Giáo án Ngữ văn khối 11 - Nguyễn Thị Hồng Lương

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Nguyễn Thị Hồng Lương

I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu

II- Chuẩn bị:

Phương tiện:sgk, sgv, giáo án

Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy:

-

 1- Tổ chức:

 Sĩ số

 2- Kiểm tra:

 3- Bài mới:

 

doc 48 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Nguyễn Thị Hồng Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
4- Củng cố:
- 
5- Dặn dò:
-
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 56
 Làm văn:
 Bản tin
Giảng: 
- Nắm được các yêu cầu cơ bản của việc viết bản tin.
- Tích hợp với các kiến thức về văn và vốn sống trực tiếp, gián tiếp.
- Bước đầu biết cách viết một bản tin đơn giản.
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
Các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: Đọc mục I và trả lời yêu cầu câu hỏi 1,2,3,4,5 (sgk Tr 60).
H: Đọc mục II sgk Tr161, 162,163.
Muốn viết bản tin có hiệu quả cần phải làm gì?
H: Đọc ghi nhớ sgk Tr163.
Đọc bài tập 1,2 và trả lời yêu cầu của câu hỏi.
I- Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin:
1. Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô- lim- pích Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam. Kết quả dự thi (xếp thứ 4) khẳng định trình độ của học sinh Việt Nam, thành tựu của việc bồi dưỡng nhân tài Toán học của nền giáo dục nước ta.
2. Bản tin có tính chất thời sự, vì việc sảy ra ngáy 6-7 và ngay sau 3 ngày (ngày 19-7) đã được đưa tin.
3. Các thông tin bổ sung nêu trong bài tập là không cần thiết vì chúng vi phạm tính ngắn gọn, súc tích của bản tin.
4. Các sự kiện trong bản tin như: thời gian, địa điểm, kết quả của cuộc thi đều được nêu một cách khá cụ thể, chính xác, có độ tin cậy cao khiến người đọc tin vào sự thông báo.
5.Yêu cầu cảu một bản tin: phải có tính thời sự mới mẻ, hấp dẫn, nội dung phải chân thực, chính xác; các thông tin phải có ý nghĩa xã hội nhất định.
II- Cách viết bản tin:
1- Khai thác và lựa chọn tin:
- Trong thực tế đời sống có rất nhiều biến cố, sự kiện sảy ra nhưng không phải bất kì sự kiện nào cũng có thể dùng để viết bản tin. Nói cách khác phải lựa chọn những sự kiện có ý nghĩa xã hội nhất định.
- Một bản tin phải cần có thông tin đầy đủ, chính xác về các mặt: thời gian, không gian, chủ thể của hành động hoặc sự kiện, diễn biến, kết quả
2- Cách viết bản tin:
- Tiêu đề: phải ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin.
- Bố cục bản tin thường gồm các phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
III- Tổng kết:
* Ghi nhớ sgk Tr 163.
IV- Luyện tập:
1- Bài tập 1 (sgk Tr 163):
Các sự kiện có thể viết tin: A,B,D,E.
2- So sánh bản tin với các thể loại Quảng cáo, phóng sự điều tra:
- Giống nhau: cùng chứ năng cung cấp tin tức.
- Khác nhau:
+ Bản tin chỉ cung cấp tin tức.
+ Quảng cáo vừa thông báo tin tức, vừa chào mời khách hàng.
+ Phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin, có sự miêu tả và phân tích chi tiết hơn.
3- Bài tập 3 (về nhà).
4- Củng cố:
- Bản tin và cách viết bản tin.
5- Dặn dò:
-Chuẩn bị Tiết 57 :Đọc thêm Cha con nghĩa nặng, Vi hành, Tinh thần thể dục (T1)
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 57
 Đọc thêm:
Cha con nghĩa nặng
 (Hồ Biểu Chánh)
Vi hành
 (Nguyễn ái Quốc)
Tinh thần thể dục
 (Nguyễn Công Hoan)
 (Tiết 1)
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Đọc –hiểu và tự đọc- hiểu 3 tác phẩm văn xuôi của 3 tác giả; hiểu được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của từng tác văn bản bằng cách trả lời hệ thống các câu hỏi sgk; từ đó mở rộng hiểu biết về văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam những năm 20- 30) của thế kỉ XX.
- Kĩ năng đọc- hiểu.
- Có ý thức đọc và mở rộng tìm hiểu các tác phẩm cảu các tác giả trên.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
Tại sao Chí Phèo lại giết Bá Kiến và tự sát? Phân tích câu nói kết tội Bá Kiến của Chí Phèo ở cuối truyện “Ai cho tao lương thiện”?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: Đọc phần tiểu dẫn 9sgk Tr 164).Trình bày những nét chính về tác giả?
T: Nhấn mạnh.
T: Đọc 1 đoạn ngắn và hướng dẫn cách đọc.
3-> 4 H đọc hết đoạn trích.
Hãy tìm hiểu và làm rõ tình huống nghệ thuật giàu kịch tính của đoạn trích?
Qua Hai nhân vật cha và con hãy nêu cảm nghĩ về tính cách người Nam Bộ?
Nhận xét nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, ngôn ngữ trong đoạn trích?
I- Đọc- hiểu “Cha con nghĩa nặng”:
1- Tác giả Hồ Biểu Chánh (1885- 1958)
- Nhà văn Nam Bộ, được xem là một trong số ít những nhà văn tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Để lại 64 tiểu thuyết đậm đà dấu ấn cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ.
2- Tác phẩm (1929)
- Tóm tắt nội dung (sgk)
- Tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh.
- Câu chuyện kể về gia đình nông dân nghèo Nam Bộ Trần văn Sửu- Thị Lựu, Trần Văn Tí, Trần Thị Quyên. Qua đó, tác giả đề cao đạo đức, đạo lí gia đình, tình cảm cha con nghĩa nặng.
- Đoạn trích kể chuyện người cha Trần Văn Sửu vô tình giết vợ, bỏ nhà, bỏ quê, trốn tránh nhiều năm. Quá nhớ con, một đêm anh lẻn về thăm con. Được biết cả hai đứa đều ổn định, hạnh phúc, sự có mặt của anh là bất lợi. Sửu đành lại ra đi. Thằng Tí- con trai anh chạy theo tìm. Hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức.
3- Đọc- kể tóm tắt đoạn trích và bố cục:
- Đọc – kể đúng các từ ngữ địa phương Nam Bộ.
- Bố cục:
+ Đoạn1: Tâm trạng tuyệt vọng của trần văn Sửu trên cầu Mê tức.
+ Đoạn 2: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện của hai cha con ngay trên cầu Mê Tức.
+ Đoạn 3: Hai cha con trở lên Phú Tiên.
4- Giải thích từ khó: Theo chú thích chân trang.
- Lưu ý hầu hết các từ khó đều là các từ ngữ địa phương Nam Bộ, chú ý cả cách phát âm.
5- Trả lời các câu hỏi đọc thêm:
a-Câu 1 (sgk tr 167): như các mục trên.
b- Câu 2:
 Tình cha con trong đoạn trích:
* Tình cha với con- Trần văn Sửu người cha bất hạnh nặng tình với các con.
 + Suốt những nawmsoongs chui lủi, người cha không khi nào không nguôi nỗi nhớ các con, lo cho các con.
 + Không quản hiểm nguy liều lẻn về thăm con.
+ Biết con đã yên bề cuộc sống, sự có mặt của mình chỉ làm khó cho các con, Sử đành bấm bụng đi ngay trong đêm.
+ Định nhảy xuống sông tự tử vì sự bình yên của các con.
+ Tình cảm gắn bó, cảm động khi gặp lại con trai trên cầu Mê Tức.
=> Không nghĩ đến bản thân mình, chỉ nghĩ đến các con, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay đổi tên họ chịu khổ suốt đời.
* Tình con với cha: Trần văn Tí- Trần văn Sửu:
 + Thằng bé mới lớn, khoẻ mạnh, bộc trực, tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.
+ Ngầm theo dõi câu chuyện của ông ngoại với cha.
+ Hiểu, càng thương cha.
+ Khi thấy cha bỏ chạy, nó ra sức cố đuổi theo, mong gặp cha, gây cuộc đuổi bắt trong đêm kì ngộ.
+ Cảm động ôm lấy cha, trò chuyện ân cần.
+ Lo lắng, thương cha vất vả, quyết bỏ nhà theo cha, làm long để nuôi cha.
+ Nghe lời cha không còn giận trách người mẹ sấu số.
+ Nhất quyết không cho cha bỏ đi, tìm cách giữ cha lại ở tạm tròn chòi ruống Phú Tiên để cha con gặp nhau. 
Trần Văn Tí quả là một đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc, đáng thương, đáng trọng.
c- Câu hỏi 3 (sgk Tr 167):
- Tình huống giàu kịch tính: Cuộc trở về trong đêm của Trần Văn Sửu không được gặp con mà lại phải gay lập tức ra đi. Thương con, lo cho tương lai của con, Trần Văn Sửu đành chấp nhận cách giải quyết của bố vợ.
- Cuộc chạy đuổi trong đêm giữa hai cha con.
- Cuộc gặp gỡ cảm động trên cầu Mê Tức.
=> tất cả làm nổi bật tình cảm, chủ đề đạo đức mà tác giả muốn khẳng định và ca ngợi: cha con nghĩa nặng.
d- Câu 4 (sgk Tr167):
Tính cách người Nam Bộ: thẳng thắn, mộc mạc, bộc trực, giàu tình nghĩa, phân minh, dứt khoát trong tình nghĩa.
e- Câu 5 (sgk tr 167):
- Nghệ thuật kể chuyện theo trình tự thời gian như truyện kể dân gian.
- Miêu tả nhân vật: ít tả nội tâm, tả trực tiếp, rành mạch giữa người kể và nhân vật; chú ý nhiều đến lời nói và hành động.
- Ngôn ngữ giàu màu sắc Nam Bộ, sử dụng rộng rãi các từ ngữ và cách nói địa phương.
4- Củng cố:
 - Tình cha con nghĩa nặng được biểu hieenjqua đoạn trích và nghệ thuật của tác phẩm.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết 58 (Tiếp bài)
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 57
 Đọc thêm:
Cha con nghĩa nặng
 (Hồ Biểu Chánh)
Vi hành
 (Nguyễn ái Quốc)
Tinh thần thể dục
 (Nguyễn Công Hoan)
 (Tiết 1)
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Đọc –hiểu và tự đọc- hiểu 3 tác phẩm văn xuôi của 3 tác giả; hiểu được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của từng tác văn bản bằng cách trả lời hệ thống các câu hỏi sgk; từ đó mở rộng hiểu biết về văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam những năm 20- 30) của thế kỉ XX.
- Kĩ năng đọc- hiểu.
- Có ý thức đọc và mở rộng tìm hiểu các tác phẩm cảu các tác giả trên.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
Tại sao Chí Phèo lại giết Bá Kiến và tự sát? Phân tích câu nói kết tội Bá Kiến của Chí Phèo ở cuối truyện “Ai cho tao lương thiện”?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: đọc tiểu dẫn sgk Tr (168) để tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
T: Nhấn mạnh.
Mục đích viết “Vi hành”?
T: hướng dẫn đọc- kể tóm tắt.
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành”?
Tác giả đã tạo được tình huống độc đáo như thế nào? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề và khắc hoạ nhân vật?
Phân tích hình tượng chân dung vua Khải Định, qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút NAQ?
H: Đọc tiểu dẫn và nêu những ý chính về tác giả, tác phẩm?
T: Hướng dẫn đọc.
Bố cục?
Các cảnh trong truyện có quan hệ với nhau như thế nào?
Mâu thuẫn cơ nản trên cơ sở mâu thuẫn riêng từng cảnh được thể hiện như thế nào?
Nêu ý nghĩa phê phán cảu truyện?
II- Đọc –hiểu truyện ngắn “Vi hành”:
1- Tác giả Nguyễn ái Quốc (1890- 1969):
2- Tác phẩm:
- 1922, thực dân Pháp đưa Khải định sang dự cuộc đấu xảo tại Mác-xây, với mục đích lừa bịp nhân dân pháp.
- Cùng với thời gian NAQ viết “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, truyện ngắn “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, kịch ‘Con rồng tre”, bài báo “Sở thích đặc biệt” tập trung lật tẩy âm mưu bịp bợm, giả dối của thực dân Pháp, đồng thời vạch trần bản chất hèn hạ, tính chất bù nhìn, tay sai của Khải Định.
- Tác phẩm “Vi hành” viết bằng tiếng Pháp được đăng trên báo Nhân đạo- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 19-2-1923.
 Bản dịch của Phạm Huy Thông, in trong tập Truyện và kí, NXB Văn học, 1973.
2- Đọc- kể tóm tắt:
- Lưu ý các đoạn đối thoại, các đoạn hồi ức và bình luận, giọng điệu thân mật của một bức thư gửi người thân.
3- Từ khó: theo chú thích chân trang.
4- Bố cục:
2đoạn:
+ Đoạn 1: Cuộc đối thoại giữa đôi trai gái trên tàu điện ngầm Pa-ri.
+ Đoạn 2:Cảm tưởng, hồi tưởng và bình luận của người viết khi luôn bị hiểu lầm là Khải Định vi hành.
5- Định hướng trả lời câu hỏi sgk (tr171):
a- Câu 1:
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành”:
 +Mẫu thuẫn cơ bản giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài
+ Giữa bản chất bù nhìn sa đoạ, hèn hạ, t ... khác nhau:
- Hai bộ phận văn học (căn cứ vào sự hợp pháp hay không hợp pháp, công khai hay bí mật (phương thức tồn tại trước luật pháp của chính quyền cầm quyền) để phân chia:
+ Văn học công khai (hợp pháp).
+ Văn học không công khai (không hợp pháp, bí mật): văn học yêu nước cách mạng do các sĩ phu yêu nước, các cán bộ, chiến sĩ, quần chúng cách mạng sáng tác và truyền bá trong tù, ở nước ngoài, trong các phong trào yêu nước, cách mạng
- Nhiều xu hướng, trào lưu văn học (căn cứ vào phương pháp sáng tác, thái độ chính trị, quan niệm văn học của tác giả để phân chia).
 a- ở bộ phận văn học công khai có cá xu hướng chính:
- Văn học nô dịch, phản động, chống lại nhân dân, cam tâm làm tay sai cho Pháp, chống lại phong trào yêu nước, cách mạng đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước.
- Văn học lãng mạn:
+ Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi cá nhân, bất hoà với thực tại, tìm đến thế giới tình yêu, quá khứ, nội tâm, tôn giáo
+ Thức tỉnh ý thức cá nhân,, chống lễ giáo phong kiến, làm cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, thêm yêu quê hương, đất nước, yêu tiếng mẹ đẻ, ý thức nỗi nhục mất nước.
+ Hạn chế: ít gắn với đời sống chính trị- xã hội, sa vào xu hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thơ Tản đà, thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính  (Nêu tên một vài tác phẩm tiêu biểu).
- Văn học hiện thực phê phán:
+ Phản ánh hiện tực một cách khách quan:
 +) Xã hội thuộc địa bất côn.
 +) Tố cáo, lên án tầng lớp thống trị, phơi bày tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân lao động, trí thức nghèo, phản ánh những mâu thuẫn, xung đột giữa nhân dân lao động và giai cấp thống trị.
 +)Có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
- Hạn chế: chưa thấy rõ tieenf đồ của nhân dân lao động và tương lai của dân tộc.
- Các tác giả, tác phẩm:
 +)Thơ: Tú Mỡ (dòng nước ngược), Đồ Phồn ( Thơ Ngang).
 +)Văn Xuôi:Phạm Duy Tốn, hồ Biểu Chánh, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô HOài, Nguyên Hồng với cá tác phẩm
* Lưu ý: văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học yêu nước cách mạng tồn tại và phát triển song song vừa đấu tranh, vừa ảnh hưởng, vừa tác động qua lại, có khi chuyển hoá lẫn nhau, không đối lập nhau về giá trị. Xu hướng nào cũng có cây bút tài năng, xuất sắc. (VD:).
b- ở bộ phận văn học không hợp pháp (không công khai):
- Văn học yêu nước cách mạng, nhà văn là chiến sĩ, ngòi bút là vũ khí.
- Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng, Xuân Thuỷ, Hải Triều (VD tác phẩm).
- Nguyên nhân có sự phân hoá phức tập đó:
 + Đó là kết quả cảu tình hình chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hoá rất phức tạp ở nước ta lúc đó.
 + Xã hội thực dân nửa phong kiến thuộc địa.
 +ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, văn hoá hán suy tàn.
 +Các giai cấp mới ra đời.
 + Sự phát triển của báo chí in ấn, ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ các phong trào đấu tranh giải phóng đất nước, dân tộc
- Do : 
+ Sự thúc đẩy của thời đại.
+ Xã hội mới đòi hỏi văn học phải đặt ra và giải quyết những vấn đề trước đó chưa từng có.
+ Sức sống mãnh liệt của dân tộc tiếp sức, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ cảu phong trào yêu nước và cách mạng, của Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức về cái tôi cá nhân (nguyên nhân hết sức quan trọng góp phần tạo nên nhịp độ khẩn trương quyết liệt của sự phát triển văn học).
2- Câu 2 (sgk tr 204):
- Phân biệt tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại:
Tiểu thuyết trung đại
 Tiểu htuyeets hieenjddaij
- Chữ Hán, chữ Nôm
- Chú ý đến sự việc, chi tiết.
- Cốt truyện đơn tuyến, cách 
- Kể chuyện bao trùm thời gian.
- Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược
- Ngôi kể 3.
- Kết cấu chương hồi.
- Chữ Quốc Ngữ.
- Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật.
-Cốt truyện phức tạp, đa tuyến.
- Cách kể chuyện theo trình tự thời gian, theo sự phát triển tâm lí, tâm trạng nhân vật.
- Tâm lí, tâm trạng nhân vật phong phú, phức tạp.
Ngôi 3, ngôi thữ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể.
-Kết cấu chương, đoạn.
 VD: Hoàng Lê nhất thống chí và Chí Phèo.
- Những yếu tố của tiểu thuyết trung đại còn tại trong tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh:
 + Chú ý nhiều đến sự việc, chi tiết.
 +Tâm lí nhân vật sơ sài, thể hieenjconf đơn giản.
 + Kể chuyện hoàn toàn theo thời gian, sự việc.
 +Ngôi kể thứ 3.
 + Xen những lời bình luận của tác giả lộ liễu.
 + Thiên nhiên chưa gắn bó hài hoà với nhân vật.
 + Câu văn còn dáng dấp văn biền ngẫu, đăng đối, thiếu tự nhiên
 + Tiểu thuyết về chủ đề đạo lí, đạo đức, giáo huấn.
- Lí dó: 
 + Đó là tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ ở Nam Bộ.
+ Khi ngôn ngữ tiếng Việt văn học vẫn chưa thoát khỏi phong cách trung đại.
+ Khi kĩ thuật và nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết hiện đại đang còn rất mới mẻ đối với các nhà văn Việt Nam.
3- Câu 3: Phân tích tình huống tuyện ngắn “Vi hành”, “Tinh thần thể dục’, “Chữ người tử tù”, “Chí Phèo”:
- Tình huống là những quan hệ ,những hoàn cảnh nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện. Sáng tạo ra tình huống đặc sắc là vấn đề then chốt của nghệ viết truyện.
- Có nhiều tình huống khác nhau: trong một truyện có thể có một tình huống chủ yếu nhưng có thể có nhiều tình huống khác nhau, có vai trò khác nhau trong cốt truyện.
- Phân tích ví dụ:
 * Trong “Vi hành” và “tình thần thể dục”: Đó là tình huống nhằm gây cười ,đả kích, châm biếm, chế giễu đối tượng, Tuy nhiên, ở từng truyện vẫn có sự khác nhau:
+ ở “Vi hành”: tình huống nhầm lẫn.
+ “Tinh thần thể dục”: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thực chất tốt đẹp và tai hoạ.Bắt buộc dân xem đá bóng. Dân sợ chạy trốn, thoái thác bằng mọi cách.
 * Trong ‘Chữ người tử tù” tình huống truyện éo le: Tử tù sắp bị tử hình- người cho chữ, quản ngục- coi tù- người xin chữ, cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.
* “Chí Phèo”: tình huống bi kichj, mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiện và không được làm người lương thiện.
( Phân tích ý nghĩa cảu từng tình huống với từng truyện).
4- Câu 4: Phân tích đặc sắc nghệ thuật cảu “Hai đứa trẻ”, “Chữ người tử tù”, “Chí Phèo”:
* “Hai đứa trẻ”: 
+Truyện không có truyện- truyện trữ tình: cốt truyện rất đơn giản.
+ Cốt truyện rất đơn giản.
+ Cảm giác và tâm trạng được đào sâu.
+Tình huống độc đáo: cảnh đợi tàu- tình huống tâm trạng.
+ Ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng.
+ Hình ảnh ám ảnh (bóng tối)
* “Chữ người tử tù”: 
+ Hình tượng Huấn Cao (anh hùng- nghệ sĩ- thiên lương, nhân hậu, trong sáng).
+ Hình tượng quản ngục: (người tri kỉ, biệt nhỡn liên tài, thanh âm trong trẻo giữa bản đàn nhạc luật xô bồ).
+ Tình huống cho chữ, xin chữ.
+ Ngôn ngữ kể, tả vừa cổ kính vừa hiện đại, rất tạo hình.
* “Chí Phèo”:
+ Cốt truyện hấp dẫn, li kì.
+ Cách kể chuyện linh hoạt, biến hoá, hieenjddaij.
+ Xây dựng hiènh tượng điển hình (Chí Phèo, bá Kiến, Thị Nở)
+ Cá tính hoá nhân vật sâu sắc, độc đáo.
+ Nghệ thuật tả, phân tích tâm lí, tâm trạng sâu sắc.
+ Tình huống truyện đậm tính chất bi kịch.
+ Ngôn ngữ tự nhiên vừa dân dã, vừa đậm tính triết lí.
5- Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”:
- Xây dựng mâu thuẫn trào phúng (tình huống trào phúng cơ bản):
+ Thể hiện qua nhan đề chương 15, qua khắc hoạ từng nhân vật ( cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, Phán mọc sừng, Tuyết, Xuân Tóc Đỏ).
+ Tả đám đông trung cảnh và cận cảnh: cảnh đưa đám, cảnh hạ huyệt.
+ Ngôn ngữ khôi hài, nói ngược.
+ Thủ pháp phóng đại, lặp lai câu nói, chi tiết, hành động.
- Mục đích: phê phán thói giả trá, bịp bợm, hình thức sáo rỗng, vô luân, vô nhân, đểu cáng, khốn nạn của xã hội tư sản thành thị đương thời.
6- Câu 6:
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện trong việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”:
- Bi kịch được xây dựng trên 2 mâu thuẫn cơ bản:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (thợ) >< hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực và tay sai trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài.
+ Mâu thuẫn giữa : khát vọng sáng tạo nghệ thuaat ><diều kiện lịch sử xã hội.
- Tác giả giải quyết >< thứ nhất theo quan điểm của nhân dân (nổi dậy, giết vua, phá đài); nhưng không cho rằng Vũ Như Tô, Đan Thiềm có tội.
 - Mâu thuẫn thứ 2 tạo nên bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm; cách giải quyết của tác giả chưa thật dứt khoát bởi đó là qui luật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ sĩ và xã hội, chỉ có thể giải quyết dứt điểm khi xã hội đủ điều kiện tương ứng. Cho nên, nhìn chung cách giải quyết của tác giả có thể coi là thoả đáng, tối ưu trong hoàn cảnh cụ thể này, không những thế nó còn gợi cho người đọc, người xem, người đọc những suy nghĩ khác.
7- Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:
 Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi nguồn những ai chưa khơi và sáng tạo những cái gì chưa có (Đời thừa).
- Nghệ thuật sáng tạo văn chương theo quan điểm của Nam Cao, trước hết và cơ bản là khác hẳn công việc của những người thợ khéo tay. Nó đặc thù riêng. Vì công việc của những người thợ,dù là thợ bậc cao, thợ khéo, thì chỉ làm những kiểu mẫu đã có sẵn, cứ làm thật hệt, thật giống là đạt. Thậm chí không cần và ngăn cấm, không cho phép làm khác mẫu, dù có đẹp hơn, tốt hơn! Như thế nghĩa là công việc của người thợ là công việc sao chép từ những khuôn mẫu, thiết kế của những người khác tạo ra sự giống nhau hàng loạt.
 - Công việc của nhà nghệ sĩ chân chính khác hẳn: Sản phẩm của anh ta là sản phẩm văn chương- sản phẩm tinh thần, tư duy, tâm hồn của nhà văn.
 Đặc trưng cơ bản của hoạt động này là sáng tạo, tìm tòi ra cái mới, là khơi những nguồn chưa ai khơi, là người thám hiểm châu MĩĐó là đặc điểm trái ngược với đặc điểm của người thợ. Chỗ người xem sẽ coi là thành công thì người đọc sẽ coi là nhà văn, đạo văn, đáng chê cười dù có giống tác phẩm trước đó của chính anh ta. Mỗi tác phẩm văn chương phải là sản phẩm đơn nhất, duy nhất, không lặp lại.
- Muốn thế, nhà văn phải có năng lực tư duy, có óc sáng tạo dồi dào, có ý chí và nỗ lực tìm, phát hiện cái mới, ghê sợ, tránh xa cái cũ mòn, nhàm chán, sáo rống, sự adua, bắt chước; phải nghiêm khắc với chính mình. Không phải thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào để rồi theo voi ăn bã mía.
- Đây là quan điểm nghệ thuật cũng không hoàn toàn mới mẻ, nhưng được phát biểu chân thành và diễn đạt theo cách riêng, lại được chính tác phẩm của nhà văn kiểm chứng (Chí Phèo, Đời Thừa, Lão Hạc, Sống mòn)của nam Cao=> là những sản phẩm tinh thần riêng của ông hoàn toàn mới mẻ, không bắt chiếc, làm theo mẫu bất kì ai, khơi sâu vào những đề tài quen thuộc; nông dân nghèo, trí thức, tiểu tư sản, Nam Cao vẫn sáng tạo được những hình tượng nghệ thuật, những trang văn, những hình tượng nghệ thuật bất hủ.
8- Bài tập 8 (về nhà): viết thành bài văn.
4- Củng cố:
- Một số kiến thức cơ bản về văn học hiện đại Việt Nam từ thế kỉ XX -> Cách mạng tháng tám 1945.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết 68,69: Viết bài số 4

Tài liệu đính kèm:

  • docvan11 2.doc