Giáo án Ngữ văn 7 tiết 71 đến 80

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 71 đến 80

KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I

 I.Mục tiêu cần đạt:

 Củng cố những kiến thức đã học ở HK I

 II.Chuẩn bị:

 -GV:Ra đề

 -HS: Học bài

 III.Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 IV:Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 H.đ1:Phát đề

 H.đ2:Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc

 H.đ3:Thu bài

 H.đ4:Củng cố- Dặn dò

 

doc 16 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 71 đến 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18.Tiết 71,72
 NS:......................
 ND:.....................
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Củng cố những kiến thức đã học ở HK I
 II.Chuẩn bị:
 -GV:Ra đề
 -HS: Học bài
 III.Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 IV:Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 H.đ1:Phát đề
 H.đ2:Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc
 H.đ3:Thu bài
 H.đ4:Củng cố- Dặn dò
 Chuẩn bị bài :Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
 ĐỀ
 Câu1:Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ :"Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh" (2 đ)
 Câu 2:Trong việc sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì? (1 đ)
 Câu 3:Cảm nghĩ về mùa xuân ở quê hương em (7 đ)
 ĐÁP ÁN
 Câu 1:Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ :"Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh:
 -Bà yêu thương chắt chiu chăm lo cho cháu. (1 đ)
 - Cháu thương yêu kính trọng bà ( 1 đ)
 Câu 2:Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi sau:
 -Thiếu quan hệ từ (0,25 đ)
 -Dùng quan hệ từ mà không thích hợp về nghĩa (0,25 đ)
 -Thừa quan hệ từ (0,25 đ)
 -Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết (0,25 đ)
 Câu 3:
 A.Yêu cầu chung:
 1.Về nội dung:
 -Đề thuộc dạng văn biểu cảm về cảnh vật (mùa xuân); Nội dung biểu cảm là mùa xuân ở quê em.HS cần vận dụng PP biểu đạt cho phù hợp với yêu cầu của đề.
 2.Về hình thức:Bài viết phải đầy đủ ba phần , dùng từ đúng chính tả, đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng , sạch sẽ, trình bày hợp lôgic.
 B.Yêu cầu cụ thể:
 HS làm đủ các ý sau:
 1.Mở bài:Nêu cảm nghĩ đối với mùa xuân.
 2.Thân bài:
 -Mùa xuân của con người:
 +Mùa xuân đem lại mỗi người một tuổi trong đời
 +Đối với thiếu nhi, mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành
 +Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định.
 -Mùa xuân của thiên nhiên:
 +Là mùa đâm chồi nảy lộc là mùa sinh sôi của muôn loài
 -> Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình , vế mọi người xung quanh.
 3.Kết bài: Thích mùa xuân , mong đợi mùa xuân về.
 C.Biểu điểm:
 -Đạt 6-7 điểm :Hiểu đề, đáp ứng đủ yêu cầu của đáp án.Diễn đạt trôi chảy , viết văn có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mắc lỗi chính tả, dùng từ không đáng kể.
 - Đạt 4,5 - 5,5 :Hiểu đề, đáp ứng 2/3 yêu cầu của đáp án.Có bố cục rõ ràng, còn mắc vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
 -Đạt 3 - 4 điểm:Hiểu đề, đáp ứng được 1/2 yêu cầu đáp án, bài viết còn sơ sài.Bố cục tãm được, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 -Đạt 1 -2,5 điểm :Hiểu đề tương đối , đáp ứng một phần nhỏ của đáp án.Bài làm sơ sài.
 -Đạt 0-0,5 điểm :Lạc đề , bài làm lan man, bố cục không rõ ràng.
 Tuần 19 .Tiết 73
 NS:..................
 ND:.................
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 -Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ
 -Hiểu nội dung , một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
 -Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
 II.Chuẩn bị:
 -GV:Giáo án, sgk, sgv...
 -HS:Chuẩn bị bài ở nhà.
 III.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
ND
H.Đ CỦA THẦY
H.Đ CỦA TRÒ
 I.Thế nào là tục ngữ?
 -Là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
 -Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( về thiên nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.
 II.Nội dung:
 1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên:
 a.Câu 1:"Đêm tháng....tối"
 -Nghệ thuật:Phép đối, phóng đại
 -Nội dung: Tháng năm thì đêm ngắn ,ngày dài; tháng 10 thì ngày ngắn đêm dài.
b.Câu 2:"Mau sao.....mưa"
 - Sử dụng hai vế đối xứng nhau
-Đêm nhiều sao thì nắng, ít sao thì mưa
 c.Câu 3:" Ráng mở....giữ"
 Khi bầu trời có màu của mỡ gà thì sắp có dông bão.
d.Câu 4:"Tháng bảy...lụt"
 Vào thời điểm tháng bảy có loài kiến bò hành quân khẩn trương là điềm báo sắp có nước dâng.
 2.Nhựng câu tục ngữ về lao động sản xuất:
 a.Câu 5:"Tấc đất tấc vàng"
 Nghệ thuật phóng đại -> khẳng định giá trị của đất , vai trò của đất đối với người dân.
 b.Câu 6:" Nhất...điền"
 Sử dụng hệ thống từ Hán Việt để nói về thứ tự các nghề mang lại lợi ích kinh tế cho con người.
 c.Câu 7:" Nhất nước...giống"
 Khẳng định tầm quan trọng của 4 yếu tố trong trồng lúa.
 d.Câu 8:" Nhất thì nhì thục"
 Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai.
III.Tổng kết:
 Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất .Những câu tục ngữ ấy là "túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
H.đ1:Khởi động:
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ngoài những chủ đề ca dao dân ca mà các em được học ở HKI còn có tục ngữ cũng rất đa dạng và phong phú, thể hiện kinh nghiệm của ông cha ta về mọi mặt...
H.đ2:Đọc - hiểu cấu trúc văn bản:
-Gọi HS đọc chú thích *
?Thế nào là tục ngữ?
-Gọi HS đọc văn bản.
? 8 câu tục ngữ trên có thể chia làm mấy nhóm? Rút ra ý nghĩa mỗi nhóm?
-Chuyển ý:
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị king nghiệm mỗi nhóm.
H.đ3:Đọc - hiểu nội dung văn bản:
-Gọi HS đọc và ghi vở câu 1
? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì ở câu 1?
? Những từ nào hiệp vần với nhau 
? Ban ngày ngắn thì hình thành cho người dân ý thức gì ?
-Gọi HS đọc và ghi vở câu 2
? Giải thích từ "mau"
? Người dân đã dựa vào hiện tượng gì để dự báo thời tiết ?
?Câu tục ngữ này hình thành cho người dân ý thức gì ?
-Gọi HS đọc và ghi vở câu 3
? Giải thích từ "ráng"
?Câu tục ngữ hình thành cho người dân ý thức gì ?
-Gọi HS đọc và ghi vở câu 4
?Nội dung câu tục ngữ này?
?Vì sao nhân dân ta lại quan tâm nhiều đến chuyện nắng mưa?
-Gọi HS đọc và ghi vở câu 5
? Nghệ thuật được sử dụng trong câu này ?
?Tác giả dân gian muốn gửi đến chúng ta điều gì?
-Gọi HS đọc và ghi vở câu 6
-Giải thích từ khó
?Theo tác giả dân gian thì công việc nào đem lại lợi ích kinh tế cho con người nhất?
?Tác giả dân gian truyền lại cho ta kinh nghiệm gì?
? Ông cha ta đã truyền lại kinh nghiệm gì trong việc trồng trọt?
H.đ4:Tổng kết:
? Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã mang lại cho ta những king nghiệm quý báo nào?
H.đ5:Củng cố -Dặn dò:
? Thế nào là tục ngữ?
?Tục ngữ có những đặc điểm nào về hình thức
-Tiết sau: Chương trình địa phương
Lắng nghe
-Đọc chú thích
-Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (về thiên nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.
-Đọc văn bản
-2 nhóm
+4 câu đầu là tục ngữ về thiên nhiên.
+4 câu sau là tục ngữ về lao động sản xuất.
-Đọc và ghi vở câu 1
-Phép đối, phóng đại
-Năm - nằm ; mười - cười
-Sử dụng thời gian cho phù hợp
-Đọc và ghi vở câu 2
-Nhiều, dày
-Nhiều sao hay ít sao
-Dự báo thời tiết, sắp xếp công việc.
-Đọc và ghi vở câu 3
-Đọc chú thích
-Dự đoán bão
-Đọc và ghi vở câu 4
-Vào thời điểm tháng bảy có loài kiến bò hành quân khẩn trương là điềm báo sắp có nước dâng.
-Chủ yếu sống bằng nghề nông
-Đọc và ghi vở câu 5
-Nghệ thuật phóng đại
-Đất rất quý hiếm
-Đọc và ghi vở câu 6
-Đọc chú thích
-Nuôi cá rồi mới đến làm vườn, làm ruộng.
-Kinh nghiệm trồng lúa nước
-Trồng phù hợp với thời vụla2 rất quan trọng.Đồng thời phải thường xuyên cày, bừa, vun, xới đất.
Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất .Những câu tục ngữ ấy là "túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát
-Phát biểu tại chỗ
 &&
 Tuần 19.Tiết 74
 NS:..................
 ND:.................
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN)
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 -Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ , theo chủ đề và bước biết chọn lọc ,sắp xếp , tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
 -Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
 II.Chuẩn bị:
 -GV:Giáo án, sgk,sgv
 -HS:Chuận bị bài ở nhà.
 III.Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
ND
H.Đ CỦA THẦY
H.Đ CỦA TRÒ
I.Nội dung thực hiện
 -Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương.
 -Mỗi HS ghi ít nhất 20 câu
 II.Phương pháp thực hiện:
 1.Cách sưu tầm
 -Hỏi cha mẹ , người già, nghệ nhân, nhà văn
 -Lục tìm sách báo địa phương
 -Tìm trong các bộ sưu tập lớp về tục ngữ, ca dao, dân ca...
 2.Sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ riêngtheo mẫu tự A, B,C
H.đ 1:Xác định đối tượng sưu tầm:
? Ca dao là gì?
?Dân ca là gì?
?Tục ngữ là gì?
-GV yêu cầu HS sưu tầm những câu ca dao tục ngữ lưu hành ở địa phương mình.
H.đ 2:Phương pháp thực hiện:
? Cac 1em sẽ sưu tầm như thế nào?
-GV yêu cầu HS sắp xếp ca dao, tục ngữ riêng theo mẫu tự A,B,C
H.đ 3:Củng cố - Dặn dò:
-Mỗi em đều phải sưu tầm và ghi chép cẩn thận
-Soạn bài:Tìm hiểu chung về văn nghị luận
+Trong đời sống , em thường bắt gặp văn nghị luận ở dạng nào?
+Thế nào là văn nghị luận?
-Là lời thơ của dân ca
-Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
-Là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định, có nhịp điệu, có hình ảnh...
-Sưu tầm
-Đọc sách, báo, hỏi người thân, người lớn tuổi , lên mạng.. ... o là câu rút gọn?
Phuc hồi thành phần bị rút gọn?Vì sao trong thơ, ca dao thường chuộng lối rút gọn.
3.Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện dưới đây hiểu nhằm nhau?Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì về cách nói năng?
4.Chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán?
H.đ4:Củng cố - dặn dò:
? Thế nào là câu rút gọn?Cách dùng câu rút gọn?
-Soạn bài:Đặc điểm của văn bản nghị luận.
 Tìm hiểu thế nào là luận điểm,luận cứ, lập luận?
-Vắng chủ ngữ
-Có chủ ngữ
-Người Việt Nam,em,chúng em...
-Câu tục ngữ đưa ra lời khuyên cho tất cả mọi người
-Đọc VD
-Câu a lược bỏ vị ngữ
-Câu b lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
-> Làm cho câu gọn hơn
-Thiếu chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy vì sẽ làm cho câu khó hiểu.
-Thêm từ :mẹ ạ.
- Câu b là câu rút gọn.Rút gọn chủ ngữ ->làm cho câu gọn hơn.
 - Câu c là câu rút gọn.Rút gọn chủ ngữ ( ứng xử chung cho mọi người ) -> làm cho câu gọn hơn.
2.Câu rút gọn là các câu:
 a.-Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà 
 - Dừng chân đứng lại trời, non ,nước.
 -> chủ ngữ là "ta" (nhân vật trữ tình trong bài thơ)
 b.
 -Đồn rằng :quan tướng có danh (chủ ngữ la"ø mọi người")
 - Ban khen rằng ấy mới tài
 -Ban cho áo mới với hai đồng tiền
 -> chủ ngữ là "vua"
 -Đánh giặc thì chạy trước tiên 
 -Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân
 -> chủ ngữ là "quan tướng"
 Trong thơ, ca dao thường có nhiều câurut1 gọn bởi thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích , vả lại số chữ trong một dòng thường được qui định rất hạn chế.
4.Việc dùng các câu rút gọn của anh chàng tham ăn có tác dụng gây cười và phê phán vì rút gọn đến mức không hiểu và thô lỗ
-Phát biểu tại chỗ
-Chuẩn bị bài ở nhà
 Tuần 20.Tiết 79
 NS:.................
 ND:................
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
 II.Chuẩn bị:
 -GV:Giáo án, sgk,sgv...
 - HS:Chuẩn bị bài ở nhà
 III.Kiểm tra bài cũ:
 ?Thế nào là văn nghị luận?
 IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
ND
H.Đ CỦA THẦY
H.Đ CỦA TRÒ
 I.Luận điểm, luận cứ và lập luận:
 Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm , luận cứ và lập luận.Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
 1.Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng , quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu ,nhất quán.Luận điểm là linh hồn của bài viết.Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Luận điểm phải đúng đắn , chân thật ,đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
 2.Luận cứ là lí lẽ ,dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm .Luận cứ phải chân thật, đúng đắn , tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
 3.Lập luận là cách nêu ra luận cứ để dẫn đến luận điểm .Lập luận phải chặt chẽ ,hợp lí thì bài viết mới có sức thuyết phục.
 II.Luyện tập:
 * Luận điểm :Tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
 * Luận cứ:
-Thói quen tốt :luô dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa..
-Nêu ra một số thói quen xấu cấn loại bỏ.
 * Lập luận:
 -Có thói quen tốt và thói quen xấu.
 -Có người phân biệt được tốt và xấu , nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.
 -Tác hại của thói quen xấu
 -Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu.
H.đ1:Khởi động:
Ở tiết trước các em đã biết thế nào là văn nghị luận .Hôm nay, các em sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận.
H.đ2:Hình thành kiến thức mới:
-Gọi HS đọc lại bài"Chống nạn thất học"
?Luận điểm chính của bài viết là gì?
?Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào?
?Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận?
?Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?
? Chỉ ra luận cứ trong văn bản "Chống nạn thất học" và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì?Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?
?Chỉ ra lập luận trong văn bản "Chống nạn thất học" và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?
H.đ3:Luyện tập:
-Đọc lại bài "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
?Nêu luận điểm, luận cứ, lập luận?
-Gọi HS đọc bài đọc thêm
H.đ4:Củng cố -Dặn dò:
?Thế nào là luận điểm. luận cứ , lập luận?
-Soạn bài:Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
+Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.
+Tìm hiểu đề văn nghị luận
+Lập ý cho bài văn nghị luận.
 -Lắng nghe
-Đọc lại bài văn:Chống nạn thất học.
-Mọi người Việt Nam...chữ Quốc ngữ.
-Những người chưa biết chữ phải cố gắng học cho biết đi...
-Thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.
-Đúng đắn, chân thực.
-Luận cứ làm cho bài viết có sức thuyết phục .Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
-Trước hết tác giả nêu lí do vì sao chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì.Có lí lẽ mới đưa ra tư tưởng chống nạn thất học.
-Đọc bài văn
* Luận điểm :Tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
 * Luận cứ:
-Thói quen tốt :luô dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa..
-Nêu ra một số thói quen xấu cấn loại bỏ.
 * Lập luận:
 -Có thói quen tốt và thói quen xấu.
 -Có người phân biệt được tốt và xấu , nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.
 -Tác hại của thói quen xấu
 -Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu.
-Đọc bài
-Phát biểu tại chỗ
-Soạn bài
 Tuần 20.Tiết 80
 NS:..................
 ND:.................
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận .
 II.Chuận bị
 -GV:Giáo án, sgk,sgv
 -HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
 III.Kiểm tra bài cũ:
 ? Luận điểm là gì? luận cứ là gì? Lập luận là gì?
 IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
ND
H.Đ CỦA THẦY
H.Đ CỦA TRÒ
 I.Tìm hiểu đề văn nghị luận:
 1. Nội dung và tính chất đề văn nghị luận:
 Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.Tính chất của đề như ca ngợi, phân tích , khuyên nhủ, phản bác...đòi hỏi phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
 2.Tìm hiểu đề văn nghị luận:
 Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề , phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
 II.Lập ý cho bài văn nghị luận:
 Xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành luận điểm phụ, tìm luận cứ và các lập luận cho bài văn.
 *Lập ý cho đề bài:"Chớ nên tự phụ"
 a.Xác định luận điểm:
 -Tự phụ là một thói xấu của con người.
 -Mọi người nên từ bỏ thói tự phụ và hãy rèn luyện đức tính khiêm tốn.
 * Cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ:
 -Tự phụ khiến bản thân con người không tự biết mình.
 -Tự phụ luôn đi liền với thái độ coi thường, khinh bỉ người khác 
 -Tự phụ khiến cho bản thân bị mọi người chê trách và xa lánh.
 b.Tìm luận cứ:
-Tự phụ là gì?
-Tự phụ cá hại như thế nào?
-Tự phụ có hại cho:
+Chính cá nhân người tự phụ
+Những người có quan hệ với cá nhân ấy.
-Chọn dẫn chứng
+Từ cuộc sống xung quanh mình
+Từ chính bản thân mình
+Từ sách báo
 c.Xây dựng lập luận: Có thể sử dụng hai cách lập luận được nêu trong sách giáo khoa.
H.đ1:Khởi động
Hai tiết học trước chủ yếu các em tìm hiểu văn nghị luận ở mặt lí thuyết.Tiết học này các em đi sâu vào tìm hiểu các đề văn nghị luận cũng như cách lập ý cho bài văn nghị luận.
H.đ2:Hình thành kiến thức mới:
-Gọi HS đọc các đề văn
? Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài , đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho đề văn sắp viết được không?
?Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?
?Tính chất của đề văn nghị luận có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?
*Tìm hiểu đề cụ thể:
-Đề "Chớ nên tự phụ"
? Đề nêu lên vấn đề gì?Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
?Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
?Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
? Trước một đề văn, muốn làm bài tốt ,cần tìm hiểu điều gì trong đề?
*Lập ý cho bài văn nghị luận:
-Đề:Chớ nên tự phụ
?Nêu luận điểm, luận cứ, xây dựng lập luận?
H.đ3:Củng cố - Dặn dò:
? Nội dung và tính chất của bài văn nghị luận
?Cách lập ý cho bài văn nghị luận
-Soạn bài:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+Tìm hiểu đề tài, bố cục bài văn
+Vấn đề nghị luận trong bài là gì
+Tác giả đã chứng minh vấn đề như thế nào.
-Lắng nghe
-Đọc các đề văn
-Đây là những đề bài.Vì vậy có thể làm đề bài cho bài văn sắp tới
-Mỗi đề bài đều nêu ra quan điểm , luận điểm , tư tưởng .
-Lời khuyên, tranh luận, giải thích, chứng minh
-Không nên tự đánh giá quá cao tài năng của mình
-Khẳng định
-Dùng lí lẽ, dẫn chứng ...để thuyết phục người khác bằng quan điểm:Chớ nên tự phụ.
-Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
*Lập ý cho đề bài:"Chớ nên tự phụ"
 a.Xác định luận điểm:
 -Tự phụ là một thói xấu của con người.
 -Mọi người nên từ bỏ thói tự phụ và hãy rèn luyện đức tính khiêm tốn.
 * Cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ:
 -Tự phụ khiến bản thân con người không tự biết mình.
 -Tự phụ luôn đi liền với thái độ coi thường, khinh bỉ người khác 
 -Tự phụ khiến cho bản thân bị mọi người chê trách và xa lánh.
 b.Tìm luận cứ:
-Tự phụ là gì?
-Tự phụ cá hại như thế nào?
-Tự phụ có hại cho:
+Chính cá nhân người tự phụ
+Những người có quan hệ với cá nhân ấy.
-Chọn dẫn chứng
+Từ cuộc sống xung quanh mình
+Từ chính bản thân mình
+Từ sách báo
 c.Xây dựng lập luận: Có thể sử dụng hai cách lập luận được nêu trong sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 7 hay.doc