I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Ôn tập và củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận nói chung, nghị luận văn học nói riêng.
- Đánh giá kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận vào bài viết cụ thể.
- Nhận xét về những ưu, nhược điểm của bài viết và chỉ ra hướng khắc phục cho bài sau.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
1- Tổ chức:
Sĩ số
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày: Tiết Giảng: 11 thứ ngày. tháng năm 11 thứngày. tháng..năm I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu - II- Chuẩn bị: Phương tiện:sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không. III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 11 :.. 11:.. 2- Kiểm tra: 3- Bài mới: Hoạt động của T Hoạt động của H 4- Củng cố: - 5- Hướng dẫn về nhà:: - Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày Tiết 84 Tập làm văn Trả bài viết số 5. Ra đề số 6 (Về nhà) Giảng: I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu - Ôn tập và củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận nói chung, nghị luận văn học nói riêng. - Đánh giá kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận vào bài viết cụ thể. - Nhận xét về những ưu, nhược điểm của bài viết và chỉ ra hướng khắc phục cho bài sau. II- Chuẩn bị: Phương tiện:sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không. III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 2- Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ. 3- Bài mới: Hoạt động của T- H Nội dung kiến thức cơ bản 4- Củng cố: - Cách viết bài nghị luận văn học 5- Hướng dẫn về nhà:: - Về nhà tập viết lại. - Chuẩn bị Tiết 85: Chiều tối (Hồ CHí Minh) Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày: Tiết 85 Đọc văn Chiều tối (Hồ Chí Minh) Giảng: 11 thứ ngày. tháng năm 11 thứngày. tháng..năm I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu - II- Chuẩn bị: Phương tiện:sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không. III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 11 :.. 11:.. 2- Kiểm tra: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử và phân tích khổ thơ cuối. 3- Bài mới: Hoạt động của T Hoạt động của H Hoạt động 2: Dẫn vào bài Hoạt động 3: Tìm hiểu khái quát tập thơ “Ngục trung nhật kí” và hoàn cảnh ra đời bài thơ. CH: Những ý chính trình bày trong phần tiểu dẫn. T: Nêu yêu cầu đọc diễn cảm bài thơ. T- H đọc phiên âm chữ Hán và dịch nghĩa 1 lần, dịch thơ: 3-4 lần. Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết bài thơ. Thời điểm buổi chiều thường đến với người tù nư Bác là thời điểm nào? Nhưng cảm hứng thơ lại đến với Người, điều đó chứng tỏ phẩm chất gì ở con người HCM? Cảnh thiên nhiên chiều tối được miêu tả như thế nào? Vì sao nói bức tranh thuỷ mặc đậm phong vị Đường thi rất rõ ở hai câu này? Tác giả chuyển điểm nhìn như thế nào? Vai trò của câu 3?ý nghĩa và tác dụng của điệp từ ma bao túc- bao túc ma? Phân tích từ hang trong nguyên tác và bản dịch thơ? Nhận xét về mạch hướng vận động của hình ảnh thơ, tứ thơ? Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập. T: Hướng dẫn làm bài tập. * Dẫn vào bài: Thơ vào buổi chiều- hoàng hôn rất nhiều “Mùa gieo hạt buổi chiều” (Huy gô), “Chiều xuân” (Anh Thơ), “Chiều thu”, “Tràng Giang” (Huy Cận), “Tương tư chiều” (Xuân Diệu), “Tống biệt hành” (Thâm tâm) Nhưng “Mộ) (Chiều tối) của Hồ Chí Minh có nhiều chỗ đặc biệt dù viết về đề tài này. Trước hết nó là bài thơ để giải khuây, để di dưỡng tinh thần trong những ngày Người bị Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi, giam giữ trong 30 nhà tù thuộc 13 huyện tỉnh Quảng tây từ mùa thu tháng 9/1942 đến đầu mùa đông tháng 10/ 1943. I- Tiểu dẫn: * Hoàn cảnh sáng tác tập thơ “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù): -8- 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt nam độc lập đồng minh hội và phân bộ quốc tế phản xâm lược ở Việt Nam, Hồ Chí Minh sang trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. - Trong suốt 13 tháng tuy bị đày ải khổ cực trong tù nhưng người vẫn làm thơ. - Tập thơ “Ngục trung nhật kí” gồm 134 bài thơ viết bằng chữ Hán, được dịch ra tiếng Việt, in lần đầu tiên 1960. * Bài thơ ‘Chiều tối” (Mộ) là bài thứ 31của tập thơ, cảm hứng bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến đến Thiên Bảo vào cuối thu 1942. II- Đọc- Hiểu: A- Đọc- hiểu khái quát: 1- Đọc diễn cảm: - Yêu cầu diễn cảm: đúng nhịp thơ, chậm rãi, bình tĩnh, thoáng phút vui, ấm ở câu thơ cuối, từ “hồng” đọc hơi to và kéo dài. 2- Từ khó: Chú thích chân trang. 3- Thể thơ và bố cục: - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt: + Lưu ý một số từ chưa dịch hết ý. Về bố cục: + 2 câu đầu: cảm nhận thiên nhiên. + 2 câu sau: Cảm nhận cuộc sống con người. B- Đọc- hiểu chi tiết: 1- Cảnh thiên nhiên chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ: - Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày. Với HCM khi ấy là chặng đường cuối cùng của một ngày đày ải. Thời gian và hoàn cảnh như vậy dễ gây tâm trạng mệt mỏi, buồn chán. Thế mà cảm hứng thưo lại đến với Bác thật tự nhiên. Ngẫu nhiên ngước lên bầu trời they chòm mây nhè nhẹ, lơ long, và cảnh chim đang mải miết bay về tổ ấm.=> đó l;à cảnh thực và cũng là cảnh thơ thường gặp trong thơ cổ. Bút pháp chọn lọc, chem. Phá, không tả màu sắc, âm thanh mà ngwoif đọc vẫn có thể hình dung cảnh chiều muộn nơi rừng núi âm u, vắng vẻ, hiu quạnh. - Cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian; không phải là cánh chim bay mà là cánh chim mỏi trong sự cảm thông và liên tưởng của cái tôi trữ tình :Chim bay về núi tối rồi (ca dao), Chim hôm thoi thóp về rừng (Kiều), Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa (HuyCận), Mây vẩn tong không chim bay đi (Xuân Diệu), Muôn cánh chim tìm về tổ ấm (Văn Cao). Cội nguồn của tình thương ấy chính là tình thương yêu mênh mông cho cả non sông, cho cả mọi sự sống trên đời. - Chòm mây trôi nhẹ nhẹ, chậm chem. giữa bầu trời gợi nhớ hình ảnh những câu thơ xưa: trong thơ Thôi Hiệu (Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay) hoặc thơ Nguyễn Khuyến (Tầng mây lơ long trời xanh ngắt) nhưng đây không phải là đám mây vĩnh hằng ngàn năm hoặc lơ lửng, khắc khoải của con người trước hư không mà là chòm mây quen thuộc trên trời cao gợi cảm giác cao rộng, trong trio,êm ả của buổi chiều thu nơi rừng núi Quảng Tây. Với chòm mây ấy, thời gian như ngừng trôi, không gian như mênh mông. Phải có tâm hồn thư thái ung dung, làm chủ hoàn cảnh lắm, người tù mới có thư vthái theo dõi một cánh chim, một chòm mây như thế. Chòm mây cũng được phả hồn người cũng mang nặng cô đơn, lặng lẽ mang nỗi buồn của cảnh chia lìa. Hai câu thơ lại gợi nhớ 2 câu trong bài Độc toạ Kính Đình sơn của Lí Bạch “Chúng điểu cao phi tận- Cô vân độc khứ nhàn” (Dịch: Bầy chim một loạt bay cao- Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình) Nhưng cánh chim của Lí bạch bay mất hút vào không gian vô tận, còn cánh chim Hồ Chí Minh bay về tổ ấm, về rừng cây tìm chốn ngủ; cánhchim giữa đời thường. Chòm mây trong thơ Lí thoát tục, chòm mây trong thơ HCM như tương thông với hoàn cảnh và tâm trạng của người tù. * Tóm lại: Hai câu thơ đầu buồn, cô đơn, phù hợp với tâm trạng. Nói khác đi, đó cũng là tâm cảnh. Vẻ đẹp cổ diển của nó thể hiệnở bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Bởi nếu không có ý chí nghị lực rất cao, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc tinh tế trong hoàn cnảh tù đày như thế. 2- Hai câu kết: Cảm nhận cuộc sống con người: - Diểm nhìn của tác giả chuyển dịch từ điểm nhìn cao, xa xuốnggần, thấp, từ bức tranh thiên nhiên nghiêng về ước lệ tuy vẫn gần với hiện thực sang bức tranh cuộc sống con người gần gũi, chân thực mà vẫn có thoáng ý nghĩa biểu trưng. Trung tâm của bức tranh chiều tối không phải là bầu trời hay cánh chim mà là hình ảnh cô gái xóm núi đang say ngô, một công việc vất vả, nặng nhọc. - Câu thứ 3 miêu tả một cách chân thật, giản dị hình ảnh sự thật mà Bác nhìn thấy: Hình ảnh người phụ nứ lao động nghèo Trung hao trong buổi chiều nơi xóm núi heo hút. Nó đưa lại cho người đi đường chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động vất vả mà tự do. - Điệp ngứ bắc cầu: vắt từ câu 3 sang câu 4 ma bao túc- bao túc ma (hoàn) có thể gợi ra những ý nghĩa sau: + Diễn tả động tác lao động nặng nhọc, đều đều của cô gái đang xay ngô. + Sự kiên nhẫn, bền bỉ lam làm, đời sống vất vả, cần cù của cô gái lao động TQ. + Sự thu nhỏ không gian từ bầu trời từ bầu trời cao, rộng thu vào cảnh bếp lửa hồng. + Sự chuyển vận của thời gian tự nhiên từ chiều sang tối qua sự vận chuyển của những vòng quay cối xay ngô. + Mang lại chút hơi ấm cuộc sống con người cho người tù cả ngày vất vả. - Nguyên văn không có từ tối mà vẫn they bang tối dần dần, chầm chậm thay thế ánh sáng chiều muộn. Thời gian cứ trôi, cứ quay đi mãi đến khi dừng lại thì lò đã rực hồng- Trời tối thì lò than rực lên (Lê Trí Viễn). - Cô gái say ngô bên bếp lửa hồng gợi cảnh gia đình cuộc sống bình yên, sum họp, thấp thoáng mơ ước thầm kín của những người xa nhà, xa nước vì công việc lớn. Tâm hồn người cách mạng đã vươn lên, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui chung, đời thường của người dân nwocs bạn. - Bài thơ vận động từ buổi chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa hồng ấm áp, từ nỗi buồn nhớ đến niềm vui. Đó là tình cảm lạc quan, yêu đời và tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình của người tù vĩ đại. - Chữ hồng cuối bài thơ được Hoàng Trung Thông xem như con mắt- nhãn tự của bài thơ này. Nó cân lại với 27 chữ trên, dầu nặng đến mấy chăng nữa. Có ai cảm thấy nặng nề , mệt mỏi, nhọc nhằn nữa, chỉ they màu đỏ đã nhuốm đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia? III- Tổng kết- luyện tập A- Tổng kết: 1- Nội dung: tình yêu thiên nhiên cuộc sống; ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của người chiến sĩ Cộng sản Hồ Chí Minh. 2- Nghệ thuật: Cổ điển và hiện đại. * Ghi nhớ sgk t42. B- Luyện tập 1- Sự vận động tâm trạng trong bài thơ: - Hình ảnh luôn luôn từ bóng tối hướng đến ánh sáng, hướng tới tương lai. => Tâm trạng từ buồn -> vui, từ cô đơn -> lạc quan 2- Những hình ảnh tập trung thể hiện tâm hồn Hồ Chí Minh: - Hính ảnh cánh chim, chòm mây, lò than rực hồng 3- Về nhà làm bài tập 3: Gợi ý: chất thép: ý chí, nghị lực của người chiến sĩ Cộng sản. 4- Củng cố - Sự vận động hình ảnh thơ -> sự vận động tâm trạng nhà thơ. 5- Hướng dẫn về nhà:: - Học thuộc lòng bài thơ và phân tích. - Chuẩn bi Tiết 86 Từ ấy.
Tài liệu đính kèm: