Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vội vàng

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vội vàng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu

- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 + Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế, tài liệu tham khảo.

 + Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn, các bảng phụ.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2086Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vội vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Trường: Đại học Tiền Giang	 Tuần lễ thứ: 
 Lớp: ĐH SP Ngữ văn 06. 	 Tiết thứ: 57 + 58	
VỘI VÀNG
 - Xuân Diệu-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 + Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế, tài liệu tham khảo.
 + Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn, các bảng phụ.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Được mệnh danh là “mới nhất trong các nhà thơ mới” thơ Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới, đồng thời mang đạm bản sắc riêng. Cái tôi lúc nào cũng thèm yêu khát sống với triết lí:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.
Với chủ trương:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Lúc nào, cái tôi ấy cũng khát khao tận hưởng ngay trên thiên đường trần thế. Nó thể hiện bằng giọng điệu sôi nổi, bồng bột, vồ vập cuống quýt cả khi vui lẫn khi buồn. Để thấy rõ, chúng ta tìm hiểu bài Vội vàng của Xuân Diệu.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1 : HD HS tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu 
TT1 : Cho Hs đọc phần tiểu dẫn và tìm hiểu về cuộc đời và nghệ thuật thơ văn của XD 
● Nêu những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật thơ văn của Xuân Diệu ?
● Nêu những nét chính về sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu ? 
● Nội dung thơ Xuân Diệu trước CMT8 ? 
● Nội dung thơ Xuân Diệu sau CMT8 ? 
TT2 : Cho HS rút ra nhận nhận xét về cuộc đời và nghệ thuật thơ văn XD 
● Ta rút ra được điều gì từ cuộc đời và nghệ thuật thơ văn của xuân Diệu ? 
HĐ 2 : Cho HS tìm hiểu nội dung bài thơ 
TT1 : GV đọc 
TT2 : Gọi HS đọc lại và tìm hiểu bố cục 
● Tìm bố cục của bài thơ ? 
TT2 : Cho HS tìm hiểu đoạn 1 
● Hãy nêu ý nghĩa và hình thức diễn đạt của 4 câu đầu ? 
● Tác giả miêu tả thiên nhiên bởi những chi tiết và hình ảnh nào ? 
● Dụng ý của tác giả khi lặp đi lặp lại từ này đây ? 
TT3 : GV sơ kết đoạn 1 
● Cảm nhận chung về đoạn thơ ? 
TT4 : GV hướng dẫn HS phân tích đoạn 2
● Vì sao thi nhân đang vui bỗng chợt buồn , đang say sưa ngây ngất bỗng chợt day dứt băn khoăn ? 
TT5 : GV sơ kết đoạn 2 
TT6 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 3 
● Tâm trạng của thi nhân ở đoạn thơ này ? 
Đoạn thơ này không còn là sự chán nản mà thúc giục mình hãy nắm bắt hương vị của cuộc sống 
TT6 : GV sơ kết đoạn 3 
HĐ 3 : GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
HĐ 4: GV hướng dẫn HS luyện tập
 Đề : “Với nguồn cảm hứng mới yêu đương của tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ra thanh niên bằng giọng điệu yêu đời thấm thía”
(Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan). Hãy làm rõ qua bài Vội vàng.
I . Tìm hiểu chung 
1. Cuộc về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu 
a. Cuộc đời 
- Xuân Diệu ( 1916-1985) tên khai sinh Ngô Xuân Diệu 
- Bút danh Trảo Nha , quê cha ở Hà Tĩnh , quê mẹ ở Bình Định , lớn lên ở Quy Nhơn 
- Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi 
- Trước CMT8 Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới ” 
- Sau CMT8 nhanh chóng hoà nhập với đất nước , nhân dân và nền văn học dân tộc 
b. Sự nghiệp thơ văn :
- Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn , là cây bút có sức sáng tạo dồi dào mãnh liệt 
♣ Thơ Xuân Diệu trước CMT8 
- Yêu đời tha thiết với cuộc sống , cảnh vật tràn đầy sức sống , thiên nhiên được cảm nhận bằng mọi giác quan 
- Tình yêu được diễn tả bằng mọi sắc thái cung bậc , từ e ấp dịu dàng đến nồng nàn , mãnh liệt , có khi điên cuồng đến si mê 
- Tuy nhiên cũng nói lên nhiều chán nản hoài nghi , nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn 
- Chịu ảnh hưởng phong trào thơ Mới thời kì 1930 – 1945 đặc biệt là chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ ca lãng mạn phương Tây nhất là thơ Pháp 
♣ Thơ Xuân Diệu sau CMT8 
- Chan chứa niềm tin yêu về cuộc sống về đất nước 
- Không còn chán nán hoài nghi mà mà nổ lực hoà cái riêng vào cái chung của dân tộc , vào cuộc sống xây dựng xã hội mới 
2 . Nhận xét 
- Là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới ” 
- Thơ Xuân Diệu thể hiện một tâm hồn khát khao giao cảm với đời 
- Hồn thơ nhạy cảm với thời gian , là nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu và được mệnh danh là “Ông hoàng của thơ tình ”
II . Đọc - Hiểu văn bản 
1. Đọc – tìm hiểu bố cục
- Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn 
◘ Đoạn 1 : 13 câu đầu : Tình yêu cuộc sống đến mức say mê tha thiết của nhà thơ 
◘ Đoạn 2 : 16 câu tiếp : Nổi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời 
◘ Đoạn 1 : 9 câu còn lại : Khát vọng sống và khát vọng yêu cuồng nhiệt hối hả 
2 : Đọc - hiểu đoạn 1 : 
Tôi muốn tắt nắng đi khát vọng mảnh liệt
Cho màu đừng nhạt mất của cái tôi , muốn 
Tôi muốn buộc gió lại thay đổi quy luật tự
Cho hương đừng bay đi nhiên 
à ý tưởng táo bạo 
- Tuần tháng mật Cảnh sắc thiên nhiên 
- Hoa cỏ đồng nội xanh rì tràn đầy niềm vui và
- Cành tơ phất phơ hạnh phúc 
- Tháng giêng ngon 
à Điệp ngữ này đây dồn dập , diễn tả tính chất phong phú , bất tận của thiên nhiên như có chút gì thôi thúc , giục giã , khiến cho ai đó dù có vô tình cũng không thể làm ngơ 
Ì Đoạn thơ là tiếng reo vui , đó là ước muốn ngăn chặn thời gian , chặn sự già nua , tàn tạ để giữ mãi hương sắc cho cuộc đời . Ý tưởng có vẻ như ngông cuồng nhưng lại xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết si mê 
3: Đọc - hiểu đoạn 2
Xuân tới à xuân qua Nhà thơ hoài xuân ,tiếc
Xuân non à xuân già xuân ngay cả khi mới 
Xuân hết à đời tôi mất bắt đầu à băn khoăn
 à Sự đối lập cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của thiên nhiên à tâm trạng chán nản
 Ôi chẳng bao giờ , chẳng bao giờ nữa 
à Cảm nhận rất rõ bước đi của thời gian , những gì đẹp nhất của mùa xuân , của tuổi trẻ , của tình yêu rồi sẽ đi không trở lại 
Ì Nhà thơ khao khát đến cháy bỏng , giao cảm đến nồng nàn nhưng luôn cảm thấy bơ vơ và có lúc hoảng sợ .Có điều ông không thể hiện nổi tuyệt vọng . Đoạn thơ thể hiện tâm trạng chán nản hoài nghi vì tuổi xuân trôi qua mà đời người thì giới hạn 
4: Đọc - hiểu đoạn 3
 Mau đi thôi à thúc giục mình nắm bắt tận hưởng cái đẹp của cuộc sống 
Ta muốn ôm 
Ta muốn riết khát vọng sống mảnh liệt của 
Ta muốn say nhà thơ , muốn ngự trị tất cả 
Ta muốn thâu 
- Ôm , riết , say , thâu , chuếnh choáng , đã đầy , no nê , cắn : là những động từ và tính từ mạnh được dùng ở mức độ tăng tiến 
Ì Lòng yêu cuộc sống đến độ cuồng si đó là kiểu giao cảm mạnh mẽ , cường tráng của một trái tim căng đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ 
III. Tổng kết 
1. Nội dung : 
 Bài thơ thể hiện niềm thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống , muốn tận hưởng hạnh phúc tràn đầy. 
 Tuy nhiên nhà thơ cũng cảm thấy chán nản trước cái giới hạn của đời người và cái vô hạn đất trời và thiên nhiên. 
 Từ đó thêm yêu mùa xuân tuổi trẻ 
2. Nghệ thuật : 
 Với những cách tân của thơ Mới thể hiện một cách sáng tạo và táo bạo qua ngòi bút thể hiện rõ phong cách thơ xuân Diệu
IV. Luyện tập
Dàn ý chi tiết
 Hoài Thanh cho Xuân Diệu “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Vũ Ngọc Phan lại chỉ cho người ta cái mới ấy: “Với nguồn cảm hứng mới yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ra thanh niên bằng giạng điệu yêu đời thấm thía”.
* Cuộc đời của con người đáng lưu ý nhất và quý giá nhất là thời tuổi trẻ. Vũ Ngọc Phan gọi đó là tuổi xuân. Giá trị lớn nhát của đời người là tuổi trẻ. Hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu.
 Đấy là cái nhìn, một phát hiện tích cực nhất của Xuân Diệu. Bài thơ Vội vàng đã thể hiện rất rõ.
+ Dựng một thiên đường trên mặt đất
“Tôi muốn tắt cặp môi gần”
 Cảnh vật mang tình người tràn trề xuân sắc. Nó quyến rũ bằng vẻ đẹp thơ mộng mà tự nhiên.
Sắc xuân và tình xuân theo ngòi bút của Xuân Diệu cứ hiện dần ra.
+ Xuân Diệu có quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và tình yêu:
“Xuân đương tới thắm lại”
 Từ đó giúp cho con người biết tiếc thời tuổi trẻ và lớp trẻ biết sống cho ra sống, cho tuổi trẻ của mình có ý nghĩa.
 + Xuân Diệu thể hiện cách sống vội vàng:
“Ta muốn ôm
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.
 Tình ý mãnh liệt, táo bạo. Dường như con người đang chạy đua với thời gian. Đó là khao khát được sống mãnh liệt, sống hết mình với một tâm thế cuồng nhiệt chưa từng thấy.
E. Củng cố và dặn dò
● Củng cố: Nội dung bài học 
● Dặn dò: Học thuộc bài thơ và soạn bài mới : Thao tác lập luận bác bỏ 
F. Rút kinh nghiện & bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docVOI VANG DU THI.doc