Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 55 đến tiết 70

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 55 đến tiết 70

I- Mục tiêu cần đạt

1- Về kiến thức: Giúp HS

- Giúp HS nắm được vai trò của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.

- Tích hợp với các văn bản và tập làm văn đã học.

2- Về kĩ năng

- Rèn kỹ năng viết câu, sửa lỗi câu.

3- Về tư tưởng

- Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự câu, sắp xếp từ ngữ khi nói và viết.

II- Phương pháp

- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.

- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.

- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.

 

doc 33 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1892Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 55 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn
Tiết 55 THỰC HÀNH LỰA CHỌN CÁC BỘ PHẬN 	 	 	TRONG CÂU
- Ngày soạn bài: 22.11.2009
- Giảng ở các lớp: 11D, E.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11C
11E
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Giúp HS nắm được vai trò của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.
- Tích hợp với các văn bản và tập làm văn đã học.
2- Về kĩ năng
- Rèn kỹ năng viết câu, sửa lỗi câu.
3- Về tư tưởng
- Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự câu, sắp xếp từ ngữ khi nói và viết.
II- Phương pháp
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ:
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu
25’
15’
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc mục I và thực hiện theo yêu cầu:
+ Trao đổi thảo luận nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày.
- GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1: Bài tập 1
- Nhóm 2: Bài tập 2
- Nhóm 3: Bài tập 3.
	Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS đọc mục II và thực hiện yêu cầu:
+ Trao đổi cặp nhỏ: Chẵn - lẻ.
+ Chữa bài tập. Cho điểm.
+ Cặp lẻ: Bài tập 1
+ Cặp chẵn: Bài tập 2.
I- TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN
1- Bài tập 1
a- Có thể sắp xếp theo trật tự " rất sắc, nhưng nhỏ": câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa.
- Không đảo trật tự hai vế này được vì không đảm bảo ý đe dọa của Chí Phèo.
b- Việc sắp xếp theo trật tự "nhỏ, nhưng rất sắc" có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là "rất sắc".
- Nam Cao đặt trật tự như vậy là nhấn mạnh đặc tính rất sắc, phù hợp với mục đích uy hiếp, đe dọa Bá Kiến.
c- Trật tự các từ ngữ trong trường hợp này lại phù hợp: Nhằm mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao.
=> Tùy ngữ cảnh và mục đích mà có cách sắp xếp khác nhau của các bộ phận.
2- Bài tập 2: Chọn câu a vì trọng tâm thông báo là rất thông minh. Trọng tâm này dẫn tới kết luận ở câu sau.
3- Bài tập 3
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu. Do đó ta thấy các trạng ngữ trong 3 đoạn trích đặt ở 3 vị trí khác nhau là phù hợp với nội dung thông báo.
à Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ khác nhau. Người nói (viết) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của câu ở mỗi tình huống và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu để phục vụ tốt cho mục đích giao tiếp.
II- TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP
1- Bài tập 1.
a- Vế chính: Hắn lại nao nao buồn.
- Vế phụ chỉ nguyên nhân đặt sau: là vì mẩu chuyện ấy.....rất xa xôi.
à Liên kết dễ dàng với nội dung các câu đi sau.
b- Vế chỉ sự nhượng bộ đặt sau để bổ sung thông tin.
2- Bài tập 2.
- Chọn phương án C.
Bước 4- Củng cố: (3’) Theo nội dung từng phần.
Bước 5- Dặn dò: (1’) Soạn bài: Bản tin.
V- Tự rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tên bài soạn
Tiết 56 BẢN TIN
- Ngày soạn bài: 23.11.2009
- Giảng ở các lớp: 11D, E.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11C
11E
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
 - Nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức của bản tin và cách viết bản tin.
 - Bước đầu viết được bản tin ngắn, đơn giản, phù hợp với lớp, nhà trường.
2- Về kĩ năng
- Bước đầu viết được bản tin ngắn, đơn giản, phù hợp với lớp, với nhà trường.
3- Về tư tưởng
- Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin.
II- Phương pháp
- Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ:
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
15’
10’
15’
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK. Thảo luận nhóm.
+ HS cử đại diện nhóm trình bày.
- GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1: Trả lời câu hỏi 1+2 SGK.
- Nhóm 2: Trả lời câu hỏi 3+4 SGK.
- Nhóm 3: Bản tin có bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?
- Nhóm 4: Mục đích và yêu cầu cơ bản của bản tin là gì? 
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS đọc mục II. Trao đổi cặp.
- GV chuẩn xác kiến thức.
? Cần khai thác và lựa chọn tin như thế nào?
? Tiêu đề bản tin có quan hệ như thế nào với nội dung? 
? Em có nhận xét gì về phần mở đầu của 3 bản tin trong SGK?
? Phần triển khai chi tiết có quan hệ với phần mở đầu như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4
- GV hướng dẫn HS luyện tập BT SGK theo nhóm. Các nhóm chọn đề tài và viết bản tin ngắn.
- GV gọi HS chữa bài tập. Cho điểm.
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢN TIN
1- Tìm hiểu ngữ liệu
- Câu1: Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô-lim-pích ngày 16/7.
- Câu 2: Bản tin có tính thời sự vì sự việc mới xảy ra (16/7), sau 3 ngày (19/7) đã được đưa tin.
- Câu 3: Không cần bổ sung thêm thông tin nào. 
- Câu 4: Đưa tin cụ thể chính xác thời gian, địa điểm, kết quả cuộc thi, có tác dụng đảm bảo tính chính xác, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thông báo.
2- Phân loại.
- Tin vắn: Không có nhan đề, dung lượng ngắn.
- Tin thường: Thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ một sự kiện -> chiến tỉ lệ cao nhất.
- Tin tường thuật: Phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể.
- Tin tổng hợp: Thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó. 
3. Kết luận.
- Mục đích: 
+ Nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.
- Yêu cầu:
+ Đảm bảo tính thời sự.
+ Tin phải có ý nghĩa xã hội. 
+ Nội dung tin phải chân thực, chính xác. 
II- CÁCH VIẾT BẢN TIN
1- Khai thác và lựa chọn tin
- Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.
2- Viết bản tin.
a- Đặt tiêu đề .
- Đảm bảo tính khái quát nội dung của bản tin.
- Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc. (Dạng câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, một từ...)
b- Cách mở đầu bản tin.
- Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
c- Cách triển khai chi tiết bản tin.
- Cụ thể, chi tiết các sự kiện, giải thích nguyên nhân, kết quả tường thuật chi tiết các sự kiện. 
* Ghi nhớ (SGK).
III- LUYỆN TẬP
- Bài tập SGK: Luyện viết bản tin.
Bước 4- Củng cố: (3’) Theo nội dung từng phần.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Tập viết bản tin ngắn.
- Soạn bài: Vi hành. 
V- Tự rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tên bài soạn
Tiết 57 VI HÀNH
- Ngày soạn bài: 23.11.2009
- Giảng ở các lớp: 11D, E.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11C
11E
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
 - Giới thiệu một truyện ngắn đặc sắc của một phong cách nghệ thuật độc đáo. 
- Giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2- Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu và tóm tắt truyện ngắn.
3- Về tư tưởng
- Có cái nhìn trung thực và thái độ phê phán những cái xấu, cái ác và có cách nhìn đúng đắn về con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử của dân tộc.
II- Phương pháp
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: không.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
10’
30’
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt nội dung chính.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích, đọc văn bản theo đoạn. Chú ý giọng đọc: Châm biếm, bông đùa, mỉa mai
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS trao đổi thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để hướng dẫn HS vừa đọc vừa tìm hiểu nội dung nghệ thuật truyện. 
- Nhóm 1. Khải Định hiện lên qua đối thoại của đôi trai gái người Pháp như thế nào?
- Nhóm 2: Nội dung của tác phẩm còn hướng tới đối tượng đả kích nào?
- Nhóm 3: Em hiểu Vi hành là gì? So sánh chuyến vi hành của Khải Định với những bậc Hoàng đế xưa?
- Nhóm 4: Vi hành có tình huống truyện nhầm lẫn ở chỗ nào? Tác dụng của nghệ thuật này?
- Nhóm 5: Hình thức viết thư có những lợi thế gì đối vối nghệ thuật trần thuật của truyện?
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
2 Văn bản
- Đọc.
- Tìm hiểu chú thích.
II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1- Đả kích tên vua bù nhìn Khải Định
- Mặt mũi: Vô duyên
- Trang phục: lố lăng
- Điệu bộ cử chỉ: Lấm lét, lúng túng.
- Hành động: Lén lút vi hành.
à Không trực tiếp xuất hiện, chân dung Khải Định hiện lên một cách đầy đủ trong mọi trường hợp: một thằng hề mua vui, một con rối, một công cụ rẻ tiền dưới sự điều khiển của thực dân Pháp.
à Sự đánh giá khách quan nhất của người dân Pháp. Hắn dần dần bị hạ thấp: Từ một ông vua – thằng hề – một con rối – và cuối cùng là một đứa con nít.
2- Tố cáo đế quốc thực dân với những chính sách thuộc địa dã man, độc ác và bịp bợm
- Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bản xứ bằng thuốc phiện và rượu cồn.
- Vạch trần chính sách tuyên truyền, dối trá bịp bợm đi cướp nước mà rêu rao là khai hoá, bảo hộ, văn minh.
- Tố cáo chế độ nhà tù, chính sách mật thám bủa vây truy nã, theo dõi những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp.
à Bằng giọng văn hóm hỉnh, khi bông đùa, khi thân mật, vừa khắc họa tính cách đê tiện xấu xa của Khải Định vừa tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
3- Đặc sắc nghệ thuật 
- Nhan đề: Giản dị mà trí tuệ, giàu ý nghĩa trào phúng.
- Cách tạo tình huống nhầm lẫn.
 + Nhầm lẫn 1: Đôi trai gái nhầm tác giả là Khải Định. 
 + Nhầm lẫn 2: Toàn thể dân chúng Pháp nhầm những người da vàng trên đất Pháp là Khải Định. 
 + Nhầm lẫn 3: Chính phủ Pháp nhầm tất cả những người Việt Nam trên đất Pháp là Khải Định. 
- Hình thức viết thư:
 + Chuyển giọng, đổi cảnh linh hoạt
 + Liên hệ, tạt ngang thoải mái
- Bút pháp châm biếm sắc sảo. 
 + Mâu thuẫn trào phúng cơ bản. 
 + Thủ pháp phóng đại.
 + Chơi chữ.
 + Giọng điệu trào phúng. 
à Ngòi bút của Bác sinh động, hấp dẫn, biến hoá linh hoạt, vừa thân tình vừa dí dỏm, giàu trí tuệ và rất hiện đại, tạo được thứ ngôn ngữ đa thanh đa nghĩa, bắn một tên trúng hai kẻ thù: Phong kiến tay sai và thực dân xâm lược.
Bước 4- Củng cố: (3’) 
- Nắm nội dung và nghệ t ... lời.
Hoạt động 3
+ HS trao đổi thảo luận nhóm.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1: Câu 4.
? Phân tích đặc sắc nghệ thuật các truyện: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo? 
- Nhóm 2. Câu 5
? Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia?
- Nhóm 3: câu 6.
? Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn của vở bi kịch Vũ Như Tô? 
- Nhóm 4. Câu 7.
Hiểu quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua đoạn văn: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay.......và sáng tạo những gì chưa có.
Hoạt động 4
- GV hướng HS dẫn luyện tập và ôn tập ở nhà.
- Xem phần câu hỏi bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I SGK – Tr.208.
Câu 1.
Tính phức tạp của VHVN từ đầu XX đến CM tháng Tám 1945, thể hiện ở sự phân chia nhiều bộ phận, xu hướng khác nhau:
- Hai bộ phận văn học: Hợp pháp và không hợp pháp.
* Văn học giai đoạn này phát triển mau lẹ vì: Do sự thúc đẩy của thời đại. Do xã hội mới đòi hỏi văn học phải đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề. Do sức sông mãnh kiệt mãnh liệt của dân tộc, chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước và cách mạng, của Đảng Cộng sản. Do sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân. 
Câu 2
Tiểu thuyết trung đại
Tiểu thuyết hiện đại
- Chữ Hán, chữ Nôm
- Chú ý đến sự kiện, chi tiết
- Cốt tuyện đơn tuyến
- Cách kể theo trình tự thời gian
- Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược
- Ngôi kể thứ 3.
- Kết cấu chương hồi.
- Chữ Quốc ngữ
- Chú ý đến thế giới bên trong nhân vật
- Cốt truyện phức tạp đa tuyến
- Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển tâm lí, tâm trạng của nhân vật
- Tâm lí, tâm trạng nhân vật phong phú, phức tạp.
- Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể
- Kết cấu chương, đoạn.
Câu 3
- Tình huống truyện là những quan hệ những hoàn cảnh nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện 
- Trong 1 truyện có thể có 1 tình huống chủ yếu, nhưng cũng có thể có nhiều tình huống khác nhau, có vai trò khác nhau.
+ Trong Vi hành: Tình huống nhầm lẫn là chính. ngoài ra còn có tình huống trào phúng, đả kích châm biếm, chế giễu..
+ Tinh thần thể dục: Tình huống trào phúng, đả kích châm biếm, chế giễu... Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thức chất, tốt đẹp và tai hoạ...
+ Chữ người tử tù: Người viết chữ - người xin chữ. Coi ngục - tử tù, cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.
+ Chí Phèo: Khát vọng sống lương thiện - không được làm người lương thiện. 
Câu 4.
- Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tình huống độc đáo: cảnh đợi tàu, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng tinh tế, hình ảnh biểu tượng...
- Chữ người tử tù: Hình tượng Huấn Cao: Anh hùng - nghệ sĩ - thiên lương - nhân hậu - trong sáng; Hình tượng quản ngục: biệt nhỡn liên tài; cảnh cho chữ, xin chữ; ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại tạo hình đặc sắc. 
- Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, cách kể linh hoạt, xây dựng hình tượng điển hình, cá tính hoá nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, ngôn ngữ tự nhiên dân dã...
Câu 5.
- Thể hiện qua nhan đề
- Việc khắc họa từng nhân vật 
- Tả toàn cảnh, cận cảnh
- Cảnh đưa đám, hạ huyện.
- Ngôn ngữ khôi hài
- Thủ pháp phóng đại.
- Mục đích: Phê phán sự giả dối, bịm bợm, vô luân, đạo đức giả của xã hội tư sản thành thị đương thời.
Câu 6. 
- Bi kịch Vũ Như Tô được xây dựng bởi 2 mâu thuẫn cơ bản: Nhân dân lao động >< điều kiện lịch sử xã hội.
- Tác giả giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm nhân dân: Nổi dậy giết vua, phá đài, nhưng không cho Vũ Như Tô và Đan Thiềm có tội. Tác giả giải quyết mâu thuẫn thứ hai chưa dứt khoát bởi mâu thuẫn đó mang tính qui luật. Lời giải dành cho độc giả suy ngẫm.
Câu 7.
- Nghệ thuật sáng tạo của Nam Cao trước hết và cơ bản khác hẳn công việc của những người thợ khéo tay. Công việc của những người thợ là làm theo mẫu có sẵn. Công việc của nhà nghệ sĩ là sáng tác văn chương - sản phẩm tinh thần. Đặc trưng cơ bản là sự sáng tạo, tìm ra cái mới, khơi những nguồn chưa ai khơi...Mỗi tác phẩm văn chương là duy nhất không giống ai.
- Muốn thế nhà văn phải có năng lực tư duy, óc sáng tạo, tránh xa cái cũ, sáo mòn...
- Quan điểm nghệ thuật này không mới nhưng được phát biểu chân thành, diễn đạt theo cách riêng lại được chính những tác phẩm nhà văn kiểm chứng. Đó là những tác phẩm mới mẻ, không bắt chước ai, đề tài quen thuộc nhưng mang phong cách mới, hướng khai thác mới, hình tượng nghệ thuật bất hủ.
Bước 4- Củng cố (2’): 
- Theo nội dung câu hỏi ôn tập.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Làm bài tập 8 ở nhà.
- Xem phần câu hỏi bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I SGK – Tr.208 để chuẩn bị kiến thức cho bài kiểm tra cuối học kì.
V- Tự rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 68 + 69 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
(Đề thi chung của toàn khối 11)
- Thực hiện ở các lớp: 11D, E.
Lớp
Ngày kiểm tra
 HS vắng mặt
Ghi chú
11D
11E
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 70 +71 LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN	
- Ngày soạn bài: 13.12.2009
- Giảng ở các lớp: 11D, E.
Lớp
Ngày dạy
 HS vắng mặt
Ghi chú
11D
11E
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Củng cố những tri thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Bước đầu biết tiến hành các thao tác chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
2- Về kĩ năng
- Bước đầu biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống của học sinh.
	3- Về tư tưởng
- Có thái độ tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống giao tiếp.
II- Phương pháp
 	- Tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
	- Chia lớp thành từng cặp đóng vai người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án. 
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’).
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: không.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
10’
30’
2’
Hoạt động 1
- GV cùng HS ôn lại kiến thức dã học về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn trích bài phỏng vấn nhà thơ Tố Hữu (SGK – Tr.138) và định hướng cho HS tìm hiểu, trả lời các câu hỏi. 
? Mối quan hệ giữa mục đích, chủ đề phỏng vấn với đối tượng phỏng vấn có hợp lí không?
+ HS theo dõi, trả lời.
? Hãy nhận xét về các câu hỏi được đưa ra để phỏng vấn?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
? Chỗ nào trong đoạn trích cho thấy người phỏng vấn đã không sử dụng một cách máy móc những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn?
Hãy nhận xét về các câu trả lời phỏng vấn?
+ HS trả lời, nêu nhận xét.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS thảo luận yêu cầu của bài tập trong SGK. 
+ HS trao đổi thảo luận cặp.
+ 2 HS một cặp: đóng vai người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn.
? Nếu mình là người PV mình cần làm gì, hỏi như thế nào? (nội dung, PP, phương tiện, thái độ). Nếu mình là người trả lời PV mình cần chuẩn bị gì? trả lời như thế nào?
- Tiến hành PV, ghi chép, biên tập.
- GV đưa ra bài mẫu cho HS tham khảo. Có thể phô tô cho mõi tổ một bản để HS cả lớp theo dõi thực hiện.
Hoạt động 3
- Rút kinh nghiệm.
+ HS trao đổi nhóm. Rút kn: điểm yếu, điểm mạnh về nội dung; về phương pháp; về thái độ.
- Đưa ra kinh nghiệm, bổ sung về một cuộc PV hoàn thiện.
I- ÔN TẬP (Văn bản cuộc phỏng vấn nhà thơ Tố Hữu SGK – Tr.138)
- Mối quan hệ giữa mục đích, chủ đề phỏng vấn với đối tượng phỏng vấn: hợp lí vì đây là cuộc phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin cần thiết, hữu ích về bản chất của thơ ca.
- Các câu hỏi bám sát chủ đề phỏng vấn và phù hợp với mục đích phỏng vấn:
+ Xoay quanh một chủ đề thống nhất: bản chất của thơ.
+ Hướng tới 1 mục đích chung: thu thập ý kiến về thi ca của một nhà thơ lớn.
+ Có khả năng gợi ra những câu trả lời thú vị, nảy sinh từ những cảm nghĩ rất thật, rất riêng mà nhà thơ ấp ủ nhiều năm ở nơi sâu xa nhất của tâm hồn.
+ Các câu hỏi đã liên kết với nhau và được sắp xép theo một trình tự hợp lí đi từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.
- Câu hỏi “và cả chữ nghĩa nữa?” rõ ràng chỉ có thể sinh ra một cách ngẫu hứng khi người phỏng vấn lắng nghe lời đáp.
- Các câu hỏi đáp ứng yêu cầu của câu hỏi, với những ý kiến đúng đắn, được nói ra 1 cách chân thực, rõ ràng.
+ Đúng là các câu trả lời của một nhà thơ vì rất gợi cảm, rất đậm chất thơ.
II- LUYỆN TẬP
1- Chuẩn bị cuộc phỏng vấn
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về vấn đề dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. 
2- Thực hiện cuộc phỏng vấn
- Về nội dung.
- Về phương pháp.
- Về thái độ
* Cuộc phỏng vấn:
- PV: Thưa cô, là một giáo viên môn Ngữ văn THPT cô có ý kiến gì về thực trạng dạy và học môn Ngữ văn tại nhà trường của chúng ta hiện nay ?
+ GV: Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn của chung ta hiện nay ư ? người dạy buồn, người học chán.
- PV: Cô có thể cho biết vì sao người dạy lại buồn người học lại chán ?
+ GV: Chương trình thay đổi liên tục, nhiều giáo viên không có điều kiện để tiaaps cận với cái mới, cái thay đổi, cuộc sống còn ít nhiều khó khăn. Học sinh thiên về học các môn KHTN, không có thời gian dành cho văn chương nên cảm thấy môn Ngữ văn khô khan, ít cảm xúc.
- PV: Có nhiều HS phàn nàn rằng học môn Ngữ văn buồn ngủ, không hấp dẫn là tại giáo viên dạy ?
+ GV: Em đó nói đúng, vì GV dạy môn Ngữ văn là người có đôi tai biết thẩm âm, có đôi mắt nhìn đa sắc và có trái tim nhạy cảm. Dạy Ngữ văn cũng đồng nghĩa với làm nghệ thuật 1 cách khoa học. Có thế HS mới không buôn ngủ khi tiếp xúc với bài học môn Ngữ văn.
- PV: Nếu cho cô chọn lại nghề nghiệp của mình, cô sẽ chọn nghề gì ?
+ GV: một câu hỏi không thiện chí! Tôi vẫn chọn làm GV dạy môn Ngữ văn bây giờ và mãi mãi. Xin cảm ơn!
- PV: Xin cảm ơn cô! Chúc cô luôn hạnh phúc và thành đạt, ngày càng tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
3- Rút kinh nghiệm
- Trao đổi, nhận xét về cuộc PV.
- Phát biểu kinh nghiệm.
Bước 4- Củng cố (1’): 
- Theo nội dung bài giảng – HS cần nắm vững kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu.
V- Tự rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 11 thang 12 VA(1).doc