I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:
- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu.)
- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
- Các từ (từ đơn, từ ghép)
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ.)
2/ Các quy tắc và phương thức chung:
- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn.
- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 11 Bài 1. TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội 1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng: - Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...) - Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh. - Các từ (từ đơn, từ ghép) - Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...) 2/ Các quy tắc và phương thức chung: - Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn... - Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh) II Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân 1/ Giọng nói cá nhân: 2/ Vốn từ ngữ cá nhân: 3/ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc: VD: Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi. 4/ Việc tạo ra các từ mới: Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ kho vốn từ chung và các phương thức chung. 5/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân - Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác. - Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung. Bài 2 : THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ 1. Thành ngữ : Thành ngữ là những ngữ cố định, khi sử dụng trong câu, thường không có sự thay đổi về hình thức cấu tạo, và tương đương về nghĩa, về vai trò ngữ pháp với một từ hoặc một cụm từ tự do. - Thành ngữ có tính hình tượng - Thành ngữ có tính khái quát - Thành ngữ có sắc thái biểu cảm, giúp người dùng bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với điều được nói đến. Vd : khỏe như voi, thuận buồm xuôi gió, chân ướt chân ráo. 2. Điển cố : Điển cố thường được quan niệm là những sự việc hay câu chữ trong đời sống hoặc sách vở đời trước được người đời sau dẫn ra trong thơ văn để biểu hiển một ý nào đó. Vd: Thị thơm thị giấu người thơm ( điển cố truyện Tấm cám) Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta (Điển cố từ truyện Đẽo cày giữa đường) Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì. (Lâm Thị Mĩ Dạ, Truyện cổ nước mình) 3. Khi sử dụng thành ngữ, điển cố trong nói và viết tiếng Việt cần lưu ý : - Hiểu đúng nghĩa của thành ngữ (nghĩa biểu hiện và sắc thái biểu cảm) - Dùng thành ngữ, điển cố phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn. Bài 3 : THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG 1. Từ nhiều nghĩa : Là những từ ngoài nghĩa gốc(nghĩa đầu tiên) còn có nhiều nghĩa khác(nghĩa chuyển, nghĩa phái sinh, nghĩa bóng...) Vd : Từ Lá +Nghĩa gốc : chỉ bộ phận của cây, thường ở ngọn, cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt. + Các nghĩa khác : Lá trong lá gan, lá phổi : chỉ một bộ phận của cơ thể người Lá trong lá thép, lá vàng, lá đồng : chỉ các vật bằng kim loại mỏng, có bề mặt Lá trong lá tre, lá nứa : chỉ các vật bằng tre, nứa mỏng, có bề mặt. Lá trong lá đơn, lá thư.. : Chỉ các vật bằng giấy mỏng, có bề mặt như lá cây * Lưu ý khi sử dụng từ nhiều nghĩa - Cân nhắc kĩ khi dùng - Dùng đúng nghĩa, phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn. 2. Từ đồng nghĩa : Là những từ khác nhau về hình thức âm thanh, nhưng biểu hiện cùng một nội dung ý nghĩa cơ bản. VD : Chết : hi sinh, từ trần, toi, nghoẻo... Bài 4 : NGỮ CẢNH 1. Khái niệm Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ , đồng thời người nghe (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn. 2. Các nhân tố của ngữ cảnh a/ Nhân vật giao tiếp : b/ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: - Bối cảnh giao tiếp rộng: - Bối cảnh giao tiếp hẹp: - Hiện thực được nói tới c/ Văn cảnh: 3. vai trò của ngữ cảnh 1/ Đối với người nói (người viết và quá trình sản sinh lời nói, câu văn) - Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh ra lời nói câu văn ® luôn ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu Þ người nói (viết) phải biết tạo nên những sản phẩm giao tiếp thích hợp với ngữ cảnh - Luôn có mối quan hệ giữa môi trường và văn bản giao tiếp - sản phẩm được tạo ra trong môi trường ấy Þ văn bản luôn mang dấu ấn của ngữ cảnh. 2/ Đối với người nghe (người đọc và quá trình lĩnh hôi lời nói, câu văn: - Ngữ cảnh không chỉ có vai trò quan trọng với quá trình tạo lập mà với cả quá trình lĩnh hội văn bản giao tiếp, vì vậy, muốn lĩnh hội trọn vẹn (chính xác, hiệu quả) lời nói, câu văn, người nghe (người đọc) nên: + Căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp + Phải gắn từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng của nó; với từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích , tìm hiểu và giải thích thấu đáo, cặn kẽ về nội dung và hình thức của lời nói, câu văn) BÀI 5: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1/ Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. - Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, ... 2/ các phương tiện diễn đạt - Về từ vựng: hết sức phong phú, mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng _ Về ngữ pháp: câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng nhưng thường ngắn gọn, mạch lạc, sáng sủa... - Về các biện pháp tu từ: văn báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. 3. Các đặc trưng: - Tính thông tin thời sự - Tính ngắn gọn _ Tính sinh động, hấp dẫn BÀI 6: THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU 1. Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ giao tiếp khác nhau. Đồng thời, người nói (người viết) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của mỗi câu ở mỗi tình huống, và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu. 2. Việc lựa chọn trật tự sắp xếp từ ngữ là cần thiết cả trong câu đơn, cả trong câu ghép. Ở câu đơn có sự lựa chọn trật tự các thành phần câu, ở câu ghép có sự lựa chọn trật tự các vế câu. Do đó gọi chung là lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. BÀI 7: THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 1. Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu. 2. Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng. 3. Vì vậy, việc sử dụng những kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Nguồn: 01/09/2009 ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ - website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng: + Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục; + Tin học, công nghệ thông tin; + Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra; Và các nội dung khác. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tài liệu đính kèm: