Giáo án Ngữ văn khối 11 (nâng cao)

Giáo án Ngữ văn khối 11 (nâng cao)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.

- Nắm vững các vấn đề khái quát làm cơ sở để học tập, nghiên cứu những tri thức về văn học Việt Nam trong chương trình.

B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 173 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1254Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 (nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 1, 2: §äc v¨n
Tæng quan
nÒn v¨n häc viÖt nam qua c¸c thêi kú lÞch sö
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.
- Nắm vững các vấn đề khái quát làm cơ sở để học tập, nghiên cứu những tri thức về văn học Việt Nam trong chương trình.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Gv cho hs đọc mục I (SGK) và cho biết: các bộ phận chính của nền văn học Việt Nam?
Hỏi:
- Văn học dân gian do ai sáng tác và truyền miệng?
- Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Kể tên một số thể loại mà anh (chị) biết.
- Tính chất và vai trò của văn học dân gian đối với lịch sử văn học nói chung?
(HS làm việc cá nhân, chuẩn bị trên vở nháp và trình bày trước lớp).
I/ Các thành phần của nền văn học Việt Nam
- Nền văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận chính: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có quan hệ qua lại với nhau.
1/ Văn học dân gian
a- VHDG chủ yếu do tầng lớp bình dân sáng tác bằng con đường truyền miệng, lưu truyền từ đời này sang đời khác, xuất hiện từ thời xa xưa.
b- Văn học dân gian gồm: truyện thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca dao, dân ca, tục ngữ, vè, câu đố, chèo...
c- Văn học dân gian mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân và văn học viết.
Hỏi: Văn học viết do ai sáng tác? Xuất hiện từ bao giờ?
Thông tin bổ sung:
Hỏi:
- Văn học viết bao gồm những thành phần nào? Tính chất và vai trò của văn học viết?
- Anh (chị) hiểu thế nào là chữ Nôm? Kể tên một số tác phẩm chữ Nôm mà anh (chị) biết.
- Thế nào là văn học viết bằng chữ Hán? Anh (chị) biết những tác phẩm nào viết bằng chữ Hán ra đời sớm nhất?
- Thế nào là chữ quốc ngữ? Văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện từ khi nào?
(hs đọc, tìm hiểu, thảo luận và trả lời)
2/ Văn học viết 
- VH viết do tầng lớp trí thức sáng tác, xuất hiện từ TK X.
Thông tin bổ sung:
Trên thực tế vẫn có những trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian và những người xuất xứ bình dân tham gia sáng tác văn học viết (Gọi là trí thức bình dân).
- Văn học viết Việt Nam đến đầu TK.XX chủ yếu gồm: văn học viết bằng chữ Hán, văn học viết bằng chữ Nôm; ngoài ra còn có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc (những năm 1920).
Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học Trung Hoa sâu sắc nhưng vẫn mang đậm tính dân tộc, vì phản ánh thực tế cuộc sống và diễn tả tâm hồn con người Việt Nam.
Văn học viết giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn học.
- Chữ Nôm là loại chữ được sáng tạo từ chữ Hán, dùng để ghi âm, từ tiếng Việt. Văn học viết bằng chữ Nôm xuất hiện khoảng TK.XIII, phát triển mạnh mẽ từ TK. XV. Đỉnh cao là các tác phẩm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ...
- Văn học viết bằng chữ Hán có vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời phong kiến. Do giai cấp thống trị phần lớn sùng bái Hán văn, đề cao Hán tự, coi thường chữ Nôm.
Văn học viết bằng chữ Hán bắt đầu từ TK. X-XI. Các tác phẩm đầu tiên còn lại đến ngày nay như Quốc tộ (Vận nước) của sư Pháp Thuận (TK.X), Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Công Uẩn, Thị đệ tử (Dạy đệ tử) của sư Vạn Hạnh, Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) của sư Mãn Giác (TK.XI)...
- Chữ quốc ngữ là loại chữ cái La-tin, được các cha cố châu Âu đem đến Đông Dương truyền đạo, sau đó được nhân dân và các trí thức yêu nước Việt Nam tiếp thu, phát triển thành chữ viết hiện đại của dân tộc. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện và phát triển vào những năm 20 của TK trước
Hỏi: Sắp xếp lại thứ tự và ghi số hiệu của hệ thống vào trong ngoặc đơn (Theo mẫu):
- Văn học dân gian (A)
- Truyện thần thoại (A.1)
- Văn học viết.
- Văn học viết bằng chữ Hán.
- Truyện cổ tích.
- Văn học viết bằng chữ Nôm.
- Truyện ngụ ngôn.
- Văn học viết bằng chữ Pháp.
- Sử thi.
- Trường ca.
- Ca dao- dân ca.
- Tục ngữ.
- Chèo.
- Truyện cười dân gian.
- Văn học dân gian (A)
- Truyện thần thoại (A.1)
- Sử thi (A.2)
- Trường ca (A.3)
- Truyện cổ tích (A.4)
- Truyện ngụ ngôn (A.5)
- Ca dao- dân ca (A.6)
- Tục ngữ (A.7)
- Chèo (A.8)
- Truyện cười dân gian (A.9)
- Văn học viết (B)
- Văn học viết bằng chữ Hán (B.1)
- Văn học viết bằng chữ Nôm (B.2)
- Văn học viết bằng chữ Pháp (B.3)
Gv cho hs đọc và hỏi: chia quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam thành mấy thời kì? Đó là những thời kì nào?
(HS làm việc cá nhân: đọc, chuẩn bị trên vở nháp, trình bày trước lớp
II/ Các thời kì phát triển của văn học Việt Nam
=> Quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam: được chia thành 3 thời kì:
- Từ TK.X đến hết TK. XIX.
- Từ đầu TK.XX đến 1945.
- Từ 1945 đến nay (2000).
Hỏi: Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam các thời kì. Kể tên một số tác gia nổi tiếng mà anh (chị) biết.
(hs làm việc theo nhóm:
Nhóm 1: thời kì 1
Nhóm 2: thời kì 2
Nhóm 3: thời kì 3
Sau đó cử đại diện trả lời)
Gv tổng kết
1/ Những nét chính của văn học Việt Nam TK.X đến XIX:
- Hai dòng văn học phát triển song song: văn học dân gian (trong tổng thể văn hoá dân gian) và văn học viết. Văn học viết giữ vai trò chủ đạo. Hai dòng bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
- Mang đặc điểm thi pháp trung đại. Ảnh hưởng tư tưởng Nho, Phật, Lão và văn học cổ Trung Hoa.
Một số tác gia nổi tiếng: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương v.v...
2/ Những nét chính của văn học đầu TK.XX đến 1945:
- Có những biến động lớn, chuyển từ thời trung đại, cận đại đến hiện đại.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ văn hoá Âu - Tây.
- Xuất hiện nhiều khuynh hướng, với những cuộc bút chiến sôi nổi, phức tạp.
- Có nhiều thành tựu rực rỡ.
Một số tác gia nổi tiếng: Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, X.Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Tố Hữu...
3/ Những nét chính của văn học Việt Nam sau 1945:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt, trường kì và đang bước vào công cuộc hội nhập quốc tế.
Một số tác gia tiêu biểu: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp v.v...
Hỏi: Văn học 1945 đến nay có thể chia thành mấy giai đoạn? Những nét chính của mỗi giai đoạn?
* Văn học 1945 đến nay có 2 giai đoạn:
- Thời kì chiến tranh (1945- 1975), văn nghệ phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và cổ động chính trị; thể hiện chủ yếu tình cảm, nghĩa vụ của con người đối với Tổ quốc.
Có tiếng nói của văn học yêu nước tiến bộ trong vùng địch tạm chiếm.
- Thời kì hoà bình và hội nhập (sau 1975 đến nay), văn học đang có những đổi mới căn bản: đề tài mở rộng, hình thức và nội dung phong phú, cá tính đa dạng, con người được nhìn nhận toàn diện hơn... Cơ chế thị trường có tác động mạnh mẽ cả tích cực lẫn tiêu cực.
Hỏi: Nêu những nét cơ bản của tâm hồn con người Việt Nam thể hiện trong văn học. Nhận xét của anh (chị) về những nét cơ bản đó?
(HS làm việc cá nhân. Sau đó trình bày trước lớp hoặc thảo luận theo nhóm)
III/ Những nét đặc sắc của văn học Việt Nam
1/ Những nét cơ bản của tâm hồn con người Việt Nam
- Lòng yêu nước, tự hào dân tộc...
- Lòng nhân ái, bao dung...
- Tinh tế, tài hoa trong tình yêu thiên nhiên.
- Viết nhiều về nỗi buồn hơn niềm vui, mặc dù vẫn yêu đời và lạc quan...
- Thích cái " nhỏ nhắn", " xinh xắn" hơn cái" hoành tráng, đồ sộ"...
Nhận xét: Đặc điểm về tình cảm thẩm mĩ (thích cái nhỏ nhắn...) chưa chính xác. Do điều kiện lịch sử và địa lí (luôn phải lo đối phó với thiên tai và nạn ngoại xâm)..., cha ông ta chưa xây dựng được những công trình nghệ thuật lớn (chứ không phải là không “thích"...).
Hỏi: Kể tên một số thể loại trong văn học VN mà anh (chị) biết. Trong đó, thể loại nào chiếm vị trí chủ yếu?
(Trình bày trước lớp)
2/ Các thể loại chính
 Các thể loại chính: Sử thi (Đẻ đất đẻ nước, Đam San...); truyện thơ (Tiễn dặn người yêu...); ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí v.v...
Trong các thể loại trên, thơ chiếm địa vị chủ yếu trong văn học Việt Nam.
Hỏi: Anh (chị) hiểu thế nào về tinh thần hội nhập đa văn hoá ở Việt Nam viết trong mục 3sgk?
(Hs thảo luận, trả lời)
3/ Vị trí địa lí: Việt Nam là nơi giao lưu quốc tế quan trọng, Việt Nam luôn chung sống hoà thuận giữa các luồng văn hoá. Sự "tích hợp đa văn hoá" này luôn dựa trên chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Hỏi: Vì sao nói nền văn học Việt Nam có sức sống dẻo dai và mãnh liệt?
(Chuẩn bị cá nhân, thuyết minh trước lớp)
4/ Nền văn học Việt Nam có sức sống dẻo dai và mãnh liệt 
- Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, với sự đồng hoá quyết liệt của văn học Hán, nhưng văn học Việt Nam vẫn tồn tại dưới hình thức truyền miệng, để đến TK X, sau khi dành được độc lập, nền văn học ấy lại có cơ hội để khôi phục và phát triển.
- Trải qua nhiều thế kỷ đấu tranh oanh liệt, với sự tàn phá của những đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới, nhưng tiếng nói Việt Nam, nền văn học và văn hóa Việt Nam vẫn ngày càng khẳng định được bản sắc của mình. Hiện nay, với sự phát triển bùng nổ của quan hệ giao lưu quốc tế, Việt Nam đang gặp một cơ hội mới, ngàn năm chưa bao giờ có, để văn học phát triển, xứng đáng là nền văn học của một dân tộc có ngàn năm văn hiến và có trình độ văn hóa hiện đại ptriển
Hỏi: Chọn một trong các tác phẩm sau: Thánh Gióng, Thạch Sanh (Cổ tích), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cảnh khuya (HCM), Cô Tô (Nguyễn Tuân)...
Phân tích để làm sáng tỏ nhận định: VHVN thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng nhân ái, và sự tinh tế, tài hoa trong tình yêu thiên nhiên.
Bài tập nâng cao: Tìm trong Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ một cách tài tình.
- Đọc và hiểu được nội dung của một trong các tác phẩm theo đề ra.
- Chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo hay vẻ đẹp tài hoa, sự tinh tế trong tác phẩm là một trong những đặc điểm đặc sắc của văn học Việt Nam.
Gợi ý: Lòng yêu nước thể hiện tập trung trong các tác phẩm: Thánh Gióng, Đại cáo bình Ngô, Cảnh khuya...; Lòng nhân ái: Thạch Sanh, Truyện Kiều, Đại cáo...; Tài hoa, tinh tế: Truyện Kiều, Cô Tô...
Bài tập nâng cao: HS làm bài ở nhà, có thể tham khảo người lớn, hoặc tự tìm trong Truyện Kiều.
TiÕt 3: Lµm v¨n 	 VĂN BẢN
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là văn bản, muốn tạo lập văn bản phải chú ý đến những vấn đề gì?
- Hiểu được các đặc điểm của văn bản.
- Biết vận dụng những kiến thức vừa học để đọc – hiểu văn bản và làm văn.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Bài tập 1- Khoanh tròn chữ cái đầu đối với hiện tượng nói, viết nào dưới đây chưa phải là văn bản:
a) Bài thơ.
b) Bài báo.
c) Bài phát biểu.
d) Lời cầu nguyện.
e) Đơn xin phép nghỉ học.
g) Một câu tục ngữ.
h) Một tin nhắn.
i) Một bộ tiểu thuyết.
k) Một đoạn văn hay.
 ...  Quế với người ở trong “Tắt đèn" của Ngô Tất Tố)
b-Tính sinh động cụ thể
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không dùng những lời nói trừu tượng, chung chung mà ưa chuộng những lối diễn đạt cụ thể, trực quan, sinh động, giàu âm thanh, giàu màu sắc, mang dấu ấn rõ rệt của những tình huống giao tiếp hàng ngày.
Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu.
 (Lời ông Lý trong truyện Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan).
c)-Tính cảm xúc
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt bộc lộ một cách tự nhiên cảm xúc của người nói hay người viết, gắn với những tình huống giao tiếp cụ thể, muôn hình muôn vẻ. Đó là thái độ yêu, ghét, khinh, trọng... của người nói, người viết đối với đối tượng được đề cập và đối với người nghe, người đọc. Ví dụ: "Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo" (Nam Cao)
Hoạt động 2- Luyện tập.
Bài tập 1: SGK
GV: Nêu yêu cầu của bài tập
HS: Tập trung làm bài
Bài tập 2: SGK
GV: Nêu yêu cầu của bài tập.
HS: Tập trung làm bài.
II/ Luyện tập.
Bài tập 1: Học sinh phải chỉ ra được ba đặc điểm chính của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Tính cá thể;
- Tính sinh động, cụ thể;
- Tính cảm xúc.
 Trong lời nói của bác Phô gái và lời của quan.
VD: Lời của bác Phô gái thể hiện tính cá thể ở chỗ: qua lời nói ta nhận thấy bác là một người phụ nữ dịu dàng, mềm mỏng:
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cắt cơn, mấy lại sợ thấy mắng chửi, nên không dám đến kêu ...
Bài tập 2: Nét độc đáo của những cách diễn đạt trên là đã sử dụng lối nói dùng hình ảnh để diễn đạt rất sinh động hay ví von rất hóm hỉnh.
 TIẾNG VIỆT: 
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
(Tiếp theo)
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được các đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
 B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngữ âm trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Giáo viên gợi ý: Cách sử dụng ngữ âm của mọi người có giống nhau không? Trong tiếng Việt có hiện tượng biến âm (Âm này biến sang âm khác, âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau).
I. Đặc điểm diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
1. Về ngữ âm, chữ viết.
Trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, người ta thường phát âm thoải mái theo cách phát âm quen thuộc của mỗi người, kèm theo hiện tượng biến âm ở một số từ.
Ví dụ: nhá, nghen (biến âm của nhé, nghe), mấy lị (biến âm của với lại), hẵng (biến âm của hãy), mí (biến âm của mới).
Giọng nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thay đổi tuỳ thuộc tâm trạng của người nói là tình huống nói năng. Nhiều khi vì một lí do gì đó lời nói có thể bị đứt quãng, liến thoắng hay kéo dài, rề rà.
Khi lời nói thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được ghi lại dưới dạng viết, người ta thường cố gắng dùng các dấu câu thích hợp để thể hiện giọng điệu. Chẳng hạn dấu chấm lửng (...) biểu thị lời nói bị ngắt quãng, dấu chấm than (!) biểu thị lời nói có ngữ điệu đặc biệt xúc động.
Ví dụ: "- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa! Biết không, chỉ có một cách ... biết không! ... Chỉ có một cách là ... cái này! Biết không!" 
 (Nam Cao - Chí Phèo)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Câu hỏi 2: Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
GV gợi ý: Chú ý mức độ biểu cảm của từ, các hình thái từ, các từ địa phương, biệt ngữ.
HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ trả lời.
2. Về từ ngữ.
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ưa dùng những từ ngữ biểu cảm, thể hiện trực tiếp thái độ và cảm xúc của người nói. Những từ ngữ này nhiều khi mang sắc thái suồng sã, thông tục.
Ví dụ: "-Bác Thuỷ ơi, bác có chuyện gì vui kể đi nào!
- Tôi làm gì có chuyện vui. Bà Thuỷ uể oải đáp - Già rồi! Bảo anh Keng ấy! Anh ấy đang trai.
- Khỉ cái bà này! Cứ phải đang trai mới vui ... Lạt phát mạnh vào lưng bà Thuỷ - hay là bác kể chuyện buồn cũng được. Chuyện buồn nhất ấy.
- Chuyện buồn thì có đấy. Dưng mà cả xóm đều biết cả rồi, còn việc gì phải kể?
- Chuyện gì thế bác? - Lạt chột dạ hỏi lại.
- À chuyện ông đội Lung.
- Thôi đi, đừng nói đến ông Lung, ngứa cả ruột! Đột nhiên Keng quay lại gạt đi bằng một giọng hằn học.
- À, anh Keng giỏi, anh nói xấu sau lưng người ta nhá! - Lạt vui hẳn lên.
- Thì nó sờ sờ ra cả đấy, bánh đúc bày sàng, việc gì còn phải dấu?" 
 (Nguyễn Kiên)
 Trong lời đối đáp trên đây, ta thấy: đang trai (nghĩa là trẻ), khỉ (như là ối, á), ngứa cả ruột (nghĩa là tức), sờ sờ ra đấy, bánh đúc bày sàng (nghĩa là rõ ràng).
Trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt người nói hay sử dụng từ ngữ biểu cảm như: cực kì, mê li, rùng rợn, kinh hồn ...
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dùng rất nhiều tình thái từ (à, ư, nhỉ, nhé), phó từ nhấn mạnh (cả, ngay, chính, nào), từ ngữ đưa đẩy (nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, nói dại mồm dại miệng ...), thán từ (ôi, chao ôi, eo ôi, mẹ kiếp, tiên sư nhà nó, mẹ bố chúng nó ...), lời nói có tính thành ngữ (chửi địa lên, trốn như trốn giặc, vác mặt đến, dẫn xác tới ...), từ ngữ có liên quan trực tiếp đến người giao tiếp (mày, tao, tớ, đằng ấy...). Ngoài ra phong cách ngôn ngữ sinh hoạt còn dùng nhiều từ địa phương, biệt ngữ xã hội ...
Hoạt động 3: Tìm hiểu về kiểu câu trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
GV gợi ý: Trong các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và phân loại theo cấu tạo, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hay dùng những kiểu câu nào.
3. Về kiểu câu.
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dùng tất cả các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật).
Ví dụ:
Câu nghi vấn: Anh Chí đi đâu đấy ?
 (Nam Cao - Chí Phèo)
Câu cảm thán: Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này!
 (Nam Cao - Chí Phèo)
Câu cầu khiến: Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu.
 (Nguyễn Công Hoan - Tinh thần thể dục)
Câu trần thuật: Tao đã bảo tao không đòi tiền.
 (Nam Cao - Chí Phèo)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hay sử dụng câu đặc biệt, câu tỉnh lược:
Ví dụ:
 Câu đặc biệt: Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
 (Nguyễn Công Hoan)
 Câu tỉnh lược: - Cậu ăn cơm chưa ?
 - Ăn rồi !
 Ngoài ra còn một số loại câu chỉ xuất hiện trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như câu có chủ ngữ giả, câu với thì đặt ở đầu câu, câu có nghĩa phủ định ... (tham khảo SGK)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về biện pháp tu từ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Câu hỏi 4: Anh (chị) có nhận xét gì về cách sử dụng các biện pháp tu từ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
4. Về biện pháp tu từ.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ưa dùng lối ví von, so sánh.
Ví dụ: gọi con là “chó con ơi", “cún ơi".
Thư pháp nói quá được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ này.
Ví dụ: gầy trơ xương, nói bã bọt mép ...
Lối nói “iếc hoá".
Ví dụ: Bàn biếc gì, học với hiếc ...
Hoạt động 5: Tìm hiểu về bố cục trình bày trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Câu hỏi 5: Anh (chị) có nhận xét gì về bố cục trình bày của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
5. Về bố cục trình bày.
 Tính diễn biến tự nhiên được thấy rất rõ ở phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: cảm xúc, ý tưởng, đề tài luôn được thay đổi (chuyện nọ xọ chuyện kia là phổ biến, có khi từ ngữ trùng lặp, lẫn lộn thứ tự trình bày).
Luyện tập:
Bài tập 1: HS làm bài tập.
GV gọi 1 HS làm bài tập trước lớp.
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
Về từ ngữ:
+ Các từ địa phương: mét, nghen, nè má, trái.
+ Các từ tình thái: nè má, với ...
Về kiểu câu:
+ Câu cầu khiến: Chị Hai cho em đi với.
+ Câu trần thuật: Trái gì, tao làm gì có mà cho.
Bài tập 2, bài tập 3, bài tập 4 học sinh tự làm.
TiÕt 71: LÀM VĂN 
VIẾT KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được mục đích, nội dung và đặc điểm của bản Kế hoạch cá nhân.
- Biết làm một bản Kế hoạch cá nhân.
 B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
H Hoạt động 1- Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của kế hoạch cá nhân.
Bài tập - Đọc mục I, SGK và cho biết: làm kế hoạch cá nhân để làm gì ? Ý nghĩa của việc làm kế hoạch cá nhân?
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp).
I/ Mục đích và ý nghĩa của kế hoạch cá nhân
+ Mục đích: tổ chức cuộc sống một cách khoa học, để làm việc, sinh hoạt, lao động và học tập có hiệu quả.
+ Ý nghĩa: Rất quan trọng và cần thiết vì nếu mọi người không có kế hoạch cá nhân, mọi việc sẽ trở nên lộn xộn, cuộc sống, sinh hoạt thiếu khoa học, ảnh hưởng tới sức khoẻ và làm việc sẽ không có hiệu quả cao.
Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bản kế hoạch cá nhân.
Bài tập- Đọc mục II, SGK và cho biết: 
a- Bản kế hoạch cá nhân bao gồm những mục nào? 
b- Yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân?
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
II/ Nội dung của bản kế hoạch cá nhân
a- Nội dung của bản kế hoạch cá nhân bao gồm các mục chính sau đây:
+ Nội dung công việc cần làm;
+ Mục tiêu;
+ Thời gian (thời điểm bắt đầu và thời hạn hoàn thành);
+ Cách thức tiến hành;
+ Dự kiến kết quả.
Trong thực tế, một bản “kế hoạch cá nhân" có thể không đầy đủ các mục trên. Chẳng hạn, các mục chính gồm:
+ Nội dung công việc cần làm;
+ Thời gian thực hiện;
+ Dự kiến kết quả (sản phẩm).
Nội dung cụ thể của một bản kế hoạch cá nhân rất đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào: vị trí công tác, nhu cầu, điều kiện, sở thích của mỗi người, thời gian xây dựng kế hoạch ...
b- Bản kế hoạch cá nhân cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tính khoa học: sắp xếp công việc hợp lý, có trình tự (lớn nhỏ, trước sau, thời gian, địa điểm).
+ Tính cụ thể: Cần cụ thể, chi tiết trong tất cả các mục. Tránh chung chung, mơ hồ và thiếu tính khả thi.
Hoạt động 3- Tìm hiểu cách làm kế hoạch cá nhân.
Bài tập- Dựa trên mục III (SGK) và nêu dự kiến sơ bộ về kế hoạch cá nhân của anh (chị).
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
Lưu ý:
III/ Cách làm kế hoạch cá nhân
Dự kiến:
+ Viết tiêu đề kế hoạch cá nhân. Ví dụ: Bản kế hoạch cá nhân năm học 2006- 2007 của Nguyễn Văn An.
+ Phần I: Nêu sơ yếu lí lịch của người viết. Ví dụ: họ tên, tuổi, chức vụ, học vị, nơi công tác, nơi học tập.... (Nếu làm kế hoạch cá nhân cho riêng mình thì không cần phần này).
+ Phần II. Nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm và dự kiến sản phẩm cần đạt.
Phần này thường trình bày theo bảng, gồm các cột: Số TT/ Nội dung công việc/ Thời gian/ Địa điểm/ Sản phẩm v.v... (SGK)
Lưu ý: Tuỳ theo đặc điểm công việc, tính chất, tầm quan trọng... của các bản kế hoạch cá nhân để có những khoản mục riêng.
Hoạt động 4- Luyện tập
Bài tập 1- (SGK)
(HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
IV/ Luyện tập.
Bài tập 1: Bản kế hoạch cá nhân này còn thiếu mục “Dự kiến kết quả" (sản phẩm). Trong mục “Thời gian" có hai công việc chưa có thời gian cụ thể, đó là: tham gia học các buổi học chính khoá và viết báo tường. Ngoài ra, tuỳ theo từng HS để thêm bớt nội dung công việc cho phù hợp.
Bài tập 2-
HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm viết một loại kế hoạch hoặc cá nhân HS tự chọn một trong 4 bản kế hoạch.
Bài tập 2- Yêu cầu mỗi HS phải viết được một bản kế hoạch cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan NC 2010.doc