Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 - Hiểu bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh. Thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

 - Phát hiện đánh giá những nét riêng của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác

II. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

- Học sinh đọc, phát hiện và trả lời câu hỏi, thảo luận

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.

- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.

 - Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1- 2	VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
	 (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Hiểu bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh. Thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
 - Phát hiện đánh giá những nét riêng của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác 
II. CÁCH THỨC THỰC HIỆN 
- Học sinh đọc, phát hiện và trả lời câu hỏi, thảo luận 
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
	- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: Bước sang thế kỉ thứ XVIII, chế độ PK lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái trầm trọng. Đất nước bị chia cắt, sông Gianh trở thành giới tuyến chia cắt hai miền đất nước. Đàng Trong chúa Nguyễn nghênh ngang trị vì, Đàng Ngoài chúa Trịnh lấn át Vua Lê: bên cạnh cung vua là phủ chúa thâm nghiêm, đường bệ, “cả trời Nam sang nhất là đây”.
H. ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Em biết gì về cuộc đời tác giả Lê Hữu Trác?
(yêu thích núi sông, cây cỏ, bầu bạn cùng thiên nhiên, chuyên tâm vào làm thuốc, chữa bệnh, cứu người, viết sách... nghe 2 chữ danh lợi thì dựng cả tóc gáy lên).
 - GV nói thêm về đặc trưng thể kí.
- Nêu xuất xứ và nội dung đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh?
- Tóm tắt: Nhận thánh chỉ (sáng sớm mồng một tháng hai) ® vào cung (cửa sau) ® nhiều lần cửa ® vườn cây ® hành lang quanh co ® điếm hậu mã quân túc trực ® cửa lớn ® hành lang phía tây ® Đại đường, Quyển bồng, Gác tía, phòng trà ® trở ra điếm “hậu mã” ăn cơm ® mấy lần trướng gấm ® hậu cung ® hầu mạch, dâng đơn ® về nơi trọ.
- Nhìn lại con đường vào phủ chúa Trịnh, em thấy ấn tượng nhất điều gì về quang cảnh nơi phủ chúa? (rất nhiều cửa, rất quanh co, rất nhiều người, rất xa hoa).
 - Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Quang cảnh ấy cho ta biết cuộc sống ở phủ chúa như thế nào?
- Lần đầu tiên vào phủ chúa, Hải Thượng Lãn ông nhận xét cảnh sống ở đây “thực khác hẳn người thường”. Em có thấy điều đó qua cung cách sinh hoạt? (quang cảnh, màu sắc chủ đạo, cuộc sống, không khí). 
Bình:Bằng tài quan sát tỉ mỉ, cụ thể và ghi chép trung thực, tác giả đã miêu tả sinh động khung cảnh vàng son nhưng trì hãm, thiếu sinh khí, lạnh lẽo, ngột ngạt của phủ chúa. Đồng thời phơi bày việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa. Đó là cuộc sống dư thừa vật chất nhưng thiếu nội lực bên trong. Đây chính là cội nguồn căn bệnh của các tập đoàn phong kiến đương thời.
- Phân tích những lời nhận xét của tác giả để thấy được thái độ của ông đối với quang cảnh và cách sinh hoạt nơi đây?
- Cách lí giải và kê đơn cho Thế tử chứng tỏ LHT là một thầy thuốc ntn?
- Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.
I-Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: 
- Lê Hữu Trác (1724 -1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê trấn Hải Dương (Hưng yên).
- Danh y: chữa bệnh, soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc.
- Nhà văn, nhà thơ.
2. Tác phẩm:
- “TKKS” là tập kí sự bằng chữ Hán, được xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. ND (SGK).
- Kí sự: là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.
- Đoạn “VPCT” nói việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch kê đơn cho Trịnh Cán.
II. Đọc hiểu:
1. Quang cảnh và cung cách s/ hoạt nơi phủ chúa:
a. Quang cảnh phủ chúa:
- Vào phủ chúa: qua nhiều lần cửa, nhiều dãy hành lang, cây cối um tùm, danh hoa đua thắm.
- Bên trong: Đại đường, Quyển bồng, Gác tía” cao và rộng. Kiệu của vua chúa, đồ nghi trượng, sập, võng, cột... đều là những thứ “nhân gian chưa từng thấy”...
- Nội cung: ở sâu thăm thẳm, tối om, phải qua năm sáu lần trướng gấm. Quang cảnh ở đây cũng là “nệm gấm”, “màn là”, “đèn sáp” lấp lánh, “ghế rồng sơn son thếp vàng”, “hương hoa ngào ngạt”, “màu mặt phấn và màu áo đỏ”.
® Phủ chúa là nơi thâm nghiêm, kín cổng cao tường, vô cùng xa hoa tráng lệ nhưng không khí ngột ngạt, tù đọng, thiếu sinh khí.
b. Cung cách sinh hoạt và việc chữa bệnh cho Trịnh Cán
 - Kẻ hầu người hạ tấp nập, bảy tám thầy thuốc túc trực.
- Lời lẽ hết sức cung kính khi nhắc đến chúa Trịnh và thế tử, tiêu xài sang trọng.
- Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.
[ Lễ nghi, khuôn phép, quyền uy tột đỉnh, hưởng thụ xa hoa, lộng lẫy, lấn lướt cả cung vua của chúa Trịnh.
2. Tâm trạng, thái độ và những suy nghĩ của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh.
- Không đồng tình, dửng dưng trước lối sống xa hoa, hưởng lạc nơi đây.
- Là thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm.
- Là thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
[ Là thầy thuốc tài năng, có phẩm chất cao quý.
3. Nét đặc sắc nghệ thuật.
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn.
[ Giá trị hiện thực sâu sắc.
III. Tổng kết: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa thể hiện phẩm chất của một thầy thuốc giàu tài năng, khinh thường danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình.
 4.Củng cố - dặn dò
- Học bài cũ (lưu ý): 
 + Hiện thực cuộc sống trong phủ chúa và thái độ của tác giả trước hiện thực đó?
	 + Tài năng và y đức của Lê Hữu Trác
 	- Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVAO PHU CHUA TRINH(2).doc