I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS thấy rõ niềm hạnh phúc, say mê mãnh liệt của tác giả trong buổi đầu gặp lí tưởng cách mạng với cuộc đời nhà thơ.
- Làm cho HS hiểu được sự vận động của các yếu tố thơ trữ tình như tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong thơ.trong việc làm nổi bật tâm trạng cái tôi của nhà thơ.
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn: 2/03/2010 GVHD: THÂN ĐỨC VÂN SVTH: DƯƠNG THỊ VÂN Giảng văn: Tiết 101 TỪ ẤY Mục tiêu cần đạt Giúp HS thấy rõ niềm hạnh phúc, say mê mãnh liệt của tác giả trong buổi đầu gặp lí tưởng cách mạng với cuộc đời nhà thơ. Làm cho HS hiểu được sự vận động của các yếu tố thơ trữ tình như tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong thơ...trong việc làm nổi bật tâm trạng cái tôi của nhà thơ. Phương tiện và cách thức tiến hành Sử dụng SGK, sách giáo viên, thiết kế bài giảng Kết hợp các phương pháp như đọc hiểu, phát vấn, thảo luận Tiến trình lên lớp Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản khi bắt gặp và được giác ngộ lí tưởng cách mạng ông đã trở thành một người chiến sĩ. Tập thơ Từ ấy ra đời như một tiếng reo vui, một sự hân hoan hạnh phúc của ông khi tìm được ánh sáng chân lí soi đường. Từ ấy là tập thơ mở đường và nó như một bản tuyên ngôn, một lời hứa đanh thép về lí tưởng sống mà ông đã tự đặt ra, noi theo và làm trong suốt cuộc đời cách mạng cũng như sự nghiệp văn chương của mình. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu chung B1: Tìm hiểu về tác giả TT1: GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn. - GV phát vấn:Trình bày những nét chính trong cuộc đời Tố Hữu? TT2: HS suy nghĩ trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung B2: Tìm hiểu về tác phẩm TT1: GV phát vấn : - Trình bày hiểu biết của em về tập thơ Từ ấy? - GV phát vấn: Nêu hoàn cảnh và xuất xứ của bài thơ? - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ và phân chia bố cục. TT2: HS suy ngĩ trả lời. TT3: GV nhận xét, bổ sung HĐ 2: Đọc - hiểu văn bản B1: Tìm hiểu nội dung khổ thơ đầu. TT1: GV đặt câu hỏi: - Từ ấy là thời điểm nào? - Nhà thơ đã dùng hình ảnh nào để chỉ lí tưởng? Hiệu quả của việc sử dụng các hình ảnh ấy? - Em có cảm nhận gì về động từ “bừng”, “chói” trong câu thơ? - Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh nào để thể hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng? TT2: HS suy nghĩ, trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung. Bước2: Tìm hiểu khổ thơ 2 TT 1: GV đặt câu hỏi: - Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào? TT2: HS suy nghĩ trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung. B3: Tìm hiểu khổ thơ 3 TT1: GV phát vấn: - Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao? - GV phát vấn: Nhận xét về cách xưng hô của Tố Hữu ở khổ thơ cuối? TT2: HS trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung. HĐ 3 :Tổng kết TT1: GV gọi HS tổng kết những nét chính về nội dung. TT2: Gọi HS tổng kết những nét chính về nghệ thuật TT3:GV nhận xét và đánh giá I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Tố Hữu(1920-2002), quê ở Thừa Thiên-Huế, là nhà thơ lớn của nền văn học VN hiện đại - Sự nghiệp thơ ca gắn với sự nghiệp cách mạng. - Đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu: tình cảm trữ tình chính trị về nội dung và đậm đà tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện. - Tố Hữu được tặng huân chương sao vàng (1994), nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996) và giải thưởng văn học ASEAN (1999) =>Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc; là “con chim đầu đàn” của thơ ca cách mạng Việt Nam. 2. Tác phẩm a. Tập thơ Từ ấy (1937-1946) - Mở đầu cho sự nghiệp thơ Tố Hữu, thể hiện niềm say mê lý tưởng, khát khao được chiến đấu, tinh thần lạc quan của người thanh niên Cộng sản -Gồm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích, giải phóng b. Bài thơ Từ ấy - Xuất xứ , hoàn cảnh sáng tác : + Từ ấy là bài thơ mở đầu cho phần thơ Máu lửa trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu ( sáng tác từ năm 1937 -1946). + Bài thơ ra đời khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản 7/1938. - Bố cục bài thơ Gồm ba phần: + Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của Đảng. +Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống. + Khổ 3 : Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của tác giả. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của Đảng - Là khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. - Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí => Khẳng định, nhấn mạnh tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. - Nhấn mạnh ánh sáng lí tưởng Cộng sản đã mở ra trong tâm hồn nhà thơ chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm. - Hình ảnh: Vườn hoa lá đậm hương và rộn tiếng chim => gợi tả một thế giới tràn đầy sức sống. *Tóm lại, bằng bút pháp tự sự kết hợp với bút pháp trữ tình lãng mạn, đoạn thơ đã thể hiện tình cảm chân thành, trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên được tiếp nhận lý tưởng của Đảng, tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.. 2. Những nhận thức mới về lẽ sống - Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi => Nhà thơ tự nguyện “buộc” lòng mình với mọi người, để hoà nhập cái “tôi” riêng của mình với cái ta chung của toàn dân tộc. - “Trăm nơi”: hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi cùng “trang trải”, chia sẻ với nhau. - Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời => Khối đời: Hình ảnh ẩn dụ chỉ sự đoàn kết của toàn dân, toàn quân. Đây chính là yếu tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến của quân và dân ta. So sánh với câu thơ của Thế Lữ trong bài Nhớ rừng: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt. Tuy giống nhau về mặt từ ngữ nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Ở câu thơ của Thế Lữ là sự bất mãn, tù túng của một nhà thơ Mới trong tâm trạng mất nước. Ở câu thơ của Tố Hữu như sự khẳng định về lòng đồng tâm nhất chí của nhân dân ta trong cuộc khắng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. à Tâm hồn nhà thơ đã trải rộng với cuộc đời, khả năng đồng cảm sâu xa với từng hoàn cảnh của mọi người. *Tóm lại, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến và sự giao cảm của trái tim mình với mọi người 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của tác giả - Lý tưởng Cộng sản đã giúp cho nhà thơ không chỉ có lẽ sống mới mà còn vượt qua được những tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ bằng một yêu thương ruột thịt. - Những điệp từ là, cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn , vừa: + Nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. + Vừa biểu hiện sự đồng cảm, tấm lòng xót thương chân thành của nhà thơ với những kiếp người nghèo khổ. III. Tổng kết *Nội dung: “Từ ấy” là lời tâm nguyện chân thành của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản *Nghệ thuật: - Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn - Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ (ẩn dụ, tượng trưng) ->Tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình -chính trị 4.Dặn dò - Học thuộc lòng và phân tích được nội dung của bài thơ -Chuẩn bị bài : Nhớ đồng -Tố Hữu BCĐTTSP GVHD SVTT
Tài liệu đính kèm: