Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85 Đọc văn: Chiều tối (Mộ - Trích “Nhật kí trong tù” Hồ Chí Minh )

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85 Đọc văn: Chiều tối (Mộ - Trích “Nhật kí trong tù” Hồ Chí Minh )

I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS:

 1. Kiến thức.

- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thơ trữ tình HCM: Sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, giữa chất thép và chất tình.

 2. Kĩ năng.

- Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.

- Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.

 3. Thái độ.

 Tự nhận thức bài học cho bản thân về tấm lòng yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5095Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85 Đọc văn: Chiều tối (Mộ - Trích “Nhật kí trong tù” Hồ Chí Minh )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn: CHIỀU TỐI 
Tiết 85.	(Mộ - Trích “Nhật kí trong tù” Hồ Chí Minh )
Tuần 23. Ngày soạn: 13. 02. 2011
I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS:
 1. Kiến thức.
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thơ trữ tình HCM: Sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
 2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.
- Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ.
 Tự nhận thức bài học cho bản thân về tấm lòng yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
 1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, SGV, sách TL tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh, (nếu có)...
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
 2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài: Chiều tối - Hồ Chí Minh.
 + Tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
(Nhóm 4 – Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, thuyết trình giới thiệu về Tập thơ Nhật kí trong tù)
 + Đọc tác phẩm
 + Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
III. Phương tiện thực hiện - Cách thức tiến hành.
- Sách giáo khoa văn 11 - Thiết kế bài học.
- Phương pháp đọc hiểu-đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ học.
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ(Hàn Mặc Tử)
- Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
 3. Bài mới:
 Trong thời gian bị tù ở Quảng Châu (TQ), Hồ Chí Minh bị giải qua nhiều nhà lao. Không thể nói hết những nỗi gian khổ dọc đường giải tù, nhưng Bác ít nhắc đến nỗi khổ ải đó mà nếu có nhắc thì Người pha giọng châm biếm, hài hước, tự trào. Bác cảm thấy có thi hứng trên đường giải tù. Bài thơ “Mộ” là một bài thơ đặc sắc, tưởng như không phải là thơ của tù nhân HCM mà là một bài thơ của thời thịnh Đường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
TT1: GV yêu cầu HS đọc kĩ phần tiểu dẫn trong SGK. Trả lời câu hỏi. - GV chuẩn xác kiến thức.
- Đọc xong phần tiểu dẫn, em thấy có điểm gì cần lưu ý?
- Cho HS quan sát tranh bìa tập thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu tác phẩm.
TT2: HS đọc diễn cảm toàn văn phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- Đọc đúng nhịp thơ, giọng chậm rãi, thoáng chút vui, ấm ở câu cuối. Từ " hồng" đọc hơi to và kéo dài hơn.
- So sánh phần phiên âm, dịch nghĩa với phần dịch thơ của Nam Trân, em thấy chỗ nào chưa dịch đạt?
- Câu 2: Chưa dịch được chữ "cô", "mạn mạn"
- Câu 3: dịch thừa từ "tối", làm mất đi ý vị "ý tại ngôn ngoại", hàm súc của thơ cổ.
GV:
 Trước hết ta nhận thấy “Mộ” (Chiều tối) là bài thơ thể hiện một cách cụ thể và sinh động tư tưởng trong bài thơ tuyên ngôn của Hồ Chí Minh.
“Thân thể tại ngục trung
 Tinh thần tại ngục ngoại”
(Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao)
TT3: GV phát vấn học sinh - GV chuẩn xác kiến thức.
 - Phân tích bức tranh thiên nhiên ở 2 câu thơ đầu được miêu tả ntn?
- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thiên nhiên và con người?
GV:
 Không phải đến HCM, Người mới mượn h.ả cánh chim để giải bày tâm trạng. Trong thơ cổ đã nói rất nhiều:
“Chim bay về núi, tối rồi.” 
 (Ca dao)
“Chim hôm thoi thót về rừng” 
 (Nguyễn Du)
“Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi”
 (Bà Huyện Thanh Quan)
 Ngòi bút HCM diễn tả thiên nhiên rất chân thật, tự nhiên
 “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ” câu thơ đầy tâm trạng. Nhìn cánh chim bay mà nhận ra vẻ uể oải của đôi cánh chim. Chỉ một cái nhìn ta nhận ra con người đó giàu tình cảm biết bao! Có lẽ Bác bị giải đi suốt cả ngày quá mệt mỏi nên dễ đồng cảm với cánh chim “quy lâm” kia. Nhưng nhà thơ không để lộ ra vẻ mệt mỏi của mình.
 Hình ảnh gợi nhớ câu thơ:
Hạc vàng bay mất từ lâu
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
 (Thôi Hiệu)
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
	(N.Khuyến)
 “Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không) câu thơ dịch đã làm mất từ miêu tả vẻ cô đơn (cô vân), lẻ loi, trôi nổi, lững lờ của áng mây trong từ láy “mạn mạn”. Áng mây cô đơn và mệt mỏi tưởng như không bay được nữa. 
Thiên nhiên ảm đạm và hoang vắng có phần phù hợp với cảnh ngộ của Người. Nhưng qua đó ta lại thấy được một nét nổi bật trong tâm hồn Bác, là trong giờ phút đau khổ, nặng nề, cực nhọc nhất Bác vẫn tha thiết với thiên nhiên và tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng cảm.
- Hãy hình dung cảnh ngộ của người tù: bị giải đi từ lúc Gà gáy một lần đêm chửi tan, phải hứng chịu Gió thu lạnh từng trận từng trận táp vào mặt, phải trải qua Năm mươi ba cây số một ngày – Mũ áo dầm mưa rách hết giày trong tình cảnh xiềng xích thay dây trói và rồi Lại khổ thâu đêm không đủ chỗ - Ngồi trên hố xí đợi ngày mai. Đặt trong hoàn cảnh ấy, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn, con người HCM ở 2 câu thơ đầu?
TT4: GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS thảo luận:
- Từ hai câu đầu đến hai câu cối, mạch thơ vận động, chuyển đổi ntn? (GV dùng bảng phụ)
- So sánh với khổ thơ tả cảnh chiều hôm trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà HTQ với Bức trang đời sống con người trong thơ Người có gì khác? Từ đó ta phát hiện gì về cái nhìn, tâm hồn của nhà thơ?
 Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
 Lom khom dưới núi tiều vài chú, 
 Lác đác bên song, chợ mấy nhà.
GV:
 Trong thơ Bà HTQ có bóng dáng con người nhưng thấp thoáng, mờ nhạt, nhỏ bé và thiếu vắng sự sống đang vận động. Hình ảnh con người chỉ tôn thêm cái hùng vĩ, hoang sơ của đất trời thiên nhiên.
 Hình ảnh thiếu nữ xuất hiện làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh. Lại có sự vận động “ma bao túc” (xay ngô tối) làm cho không khí buổi chiều đượm một chút náo nhiệt, hình ảnh cố giá xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy sức sống. Cảnh chiều tối bỗng dưng có sinh khí. Tuy khổ sở về cảnh ngục tù nhưng không lúc nào Bác không lưu tâm đến những người lao động và những hoạt động thiết thực của họ. 
- Trong sự vận của mạch thơ có sự trôi chảy của thời gian. Trong nguyên tác không hề có chữ tối. không nói tối mà tự nhiên người đọc vẫn cảm nhận được trời tối và thời gian đang trôi dần từ chiều tà đến đêm khuya? Hãy lí giải vì sao có thể cảm nhận như vậy?
 - Điệp vòng ma bao túc – bao túc ma hoàn: sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng
 - Chữ hồng
 Bác tiếp thu tinh hoa thơ Đường nhưng cũng đổi mới thơ Đường. Người không kết thúc bài thơ một cách lạnh lẽo. Người đã đem vào hình thức chật hẹp của thơ Đường tâm hồn người chiến sĩ Cộng sản lỗi lạc.
- Gợi câu chuyện cổ phương Đông, đâu là nhã tự của bài thơ Chiều tối? Vì sao?
 Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề. Trong nghệ thuật thơ Đường, người ta gọi là “con mắt” của thơ (thi nhãn hay nhãn tự)
- Hình ảnh con người trong thơ Bác khác gì với thơ cổ?
- Điều này thể hiện đặc điểm gì trong tâm hồn của Hồ Chí Minh?
GV:
“Một mai,/một cuốc,/một cầncâu,
Thơ thẩn/dầu ai/vui thú nào?
Ta dại ta tìm nơi/ vắng vẻ,
Người khôn/ người đến chốnlao xao.
Thu/ ăn măng trúc,/đông/ăngiá,
Xuân/tắm hồ sen,/ hạ/ tắm ao
Rượu,/ đếm cội cây,/ ta/ sẽuống,
Nhìn /xem phú quý / tựa/chiêm bao”
 (Nhàn-Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
Yên hoa tâm nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến trường giang thiên tế lưu”
 (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên)
 * Khác nhau:
- Con người ẩn dật hoặc hoà tan vào thiên nhiên trong thơ cổ khác với con người đời thường quen thuộc, bình dị trong thơ Bác.
- Con người là trung tâm của cảnh vật.
- Hoạt động của con người luôn hướng ra ánh sáng, sự sống, tương lai.
TT4: GV phát vấn HS
- Giá trị tư tưởng bài thơ ?
HS thuyết trình giới thiệu tập thơ NKTT.
HS đọc.
HS phát hiện, chỉ rõ sự khác biệt.
HS tìm hiểu, phân tích, so sánh - trình bày.
HS nêu cảm nhận của mình.
HS thảo luận từng nhóm nhỏ 2-4HS - Đại diện trình bày.
HS suy nghĩ, trình bày cá nhân.
HS trao đổi trình bày.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
 1. Tập thơ "Nhật kí trong tù".
- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây.
- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán.
 2. Bài thơ " Chiều tối".
 a. Vị trí.
 Bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
 b. Thể thơ.
 Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. ĐỌC - HIỂU.
 1. Hai câu thơ đầu. Bức tranh thiên nhiên.
* Bức tranh thiên nhiên:
- Thời gian: Chiều tối
- Không gian: Bầu trời mênh mông
-> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.
- Hình ảnh (nhân hoá)
 + Quyện điểu: con chim mỏi
-> Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. 
 + Cô vân: chòm mây cô đơn
-> Áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng. 
-> Đây là chòm mây mang tâm trạng, có hồn người, cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ.
 + Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ
-> Giữa bầu trời mênh mông, cánh chim và chòm mây càng cô đơn lẻ loi. Vẽ theo lối “chấm phá”, vẻ đẹp cổ điển mang phong vị Đường thi.
* So sánh thiên nhiên và con người:
 + Tương đồng về hình thức: đều cô đơn, mệt mỏi, mong muốn tìm được tổ ấm.
 + Khác biệt về bản chất: thiên nhiên tự do còn con người mất tự do, đang bị áp giải và không biết đâu là chốn nghỉ ngơi
=> Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày.
 2. Hai câu thơ cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người.
Hai câu đầu
Hai câu cuối
Khung cảnh thiên nhiên
Bức trang đời sống con người
Cảnh vật: trời mây, chim muông
Hình ảnh con người lao động
Không gian: núi rừng hoang vu
Xóm núi ấm áp
Thời gian: chiều tà
Đêm tối nhưng lại bừng sáng ánh lửa hồng
- Cô emxay ngô: Cảnh con người lao động đời thường bình dị quen thuộc 
-> Hình ảnh cô giá xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy sức sống. 
-> Con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
- “ma bao túcBao túc ma hoàn” (lặp): lao động liên tục 
-> Cần mẫn, chăm chỉ: vòng quay không dứt của động tác xay ngô.
-> Dòng lưu chuyển của thời gian một cách tự nhiên.
- “Lò thanrực hồng”: ấm cúng và hạnh phúc. 
 “hồng” là điểm sáng thẫm mĩ, là nhãn tự của bài thơ
-> Hình ảnh thơ không tĩnh tại mà hướng đến ánh sáng, sự sống.
- Ý nghĩa:
 + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.
 + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.
 + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.
 + Niềm tin, niềm lạc quan.
=> Cảnh phát triển.
 Hình ảnh Hồ Chí Minh: vượt hoàn cảnh, tâm hồn hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người.
 Vẻ đẹp nghệ thuật – phong cách thơ Hồ Chí Minh: Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại.
* Tư tưởng bài thơ
 Cảm quan thiên nhiên của Bác xét đến cùng là cảm quan nghệ thuật. Trung tâm bài thơ chính là con người lao động và ngọn lửa của sự sống. Vì thế, bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.
 4. Củng cố - Hướng dẫn HS tự học.
 - Đọc thuộc lòng bài thơ.
 - Ý nghĩa – giá trị bài thơ.
- Học bài cũ - Chuẩn bị bài: TỪ ẤY (Tố Hữu)
 + Tác giả.
 + Tác phẩm. (Theo câu hỏi Hướng dẫn học bài)
 5. Bổ sung – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docChieu toi.doc