Đề bài: Việt Nam nhỏ hay không nhỏ?
Bài làm
Hiện nay trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng, trên các website hay các diễn đàn đối thoại trực tiếp trên internet đang bàn luận rất sôi nổi về một vấn đề có thể nói mang tính chất thời sự-”Việt Nam nhỏ hay không nhỏ ?“.Vấn đề này rất khuyến khích sự đóng góp ý kiến của thế hệ thanh niên bởi nó cho thây tầm hiểu biết và sự quan tâm của giơi trẻ ngày nay đối với những vấn đề chính trị xã hội. Và tôi, với tư cách là một thanh niên, một thế hệ 9X, tôi cũng muốn tham gia vào vấn đề này.
Trước hết, theo tôi, đứng trước câu hỏi ”Việt Nam nhỏ hay không nhỏ ?‘‘không phải chúng ta đưa ra định nghĩa về một Việt Nam to hay nhỏ, nhiều hay ít trong một phạm vi nào đó cụ thể. Mà chính xác là chúng ta phải đưa ra những đánh giá, nhận định về tầm vóc của đất nước Việt Nam so với châu lục và thế giới trên tất cả mọi mặt. Câu hỏi đó không phải là vu vơ, ngẫu nhiên đặt ra để mọi người cùng mổ xẻ, đặt lên bàn cân để xem xét chúng. Trái lại, trong giai đoạn mở cửa của nền kinh tế thị trường, nhất là vào thời điểm Việt Nam đã gia nhập tổ chức thế giới WTO, vấn đề đó đặt ra là để chúng ta tự đánh giá và xem xét vị thế của đất nước ta nằm ở đâu trên thị trường thế giới. Có thể hiểu ”nhỏ“ ở đây là những mặt hạn chế, yếu kém, là nhược điểm của đất nước ta, còn ”không nhỏ“ chính là những lợi thế, ưu điểm mà đất nước ta có và sẽ có trong tương lai. Điều đó đồng nghĩa với việc đánh giá đúng ưu nhược điểm của ta thì ta sẽ biết phải làm gì và làm như thế nào để phát triển đát nước, đó chính là ”biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng”.
Đề bài: Việt Nam nhỏ hay không nhỏ? Bài làm Hiện nay trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng, trên các website hay các diễn đàn đối thoại trực tiếp trên internet đang bàn luận rất sôi nổi về một vấn đề có thể nói mang tính chất thời sự-”Việt Nam nhỏ hay không nhỏ ?“.Vấn đề này rất khuyến khích sự đóng góp ý kiến của thế hệ thanh niên bởi nó cho thây tầm hiểu biết và sự quan tâm của giơi trẻ ngày nay đối với những vấn đề chính trị xã hội. Và tôi, với tư cách là một thanh niên, một thế hệ 9X, tôi cũng muốn tham gia vào vấn đề này. Trước hết, theo tôi, đứng trước câu hỏi ”Việt Nam nhỏ hay không nhỏ ?‘‘không phải chúng ta đưa ra định nghĩa về một Việt Nam to hay nhỏ, nhiều hay ít trong một phạm vi nào đó cụ thể. Mà chính xác là chúng ta phải đưa ra những đánh giá, nhận định về tầm vóc của đất nước Việt Nam so với châu lục và thế giới trên tất cả mọi mặt. Câu hỏi đó không phải là vu vơ, ngẫu nhiên đặt ra để mọi người cùng mổ xẻ, đặt lên bàn cân để xem xét chúng. Trái lại, trong giai đoạn mở cửa của nền kinh tế thị trường, nhất là vào thời điểm Việt Nam đã gia nhập tổ chức thế giới WTO, vấn đề đó đặt ra là để chúng ta tự đánh giá và xem xét vị thế của đất nước ta nằm ở đâu trên thị trường thế giới. Có thể hiểu ”nhỏ“ ở đây là những mặt hạn chế, yếu kém, là nhược điểm của đất nước ta, còn ”không nhỏ“ chính là những lợi thế, ưu điểm mà đất nước ta có và sẽ có trong tương lai. Điều đó đồng nghĩa với việc đánh giá đúng ưu nhược điểm của ta thì ta sẽ biết phải làm gì và làm như thế nào để phát triển đát nước, đó chính là ”biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng”. Trong xu thế phát triển của cả thế giới, nước Việt Nam ta cũng đang lớn mạnh từng ngày. theo ý kiến chủ quan của tôi dựa trên sự tìm hiểu thông tin và kiến thức thực tế, tôi dám khẳng định rằng: nước Việt Nam ta thật nhỏ mà cũng thật lớn. Cùng giở bản đồ tự nhiên thế giới, chúng ta phải thừa nhận rằng dải đất hình chữ S mang tên gọi Việt Nam có diện tích rất nhỏ so diện tích bề mặt lục địa trái đất ( chỉ khoảng hơn ba trăm nghìn km vuông). Nhưng bù lại, nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, giáp biển có nhiếu đảo và quần đảo, đem lại nhiều điều kiện thuận lợi vì khí hậu, tài nguyên và khoáng sản. Đó chính là cơ sở của sự phát triển kinh tế, xã hội. Về mặt dân số, nước ta có khoảng trên tám mươi tư triệu người (tính đến hết năm 2006), là nhỏ so với một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc nhưng so với những nước chỉ có vài chục triệu dân thì nó cũng đem đến những tiềm lực nhất định. Đó là tiềm lực về nguồn lao động dồi dào cơ cấu lao động, lục lượng lao động đa dạng và phong phú đem lại thuận lợi trong quá trình đổi mới. Từ ngàn đời nay, nước ta là một nước nông nghiêp, mà theo suy nghĩ của nhiều người một nước nông nhiệp luôn gắn với trình độ khoa học kém. Đúng, nhưng đó là hiện trạng của những thế kỉ trước, còn trong thế kỉ XXI này, triển vọng về sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật chưa hẳn là đã nhỏ. Bởi mỗi dân tộc Việt Nam đều có kinh nghiệm sản xuất riêng, phát huy được kinh nghiệm của 54 dân tộc anh em tạo thế mạnh cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, những dự án đã, đang và sẽ được đầu tư đang có dấu hiệu khả thi, sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Hơn thế nữa, sự phát triển của kinh tế luôn kéo theo sự phát triển về khoa học kĩ thuật và ngược lại, khoa học kĩ thuật có phát triển mới là đòn bẩy cho kinh tế phát triển. Những dự án đầu tư, hợp tác liên doanh với các công ti nước ngoài, sử dụng hợp lý nguồn viện trợ từ cacf nước châu Âu như Pháp, Đức và nhất là công trình thuỷ điện Sơn La hứa hẹn sẽ đưa Việt Nam sánh kịp với các nước trong khu vực . Điều kiện thuận lợi vì tự nhiên, tiềm năng cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuât được phát huy hiệu quả hay không chính là nhờ con người Việt Nam. Hay nói cách khác là nhỏ hay không nhỏ quan trọng nhất thuộc về con người Việt Nam. Con người Việt Nam ta nhỏ vì thể chất nhưng chắc chắn khí phách không hề nhỏ. Sự thật lịch sử đã chứng minh điều đó. Dưới thời chế độ phong kiến chuyên chế, tại sao một nước hùng cường như vương quốc Mông Cổ lại ba lần chịu thất bại trước quân dân nhà Trần. Cho đến những năm đầu của thế kỉ XX, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ-một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới phải nhận thất bại nhục nhã khi xâm lược Việt Nam. Chúng có vũ khí tối tân siêu hạng, với đội quân tinh nhuệ và thiện chiến nhất lúc bấy giờ, còn quân dân ta chỉ là nông dân, binh lính, trong tay chỉ có vũ khí thô sơ là cuốc, xẻng, gậy gộc. Chúng ta chiến thắng vì trong trái tim mỗi con người Việt Nam luôn có một lòng yêu nước nồng nàn, một tinh thần đoàn kết không gì lay chuyển được và hơn hết là ý chí quyết tâm giết giặc và bảo vệ đất nước cho dù phải hi sinh mạng sống của bản thân mình. Chiến thắng của ta âm vang mãi cho đến tận bây giờ vẫn khiến cho bạn bè thế giới không khỏi ngỡ ngàng. Khoa học kĩ thuật của đất nước ta còn kém xa so với những nước châu Mĩ và châu Âu nhưng bộ óc tư duy sáng tạo của người Việt Nam lại không hề thua các nước họ. Từ những loại máy cắt cỏ, máy tuốt lúa bằng tay thậm chí đến cả máy bắt muỗi cho đến những phần mềm công nghệ thông tin, thiết bị tin học và đỉnh cao của ngành kĩ thuật Việt Nam là máy rút tiền tự động ATM- thuận tiện mọi lúc mọi nơi và đề án hầm Buga chống ô nhiễm môi trường đã đạt giải công nghệ sinh học và môi trường tại Đức. Rồi trong những cuộc thi trí thức quốc tế, Việt Nam luôn dành thứ hạng cao như cuộc thi Olympic toán quốc tế tổ chức tại Việt Nam vào năm 2006 Việt Nam giành vị trí thứ tư toàn đoàn. Đó là những thành tích đáng nể khiến Việt Nam không hề nhỏ trong con mắt bạn bè thế giới. Chúng ta sẽ càng tự hào khi chúng ta biết rằng đất nước Việt Nam được coi là nền kinh tế chính trị ổn định nhất thế giới. Bạn bè năm châu cũng bắt đầu đề tên đất nước Việt Nam vào danh sách du học của họ, chứng tỏ rằng họ đã tin tưởng vào nền giáo dục của Việt Nam, tin tưởng vào những nét thú vị hấp dẫn của bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam. Tuy rằng các lĩnh vực thể thao của chúng ta còn ”nhỏ“ nhưng những nét thú vị về thiên nhiên con người Việt Nam luôn là một lợi thế to lớn khi con sông Việt Nam đổ ra biển thế giới. Dĩ nhiên khi đặt ra một vấn đề, luôn luôn có những ý kiến khác nhau thậm chí trái ngược nhau tuỳ thuộc vào quan điểm của từng người. Sẽ có người khẳng định rằng Việt Nam nhỏ nhưng tôi xin phản bác ý kiến này. Nếu họ lấy lý lẽ: hơn mười thế kỉ từ khi dựng nước Văn Lang- Âu lạc, đất nước Việt Nam không có mấy khoảng thời gian yên ổn hoà bình, phần lớn là bị thôn tính bị xâm lược và luôn phải đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, những thắng lợi điểm xuyết trong dòng chảy lịch sử Việt Nam chỉ là những mốc đánh dấu trong sự chuyển đổi từ khó khăn này sang khó khăn khác mà thôi. Đúng, sự thật lịch sử cho thấy Việt Nam luôn bị dòm ngó bị xâm chiếm của các nước lớn. Nhưng tại sao ta lại bị xâm lược? Bởi bọn chúng đã nhận ra được tiềm lực về kinh tế và con người Việt Nam, những mốc son lịch sử vẻ vang ấy là những nấc thang trong chặng đường phát triển của đất nước Việt Nam. Tất nhiên để có một sư phát triển một cách toàn diện, chắc chắn cái gì cũng phải có khó khăn của nó. Không thể khẳng định Việt Nam nhỏ vì Việt Nam Gặp nhiều khó khăn được. Lại có ý kiến cho rằng Việt Nam nhỏ bởi những mặt trái của xã hội, bởi đất nước ta nghèo, chúng ta còn kém xa so với sự phát triển của thế giới, con người Việt Nam có nhiều người giỏi người tài nhưng những kẻ kém tài, suy đồi đạo đức, ham mê vật chất mà quên đi giá trị tinh thần, họ cũng chiếm một thành phần không nhỏ trong xã hội. Thậm chí có người còn khẳng định rằng với tốc độ phát triển như hiện nay thì 197 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Singapore. Họ nhận định cuộc chạy đua ấy giống như một câu chuyện ngụ ngôn Rùa và thỏ. Trong cuộc thi chạy, Rùa thắng Thỏ với ý chí quyết tâm, lòng nhẫn nại bởi Thỏ đã mải chơi, xem thường chàng Rùa chậm chạp. Nhưng trong thời cuộc hiện tại, Thỏ không những chạy nhanh mà còn rất cần cù, có chiến lược và biết dè chừng đối thủ nên đã nhanh lại càng nhanh hơn. Còn Rùa thì sao, vẫn cần mẫn, cẩn thận từng bước đi, vậy đến bao giờ mới đuổi kịp Thỏ? Việt Nam đang phát triển nhưng vẫn bị tụt lại nơi áp chót bảng xếp hạng . Vâng tôi thừa nhận đó là một đièu chính xác. Nhưng nhìn về tương lai ta cũng nên nhìn về những mặt tích cực. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể và vẫn bước trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời ta đã chủ động hội nhập toàn cầu hóa, và thành công lớn nhất là ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy rằng trong hiện đại hóa đất nước ta còn tồn tại rất nhiều thiếu sót, nó cản trở sự phát triển của Việt Nam , thu nhỏ đất nước Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới, nhưng trong tương lai, sự phát triển của Việt Nam có rất nhiều hứa hẹn, vậy phải chăng đánh giá Việt Nam nhỏ là quá khắt khe? Tôi thừa nhận rằng chúng ta không thể nói nước Việt Nam là lớn mà chỉ có thể khẳng định nước Việt Nam ta không nhỏ mà thôi. Vậy chúng ta phải làm gì để thay hai chữ ''không nhỏ'' thành một chữ ''lớn'' duy nhất? Tôi thuộc thế hệ thanh niên nên tôi biết trách nhiệm đi đầu thuộc về chúng tôi. Trong thời đại văn minh trí tuệ, tri thức đang đóng vai trò quyết định với sự phát triển đi lên hay tụt hậu của một quốc gia dân tộc. Và chúng tôi có một ưu thế rất lớn đó là được sinh ra trên mảnh đất quê hương Việt Nam có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay, cộng với một đầu óc thông minh, sáng tạo, nhanh nhạy trước mọi biến động của đời sống, chúng tôi tin rằng mình có đủ khả năng để nắm bắt tri thức nhân loại, biến nó thành công cụ tạo nền tảng thành công cho Việt Nam trong tương lai. Nhưng thiết nghĩ, chúng ta cần những con người lãnh đạo tài giỏi hơn về tất cả mọi mặt phải có đức độ, đủ khả năng để lái con thuyền Việt Nam ra biển lớn, hòa nhập và dồng hành với vô vàn con tàu khác đang neo đậu ở biển xa kia. Tôi tin Việt Nam sẽ làm được điều đó trong tương lai không xa. Có thể dưới con mắt của thanh niên cón quá trẻ, hầu như chưa có một kiến thức thực tế nào cả, thì những quan điểm mà tôi đưa ra về Việt Nam còn quá non nớt, vụng về, chưa đủ sức thuyết phục . Nhưng điều quan trọng là tôi đã biết nói lên tiếng nói của mình, thể hiện sự quan tâm hiểu biết của chính mình đối với thời cuộc, với chính quê hương tôi, mà tôi tin nhiều bạn trẻ khác chưa làm được. Cuối cùng đến với vấn đề này, tôi xin khẳng định rằng ''Nước Việt Nam ta nhỏ nhưng không nhỏ chút nào' và chúng ta sẽ luôn nỗ lực biến chữ KHÔNG NHỎ thành LỚN ngang tầm vời các nước bạn năm châu''./. - LÒ HỒNG DUYÊN- 12 VĂN 06-09
Tài liệu đính kèm: