Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK + SGV + Giáo án

C. CÁCH THỨC TIÊN HÀNH

GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Giíi thiÖu kh¸i qu¸t hiÓu biÕt vÒ Lª H÷u Tr¸c vµ Th­îng kinh ký sù ?

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
 Lê Hữu Trác
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + SGV + Giáo án
C. CÁCH THỨC TIÊN HÀNH
GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Giíi thiÖu kh¸i qu¸t hiÓu biÕt vÒ Lª H÷u Tr¸c vµ Th­îng kinh ký sù ?
2. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(HS đọc SGK)
– Trong phần Tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung như thế nào?
Häc sinh dùa vµo TiÓu dÉn tr×nh bµy hcr® t¸c phÈm ? Tãm t¾t t¸c phÈm ?
HS đọc văn bản và chú thích, x¸c ®Þnh vÞ trÝ vµ ®¹i ý ®o¹n trÝch ?
– Quang cảnh và cuộc sống đây uy quyền của chúa Trịnh được miêu tả như thế nào?
– Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn?
– Thái độ của tac giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa?
– Ngoài miêu tả quang cảnh nơi chủ chúa, đoạn trích còn thành công trên lĩnh vực nào?
(HS đọc SGK)
– Thế tử Cán được miêu tả như thế nào? nơi ở ra sao?
Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả nơi ở của thế tử Cán?
- Hình hài vóc dáng của thế tử Cán được miêu tả như thế nào?
-NhËn xÐt th¸i ®é t¸c gi¶ khi vµo phñ chóa TrÞnh ?
- Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho thế tử Cán?
- Em có suy nghĩ gì?
- Theo anh (chị) bút pháp kí sự của tác giả đặc sắc như thế nào? Hãy phân tích những nét đặc sắc đó.
- Anh (chị) hãy dựng lại hình tượng Lê Hữu Trác (tác giả) qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Khái niệm về thể kí trung đại Việt Nam.
(HS đọc SGK)
- Thế nào là thể kí 
- Kí trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm nào? Tác phẩm nào là hoàn thiện nhất?
- Từ đó yêu cầu của người viết kí.
I. Tìm hiểu chung 
1. T¸c gi¶: 
– Sinh năm 1724, mất năm 1791 quê ở làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, chấn Hải Dương nay thuộc huyện Yên Mỹ, Hương Yên. Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông là người ở đất Thượng Hồng). Lười ở đây không phải đối lập với chăm chỉ mà là không nghĩ gì, lo tính gì về con đường danh vọng. Gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan. Cha đẻ làm quan Hữu Thị Lang Bộ Công. Lê Hữu Trác là con thứ bảy nên còn có tên là Chiêu Bảy. Gần ba mươi tuổi Lê Hữu Trác về sống tại quê mẹ thuộc xứ Đầu Thượng, xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
– Lê Hữu Trác không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong thời gian gần bốn mươi năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời trung đại. Quyển cuối cùng trong bộ sách này là một tác phẩm văn học đặc sắc Thượng kinh kí sự. Thượng kinh kí sự đánh dấu sự phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại. Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy, tai nghe từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), cho đến lúc xong việc về tới tại Hương Sơn ngày 02 tháng 11 . Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh, triệu vào kinh, Lãn Ông buộc phải lên đường. Từ đây mọi sự việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả. Thượng kinh kí sự khẳng định Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ.
SGK
2. T¸c phÈm:
-Hoµn c¶nh s¸ng t¸c :
-Tãm t¾t t¸c phÈm :
II . §äc- hiÓu v¨n b¶n :
* Vị trí đoạn trích:
- §ến kinh đô, Lê Hữu Trác được dắp xếp ở nhà người em của Quận Huy– Hoàng Đình Bảo. Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho thế tử Cán. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.
- Tác giả ghi lại một cách sinh động, chân thực cuộc sống xa hoa uy quyền của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình.
1.Cảnh sống xa hoa đẩy uy quyềncủa chúa Trịnh 
-Bậc danh y tuổi cao, tài lớn đã nhìn thấy và ghi lại quang cảnh ở phủ chúa Trịnh Sâm. Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ và nổi lên quyền uy tột bậc của nhà chúa.
+ Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
+ Trong khuôn viên phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Bài thơ ghi lại cảm nhận của tác giả đã minh chứng cho cảnh sống xa hoa, uy quyền của phủ Chúa.
“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt,
Cả trời Nam sang nhất là đây!”
+ Nội dung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phấn áo đỏ
+ Ăn uống thì “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ”.
+ Về ghi thức: Lê Hữu Trác phải qua nhiều thủ tục mới được vào thăm bệnh cho thế tử. Nào là phải qua nhiều cửa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào. “Muốn vào phải có thẻ”, vào đến nơi, người thầy thuốc Lê Hữu Trác phải “lạy bốn lạy”., khám bệnh xong đi ra cũng phải “lạy bốn lạy”. Tất cả những chi tiết trên cho người dọc nhận thấy phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm. Lời lẽ nhắc tới chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính (thánh thượng, ngự, yết kiến, hầu mạch,). Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. Tác giả không thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại. Xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải để dâng lên chúa. Tất cả nghiêm trang đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”.
– Đó là tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, nghệ thuật miêu tả cảnh sinh động. Sự việc được thuật lại theo trình tự diễn ra. Ta có cảm giác, tác giả không hề thêm thắt, hư cấu mà cảnh vật, sự việc cứ hiện ra mồn một. Ngôn ngữ giải dị, mộc mạc. Đằng sau bức tranh thiên nhiên và những con người ấy chứa đựng, dồn nén bao tâm sự của tác giả.
-Đó là sự thành công khi miêu tả con người. Từ quan truyền chỉ đến quan Chánh đường, từ người lính khiên võng, cầm lọng đến các quan ngự y, từ những cô hầu gái đến những phi tần, mĩ nữ đều hiện lên rất rõ. Nhưng rõ nhất là thế tử Cán.
– Lối vào chỗ ở của vị chúa nhỏ:
“Đi trong tối om, qua năm, sáu lần trướng gấm”
– Nơi thế tử nhự: đặt sập vàng, cắm nến to trên gí đồng, bày ghế đồng sơn son thếp vàng, nệm gấm. Ngót nghét chục người đứng hầu chực sau tấm màn che ngang sân, cung nữ xúm xít. Đèn chiếu sáng làm nổi bật màu phấn và màu áo đỏ, hươn hoa ngào ngạt.
– Chỉ có một ấu chúa, thực chất chỉ là cậu bé lên 5 tuổi (chưa đến tuổi đi học) mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng: gấm vóc, lụa là, vàng ngọc. Tất cả bao chặt lấy một con người. Người thì đong nhưng đều im lặng nên không khí trở nên lạnh lẽo, băng giá. Bao trùm lên các mùi phấn son tuy ngào ngạt nhưng thiếu sinh khí. Một cậu bé như Trịnh Cán rất cần ánh nắng, khí trời, vậy mà bị quây tròn, bọc kín trong cái tổ kén vàng son.
+ Mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng.
+ Biết khen người giữ phép tắc “ông này lạy khéo”
+ Đứng dậy cởi cáo thì: “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh, chân tay gầy gò... nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức... mặc bị tế, sác...âm dương đều bị tổn hại”.
- Thế tử Cán được miêu tả bằng con mắt nhìn của một vị lang y giỏi bắt mạch, chuẩn bệnh. Tác giả vừa tả, vừa nhận xét khách quan. Thế tử Cán được tái hiện lại thật đáng thương. Tinh khí khô, da mặt khô, toàn những đường nét chế. Hình ảnh thế tử Cán chỉ qua vài nét miêu tả đã hiện rõ một cơ chể ốm yếu. Bấy nhiêu đã đủ rồi, nhưng đâu chỉ có vậy, ta hãy đọc trong đơn thuốc:
“Sáu mạch tế, sác và vô lực, hữu quan yếu, hữu xích lại càng yếu hơn. Ấy là tì âm hư, vị hoả quá thịnh, không giữ được khí dương, nên âm hoả di càn. Vì vậy, bên ngoài thấy cổ trướng, đó là tượng trưng ngoài thì phù, trong thì trống”.
-Phải chăng cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá mức giàu sang, phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần, ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng. Qua ngôn ngữ của y học, hình hài tinh khí vẫn là của con người nhưng từng câu, từng chữ có lúc tạo nên nhịp điệu đối xứng “Màn che- trướng phủ”, với điệp ngữ “quá no... quá ấm”. Nhà khoa học kiêm nghệ sĩ đã chỉ đứng cội nguồn căn bệnh Trịnh Cán là cả tập đoàn phong kiến của xã hội Đàng Ngoài ốm yếu không gì cứu vãn nổi.
2.Th¸i ®é cña t¸c gi¶ :
- Khi khám bệnh cho thế tử Cán, thái độ của Lê Hữu Trác diễn biến rất phức tạp.
+ Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán: “Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
+ Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra những cách chưa hợp lí, thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chứa sẽ tin dùng, bị công danh trói buộc: “Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa”. Để tránh được thì chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song làm thế lại trái với y đức, trái với lương tâm, phụ lòng ông cha. Tam trạng ấy giằng co, xung đột. Đây là ý nghĩ đáng quý: “Cha ông mình đời đời chịu ơn nước, ta phải dốc hết cả lòng thành để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mới được”. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Lê Hãu Trác đã gạt sang một bên sở thích của riêng mình để làm tròn trách nhiệm. Khi đã quyết, tác giả thẳng thắn đưa ra lí lẽ để giải thích. Điều đó chứng tỏ tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thưc sâu rộng, già dặn kinh nghiệm. Ông lấy việc trị bệnh cứu người làm mục đích chính, y đức ấy ai hơn. 
– Quan sát tỉ mỉ.
+ Quang cảnh phủ chúa.
+ Nơi thế tử Cán ở, cảnh vật dưới ngòi bút kí sự tự phơi ra.
– Ghi chếp trung thực, giúp người đọc nhận được cảnh ấy có bàn tay bài trí của giàu sang, quyền chức.
+ Từ việc ngồi chờ ở phòng chè đến bữa cơm sáng.
+ Từ việc xem bệnh cho thế tử Cán đến ghi đơn thuốc.
Tất cả không có một chút hư cấu, chỉ thấy hiện thực đời sống cứ được bóc tách dần từng mảng. Người độc không thể dừng lại ở bất cứ chỗ nào. Cách ghi chép cũng như tài năng quan sát đã tạo được sự tinh tế, sắc sảo ở một vài chi tiết, gây ấn tượng khó quên.
+ Việc thế tử Cán ngồi trên sập vàng chễm chệ ban một lời khen khi một cụ già quỳ dưới đất lạy bốn lạy “ông già lạy khéo”.
+ Khi đi vào nơi thế tử xem mạch, tác giả chú ý cả chi tiết bên trong cái màn là nơi “Thánh thượng đang ngự” (chỉ chúa Trịnh Sâm) “Có mấy người cung nhân đang đứng xém xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”. Chi tiết này khẳng định việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa tự nó phơi bày ra mồn một.
III. Củng cố:
– Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác vừa mang đạm giá trị hiện thực, vừa thể hiện tính trữ tình. Nó thể hiện sâu sắc vẻ đẹp nhân cách của một thầy thuốc giàu tài năng, mang bản lĩnh vô vi, thích sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, ghẻ lạnh với danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình.
– Bằng tài năng quan sát sự vật, sự việc, cách kể hấp dẫn, Lê Hữu Trác đã góp phần thể hiện vai trò, tác dụng của thể kí đối với hiện thực đời sống.
IV. Bài tập nâng cao:
– Trước quang cảnh được chứng kiến trong phủ chúa, Lê Hữu Trác không bộc lộ trực tiếp thái độ, nhưng qua ngòi bút ghi chép, phần nào thấy được tình cảm và thái độ của người viết.
+ Trước cảnh lộng lẫy, giàu sang, xa hoa tấp nập kẻ hầu người hạ, tác giả nhận xét: “Bước chân tới đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Tác giả cũng là người sinh ra từ hàng ngũ thi thư, lệnh tộc mà phải nói như vậy thì chắc hẳn cảnh xa hoa lộng lấy, giàu sang ấy phải như thế nào và thái độ của tác giả ca ngợi, thán phục hay là chê bai? Điều ấy thực khó xác định. Nếu đem cảnh ấy mà so sánh với cuộc sống của đám dân đen bên ngoài mới thấy thái độ của tác giả hẳn là sự phê phán.
+ Bài thơ chứa đựng tất cả thái độ và cảm xúc của tác giả. Với gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vườn ngự có hoa thơm, chim biết nói, nghìn tầng cửa lính gác nghiêm ngặt và lời khái quát: “Cả trời Nam sang nhất là đây!” Tất cả cứ như phơi bày ra cuộc sống ở phủ chúa. Đằng sau những lời lẽ ấy, hẳn là thái độ phê phán kín đáo cái cuộc sống quá no, quá đủ của vua chúa. Đồng thời thể hiện thái độ “Phú quý bvất năng dâm” (Vật chất không thể mua chuộc và quyến rũ). Lê Hữu Trác dửng dưng với tất cả. 
+ Lê Hữu Trác còn thể hiện đức độ của người thầy thuốc. Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc. Để xa lánh điều không thích này, cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng, vô phạt. Nhưng làm thế là trái với y đức, trái với lương tâm và phụ lòng ông cha. Cuối cùng y đức đã chiến thắng. Lê Hữu Trác đã gạt riêng sở thích của mình để làm tròn trách nhiệm.
Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình. Mặc dù phương thuốc của ông trái ngược với đa số thầy thuốc thông thường. Chân dung của Lê Hữu Trác đã được thể hiện đầy đủ:
– Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu, rộng, già dặn kinh nghiệm.
– Một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm.
– Một nhà thơ, nhà văn giàu cảm xúc và có thái độ rõ ràng.
– Ông khinh thường lợi danh, phú quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm quê mùa.
Mặt khác ta nhận ra:
– Ông không đồng tình với cảnh hưởng lạc quá xa hoa và lộng quyền của chúa Trịnh đang giữ trọng trách quốc gia.
– Ý thức “về núi” cuủaông là sự đối nghịch gay gắt giữa quan điểm sống của ông với gia đình chúa Trịnh và bọn quan dưới trướng.
Ta càng hiểu vì sao ông lấy tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười ở đất Thượng Hồng).
V. Tri thức đọc– hiểu:
– Kí là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về hiện thực con người, cảnh vật đồng thời thể hiện cảm xúc chân thật của người viết.
– Kí trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm: Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề (thế kỉ XVIII) là tác phẩm mởi đầu cho thể kí ở Việt Nam. Sau đó là:Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến, Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ. Nhưng phải đến Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác mới thực sự là tác phẩm kí hoàn chỉnh.
– Yêu cầu với người viết kí phải quan sát nhạy bén, giàu trí tưởng tượng. Đặc biệt phải có xúc cảm chân thành.

Tài liệu đính kèm:

  • docVÀO PHỦ CHÚA TRỊNH.doc