I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Nhận rõ ưu, khuyêt điểm của mình trong bài viết.
- Tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình.
- Tăng thêm lòng yêu thích học văn và làm văn
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài dạy:
Nhắc lại đề
Tiết 48 Ngày soạn 10/11/2009 . TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 I. MỤC TIÊU. Giúp HS: - Nhận rõ ưu, khuyêt điểm của mình trong bài viết. - Tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình. - Tăng thêm lòng yêu thích học văn và làm văn II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình bài dạy: Nhắc lại đề 2. Ôn tập kiến thức, kĩ năng lập luận. I. Kiến thức: II. Kĩ năng: Nêu luận điểm nên bám sát yêu cầu của đề( cuộc đời và thơ văn) Cần dùng thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh để làm sáng tỏ luận điểm. Tránh việc đưa luận cứ không phù hợp, suy luận sai lầm. 2 Nhận xét, đánh giá, trả bài Nhận xét, đánh giá. a. Ưu điểm - Về kĩ năng : đa phần + HS:nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề. Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. - Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề. (+ GV: minh họa bằng một bài viết có chất lượng) b.Khuyết điểm - Về kĩ năng :một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. Cá biệt có em còn gạch đầu dòng khi viết văn. Nguyên nhân là do chưa rèn kĩ và để ý khi viết bài. - Về nội dung: một số bài viết chưa làm rõ được luận đề do thiếu kiến thức, chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện. Kết quả: 37. 50 + HS:đủ điểm. Trả bài. + GV: trả bài cho hs. Giúp + HS:nhận diện kĩ các lỗi trong bài làm, cách khắc phục. 3. Nhắc nhở - Phải có ý thức sửa những lỗi mình mắc phải ở bài viết này. - Có ý thức rút kinh nghiệm từ cả bài thi giữa học kì để có kết quả thi cuối kì tốt hơn Tiết 49 Ngày soạn 11/10/09 . . MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN I. MỤC TIÊU. Giúp HS: - Nhận biết loại và thể trong văn học. - Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại V+ GV: thơ, truyện. - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc Ngữ văn. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC + GV: giới thiệu bài. H Đ 1: khái quát + GV: Quan niện về cách phân chia thể loại có từ lúc nào? Có một hay nhiều quan điểm? + HS:suy nghĩ, trả lời. G v định hướng, giảng cho + HS:hiểu: thời cổ đại đã có sự phân chia. Hiện có nhiều quan niệm. + GV: Loại là gì? Ví dụ? Đặc trưng của loại? Có mấy loại hình văn học? + HS:trả lời. + GV: định hướng, cho + HS:nắm. + GV: Thể là gì? Mối quan hệ với loại? Căn cứ để phân chia các thể? Trong từng loại hãy nêu một số thể chủ yếu? H Đ 2: Tìm hiểu thể loại thơ. Thơ là gì? Thơ có những đặc trưng gì? Thơ phân biệt với các thể loại khác nhờ những điểm nào? Người ta phân loại thơ như thế nào? + GV: Em có thích, có hay đọc thơ? Em thường đọc thơ như thế nào? Nếu không có bài giảng của thầy cô, đọc một bài thơ lạ trên sách báo, em thường làm thế nào? Mức độ hiểu biết, cảm nhận và đánh giá của bản thân ra sao? + HS:trả lời. + GV: định hướng cho + HS:biết cách đọc một bài thơ theo SGK có giảng giải, nêu vd. H Đ 3 Hướng dẫn tìm hiểu thể loại truyện. + GV: Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào? Nêu 1 vd tiêu biểu. + HS:trả lời. + GV: giảng giải, khẳng định. + GV: Truyện thường có những đặc trưng gì? Người ta phân loại truyện ra sao? + HS:nêu đặc trưng, cách phân loại. + GV: củng cố, khẳng định kiến thức. + GV: Ngoài những yêu cầu như đọc thơ như tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tác giảĐọc ruyện cần đạt những yểu cầu riêng nào? Nêu và phân tích một ví dụ. + HS:trao đổi, trả lời. + GV: định hướng. + HS:đọc ghi nhớ. Khái quát về loại thể trong VH. Tác phẩm văn học: tự sự, trữ tình, kịch. Các thể loại trữ tìn+ GV: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết , truyện vừa, bút kí, phóng sự Các thể loại kịc+ GV: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch I. THƠ. 1. Khái lược về thơ. I. Khái niệm: chưa có khái niệm thống nhất về thơ. II. Đặc trưng. Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tiếng nói tâm hồn của người viết. Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhịp điệu, hình ảnh, được tổ chức một cách đặc biệt. III. Phân loại. Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng. Theo cách thức tổ chức: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi. 2. Yêu cầu về đọc thơ. - Cần biết rõ xuất xứ: tên tập thơ, tên bài thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác. - Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, hình ảnh. - Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. II. TRUYỆN. 1. Khái lược về truyện I. Khái niệm: Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự việc, sự kiện bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó. II. Đặc trưng của truyện. - Thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xêp theo một cấu trúc nào đó. - Nhân vật, tình huống truyện đóng vai trò kết nối các chi tiết , làm nên cốt truyện - Dùng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. - Không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. III. Phân loại truyện. Truyện dân gian, ruyện trung đại, truyện hiện đại, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa,. 2. Yêu cầu về đọc truyện - Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. - Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện.Phân tích diễn biến của cốt truyện thông qua kết cấu, bố cục, cách kể, ngôi kể. - Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện. Tìm hiểu và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện. Đánh giá toàn bộ tp. GHI NHỚ 3. Hướng dẫn học bài ở nhà. 2p Bài cũ: học bài. Vận dụng kt đã học phân tích bài thơ “ Ông đồ”. Bài mới: Soạn bài “Chí Phèo”, phần tác giả. Tiết thứ: 50. Ngày soạn 11/10/09 CHÍ PHÈO I. MỤC TIÊU. Giúp HS: Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.Từ đó tạo cơ sở cho việc học tp “ Chí Phèo”. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC + GV: giới thiệu bài học. H Đ 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao. + HS:đọc nhanh đọan viết trong SGK, tr 137 – 138, tự tóm tắt những ý chính. + GV: Em có nhận xét gì về cuộc đời Nam Cao? Có thể gọi Nam Cao là nhà văn chiế sĩ, nhà văn liệt sĩ được không?Vì sao? + HS:trả lời, + GV: định hướng và khắc sâu kiến thức cho + HS:về tên , quê quán, nghề nghiệp, việc tham gia cách mạng. + GV: Con người NC có những điểm nào đáng chú ý? + HS:trả lời. + GV: nhấn mạnh những ý chính về hình dáng, tính tình, cư xử. H Đ 2: Tìm hiểu sự nghiệp VH của Nam Cao. + HS:đọc SGK trang 138, 139, 140 trả lời. + GV: Nam Cao có những phát biểu gì (thông qua nhân vật của mình) về văn học? + GV: nhấn mạnh các ý chính. Những đề tài nào thể hiện trong tp của NC? Nội dung, đối tượng chính của các đề tài này? + HS:trả lời. + GV: nhắc và nhấn mạnh, minh họa bằng một số tp tiêu biểu. Hết tiết 50, chuyển tiết 51. H Đ 3 Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nam Cao. + GV: Vì sao NC là một nhà văn có pc nghệ thuật độc đáo? Thử phân tích, chứng minh qua truyện ngắn “ Lão Hạc”. PC NT của NC có những đặc điểm chủ yếu gì? + HS:bàn bạc thảo luận, trả lời. + GV: định hướng các ý chính. Minh họa bằng một số tp: Lão Hạc, Chí Phèo, Nghèo, Đời thừa. H Đ 4: Đọc, tóm tắt tp. Cho + HS:đọc những đọan tiêu biểu ( đoạn đầu,đoạn CP tỉnh giấc, ăn cháo hành của TN, đoạn chém BK. + HS:tóm tắt truyện. + HS:đọc ghi nhớ. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ. I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI. 1. Con người - Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam => vùng chiêm trũng,nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét. - Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội,về quê. - 1943 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm chủ tịch xã (1945) ,kháng chiến chống Pháp.Hy sinh 1951. 2. Con người - Thường mang tâm trạng u uất, bất hòa với XHTDPK. Thừơng luôn tự đấu tranh nội tâm để hướng tới những điều tốt đẹp. - Có tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người, nhất là những người bé nhỏ, nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với bà con ruột thịt ở quê hương. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC. 1. Quan điểm nghệ thuật. Ông trình bày quan điểm của mình qua những nhân vật. Có các điểm chín+ + GV: : - Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm. - Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. - Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi. - Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tp có giá trị. 2. Các đề tài chính. I. Đề tài người trí thức. - Nội dung :miêu tả sâu sắc tấn bi kich tinh thần của những người trí thức nghèo trong XH cũ.Họ có hoài bão, lí tưởng, tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH bóp nghẹt, trở thành những người thừa, sống mòn. - Các tp tiêu biểu: “ Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua nhà” II. Đề tài người nông dân. - Nội dung chín+ + GV: :Một bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo đói, thê thảm những năm trước 1945. + Nhà văn đặc biệt chú ý hai đối tượng : những người thấp cổ bé họng bị chà đạp nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa bị tha hóa, lưu manh hóa. + Nhà văn đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương thiên của họ. - Các tp tiêu biểu: “ Lão Hạc”,” Chí Phèo”, Dì Hảo” III. Sau cách mạng tháng Tám, ông có các tp: “ Nhật kí “Ở rừng”, truyện ngắn “ Đôi mắt”, kí sự “ Chuyện biên giới” 3. Phong cách nghệ thuật. - Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của nhâ vật. - Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Đặc biệt thành công trong việc phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp,lưỡng tính. - Lời văn đối thoại và độc thoại tinh tế, đặc sắc, đa thanh.Kết cấu tp linh hoạt mà nhất quán. - Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi nhưng đặt ra những vấn đề sâu xa, có ý nghĩa nhân sinh hoặc triết học. - Giọng điệu lời văn: buồn thương, chua chát dửng dưng, lạnh lùng mà ... Các đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao. - Đề tài người trí thức nghèo. Tác phẩm:” Trăng sáng:”, “Đời thừa”(0,5) - Đề tài người nông dân. Tác phẩm:” Lão Hạc”, Chí Phèo”.. (0,5) 2. Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí: ( 0,5) - Tính thông tin thời sự. - Tính ngắn gọn. - Tính sinh động hấp dẫn. (Thiếu một đặc trưng trừ 0,25 đ) 3. Viết bản tin ( 1,5 đ) Bản tin phải đảm bảo các yếu tố chính sau: - Thời gian: Chủ nhật, ngày 25. 11. 2007. - Địa điểm: khu du lịch Vườn Xoài. Long Thành. - Đối tượng tổ chức, tham gia: đoàn trường, + HS:K11. - Các hoạt động chín+ GV: thi xe đạp chậm, kéo co, cắm trại.. - Ý kiến, dư luận về chuyến tham quan. II. LÀM VĂN. HScó thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau: 1. Phân tích sự trở về của nhân vật Chí Phèo. I. Sơ lược về quá trình tha hóa. II. “Sự trở” về của Chí Phèo( trọng tâm_ nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa) Tác nhân: cuộc gặp gỡ với thị Nở - thay đổi con người của Chí. Tỉnh, nghe âm thanh của cuộc sống, nhớ đến quá khứ, nghĩ đến hiện tại, tương lai. Thị Nở mang cháo hành tới: ngạc nhiên, cảm động. Cảm xúc của CP khi ăn bát cháo hành vủa TN.Sự xú động trước tình đời, tình người, thèm lương thiện. Ngôn ngữ: ngỏ lời với thị Nở. Có cảm xúc yêu thương, hạnh phúc, hờn dỗi chờ mong. Chỉ có tình người mới đủ sức thức tỉnh nhân tính trong con người Chí. 2. Sức cảm hóa của tình yêu thương, tình người, tình đời. - Cảm hóa là làm cho người xấu trở thành người tốt bằng tình cảm. - Vì sao tình yêu thương, tình đời, tình người lại có sức cảm hóa như vậy? - Biểu hiện của tình yêu thương, tình đời, tình người : yêu thương, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ, chia sẻ, gần gũi - Tình cảm đẹp, hướng thiện có sức cảm hóa rất lớn. ( + HS:có thể liên hệ) THANG ĐIỂM. 6,7: Bài viết đủ ý, có trọng tâm. Có nét riêng trong diễn đạt, trình bày. Mắc vài lỗi nhỏ. 4,5: Đa số ý đúng nhưng diễn đạt chưa thật mạch lạc. Phần liên hệ chưa có.Mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt không quá nghiêm trọng. 2,3: Bài viết có ý nhưng thiếu trọng tâm hoặc qúa chung chung. Mắc nhiều lỗi, một số lỗi khá nghiêm trọng: câu sai, không tách đoạn 1: Làm sơ lược,không có ý gì đáng kể. 0: Không làm bài. Viết lung tung. RÚT KINH NGHIỆM: Chú ý về kĩ năng nhận diện đề của HS. Tiết 71 Ngày soạn: 25 . 11 . 2009 LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN I. MỤC TIÊU. Giúp hs: - - Củng cố những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Tích hợp với kiến thức văn và kiến thức về đời sống. - Bước đầu biết tiến hành các thao tác chuẩn bị PV và thực hiện PV. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra: 2 p. Nêu những yêu cầu đối với người PV và người trả lời PV. 2. Bài học: 40p Trọng tâm: thực hành PV. HOẠT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC H đ 1: Chuẩn bị cho một cuộc PV. Vd: PV và trả lời PV về việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. PV một hay toàn bộ quá trình dạy học văn. PV để nắm được thực trạng hay để đổi mới PP dạy học? Ai trả lời? + GV: ,HS, cá nhân hay tập thể? Số câu hỏi, tính chất, mức độ khó dễ của câu hỏi. H đ 2: thực hiện cuộc PV. + GV: hướng dẫn cho + HS:thảo luận nhóm: + HS:thảo luận . Nếu mình là người PV mình cần làm gì, hỏi như thế nào? (nội dung, PP, phương tiện, thái độ) .Nếu mình là người trả lời PV mình cần chuẩn bị gì? trả lời như thế nào? Tiến hành PV, ghi chép, biên tập. H đ 3: Rút kinh nghiệm. + HS:trao đổi nhóm. Rút kn : điểm yếu, điểm mạnh về nội dung; về phương pháp; về thái độ. Đưa ra kinh nghiệm, bổ sung về một cuộc PV hoàn thiện. I. CHUẨN BỊ. 1. Xác định chủ đề. 2. Xác định mục đích. 3. Xác định đối tượng trả lời PV. 4. Xác định hệ thống câu hỏi PV. 5. Phân công người hỏi, người ghi chép. II. THỰC HIỆN CUỘC PHỎNG VẤN 1. Đóng vai người PV và người ghi chép đi PV. 2. Đóng vai người trả lời PV. 3. Tổng hợp, biên tập lại những nội dung thu được từ cuộc PV. III. RÚT KINH NGHIỆM. 1. Trao đổi, nhận xét về cuộc PV. 2. Phát biểu kinh nghiệm. 3. Hướng dẫn học bài ở nhà.3p Bài cũ: không. Bài mới: chuẩn bị trả bài KT HKI. RÚT KINH NGHIỆM: Chú ý về kĩ năng hỏi, trả lời, cách tổng hợp ý của HS. Tiết 72 Ngày soạn 1. 12. 2009 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU. Giúp HS: - Nắm vững các kiến thức và kĩ năng cơ bản về VH,TV,LV đã học trong HKI, những gì bản thân đã nắm vững, những gì còn sai sót, và những điều cần rút kinh nghiệm khi làm bài thi. - Những tiến bộ và những hạn chế trong việc phát biểu ý kiến riêng về một vấn đề nghị luận liên quan giữa VH và đời sống. - Phương hướng phát huy và khắc phục những ưu, khuyết điểm trong HKI. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra: 2p Yêu cầu + HS:nhắc lại đề bài KT. 2. Bài học: 40p. Trọng tâm: nhận xét, sửa chữa bài làm. HOẠT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Nhận xét, sửa chữa phần lí thuyết. + GV: nêu đáp án. + HS:theo đáp án tự nhận xét kết quả bài làm của mình. + GV: nhận xét trao đổi về nguyên nhân sai sót. + HS:trao đổi, rút kinh nghiệm. HOẠT ĐỘNG 2: Nhận xét, sửa chữa phần tự luận. + GV: nhận xét chung những ưu nhược điểm về nhận diện đề, hình thức và nội dung bài làm. + GV: đưa ra đáp án. + HS:theo đáp án, trao đổi, nhận xét về bài làm của mình. Sửa một số lỗi tiêu biểu về nội dung và hình thức. I. LÍ THUYẾT. 1. Các đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao. - Đề tài người trí thức nghèo. Tác phẩm:” Trăng sáng:”, “Đời thừa - Đề tài người nông dân. Tác phẩm:” Lão Hạc”, Chí Phèo”.. 2. Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí: - Tính thông tin thời sự. - Tính ngắn gọn. - Tính sinh động hấp dẫn. 3. Viết bản tin Bản tin phải đảm bảo các yếu tố chính sau: - Thời gian: Chủ nhật, ngày 25. 11. 2007. - Địa điểm: khu du lịch Vườn Xoài. Long Thành. - Đối tượng tổ chức, tham gia: đoàn trường, + HS:K11. - Các hoạt động chín+ GV: thi xe đạp chậm, kéo co, cắm trại.. - Ý kiến, dư luận về chuyến tham quan. II. LÀM VĂN. 1. Phân tích sự trở về của nhân vật Chí Phèo. I. Sơ lược về quá trình tha hóa. II. “Sự trở” về của Chí Phèo( trọng tâm) Tác nhân: cuộc gặp gỡ với thị Nở - thay đổi con người của Chí. Tỉnh, nghe âm thanh của cuộc sống, nhớ đến quá khứ, nghĩ đến hiện tại, tương lai. Thị Nở mang cháo hành tới: ngạc nhiên, cảm động. Cảm xúc của CP khi ăn bát cháo hành vủa TN.Sự xú động trước tình đời, tình người, thèm lương thiện. Ngôn ngữ: ngỏ lời với thị Nở. Có cảm xúc yêu thương, hạnh phúc, hờn dỗi chờ mong. Chỉ có tình người mới đủ sức thức tỉnh nhân tính trong con người Chí. 2. Sức cảm hóa của tình yêu thương, tình người, tình đời. - Cảm hóa là làm cho người xấu trở thành người tốt bằng tình cảm. - Vì sao tình yêu thương, tình đời, tình người lại có sức cảm hóa như vậy? - Biểu hiện của tình yêu thương, tình đời, tình người : yêu thương, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ, chia sẻ, gần gũi - Tình cảm đẹp, hướng thiện có sức cảm hóa rất lớn. 3. Hướng dẫn học bài ở nhà. 3p Tiếp tục sửa chữa bài làm. Lập kế hoạch học tập trong HKII. RÚT KINH NGHIỆM: Cho + HS:viết bản nhận xét việc thi: số điểm, khả năng, nguyên nhân, hướng khắc phục. phát huy. Tiết 73 Ngày soạn: 27/11/2009 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu - I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. - Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa ,Sách giáo viên.Thiết kế dạy học III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra: ( 2 phút): kiểm tra việc soạn bài của HS. 2. Bài học: ( 40P ) HOẠT ĐỌNG CỦA THẤY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC + GV: giới thiệu bài, chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội. + GV: yệu cầu + HS:đọc, tóm lược những điểm chính về tác giả. + HS:làm việc cá nhân, phát biểu. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Đọc tp và cho biết chủ đề bài thơ. + GV: đọc tp, 2 + HS:đọc lại. + GV: yêu cầu + HS:nêu chủ đề. + HS:đọc lại bài thơ, xác định bố cục, so sánh giữa bản dịch thơ và phiên âm, nhậ xét về giọng điệu. Chí làm trai có phải là nội dung hoàn toàn mới trong VH hay không? Nét mới ở đây là gì? + HS:trao đổi trà lời.+ GV: giảng thêm. Tìm những từ trái nghĩa ở hai câu thơ này? Giải thích câu “hiền thánh còn đâu học cuãng hoài”. Lí do nào khiến tg nói như vậy? Sư phủ định ở đây phải chăng có điều gì chưa đúng? + HS:suy nghĩ trả lời. Hình ảnh, từ ngữ trong hai câu cuối để lại cho em ấn tượng gì? Qua đó em cò suy nghĩ, đánh giá gì về PBC? + HS:suy nghĩ, phát biểu Nhận xét chung của em về tp? + HS:trả lời. I. GIỚI THIỆU : 1. Tác giả : (1876-1940) - Nhà lãnh tụ của phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX, có tấm lòng yêu nước tha thiết, nồng cháy mặc dù sự nghiệp cứu nước không thành. - Là nhà văn lớn - Đạt thành tựu rực rỡ trong văn chương tuyên truyền cổ động Cách mạng - Lý tưởng dân tộc cao cả, tình cảm yêu nứơc thương dân thiết tha, sôi sục, là cội nguồn cảm hứng sáng tạo và trở thành phong cách nghệ thuật có sức lay động lớn tâm hồn người đọc. 2. Tác phẩm : I. Hoàn cảnh sáng tác : Trong buổi chia tay các đồng chí lên đường II. Chủ đề : Bài thơ thể hiện rõ tư thế, quyết tâm hăm hở và ý nghĩ lớn lao, mới mẻ của nhà lãnh đạo cách mạng PBC trong buổi đầu lên đường cứu nứơc. II. ĐỌC HIỂU 1. Hai câu đề : “Làm trai chuyển dời” à Từ khẳng định, phủ định à ý tưởng lớn lao, mãnh liệt của chí làm trai trong sự nghịêp cứu nước. “Lạ”:lập được công danh sự nghiệp. Câu hỏi tu từ thể hiện ý hướng chủ động trước cuộc đời. 2. Hai câu thực: “ Trong khoảng trăm nămhá không ai?”àThể hiện tinh thần, trách nhiệm trước cộng đồng: cuộc thế gian nan này cần phải có ta.Giọng thơ khẳng định, khuyến khích,giục giã. 3. Hai câu luận : “Non sông hoài” à Đối ( sống _ chết)à Nỗi đau về nhục mất nước à tinh thần dân tộc cao độ, nhiệt tình cứu nước.Phủ định mạnh dạn những tín điều xưa cũ, lạc hậu 4. Hai câu kết : “Muốn vượt khơi” à Điệp từ, động từ mạnh, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ rắn rỏi à Khát vọng sôi nổi, tư thế hăm hở ra đi à nhiệt tình cứu nước tuôn trào. III. KẾT LUẬN : Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. 3. Hướng dẫn học bài ở nhà.( 2p) Học thuộc bài thơ, bản dịch.Viết nhận xét về tâm trạng người ra đi.
Tài liệu đính kèm: