Giáo án Ngữ văn khối 11 - Rễ mía (bùi văn bồng)

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Rễ mía (bùi văn bồng)

I.Mục tiêu :

 Giúp HS hiểu:

1. Cảm thụ được vẻ đẹp trong nhân cách của nhân vật chính

2. Thấy được nét đặc sắc của tác giả trong việc lựa chọn chi tiết và sử dụng hình tượng rễ míacó nhiều tầng nghĩatrong bài thơ.

II Trọng tâm:

- Vẻ đẹp trong nhân cách của nhân vật chính.

III.Chuẩn bị::

- GV ;bảng phụ.

- Hs: tập ghi bài, soạn bài

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Rễ mía (bùi văn bồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỄ MÍA (Bùi Văn Bồng)
I.Mục tiêu : 
 Giúp HS hiểu:
Cảm thụ được vẻ đẹp trong nhân cách của nhân vật chính 
Thấy được nét đặc sắc của tác giả trong việc lựa chọn chi tiết và sử dụng hình tượng rễ míacó nhiều tầng nghĩatrong bài thơ. 
II Trọng tâm:
Vẻ đẹp trong nhân cách của nhân vật chính.
III.Chuẩn bị::
GV ;bảng phụ.
Hs: tập ghi bài, soạn bài
IV.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:Hoa Bạch Mai nở trên núi Bà.
Câu 1:Cho bíêt vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác , đọc bài thơ.
Câu 2:Cái quí, cái đẹp ở hoa là gì?
3.Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
-Sơ lược về tác giả?
-Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Nhân vật thực việc thực trong tác phẩm là ai?Anh đã có sáng kiến gì cho nông trường?
G cho hs phân tích bố cục?Nêu nội dung chính mỗi phần?
-Tác giả vào đề bằng hình tượng gì?
-Em có nhận xét gì về việc thử nghiệm trồng mía động xuân của kĩ sư Vương Văn?Giải thích rõ sự việc?
-Với dự định táo bạo ấy em hiểu thêm gì về tích cách của kĩ sư Vương Văn?
-Việc trồng mía đông xuân thể nghiệm đã chi phối Kĩ sư Văn như thế nào?Em hãy tìm chi tiết chứng minh?
-Chính vì muốn chinh phụcmọi người anh đã kiên định chọn hướng đi nào?Đối với công việc anh là người như thế nào?
-Việc làm nào đã chứng minh được việc trồng mía đông xuân thể nghiệm là không phiêu lưu?
-Trong thời gian trồng thử nghiệm tâm trạng của anh diễn biến ra sao?
-Cơn ác mộng có ý nghĩa gì?
-Với công việc kĩ sư Văn là người như thế nào?
-câu nào đã gián tiếp trả lời cho sự thàng công của việc thể nghiệm?
-Trong lời nhận xét, tác giả đã kết luận như thế nào về kĩ sư Vương Văn?
4.Củng cố và luyện tập:
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng cốt truyện?
-Cảm nhận của em về kỹ sư Vương Văn?
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
-Bùi Văn Bồng sinh năm 1953, quê ở Thanh Hoá, thiếu tá, phóng viên báo quân đội nhân dân. Ong đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợpvăn học, đạt nhiều giải thưởng văn học
2.Hoàn cảnh sáng tác:Tác giả viết nhân dịp về thăm nông trường mía Nước Trong tây Ninhkỉ niệm 10 năm thành lập.
 3.Chủ đề: Qua câu chuyện người thực việc thựcvề kĩ sư Vương Văn (người có sáng kiến thư nghiệm thành công trồng mía vụ Đông xuân ở nông truờng Nước Trong), tác giả ca ngợi tinh thần tìm tòi, sáng tạokhông chấp nhận đường mòn, không khuất phục khó khăn của người làm khoa học kĩ thuật trong thế hệ thanh niên ngày nay.
4.Bố cục: 4phần:
II.Đọc tìm hiểu văn bản:
1.Vấn đề đặt ra đối với kĩ sư Vương văn
-Dẫn chuyện bằng hình tượng rễ mía trăn trở của kĩ sư là trồng mía vụ đông xuân.
-Trồng mía vụ Đông xuân:
+Dự định khác thường, táo bạo.
+Mọi người lo ngại cho là “húc đầu vào đá”
-Vì ở Nước Trong thời tiết khắc nghịêt mùa khô thì nắng chói chang; đất trắng, đêm ít sương , cỏ tranh cỏ Mỹ khó mà sống nổi huống hồ là cây mía.
 -Tính cách của kĩ sư Vương Văn
+Đột phá mới mẻ
+khát khao tìm tòi cái mới cải bỏ cái cũ giáo điều.
-Vấn đề làm anh mất ăn mất ngủ”rối lên như chùm rễ mía” dốc hết rtâm trí và sức lực vào công việc.
-Anh đã mạnh bạo thể nghiệm để có căn cứ thực tế trả lời cho cái đích của mình-kĩ sư dám nghĩ dám làm.
2.Việc làm và tâm trạng của kĩ sư Vương Văn:
-Kết hợp :lý thuyết và thực tiễn có tài liệu khoa học không phiêu lư mạo hiểm.
Tâm trạng kĩ sư diễn biến cùng với sự phát triển của cây mía.
-Cơn ác mộng :nỗi lo âu, dồn tâm trí vào công việc cả trong cơn mê-hình tượng đẹp giàu ý nghĩa ca ngợi.
Nhận xét: Với công việc kĩ sư là nguời hết lòng vì công việc, dám nghĩ, dám làm, đáng khâm phục 
3.Kết quả việc thể nghiệm của kĩ sư Vương Văn:
-Niềm tin ngày một vững chắc hơn như cây mía ngày càng nhìêu rễ bám vào lồng đất.
4.Cảm nghĩ chung của tác giả:
Kĩ sư Vương Văn như mật ngọt trên đất này.
III.Ghi nhớ:
Dẫn chuyện tự nhiên, xây dựng chuyện bằng những hình tượng độc đáo. Kĩ sư là ngừơi của công việc chịu khó tìm tòi dẫn dắt , công khám phá, nhân vật đẹp về nhân cách, dám nghĩ , dám làm và chiến thắng khi biết về khoa học kĩ thuật .
5.Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
*Học:
-Tác giả, hoàn cảnh, chủ đề ?
-Cảm nghĩ của em sau khi học xong 2 t văn thơ Tây Ninh?
*Chuẩn bị:Khái quát văn học Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám 1945?
-Những điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám 1945?
-Đánh giá thành tự u văn học từ đầu thế kỉ Xxđến cách mạng tháng tám 1945?
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan tho TN Re mia.doc