Giáo án Ngữ văn CB 11 - Trường THPT Quỳnh Lưu Ii

Giáo án Ngữ văn CB 11 - Trường THPT Quỳnh Lưu Ii

Tiết: 01.

Baì soạn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

 Trích “thượng kinh kí sự”

 (Lê Hữu Trác)

I - Mục tiêu bài học:

- Giúp Hs:

+ Thấy được hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa, tâm trạng thái độ của tác giả khi nhìn thấy bức tranh hiện thực đó.

+ Thấy được ngòi bút kí sự tài tình của LHT.

+ Nhận biết và rèn luyện cách phân tích kí sự.

II - Phương tiện hỗ trợ dạy học:

- SGK + sgv.

- Thiết kế ngữ văn 11.

- Bảng phụ.

III - Nội dung bài học:

1. ổn định lớp:

2. Bài mới:

 

doc 282 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn CB 11 - Trường THPT Quỳnh Lưu Ii", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 23 – 8 – 2008.
Tiết: 01.
Baì soạn : Vào phủ chúa trịnh
 Trích “thượng kinh kí sự” 
 (Lê Hữu Trác)
I - Mục tiêu bài học:
- Giúp Hs:
+ Thấy được hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa, tâm trạng thái độ của tác giả khi nhìn thấy bức tranh hiện thực đó.
+ Thấy được ngòi bút kí sự tài tình của LHT.
+ Nhận biết và rèn luyện cách phân tích kí sự.
II - Phương tiện hỗ trợ dạy học:
- SGK + sgv.
- Thiết kế ngữ văn 11.
- Bảng phụ.
III - Nội dung bài học:
1. ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Yêu cầu cần đạt
- Gv : Cho Hs đọc và tóm tắt vài nét cơ bản về tác giả ?
- Hs : Cho biết nội dung ? Tóm tắt tác phẩm ?
- Hs : Theo em những vấn đề cần nắm trong đoạn trích là gì ?
- Hs: Hãy tìm những chi tiết cơ bản nhất miêu tả về quang cảnh nơi phủ chúa? Qua những chi tiết đó gợi cho em biết điều gì?
- Hs: Cung cách s/h nơi phủ chúa như thế nào? Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Gv: Cho Hs tìm vài dẫn chứng cụ thể.
- Gv: Đây là chi tiết đắt của câu chuyện. Cho Hs bình.
- Hs : Theo em qua sự đối lập đó tác giả gửi gắm điều gì ?
- Gv : Em hãy nhận xét về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa ?
Hs: Liên hệ tới những tác phẩm khác nói về quyền uy của chúa?
- Gv: Chia nhóm Hs thảo luận.
 Định hướng cho Hs vấn đề.
N1: Thái độ khi đứng trước phủ chúa?
N2: Thái độ khi được mời ăn cơm?
N3: Thái độ khi miêu tả nơi ở của thế tử?
N4: Thái độ khi nói về bệnh trạng và kê đơn cho thế tử?
- Hs: Nhóm 1 trình bày.
- Hs: Nhóm 2 trình bày.
- Hs: Nhóm 3 trình bày.
- Gv: Với cách miêu tả về chỗ ở của thế tử như thế gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS : So sánh cuộc sộng của nhân dân trong thời đại bấy giờ.
- HS: Em hiểu gì về đặc điểm Vua chúa phong kiến Việt nam qua Phủ chúa Trịnh?
HS: Phân tích sự day dứt, băn khoan của Lê Hữu Trác?
- HS: Đọc “ Ghi nhớ”.
Nêu nội dung chính cần nắm.
- GV: Chuẩn bị bài tập ở bảng phụ.
- HS: Luyện tập.
 Đối chiếu kết quả?
- GV: Hệ thống kiến thức mới cho học sinh chủân bị.
I. Tiểu dẫn :
1. Tác giả :
- Hiệu Hải Thượng Lãn Ông .
- Quê ở Hải Dương.
- Là một danh y nổi tiếng, vừa viết sách, vừa dạy học và truyền bá y học.
Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà.
2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”.
- Thượng kinh kí sự: ghi chép lại những sự việc đến kinh đô, những câu chuyện có thật tương đối hoàn chỉnh.
- Nội dung tác phẩm.
3. Đoạn trích : Vào phủ chúa Trịnh :
- Nội dung : Việc LHT vào kinh, vào phủ chúa bắt mạch chữa bệnh cho Trịnh Cán.
II. Đọc hiểu đoạn trích :
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa :
a). Quang cảnh:
- Vào phủ phải qua nhiều cửa.
- Mỗi cửa có một vệ sĩ canh gác.
- Cây cối um tùm, hoa đua thắm.
- Ai muốn ra phải có thẻ.
- Nhà Đại Đường:
 Hai bên hai cái kiệu vua chúa đi.
 Đồ dùng sơn son thiếp vàng.
 “Phòng trà”: Nơi uống thuốc. Đây là nơi che dấu bệnh tật hay che dấu sự xa hoa, truỵ lạc nơi phủ chúa.
 Quang cảnh tráng lệ, lộng lẫy. Vị trí của vua chúa trong phủ được coi trọng và đề cao.
b). Cung cách sinh hoạt:
- Khi mời thầy thuốc vào chữa bệnh được ngồi cáng.
- Có tên lính ngồi trước chỉ đường.
Cáng chạy như ngựa lồng
 Sự việc gấp gáp, khẩn thiết chứng tỏ chức vị của chúa được đề cao.
- Lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử phải hết sức cung kính, lễ độ.
- Chúa Trịnh luôn có phi tần chầu chực.
 Ta thấy tác giả ko trực tiếp nhìn thấy chúa mà ông chỉ làm theo lệnh của chúa do quan chánh đường truyền. 
Nội cung trang nghiêm đến nỗi khi vào tác giả phải “nín thở từ xa” “khúm núm trước sập xem mạch”.
- Phòng ở của chúa:
+ Tối om, rộng rãi, có sơn son thiếp vàng cho thế tử ngồi.
Khi xem bệnh cho thế tử:
1 thế tử 5 – 6 tuổi 1 cụ gìa quì lạy
 Ngồi trên sập >< Được khen 
 Lạy khéo. 
 Đây là sự đối lập về quyền lực và địa vị.
Tác giả đề cao quyền con người cần được tôn trọng.
 Như vậy cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa với bao lễ nghi, khuôn phép, nói năng,... cho ta thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng cung c/s xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa Trịnh Sâm.
2. Tâm trạng, thái độ của tác giả khi đến phủ chúa :
- Đứng trước phủ chúa xa hoa lộng lẫy tác giả nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”.
 Nó gợi nên sự mỉa mai, châm biếm cuộc sống nơi phủ chúa và lại xót xa cho cuộc sống dân tình.
- Khi được mời ăn cơm tác giả nhận xét: “Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là thứ của ngon vật lạ, tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.
- Khi miêu tả nơi ở của Thế tử: “ ở trong tối om, ko thấy cửa ngõ gì cả”.
Đó là một không khí ngột ngạt, thiếu sinh khí. Người đọc thấy khó thở. 
- Khi nói về bệnh trạng của Thế tử, ông nhận xét: 
“ Vì Thế tử ở trong chốn màn che tướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi ”.
 Cách dùng từ cho thấy tác giả mỉa ma sự thừa thải vô độ của phủ chúa.
Một tầng lớp vua chúa yếu ớt, mỏng manh không thể đủ sức để bảo vệ cho cuộc sống của nhân dân. Đó cũng là đặc điểm chung của vua chúa phong kiến Việt nam. Họ là cha mẹ của dân nhưng thực tế thì họ ăn trên mồ hôi, nước mắt của dân.
 Chỉ khi Vua chúa tự ý thức, tự thay đổi cách sống, môi trường sống thì khi đó sức mới dai, chí mới bền để bảo vệ dân chúng.
- T/giả băn khoăn và day dứt giữa:
Quyền lợi >< Đức độ của một lương y.
ở lại phủ về núi
chấp nhận cuộc sống hoà với c/sống dân tình
giàu sang. vẹn chữ “tâm – tài”.
 Cái tâm, đức độ củ người thầy thuốc có trách nhiệm đã giải thoát cho chính ông.
Ông dửng dưng trước cái giàu sang, trước sự quyến rủ của vật chất đầy lộng lẫy. Ông hoàn toàn không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, thiếu không khí, ngột ngạt, bí, thiếu ánh sáng, ninh khí và gò bó không tự do nơi phủ chúa. Đó là cuộc sống cần lên án, chỉ trích.
Đó chính là sự tương phản giữa trong >< đục.
 Lê Hữu Trác là người tài - đức vẹn toàn. Một thầy thuốc giỏi, dày kinh nghiệm, có ý thức, trách nhiệm và có lương tâm cao quý.
3. Nghệ thuật ký sự độc đáo.
- Tài quan sát tỷ mĩ, ghi chép trung thực,, tả cảnh sinh động.
- Cách kể chuyện hấp đẫn, có sức lôi kéo và thu hút sự tò mò của người đọc.
- Tính chân thực của tác phẩm được thể hiện rất rõ.
III – Tổng kết.
1. Giá trị hiện thực và giá trị tư tưởng của đoạn trích.
- Đoạn trích đã vẽ lại bức tranh của cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa. Qua đó cho thấy thái độ mĩa mai, châm biếm sâu xa. Đồng thời là nỗi đau đớn cho ngời dân vô tội. Đó còn là một tài năng Lê Hữu Trác coi thường danh lợi hào hoa.
2. Giá trị nội dung.
IV – Củng cố và luyện tập.
1. Luyện tập.
- so sánh đoạn trích “ Vào phủ chúa trịnh” với 
“ Vũ trung tuỳ bút ” ( Phạm Đình Hổ) ở lớp 9 mà em đã học để thấy một hiện thực của Vua chúa Phong kiến Việt nam.
2. Củng cố.
a) Kiến thức cần nắm.
b) Chuẩn bị kiến thức mới cho bài sau.
- Ngôn ngữ - tài sản chung được biểu hiện ở đâu?
- Lời nói tại sao là ngôn ngữ riêng?
- Cho chủ đề “ Tình bạn”. Nhóm 1,2 trong lớp thảo luận trước tìm ra cái chung – riêng của ngôn ngữ.
- Tìm những câu thơ, bài tập viết về mùa thu? Hãy chỉ ra sự khác nhau?
Ngày soạn : 24/08/08
Tiết: 02.
Baì soạn : từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
I - Mục tiêu bài học:
- Giúp Hs:
+ Thấy được ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội và ngôn ngữ là sản phẩm riêng của cá nhân.
+ Rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ của Hs.
+ Giáo dục ý thức hs trong việc tôn trọng quy tắc sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo riêng của cá nhân về ngôn ngữ. 
II - Phương tiện hỗ trợ dạy học:
- SGK + sgv.
- Thiết kế ngữ văn 11.
- Bảng phụ.
III - Nội dung bài học:
1. ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Yêu cầu cần đạt
- Gv : Dẫn vào bài mới.
Cho chủ đề hs thảo luận.
Chia nhóm Hs thảo luận.
- Hs: Trình bày.
- Gv: Nhận xét và kết luận trên bảng phụ cho Hs thấy.
- Gv: Chuẩn bị bảng phụ ghi các câu thơ miêu tả mùa thu của các tác giả: NK, XD, LTL.
- Hs: So sánh và chr ra cái riêng?
- Gv: Cho học sinh làm luyện tập.
- Hs: Các địa phương khác nhau cùng tìm và trình bày ngôn ngữ, lời nói của địa phương mình.
- Gv: Hệ thống kiến thức mới.
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.
1. Chủ đề thảo luận:
- Tình bạn.
2. Nhận xét:
- Khi sử dụng ngôn ngữ mọi ngườiđều sử dụng mộtm tài sản chung với nhiều biểu hiện ,yếu tố chung.
a). âm và thanh :
- Nguyên âm và phụ âm.
- Thanh trắc và thanh bằng.
b). Các tiếng và từ ngữ:
c). Các qui tắc, phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ:
- Vd: Câu đơn Có 1: C – V.
d). Phương thức chuyển nghiãn của từ:
- Tạo sự đa nghĩa của từ .
Vd : Già - Bạn này nom già.(tt)
- Ông già được 20.000.(dt)
- Sự chín chắn về suy nghĩ.
II - Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân .
1. Thảo luận :
- Thơ viết về mùa thu.
2. Nhận xét:
- Mỗi một cá nhân cáo một cách sử dụng ngôn ngữ chung một cách khác nhau. Đó là sản phẩm riêng của từng người.
- Biểu hiện cụ thể:
a) Giọng nói, giọng điệu riêng.
b) Vốn từ riêng.
c) Sự chuyển đỗi sáng tác các từ ngữ quen thuộc.
VD: “ Tôi muốn tắt nắng đi”. ( X. Diệu)
 “ Tắt” : Sự chuyển nghĩa sáng tạo.
chỉ sự thay đổi quy luật thời gian, muốn thời gian ngừng trôi cho cuộc sống dài thêm.
d) Cách sáng tạo từ mơí riêng.
e) Cách sử dụng linh hoạt các quy tắc chung.
+ Vdụ : Nghệ thuật đảo ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương...
 Nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt.
 + Đảo Vị ngữ trước Chủ ngữ
III – Kết luận và luyện tập.
Ghi nhớ.
Kết luận.
Luyện tập.
- So sánh ngôn ngữ, lời nói riêng của các địa phương trong lớp.
IV – Củng cố.
Kiến thức cần nắm.
Kiến thức mới cho tiết sau.
Ngày soạn: 26/08/08
Tiết 03 – 04.
Bài soạn: viết bài làm văn số 01.
Nghị luận xã hội –
A – Mục tiêu bài viết:
1) Củng cố kiến thức văn nghị luận học sinh đã hock ở lớp 10.
2) Vận dụng kiến thức với những vấn đề cập nhật trong XH hiện nay.
B – Phương tiện dạy học.
1) SGK – SGV.
2) Thiết kế ngữ văn 11.
3) Bảng phụ, bài viết học sinh.
C – Tiến trình lên lớp.
1) ổn định lớp.
2) Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Gv : Cho Hs đề bài để làm.
I – Cho đề ra.
Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay 
II – Làm bài.
* Yêu cầu:
- Trật tự.
- Chống tiêu cực.
III – Thu bài.
IV – Củng cố và dặn dò học sinh.
1) Rút kinh nghiệm giờ viết sau.
2) Dổn dò.
3) Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 26/08/08
Tiết: 05.
Bài soạn : tự tình ( Bài 2)
 - Hồ Xuân Hương - 
I - Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh thấy được tâm trạng vừa buồn tủi nhưng vừa phẩn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vầ phân tích thơ Đừơng luật.
- Tích hợp với “ hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ”. 
II - Phương tiện hỗ trợ dạy học:
- SGK + sgv.
- Thiết kế ngữ văn 11.
- Bảng phụ.
III – Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv - Hs
Yêu cầu cần đạt
- Hs: Tóm tắt một vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương. ( HXH)
- Hs: Đọc bài I, II.
- Gv: Đọc bài III.
- Hs: Cảm nhận chung về bài thơ.
- Hs: Chỉ ra bối cảnh tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Hs: bàn luận về từ “ trơ”.
- Gv: Cho học sinh so sánh với câu: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ ”.
 ( Truyện Kiều).
- Hs ... n bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
II. Các phương thức diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
1. Các phương thức diễn đạt:
a). Về từ ngữ:
- Khá nhiều từ ngữ chính trị: “ độc lập, bình đẳng, tự do, nhân quyền, dân quyền”.
- Từ ngữ biểu lộ thái độ chính trị khác nhau.
b). Câu văn:
- Câu được sắp xếp theo trật tự, có tính lôgic chặt chẽ.
VD: Để k/đ độc lập tự do của nước ta Bác đã đưa ra những câu nói trong bản tuyên ngôn của P - M nhằm lật đổ bản chất của chúng buộc phải công nhận độc lập của nước ta.
- Câu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
- Câu được sắp xếp theo trật tự qui nạp.
VD: Khi đưa ra tất cả các vấn đề HCM mới kết luận:
“Đó là những lẽ phải ko ai chối cãi được”
c). Về biện pháp tu từ:
Ngôn ngữ chính luận ko phải khi nào 
Cũng khô khan mà nó thêm sinh động hơn nhờ các bptt. 
- Như ẩn dụ, liên kết các điệp ngữ, câu dài ngắn kết hợp.
- Nhưng bptt trong ngôn ngữ chính luận sử dụng ko nhiều. 
Mục đích p/c chính luận là thuyết phục người đọc người nghe bằng lí lẽ và lập luận.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ chính luận:
a). Tính công khai về quan điểm chính trị:
- Thông tin của p/c này mang tính khách quan nên công khai, ko được mờ ám.
Nhưng nó phải thể hiện được đường lối quan điểm, thái độ chính trị của người viết. 
-VD: Trong tuyên ngôn:
Thông tin đưa ra từ hai bản tuyên ngôn công khai, đúng chính xác vì nó là cái ko ai chối cãi được.
Từ cơ sở đó Bác đã thể hiện được quan điểm của mình đó là kiên quyết P – M phải công nhận nền độc lập của VN.
- Từ ngữ sử dụng rõ ràng, cân nhắc kĩ lưỡng thể hiện lập trường tư tưởng của ngưới viết.
Điều này được HCM rất coi trọng.
b). Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy nghĩ.
- Khi trình bày vấn đề cần đảm bảo lập luận chặt chẽ.
- Từ những lí lẽ ko ai chối cãi được Bác mới đưa ra khẳng định độc lập của VN.
- Các câu trong văn bản phối hợp ăn ý nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau.
c). Tính truyền cảm thuyết phục:
- Giọng văn hùng hồn.
- Tác phẩm của HCM thuyết phục người đọc bởi giọng hùng hồn, giản dị dễ hiểu mà thấm thía sâu sắc. 
 3. Luyện tập:
Đề ra:
Em hãy phân tích các đặc trưng của ngôn ngữ chính luận trong tác phẩm “Cao trào kháng Nhật cứu nước”(HCM).
- Lưu ý:
+ Từ ngữ.
+ Câu.
+ Tình truyền cảm, thuyết phục.
III. Tổng kết bài:
- Ghi nhớ.
IV. Củng cố:
1. Kiến thức cần nắm.
2. Soạn bài mới.
 Quỳnh Lưu ngày 17/4/08.
Tuần: 31.
Tiết: 112.
Bài soạn: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận 
 ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Giúp hs:
+ Hiểu khái quát một số đặc điểm của các thể loại văn học.
+ Rèn luyện vận dụng tri thức đó vào việc đọc văn.
II. Phương tiện hỗ trợ:
- Sgk + sgv.
- Thiết kế.
- Bảng phụ.
III.Nội dung bài học:
Hoạt động của Gv - hs
Yêu cầu cần đạt
- Gv: Cho Hs đóng kịch.
- Hs: Phân tích:
+ Thành phần tham gia vào vở kịch gồm những ai?
+ Để có một vở kịch diễn cần và đủ những yếu tố nào?
- Gv: Tiếp tục làm rõ cho Hs về các thể loại kịch.
I. Kịch:
1. Cho ví dụ:
- Cho Hs đóng vai trong tác phẩm truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
+ Nhân vật Cải.
+ Nhân vật Ngô.
+ Nhân vật ông quan.
2. Nhận xét:
- Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì có nhiều người ở nhiều lĩnh vực tham gia. Ví dụ như:
Đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, ánh sáng.
- Vở kịch ( kịch bản) thuộc phạm vi văn học.
- Kịch chủ yếu nhất là có xung đột kịch. Nó được tạo ra bởi những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày.
- Xung đột kịch là sự diễn ra giữa người này với người khác hoặc có thể trong bản thân người đó.
- Hành động kịch diễn ra dựa vào nhân vật kịch. 
- Nhân vật kịch được xây dựng dựa vào ngôn ngữ của chính họ. Có thể là độc thoại, có thể là đối thoại.
Trong kịch ngôn ngữ khắchoạ tính cách nhân vật.
- Các loại kịch:
Bi kịch.
Hài kịch.
Chính kịch.
3. Yêu cầu về đọc kịch bản kịch:
- Đọc kĩ lời giới thiệu về tác giả tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của vở kịch.
- Tập trung thuộc lời thoại để diễn phải biến mình thành thật.
- Phân tích hành động kịch.
- Nêu chủ đề tư tưởng của kịch.
II. Tổng kết bài.
Ghi nhớ.
III. Củng cố tiết học:
Kiến thức tiết học.
Soạn bài mới.
Quỳnh Lưu ngày 19/4/08.
Tuần: 32.
Tiết: 113.
Bài soạn: Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận 
 ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Giúp hs:
+ Tìm hiểu cụ thể về thể loại nghị luận.
+ Rèn luyện vận dụng tri thức đó vào việc đọc văn, viết văn tốt hơn.
II. Phương tiện hỗ trợ:
- Sgk + sgv.
- Thiết kế.
- Bảng phụ.
III.Nội dung bài học:
Hoạt động của Gv - hs
Yêu cầu cần đạt
- Gv: Hỏi bài cũ bằng cách hệ thống lại kiến thức.
- Hs: Hệ thống lại các thao tác nghị luận mà em đã học và làm thực hành.
- Gv: Làm rõ đặc trưng của nghị luận cho học sinh bằng việc phân tích bài văn “ Hịch tướng sĩ”.
- Gv: Treo bảng phụ các dẫn chứng tiêu biểu.
- Hs: Kể một vài tác phẩm mà em đã học?
- Hs: Theo mhóm cùnh thảo luận và phân tích rồi trình bày.
I. Kịch: 
II. Nghị luận:
1. Khái niệm:
- Luận: Là nêu rõ vấn đề cần bàn luận rồi trình bày theo hiểu biết của mình về vần đề đó.
- Nghị luận là bàn luận về vấn đề nào đó. Vấn đề nghị luận thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống khách quan ( chính trị, xã hội, văn hoá) hoặc là những phương diện khác nhau của ý thức con người (văn học, nghệ thuật, triết học).
- Giá trị của một vấn đề nghị luận phụ thuộc vào ý nghĩa vấn đề được nêu ra để bàn luận xem xét cũng như thái độ của người bàn luận.
- Có nhiều thao tác nghị luận khác nhau. Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm. Nhưng yêu cầu được đặt lên hàng đầu là ngôn ngữ phải chính xác.
2. Đặc trưng của nghị luận:
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để bàn luận về vấn đề nào đó.
- Ngôn ngữ chính xác, khoa học, mang tính xã hội, tính học thuật cao.
- Ngoài yếu tố trình bày, diễn giải ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp thì cũng có yếu tố tranh luận.
3. Thể loại nghị luận:
- Xét theo nội dung luận bàn người ta chia nghị luận thành hai loại:
+ Văn chính luận:
 Luận bàn các vấn đề thuọcc phạm vi chính trị, xã hội, triết học, đạo đức.
+ Văn phê bình văn học:
 Luận bàn các vấn đề văn học nghệ thuật.
III. Luyện tập:
Đề ra:
Hãy phân tích các đặc trưng của nghị luận qua tác phẩm văn học “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh?
IV. Củng cố bài học:
1. Nắm vững các đặc trưng của kịch, Nghị luận.
2. Thực hành rèn luyện kĩ năng phân tích các đặc trưng theo tác phẩm sgk và các tác phẩm đã học và đọc thêm
Quỳnh Lưu ngày 23/4/08.
Tuần: 32.
Tiết: 114.
Bài soạn: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận 
I. Mục tiêu:
- Giúp hs:
+ Củng có kiến thức cơ bản về các thao tác lập luận đã học.
+ Rèn luyện kĩ năng cơ bản về các thao tác đó.
+ Vận dụng kĩ năng đó vào các vấn đề cơ bản gần gũi trong đời sống.
 II. Phương tiện hỗ trợ:
- Sgk + sgv.
- Thiết kế.
- Bảng phụ.
III.Nội dung bài học:
Hoạt động của Gv - hs
Yêu cầu cần đạt
- Gv: Chuẩn bị bảng phụ bài tập để Hs cùng phân tích và tìm ra các thao tác trong văn bản ?
- Hs: Chỉ ra các thao tác mà bài văn trên đã sử dụng?
- Hs: Tìm những câu văn cụ thể minh chứng cho các thao tác trên?
- Gv: Cho Hs thảo luận về vấn đề trên.
- Gv: Nên kết luận cho Hs thấy ưu và nhược của sự kết hợp các thao tác trong làm văn.
- Gv: Cho Hs làm luyện tập.
- Hs: Theo từng nhóm cụ thế tìm vấn đề để trình bày.
- Hs: Thảo luận., trình bày.
- Gv: Cho Hs nhắc lại kiến thức bài học.
I. Hệ thống lại kiến thức các thao tác lập luận đã học:
1. Đọc đoạn văn.
2. Tìm các thao tác:
- Bình luận.
- Bác bỏ.
Ngoài ra còn có thao tác phân tích, chứng minh, giải thích.
3. Nhận xét:
- Một bài văn càng sử dụng nhiều thao tác kết hợp liệu có càng hấp dẫn không?
- Căn cứ vào đâu để chọn chính xác thao tác lập luận và kết hợp vận dụng các thao tác?
- Căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ thành công của sự kết hợp các thao tác đó?
4. Kết luận:
- Vận dụng kiến thức thao tác tổng hợp trong một bài làm văn cũng như trong đoạn văn thì sẽ thu hút sự chú ý của người đọc.
- ưu điểm:
+ Tạo được cảm giác mới, không nhàm chán.
+ Thể hiện năng lực về kĩ năng sử dụng các thao tác làm văn tốt của người viết.
+ Bài văn có được một cái nhìn toàn diện, sâu, nhiều chiều về vấn đề được bàn.
+ Bộc lộ được cái tôi cá nhân rất rõ của người làm bài.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi kĩ năng kết hợp lớn ở người viết hay nói cách khác đòi hỏi sự đầu tư của ngươì viết rất lớn.
+ Người viết phải xác định được lúc nào thì cần phân tích, cm, gt, bl,.
II. Luyện tập:
Đề ra:
Phẩm chất của người học sinh ngày nay là một vấn đề nỏng hổi mà mọi người đều quan tâm.
Anh ( Chị ) hãy tìm và trình bày về một vấn đề nào đó mà cho là tâm đắc nhất bàn về vấn đề đó? Khi trình bày phải sử dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học?
1. Tìm hiểu vấn đề yêu cầu.
2. Thảo luận và trình bày.
3. Nhận xét.
III. Tổng kết:
IV. Củng cố:
1. Hệ thống kiến thức.
2. Soạn bài mới.
Quỳnh Lưu ngày 27/4/08.
Tuần: 33.
Tiết: 115.
Bài soạn: ôn tập văn học ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Giúp hs:
+ Hệ thống hóa kiến thức văn học VN hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình văn học 11 trên phương diện lịch sử và thể loại.
+ Rèn luyện năng lực phân tích theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm. 
II. Phương tiện hỗ trợ:
- Sgk + sgv.
- Thiết kế.
- Bảng phụ.
III.Nội dung bài học:
Hoạt động của Gv - hs
Yêu cầu cần đạt
- Gv: Theo sự hướng dẫn về nhà từ tiết trước cho học sinh củng cố kiến thức.
- Gv: Chuẩn bị bảng phụ cho Hs kẻ theo thứ tự để nắm kiến thức cơ bản của các bài.
TT
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Nghệ thuật
- Gv: Cho Hs thảo luận các vấn đề đã bàn trước.
- Hs: Theo nhóm thảo luận các vấn đề.
+ N1: Sự khác nhau giữa thơ cũ và thơ mới?
+ N2: Quá trình hiện đại hoá của thơ ca từ đầu thời kì đầu thế kỉ XX đến CMT8?
+ N3: Sức hấp dẫn của văn học nước ngoài?
+ N4: Cái mới của các nhà thơ mới?
- Gv: Lưu ý một vài điều cho hs nắm khi ôn luyện chương trình.
.
I. Hệ thống kiến thức:
1.Kiến thức về thơ:
2. Kiến thức về văn nghị luận:
II. Thảo luận các vấn đề cơ bản:
1. Thảo luận:
2. Trình bày.
3. Nhận xét:
III. Lưu ý:
1. Khi ôn luyện về thơ ca cần nắm rõ về thể loại thơ để dễ dàng khi phân tích.
Nắm rõ về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ.
Đặc biệt cần nắm những chi tiết, hình ảnh quan trọng, đặc sắc của bài.
 2. Đối với các bài văn nghị luận thì khi học cần phân biệt giữa văn hình tượng và văn nghị luận.
- Văn hình tượng: là sản phẩm của tư duy nghệ thuật sáng tạo ra hình tượng để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ.
 - Văn nghị luận: là sản phẩm của tư duy logic, tác động trước hết đến nhận thức của lí trí của người đọc. Sức mạnh của văn nghị luận là ở lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. 
 IV. Củng cố bài học:
1. Hệ thống kiến thức cần nắm.
2. Nhắc nhở vấn đề ôn tập.
Quỳnh Lưu ngày 30/4/08.
Tuần: 33.
Tiết: 116.
Bài soạn: ôn tập văn học ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Giúp hs:
+ Rèn luyện cho Hs thảo luận các vấn đề chính của văn học VN hiện đại.
+ Củng cố kiến thức ôn thi học kì 2.
II. Phương tiện hỗ trợ:
- Sgk + sgv.
- Thiết kế.
- Bảng phụ.
III.Nội dung bài học:
Hoạt động của Gv - hs
Yêu cầu cần đạt
- Gv: Cho Hs nhắc lại kiến thức cơ bản đã ôn ở tiết 1. 
I. Hệ thống kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 11 CB CA NAM.doc