I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ
- Hiểu nội dung & 1 số hình thức nghệ thuật ( kết cấu , nhịp điệu , cách lập luận ) & ý nghĩa những câu tục ngữ trong bài học
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản
- Biết cách sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề & bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp , tìm hiểu ý nghĩa của chúng
- Tăng thêm hiểu biết & tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống & đặc điểm chung của văn bản nghị luận
Tuần 19 BÀI 18 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN & LAO ĐỘNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh : - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ - Hiểu nội dung & 1 số hình thức nghệ thuật ( kết cấu , nhịp điệu , cách lập luận ) & ý nghĩa những câu tục ngữ trong bài học - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản - Biết cách sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề & bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp , tìm hiểu ý nghĩa của chúng - Tăng thêm hiểu biết & tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống & đặc điểm chung của văn bản nghị luận II. PHƯƠNG PHÁP – ĐDDH - Đọc diễn cảm , gợi tìm , so sánh , nêu vấn đề , tích hợp - Diễn dịch , quy nạp , tích hợp - Bảng treo bài TN , ví dụ , các văn bản nghị luận III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC I.- Đọc – tìm hiểu văn bản TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN & LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 1. Ổn định 2. KTBC - Thế nào là ca dao ? Cho vd - Thế nào là thành ngữ ? Cho vd 3. Bài mới a) Giới thiệu Tục ngữ là 1 thể loại VHDG . Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm & trí tuệ của dân gian , là “ Túi khôn dân gian vô tận “ . Tục ngữ là thể loại triết lý nhưng đồng thời cũng là “ cây đời xanh tươi “ . Chủ đề của từ ngữ vô cùng phong phú . Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 số câu tục ngữ đề cập đến hình tượng thiên nhiên & công việc lao động sản xuất b) Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHẦN GHI BẢNG D Hoạt động 1 : Đọc văn bản & chú thích v Hướng dẫn đọc : nhấn giọng ở các vần lưng , vần chân - Ngắt nhịp : câu 1:3/2/2 , câu 2,3,4,5,6,7,8 dựa vào dấu phẩy - GV đọc mẫu - GV nhận xét - Qua phần chuẩn bị bài & dựa vào chú thích , em hãy cho biết thế nào là tục ngữ ? v TN có đặc điểm rất ngắn gọn , có kết cấu bền vững , có hình ảnh & nhịp điệu Õ dễ nhớ . Có những câu TN chỉ có nghĩa đen nhưng cũng có rất nhiều câu TN ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng Õ Lưu ý khi tìm hiểu nội dung - TN thường sử dụng phép đối , gieo vần ( vần lưng , vần chân ) D Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản - Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm ? Gọi tên từng nhóm đó - Hãy cho biết nghĩa của câu 1? - Csở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu TN là gì ? - Để nói lên sự khác biệt giữa ngày & đêm của tháng 5 & tháng 10 , tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? ( giàu hình ảnh Õrõ ràng , cụ thể , gây ấn tượng ) - Cách nói quá : chưa nằm đã sáng , chưa cười đã tối “ có tác dụng gì ? - Phép đối giữa 2 vế có tác dụng gì ? - Em hãy thử nêu lên 1 số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu 1 ? v K.nghiệm ở đây chủ yếu dùng cho người làm nghề nông song cũng có ích cho những nghề lao động khác - Hãy cho biết giá trị kinh nghiệm mà câu TN thể hiện ? v Với cách lập luận chặt chẽ , câu 1 đã thông báo 1 kinh nghiệm về nhận biết thời gian 1 cách tài tình , dễ nhớ , dễ thuộc lại hết sức khoa học & hợp lý - Nêu nghĩa của câu 2 - Csở thực tiễn câu 2 v Cần chú ý , không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa , phán đoán trong TN , dựa trên kinh nghiệm không phải lúc nào cũng đúng - Nêu nghệ thuật câu 2 & tác dụng của nghệ thuật ấy ? - Giá trị kinh nghiệm câu 2 - Nêu nghĩa câu 3 - Csở thực tiễn câu 3 v Đây là 1 trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão - Dân gian không chỉ xem ráng vàng đoán bão , mà còn dựa những hiện tượng khác . Hãy nêu những câu TN mà em biết - Giá trị kinh nghiệm câu 3 - Nêu nghĩa câu 4 - Csở thực tiễn câu 4 v Kiến là loài côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu , thời tiết , nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt , Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to & lũ lụt kiến kéo ra hàng đàn để tránh mưa , lụt & để lợi dụng đất mềm sau mưa để làm tổ mới . - Qua cơ sở thực tiễn trên , em có nhận xét gì về óc quan sát của nông dân ? - Giá trị kinh nghiệm câu 4 v Ndân ta có ý thức dự đoán lũ lụt từ rất nhiều hiện tượng tự nhiên để phòng chống - Câu TN này còn có 1 bản khác . Dị bản đó là gì ? - Nêu ý nghĩa câu 5 v Tấc đất chỉ 1 mảnh đất rất nhỏ (bằng 1/10 thước) . Vàng là 1 kim loại quý đo bằng cân tiểu li . Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn , quý giá vô cùng - Hãy nêu nghệ thuật của hình ảnh “ Tấc đất , tấc vàng “ . Nêu tác dụng - Giá trị của kinh nghiệm câu 5 v Đất là nơi người ở , người phải lao động & đổ bao xương máu mới có đất & bảo vệ được đất . Đất là vàng , 1 loại vàng sinh sôi . Vàng ăn mãi cũng hết , còn “chất vàng” của đất khai thác mãi cũng không cạn . - Câu TN này có thể sử dụng trong những trường hợp nào ? - Nêu nghĩa câu 6 - Csở thực tiễn của câu 6 v Kinh nghiệm của câu này không phải áp dụng đâu cũng đúng . Ở vùng nào có thể làm tốt cả 3 nghề thì đó là trật tự đúng nhưng những nơi , điều kiện tự nhiên chỉ có thể thuận lợi cho 1 nghề phát triển thì không phù hợp - Giá trị kinh nghiệm của câu 6 - Nêu nghĩa câu 7 - Hãy nêu NT của câu TN? tác dụng? - Csở thực tiễn câu 7 - Giá trị kinh nghiệm câu 7 v Câu Tn giúp người nông dân thấy tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa chúng . Nó rất có ích đối với 1 đất nước mà phần lớn dân số sống nghề nông . - Tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệm này - Nêu nghĩa câu 8 - Csở thực tiễn câu 8 - Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào ? D Hoạt động 3 : Tổng kết - Qua những đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên & trong lao động sản xuất cho thấy người dân nước ta có những khả năng nổi bật nào ? - Hãy nêu những nghệ thuật độc đáo của TN - Tục ngữ lao động sản xuất & thiên nhiên có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay ? - 2 HS đọc - Chú thích /3.4 - Câu 1Õ4 : TN về thiên nhiên - Câu 5Õ8 : TN về lao động sản xuất - Đọc câu 1 - Tháng 5 đêm ngắn , tháng 10 ngày ngắn Õ kinh nghiệm nhận biết về thời gian - Ở nước ta , vào mùa hạ đêm ngắn ngày dài , vào mùa đông thì ngược lại : đêm dài , ngày ngắn - Thảo luận + Sử dụng cách nói quá + Gieo vần lưng + Phép đối : đối vế , đối từ Õ lập luận chặt chẽ - Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của ngày tháng 5 & đêm tháng 10 Õ gây ấn tượng độc đáo , khó quên - Làm nổi bật sự trái ngược t/c đêm & ngày giữa mùa hạ với mùa đông - Có thể áp dụng vào việc tính toán , sắp xếp công việc hoặc việc giữ gìn sức khỏe của mỗi con người trong mùa hè & mùa đông , tính toán độ đường khi đi xa . - Câu TN giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận , sử dụng thời gian , công việc , sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm - Đọc câu 2 - Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao thì nắng , trời ít sao sẽ mưa - Trời nhiều sao thì ít mây do đó sẽ nắng . Ngược lại trời ít sao thì nhiều mây vì vậy thường có mưa . - Đối vế (mau-vắng) Õ nhấn mạnh sự khác biệt - Giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết , sắp xếp công việc - Đọc câu 3 - Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì phải coi giữ nhà cửa . - Ráng vàng xuất hiện phía chân trời , ấy là điềm sắp có bão - Thảo luận - Tháng bảy heo may , chuồn chuồn bay thì bão - Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa , hoa màu . - Đọc câu 4 - Kiến ra nhiều vào tháng 7 âm lịch sẽ còn lụt - Ở nước ta , mùa lũ xảy ra vào tháng 7 nhưng có năm kéo dài sang cả tháng 8 . Kiến bò nhiều vào tháng 7 & thường bò lên cao là điềm báo sắp có lụt - Quan sát tỉ mĩ Õ rút ra những nhận xét chính xác - Nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta , phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng 7 - Tháng 7 kiền đàn , đại hàn hồng thủy - Đọc câu 5 - Đất được coi như vàng , quý như vàng - Thảo luận ? - So sánh tương phản - Câu nói rút gọn - Nêu giá trị của đất đai , thông tin nhanh , ngắn gọn - Đất quý giá vì đất nuôi sống con người . Con người phải quý trọng , cần sử dụng có hiệu quả + Để phê phán hiện tượng lãng phí đất + Để đề cao giá trị đất - Đọc câu 6 - Thứ nhất nuôi cá , thứ nhì làm vườn , thứ 3 làm ruộng Õ Chỉ thứ tự lợi ích của các nghề - Từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề - Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện , hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải , vật chất . - Đọc câu 7 - Thứ nhất là nước , thứ hai là phân , thứ 3 là chuyên cần , thứ tư là giống Õ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố khi trồng lúa . - Phép liệt kê - Nêu rõ thứ tự & nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố - Nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố nước , phân , cần , giống trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước - Trong nghề làm ruộng , phải đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt , mùa màng bội thu - Một lượt tát , một bát cơm - Người đẹp vì lục , lúa tốt vì phân - Đọc câu 8 - Thứ nhất là thời vụ , thứ 2 là canh tác Õ khẳng định tầm quan trọng của thời vụ & của đất đai - Trong trồng trọt , cần đảm bảo 2 yếu tố : thời vụ & đất đai , trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu - Lịch gieo cấy đúng thời vụ - cải tạo đất sau mỗi vụ ( cày, bừa , bón phân , giữ nước ) - Ghi nhớ / 5 - Đọc thêm / 5,6 I- Tiếp xúc văn bản chú thích ( SGK /3,4) II- Đọc hiểu văn bản Câu 1 : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối ÕPhép đối , vần lưng phóng đại Õ L. luận chặt chẽ , giàu hình ảnh làm nổi bật sự trái ngược giữa mùa hè & mùa đông Câu 2,3,4 - Kinh nghiệm nhận biết về thời tiết - NT : đối , vần Câu 5 - Giá trị của đất đai - NT : so sánh Câu 6 Thứ tự về nguồn lợi kinh tế của các ngành nghề Câu 7 - Thứ tự tầm quan trọng của nước , phân bón , sự cần mẫn và thóc giống NT : liệt kê III- Tổng kết D Hoạt động 4 : Luyện tập - Sưu tầm 1 số câu TN có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về TN - Làm BT ở ... động 1 : Ôn kiến thức về lý thuyết văn bản đề nghị & văn bản báo cáo - Mục đích viết đề nghị & viết báo cáo có gì khác nhau ? - Nội dung báo cáo & đề nghị có gì khác nhau ? - Hình thức trình bày của 1 văn bản đề nghị & văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau ? - Cả 2 loại văn bản trên có điểm gì cần lưu ý ? Những mục nào không thể thiếu trong mỗi loại văn bản ? . + Văn bản đề nghị : nhằm đề xuất 1 ý kiến , nguyện vọng + Văn bản báo cáo : nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết + Đề nghị : Ai đề nghị ? Đề nghị ai ? Đề nghị điều gì ? + Báo cáo : Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai Báo cáo về việc gì ? Kết quả như thế nào ? v Giống :cần trình bày trang trọng và sáng sủa theo 1 số mục quy định sẵn v Khác : +Văn bản đề nghị : ngắn gọn + Văn bản báo cáo : rõ ràng + Tên văn bản cần viết in hoa , khổ chữ to + Trình bày văn bản cần sáng sủa , cân đối + Tên người , nơi gửi & nội dung là những mục không thể thiếu trong 2 loại văn bản + Đối với văn bản báo cáo kết quả rõ ràng , cụ thể { Hoạt động 2 : Luyện tập (BT1 / 138 ) Nêu tình huống thường gặp trong cuộc sống phải viết báo cáo và đề nghị v Văn bản đề nghị : - Có 1 địa danh rất nổi tiếng , cả lớp đều muốn GVCN dẫn đi tham quan - Lớp muốn đề nghị mời 1 nhà văn , nhà thơ về nói chuyện cần đề nghị với GVCN v Văn bản báo cáo : - Chuẩn bị cho tổng kết năm học , GVCN muốn biết tình hình của lớp em trong học kỳ vừa qua ( BT 2/138 ) Viết văn bản đề nghị & báo cáo Phân công 4 tình huống nêu trên cho tổ ( BT 3/138 ) Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau : ¯ Trường hợp 1 : HS viết báo cáo là không phù hợp , trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh , gia đình & đề đạt nguyện vọng của mình ¯ Trường hợp 2 : HS viết văn bản đề nghị không đúng , trường hợp này phải viết báo cáo vì GVCN muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình TBLS & bà mẹ anh hùng ¯ Trường hợp 3 : Trường hợp này không thể viết đơn mà cả lớp phải viết văn bản đề nghị GVCN & BGH khen thưởng , biểu dương bạn H 4. Dặn dò : - Nắm vững cách sử dụng văn bản báo cáo và đề nghị - Chuẩn bị : Ôn tập TLV - Xem lại kiến thức văn bản biểu cảm và nghị luận II. Tập làm văn ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 1. Ổn định 2. KTBC - Mục đích viết đề nghị & báo cáo có gì khác nhau ? - Nội dung báo cáo & đề nghị có gì khác nhau ? 3. Bài mới a) Giới thiệu Trong chương trình TLV 7 các em đã đi vào tìm hiểu 2 loại văn bản đó là văn bản biểu cảm & văn bản nghị luận . Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ hệ thống lại những kiến thức đã học của 2 thể loại văn đó . b) Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHẦN GHI BẢNG { Hoạt động 1 : Các bài văn biểu cảm - Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7 tập 1 ( văn xuôi ) - Hãy đọc 1 bài văn biểu cảm mà em yêu thích - Văn biểu cảm có đặc điểm gì ? - Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm ? - Qua đoạn văn em vừa đọc , em có nhận xét gì về lời văn ? - Khi muốn bày tỏ tình thương yêu , lòng ngưỡng mộ , ngợi ca đối với 1 con người , sinh vật , hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì ? - Một bài văn biểu cảm thường có bố cục như thế nào ? { Hoạt động 2 : Văn bản nghị luận - Ghi lại tên các bài văn nghị luận chứng minh và giải thích đã học và đọc trong sách Ngữ văn 7 tập 2 - Đọc lại 1 văn bản chứng minh mà em thích nhất - Một văn bản nghị luận chứng minh thường được bố cục như thế nào ? Ở phần mở bài , người viết phải nêu lên được gì ? - Ngoài luận đề : người viết cần phải nêu điều gì nữa ? - Tìm những từ , cụm từ hay dùng trong phần định hướng của bài chứng minh ? - Trong phần thân bài của bài văn chứng minh , người viết cần phải làm gì ? - Sau đó , người viết làm gì nữa ? - Ở mỗi bước chứng minh , em làm như thế nào ? - Với văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ , hãy cho biết luận đề , luận điểm , dẫn chứng , câu văn gắn kết ? - Hãy cho biết đặc điểm nổi bật của văn nghị luận chứng minh là gì ? - Trong phần kết bài của văn chứng minh , người viết phải làm gì ? - Hãy đọc 1 bài văn nghị luận giải thích - Phần mở bài của văn giải thích có gì giống &ø khác với văn chứng minh? - Những từ và cụm từ thường dùng trong văn giải thích ? - Nêu lại các làm thân bài ? - So sánh phần kết bài văn giải thích và văn chứng minh - So sánh để tìm ra nét khác biệt giữa văn giải thích và văn chứng minh ? - kẻ bảng vào vở + Nội dung : trữ tình + Biểu hiện tình cảm , thái độ , đánh giá đối với người viết ngoài đời - Chủ yếu để biểu lộ cảm xúc - Giàu cảm xúc , giàu hình ảnh + MB : Giới thiệu đối tượng biểu cảm + TB : nêu lên tình cảm , cảm xúc + KB : Khẳng định tình cảm - Kẻ bảng vào vở - Gồm 3 phần : MB , TB , KB - Nêu vấn đề cần chứng minh hay còn gọi là luận đề - Trích đề và định hướng đề - Bằng những dẫn chứng có trong . . . . - Diễn giải rõ luận đề (nếu cần) - Xây dựng hệ thống luận điểm hợp lý để chứng minh từng bước của luận đề + Nêu rõ luận điểm cần chứng minh + Nêu những dẫn chứng dùng để chứng minh + Dùng những câu gắn kết dẫn chứng với những kết luận cần đạt tới - Dùng dẫn chứng tiêu biểu , chính xác , phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề - Thông báo luận đề đã chứng minh xong - Nêu ý nghĩa của công việc chứng minh đối với thực tế cuộc sống ( hay liên hệ bản thân ) - Khác ở phần định hướng - Vì sao ? Tại sao ? Hiểu như thế nào ? Ý nghĩa ra sao ? + Giải nghĩa vấn đề cần giải thích ( là gì ? ) + Giải thích vấn đề cần giải thích ( tại sao ? ) theo từng luận điểm + Nêu cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống ( bằng cách nào ? làm thế nào ? ) - Giống nhau + CM : dùng dẫn chứng đã được công nhận để làm sáng tỏ vấn đề + Giải thích : dùng lý lẽ đã được công nhận để làm sáng tỏ vấn đề { Hoạt động 3 : Luyện tập Đề bài : + CM câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ + Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ - Hai đề bài này giống và khác nhau như thế nào ? 4. Dặn dò: - Ôn kỹ chuẩn bị thi HK 2 - Chuẩn bị : Ôn tập tiếng Việt ( tt ) Tuần 33 BÀI 32 { ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( tt ) { KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh : - Hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học - Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của 3 phần ( Văn , Tiếng Việt , Tập làm văn ) - Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học 1 cách tổng hợp , toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới B. PHƯƠNG PHÁP – ĐDDH - Diễn dịch , quy nạp , tích hợp , phát vấn - Bảng treo sơ đồ C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC I. Tiếng Việt ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( tt ) 1. Ổn định 2. KTBC - Kiểm tra phần ôn bài thi HK 2 của học sinh 3. Bài mới a) Giới thiệu Trong chương trình TV 7 các em đã được học 1 số phép biến đổi câu như thêm bớt thành phần câu , chuyển đổi kiểu câu , 1 số phép tu từ như điệp ngữ , liệt kê . Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục hệ thống hoá kiến thức trên để hiểu được tác dụng và vận dụng 1 cách hiệu quả b) Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHẦN GHI BẢNG { Hoạt động 1 : Ôn lý thuyết & cho ví dụ về câu 1. Biến đổi câu - Có mấy loại biến đổi câu ? (a) Thêm bớt thành phần câu gồm mấy kiểu ? - Thế nào là rút gọn câu ? - Mở rộng câu gồm có mấy cách ? - Thế nào là thêm trạng ngữ cho câu ? Cho VD - Thế nào là dùng cụm C-V làm thành phần câu ? - Có mấy trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ? Cho VD 2. Chuyển đổi kiểu câu - Các em đã được làm quen với cách chuyển đổi câu nào ? - Thế nào là câu CĐ ? VD - Thế nào là câu BĐ ? VD - Cách chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ ? Cho VD { Hoạt động 2 : Ôn lại lý thuyết về biện pháp tu từ & cho VD - Ở chương trình Tiếng Việt 7 chúng ta đã học các phép tu từ nào ? Điệp ngữ - Thế nào là Điệp ngữ ? Cho VD - Có mấy loại Điệp ngữ ? Cho VD Liệt kê - Liệt kê là gì ? Cho VD - Có mấy kiểu liệt kê ? Cho VD - Có 2 loại Thêm bớt TP câu Chuyển đổi kiểu câu - 2 kiểu Rút gọn câu Mở rộng câu - Làm cho câu gọn hơn , thông tin nhanh , tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước -2 cách Thêm trạng ngữ Dùng câu C-V làm TP câu - bên cạnh các thành phần chính là CN , VN , câu có thể bổ sung trạng ngữ , để trình bày rõ hoàn cảnh hoặc điều kiện thể hiện nói ở trong câu VD : Ngày mai , tôi đi bơi TN - Dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường , gọi là cụm C-V , làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu - 3 trường hợp CN VN Phụ ngữ trong CDT, CĐT , CTT - Chuyển câu CĐ thành câu BĐ - Câu CĐ : có CN là người , vật thể hiện 1 hành động hướng vào người , vật khác - Câu BĐ : có CN chỉ người , vật được hoạt động của sự vật khác hướng vào - Có 2 cách : Chuyển từ chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu & thêm “bị” , “được” vào sau cụm từ ấy + Chuyển từ chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu , đồng thời lược bỏ hoặc biến từ chỉ chủ thể của hành động thành 1 bộ phận không bắt buộc trong câu - Liệt kê - Điệp ngữ - cách nhắc đi nhắc lại 1 từ ngữ làm nổi bật ý cần nhấn mạnh - 3 loại ĐN ngắt quãng ĐN liên tiếp ĐN vòng Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ , cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn và sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm -2 kiểu Cấu tạo Theo từng cặp Không theo từng cặp Ý nghĩa Tăng tiến Không tăng tiến { Hoạt động 3 : Luyện tập Lần lượt cho HS làm lại tất cả BT theo từng bài trong SGK 4. Dặn dò - Chuẩn bị : Ôn thi HK2
Tài liệu đính kèm: