Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tự tình (bài II – Hồ Xuân Hương)

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tự tình (bài II – Hồ Xuân Hương)

I – Mức độ cần đạt

- Cảm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương;

- Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả.

II – Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức

- Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

- Khả năng Việt hóa thơ Đường; dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca.

2. Kĩ năng

Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

III – Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, sưu tầm một số tranh ảnh

- Học sinh: SGK, soạn bài.

 

docx 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tự tình (bài II – Hồ Xuân Hương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ TÌNH
(BÀI II – HỒ XUÂN HƯƠNG)
I – Mức độ cần đạt
- Cảm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương;
- Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả.
II – Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
- Khả năng Việt hóa thơ Đường; dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
III – Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, sưu tầm một số tranh ảnh
- Học sinh: SGK, soạn bài.
IV – Phương pháp:
Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp
V – Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Giới thiệu chung
a. Tác giả
- Hồ Xuân Hương là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.
- Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
b. Tác phẩm
Nhan đề: Tự tình là tự bộc lộ tâm tình (liên hệ với hai bài thơ khác trong chùm thơ Tự tình).
2. Đọc – hiểu văn bản
a. Nội dung 
- Hai câu đề:
+ Câu 1: bối cảnh không gian, thời gian.
+ Câu 2: nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
- Hai câu thực:
+ Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng
+ Câu 4: nỗi chán chường, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ)
- Hai câu luận:
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
- Hai câu kết: 
Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
b. Nghệ thuật
Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ: thơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non)
c. Ý nghĩa văn bản
Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khát khao được sống hạnh phúc.
4. Củng cố luyện tập:
5. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxTỰ TÌNH.docx