
HSTL&PB :
=> Các câu đúng là: b,d,g,h. Còn lại là sai.
Ngày soạn: 5/4 Tuần 34
Tiết 102 Làm văn 	 
TẬP VIẾT ĐỌAN VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 - Ôân tập, củng cố cách viết đọan văn nghị luận.
 - Viết được các đọan văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
 B. Phương tiện thực hiện:
 - SGK và SGV ngữ văn 10.
 C. Phương pháp:
 - Giáo viên gợi mở và hướng dẫn học sinh thực hành.
 D. Tiến trình lên lớp:
 - Ổn định.
 - Bài cũ: Trình bày cách viết đọan văn nghị luận.
 - Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:
GV ghi đề lên bảng và hướng dẫn hs đọc lại dàn ý đã được xây dựng ở tiết “Lập dàn ý..”
* Họat động 2: GV thống nhất với cả lớp chọn một ý trong dàn ý để viết.
* Họat động 3: HS làm bài trong khoảng 25’ , GV nhắc nhở và gợi ý một số vấn đề nếu cần thiết.
* Họat động 4: Từng cặp hs chấm bài cho nhau. GV chấm một số bài, sau đó nhận xét, đánh giá và sửa chữa một số sai sót.
1. Đề bài: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.
 Hãy giải thích và bình luận những ý kiến trên.
2. Chọn ý để viết bài văn nghị luận.
 a. Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới...
 b. Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người
 c. Sách giúp con người tự khám phá.
3. Học sinh làm bài.
4. Giáo viên nhận xét.
5. Giáo viên có thể đọc bài viết tham khảo SGV/ 133.
6. Củng cố – Dặn dò: - Nhắc hs về nhà
 + Tự sửa lại bài viết của mình.
 + Viết một đoạn hoặc một số đoạn khác trong dàn ý.
 - Chuẩn bị tiết “Viết quảng cáo”
Ngày soạn: 10/4 Tuần 35
Tiết 103: Làm văn 
VIẾT QUẢNG CÁO
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs
 - Nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
 - Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
 - Thấy được tầm quan trọng của quảng cáo trong cuộc sống hiện đại.
B. Phương tiện thực hiện:
 - SGK và SGV ngữ văn 10.
C. Phương pháp:
 - Nêu vấn đề, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định.
 2.Bài cũ:
 3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hs đọc 2 văn bản quảng cáo trong SGK và tìm hiểu:
1. Các văn bản trên quảng cáo về điều gì ? 
2. Các em thường gặp các văn bản đó ở đâu ?
3. Em hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại ? Văn bản đó quảng cáo về cái gì ? Quảng cáo ở đâu? Quảng cáo để làm gì ?
4. Văn bản quảng cáo là gì ?
HS trao đổi theo nhóm các nội dung sau:
1. Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên đươcï trình bày ntn ?
2. Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên ?
3. Các quảng cáo (1) và (2) có mặt nào chưa đạt yêu cầu ?
4. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo là gì ?
Hoạt động 2: GV cho hs tập viết quảng cáo theo nhóm
1. Rau sạch có những ưu điểm gì so với rau bình thường về các mặt: chăm bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng, giá cả.
2. GV hướng dẫn hs chọn hình thức quảng cáo, và hs trình bày theo nhóm
3. GV cho hs rút ra cách viết văn bản quảng cáo
Hoạt động 3: Luyện tập.
 - HS đọc lại các văn bản quảng cáo BT1 sgk/ 145 và phân tích tính súc tích, hấp dẫn, tác dụng kích thích tâm lí người mua hàng của các quảng cáo trên.
I Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
1. Văn bản quảng cáo trong đời sống.
* Tìm hiểu 2 văn bản trong sgk:
- Các văn bản trên quảng cáo về chất lượng máy tính INTEL và phòng khám đa khoa H.D.
- Các văn bản trên thường được quảng cáo ở tờ rơi, áp phích, đài truyền hình..
* Hs cho ví dụ.
* Văn bản quảng cáo: là loại văn bản thông tin thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ từ đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
* Tìm hiểu: 
- Hai văn bản quảng cáo trên đã đề cao những mặt ưu việt của sản phẩm: hình thức, tác dụng, giá thành, sự tiện lợi.
- Từ ngữ, câu văn ngắn gọn,súc tích, hấp dẫn
• Quảng cáo chưa đạt:
- Quảng cáo nước uống: Dài dòng mà vẫn không nêu được tính ưu việt của sản phẩm.
- Quảng cáo kem làm trắng da: tâng bốc quá đáng, phi thực tế, sử dụng từ ngữ thiếu thận trọng khiến người nghe bực bội và nghi ngờ sản phẩm.
* Yêu cầu: Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
II. Cách viết văn bản quảng cáo.
* Đề bài: Em hãy viết quảng cáo cho sản phẩm rau sạch.
1. Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo.
- Ưu việt của rau sạch:
+ Rau sạch đảm bảo an tòan thực phẩm, là rau không độc hại đến sức khỏe người sử dụng (không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, tưới bằng nước sạch, không có các chất độc hại khác..)
+ Rau sạch gồm nhiều loại, thỏa mãn nhu cầu lựa chọn của người mua.
+ Giá cả hợp lí, không cao hơn so với các loại rau khác là mấy.
2. Chọn hình thức quảng cáo:
 SGK/144
* Cách viết: Để viết văn bản quảng cáo cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
III. Luyện tập. 
* Bài tập 1:
- Cả 3 văn bản quảng cáo đều viết rất ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cần quảng cáo.
- Từng quảng cáo đều nêu lên được phẩm chất vượt trội của sản phẩm:
+ Xe: sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ
+ Sữa tắm: thơm ngát hương hoa, làm đẹp.
+ Máy ảnh: thông minh, tự động, dễ sử dụng..
* Bài tập 2: HS chọn đề tài và viết theo nhóm
IV. Dặn dò: học bài và làm bài.
Ngày soạn: 10/4 Tuần 35
Tiết 104 ,105	 	
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A. Mục tiêu bài học : 
- Ôn lại tri thức, kĩ năng các kiểu bài 
- Chuẩn bị tốt cho bài viết cuối năm
B. Phương tiện thực hiện : GSV, GSK Văn 10 cơ bản 
C. Phương pháp : Phân tích, thảo luận	
D. Tiến trình lên lớp : 
	1/ Ổn định	
	2/ Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài 
	3/ Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- Hướng dẫn học sinh trả lới các câu hỏi SGK .
- Cho học sinh thực hành với dàn ý đã được chuẩn bị . 
 + Khái quát văn học dân gian Việt Nam 
 + Truyện Kiều ( Phần một )
I/ Kiểu văn bản được học lớp 10 :
- Tự sự
- Thuyết minh
- Nghị Luận
II/ Luyện tập : 
- Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn tự sự, thuyết minh.
III/ Củng cố : 
- Các lỗi trong dàn ý học sinh vừa làm 
- tổng kết thành kiến thức ghi nhớ 
IV/ Dặn dò : 
- Kiểu bài học ở 11 : Nghị luận hành chính 
* TRẢ BÀI THI HỌC KÌ II ( BÀI SỐ 7 )
* HƯỚNG DẪN HỌC TRONG HÈ 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 10.doc