I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm trữ tình.
3. Thái độ
- Có niềm tin và Chủ nghĩa cách mạng, phấn đấu học tập xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày dạy: 02 03 2011 Giáo viên hướng dẫn: Trần Ngọc Thủy Tiên Lớp dạy: 11C4 Giáo sinh thực tập: Lê Thị Ngọc TỪ ẤY Tố Hữu I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức Giúp HS: - Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản. - Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm trữ tình. 3. Thái độ - Có niềm tin và Chủ nghĩa cách mạng, phấn đấu học tập xây dựng chủ nghĩa xã hội. II. Phương tiện dạy học - Giáo án, SGK, Sách giáo viên Ngữ văn 11 (T2), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng 11. III. Phương pháp dạy học - Kết hợp phương pháp giảng bình, phát vấn gợi mở và nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng Ta đi tới chỉ một đường cách mạng Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống của cách mạng. Con người ấy trung thành với con đường rọi bởi ánh sang của mặt trời chân lí. Đón nhận ánh sang ấy tâm hồn nhà thơ ngỡ ngàng nhận ra một cuộc sống mới đã đổi thay, tươi mới hơn “từ ấy”. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung TT1: Tìm hiểu tác giả GV: Hãy nêu đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Tố Hữu? HS: Trả lời TT2: Tìm hiểu xuất xứ GV: Hãy nêu xuất xứ bài thơ HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu TT1: Tìm hiểu Khổ 1 GV: Hình ảnh nào thể hiện lí tưởng cách mạng? - Qua đó nhà thơ thể hiện quan niệm như thế nào về lí tưởng cách mạng? HS: Trả lời GV: Niềm vui sướng bắt gặp lí tưởng của nhà thơ được thể hiện bằng hình ảnh nào? HS; Trả lời GV: Giá trị biểu cảm của các từ “bừng, chói, đậm, rộn”? GV đọc thơ: Rồi một hôm tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chin tầng cao bát ngát trời TT2: Tìm hiểu khổ 2 GV: Từ giác ngộ lí tưởng nhà thơ đã nhận ra một chân lí như thế nào? GV: Lẽ sống ấy có khác gì với những nhà thơ cùng thời? GV liên hệ: Ta là Một. là Riêng, là thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (Xuân Diệu) Một chiếc linh hồn nhỏ mang thiên cổ sầu (Huy Cận) GV bổ sung: Với nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng là giác ngộ lập trường giai cấp, từ bỏ cái tôi tiểu tư sản để nhập vào khối đời chung nhân dân. TT3: Tim hiểu khổ 3 GV: Sự chuyển biến tình cảm trong tâm hồn nhà thơ được thể hiện như thế nào? HS: Trả lời GV: Sự gắn bó giữa cái tôi với nhân dân như tình thân gia đình được xây dựng nhờ những thủ pháp nghệ thuật? HS: Trả lời - Phép ẩn dụ “kiếp phôi pha” đã thể hiện một tấm lòng Tố Hữu như thế nào? GV giảng thêm: Lí tưởng cộng sản đã giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ hẹp hòi cá nhân dân để có được tình thân ruột thịt với quần chúng lao khổ. HĐ3: Hướng dẫn tổng kết GV: khắc sâu lại kiến thức HS đọc phần ghi nhớ I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 1.1 Cuộc đời 1.2 Sự nghiệp văn chương - Đặc điểm: + Hồn thơ trữ tình chính trị + Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn + Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình 2. Xuất xứ - Bài thơ rút từ tập thơ Từ ấy, là tuyên ngôn cho tập thơ và toàn bộ sự nghiệp văn chương Tố Hữu. II. Đọc - hiểu 1. Khổ 1: Niềm vui lớn Từ ấy bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói trong tim (lí tưởng cách mạng) hồn tôi – vườn hoa lá - Từ ấy: Mốc thời gian bước ngoặt băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời: nhà thơ được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. - Mặt trời chân lí (ẩn dụ): + Lí tưởng là nguồn sáng mạnh mẽ bất diệt. + Lí tưởng làm bừng sáng tâm hồn trí tuệ nhà thơ. - Ẩn dụ + so sánh (hồn tôi – vườn hoa lá); Niềm vui sướng say mê rạo rực của Tố Hữu khi gặp lí tưởng như cỏ cây tràn nhựa sống đón ánh nắng mặt trời. 2. Khổ 2: Lẽ sống mới trang trải mọi người Tôi buộc gần gũi trăm nơi mạnh khối đời bao hồn khổ tự nguyện→ đồng cảm → sức mạnh đoàn kết Lẽ sống mới: Cái tôi hòa trong cái ta trong tinh thần tự nguyện sâu sắc, thiết tha yêu thương và đồng cảm. Lẽ sống ấy nhân lên sức mạnh cho mỗi người. →Con người cách mạng phải gắn bó với nhân dân. 3. Khổ 3: Tình cảm lớn con nhà Tôi em vạn kiếp phôi pha anh em nhỏ không áo cơm... (ĐTNX gia đình) (Cá nhân) Tình thân ruột thịt (nhân dân) - Đại từ nhân xưng gia đình + số từ ước lệ + điệp từ (vạn, là). Nhấn mạnh và khẳng định sự chuyển biến tình cảm. Lí tưởng cộng sản đưa nhà thơ đến với quần chúng nhân dân trong tình cảm gia đình gần gũi. - Tấm lòng chân thành xót thương chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, nhân dân cùng khổ. →Nhà thơ đừng trên quan điểm giai cấp vô sản tự nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, nhân loại cần lao và trách nhiệm của mình với những kiếp người phôi pha. III. Tổng kết 4. Củng cố - GV cho HS nêu suy nghĩ của mình về nhận định của Chế Lan Viên: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại” 5. Dặn dò - Học thuộc bài thơ, nắm vừng kiến thức toàn bài, tìm hiểu thêm về hồn thơ Tố Hữu. - Soạn bài Nhớ đồng Ý kiến của giáo viên hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập (kí và ghi rõ họ tên) (kí và ghi rõ họ tên)
Tài liệu đính kèm: