Giáo án Ngữ văn 7 tiết 55 đến 60

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 55 đến 60

Tuần 14. Ngữ Văn

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ

 I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

- Hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.

- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ

 Cách sử dụng thành ngữ

3. Bài mới :

 Giới thiệu : Khi tiếp xúc với cácóac phẩm văn học (các bài văn xuôi, các bài thơ, hoặc ca dao ) ta sẽ bắt gặp 1 số văn bản có những từ ngữ được lặp đi lặp lại với một dụng ý, một mục đích nào đấy. Điều đó sẽ gây cho ta một sự chú ý, một ấn tượng sâu sắc về nội dung biểu hiện của tác phẩm ấy. Đó cũng là nội dung bài học mà cô muốn trình bày với các em trong bài học hôm nay về phép “điệp ngữ”.

doc 14 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 55 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Học sinh đọc lại bài thơ.
- Học sinh đọc đoạn 1 (6 khổ tơ đầu)
- Đây là lời của ai? ( anh bộ đội đang trên đường hành quân)
- Trên đường hành quân xa, khi dừng chân bên xóm nhỏ thì anh bộ đội bắt gặp điều gì?	(gà nhảy ổ, cục tác ta)
- Vào thời gian nào? 	(buổi trưa)
- Và tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và những kỷ niệm nào của tuổi thơ?
+ Hình ảnh con gà mái mơ và mái vàng với những ổ trứng hồng đẹp như trong tranh và hình ảnh người bà. Và kỷ niện tuổi thơ dại tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
À như vậy là kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với hình ảnh người bà, mà kỷ niệm đầu tiên hiện lên trong ký ức là lời mắng yêu.
- Trẻ thơ dù gái hay trai đều sợ nhất là xấu xí, xấu trai, xấu gái mà lang mặt là bệnh đáng sợ hơn cả. Vậy mà vẫn không thắng nổi tính tò mò trẻ thơ, vẫn cứ nhìn, cứ nghe gà đẻ, để rồi nghe bà mắng mà trong lòng cứ lo sợ, lấy gương để xem mình có bị lang mặt không. Vì thế kỷ niệm ấy đã khắc sâu vào ký ức, nên bây giờ nghe tiếng gà đẻ kêu vang lại nhớ đến lời mắng yêu của bà da diết.
- Lần theo ký ức thì các em thấy hình ảnh người bà hiện lên ntn?
Cô mời 1 em đọc cho cô khổ kế tiếp.
þ Sau lời mắng yêu là hình ảnh người bà với đôi bàn tay già nua, nhăn nheo chắt chiu soi từng quả trứng hồng hồng vẫn đang còn nóng hổi để tìm những quả tốt nhất dành cho gà mái ấp
Cô mời 1 em đọc cho cô khổ kế tiếp
þ Ở khổ thơ này ta thấy với khuôn mặt và đôi mắt đục mờ của bà ngước lên bầu trời màu đông đang chuyển gió buốt lạnh mà lo lắng cho đàn gà con chịu rét, chịu sương muối sẽ bị chết toi. Nhưng có phải bà chỉ nghĩ vậy thôi hay không?	(không)
þ Bởi vì bà lo nếu gà chết toi thì có lẽ tết năm nay cháu sẽ không có quần áo mới để mặc tết, chắc cháu bà sẽ buồn lắm. Vì thế mà bà chăm chút từng quả trứng khi gà mới đẻ, hi vọng là đàn gà sinh sôi nảy nở nhiều hơn, tốt hơn để mang lại cho cháu niềm vui của trẻ con là có quần áo mới để mặc têùt.
Qua đó ta thếy được hình ảnh của người bà ở đây như thế nào? đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm, chăm lo cho cháu. Bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng cũng chỉ là lời trách yêu. Và cũng xuất phát từ lòng yêu thương cháu mà thôi
* Và theo em tình cảm của người cháu đối với bà, với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào? 
Cô mời 1 em đọc cho cô khổ cuối
- Tiếng gà trưa ở khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả?
(Tiếng gà gợi lên hình ảnh của làng quê, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước)
- Trong bài lòng yêu nước của nhà văn Liên Xô E-Ren-Bua, yêu nước là yêu những gì tầm thường nhất xung quanh nhà như là yêu cái cây đầu ngõ, yêu dòng sông  Nhà thơ Đỗ Trung Quân thì quê hương là hình ảnh thân thuộc nhất đó là cây khế ngọt, là chiếc cầu tre, là hình ảnh mẹ  Còn ở tác phẩm này thì là tiếng gà cục tác, là hình ảnh của bà.
- Vì những hình ảnh tốt đẹp ấy, người cháu đã có những suy nghĩ và hành động gì? (chiến đấu và bảo vệ tổ quốc giữ cho xóm làng vọng mãi tiếng gà trưa)
- Các em nhận xét cho cô nghệ thuật gì được sử dụng ở đây?
	( Điệp từ )
- Nhằm mục đích gì? Nhấn mạnh khắc sâu tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước.
- Tiếng gà trưa đựoc lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ ở những vị trí nào? và có tác dụng ra sao?
þ Đầu các đoạn þ nó như sợi dây nối liền mạch cảm xúc qua các khổ, các đoạn.
Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật?
4. Củng cố : 	Đọc lại ghi nhớ
5. Dặn dò : 	Xem trước bài mới
1.Tiếng gà trong thực tại trên đường hành quân
- “ trên đường  thơ” þ Điệp từ
þ Khi nghe tiếng gà cục tác trong buổi trưa nắng nảy lửa như thế đã làm cho anh chiến sĩ cảm thấy như thế nào?
þ ( nghe  thơ)
þ Điệp từ þ niềm vui sướng của anh chiến sĩ trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Các em thấy nghệ thuật gì được sử dụng ở khổ thơ này? Kỷ niệm đầu tiên về hình ảnh người bà là kỷ niệm nào?
- Tiếng gà trưa
ổ rơm  màu nắng.
2. Kỷ niệm thời thơ ấu :
- “gà đẻ mà mày cứ nhìn rồi sau này lang mặt” þ lời mắng yêu của bà
- Tiếng gà trưa
	Tay bà khum soi trứng
	Dành từng quả chắt chiu
	Bà lo đàn gà toi
	Mong trời đừng sương muối
	Để cuối năm bán gà
	Cháu được quần áo mới
þ Điệp từ, điệp câu
þ Những kỷ niệm đẹp đẽ về tình bà cháu.
3. Lúc trưởng thành :
- Cháu chiến đấu hôm hay
Vì 
Vì 
Vì 
þ Điệp từ þ tình cảm yêu thương kính trọng biết ơn bà, đã khắc sâu thêm tình cảm quê hương, đất nước.
*	Ghi nhớ : sgk.
Ngày soạn :	
Tuần 14.	Ngữ Văn
Tiết 55	ĐIỆP NGỮ
 I. Mục tiêu bài học :	Giúp học sinh	
- Hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :	Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ
	Cách sử dụng thành ngữ
3. Bài mới :
	Giới thiệu : Khi tiếp xúc với cácóac phẩm văn học (các bài văn xuôi, các bài thơ, hoặc ca dao ) ta sẽ bắt gặp 1 số văn bản có những từ ngữ được lặp đi lặp lại với một dụng ý, một mục đích nào đấy. Điều đó sẽ gây cho ta một sự chú ý, một ấn tượng sâu sắc về nội dung biểu hiện của tác phẩm ấy. Đó cũng là nội dung bài học mà cô muốn trình bày với các em trong bài học hôm nay về phép “điệp ngữ”.
Nội dung – Phương thức hoạt động
Ghi bảng
	Giáo viên ghi các ví dụ lên bảng
VD 1 :	Cháu chiến đấu hôm nay
	Vì lòng yêu tổ quốc
	Vì xóm làng thân thuộc
	Bà ơi cũng vì bà
	Vì tiếng gà cục tác
	Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Học sinh ghi các ví dụ lên bảng
þ Nhận xét vị trí điệp ngữ nó đứng như thế nào, có liền nhau hơn không?
VD 2 :	Hành trang Bác chẳng có gì
	Một đôi dép mỏng đã lì chông gai
	Cho con tháng rộng ngày dài
	Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm
	Cho con những ánh trăng rằm
	Cho quê hương thắm đượm trăm ân tình.
- Ở 2 ví dụ trên các em thấy có những từ ngữ nào hay câu nào được lặp lại.	(giáo viên gạch chân)
- Từ vì, cho con được lặp đi lặp lại như thế nhằm mục đích gì?
VD 3 :	Hồ Chí Minh muôn năm
	Hồ Chí Minh muôn năm
	Hồ Chí Minh muôn năm
	Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần
- Muốn nhấn mạnh điều gì?
- Giáo viên giới thiệu : VD1 (vì) cháu đi chiến đấu là vì yêu quê hương, vì yêu tổ quốc, vì yêu xóm làng, đặc biệt là vì yêu bà và yêu ổ trứng gà hồng hồng của tuổi thơ.
VD 2 (cho con) hành trang của Bác chỉ có đôi dép cao su mỏng manh, nhưng đôi dép ấy Bác đã dẫn dắt cả một dân tộc đứng lên đánh đuổi bọn xâm lược; þ Bác đã ra đi để tìm đường cứu nước và  với đôi dép ấy 
VD 3 (Hồ Chí Minh muôn năm) đây là lời của anh
- Trước lúc anh hi sinh anh bị bọn giặc bắn, anh đã gọi to tên Bác 3 lần như thế.
- Vậy các em thấy những từ ngữ, những câu được lặp đi lặp lại như thế nào nhằm mục đích gì? Hoặc có tác dụng gì?
( làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.)
*	Vậy khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
*	Chúng ta đã tìm hiểu điệp ngữ và tác dụng của nó rồi. Bây giờ điệp ngữ có những dạng nào?
Giáo viên treo ví dụ lên bảng
VD 4 :	Ở đâu nghèo đói gọi xung phong.
	Lon nước, mo cơm lội khắp đồng
	Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến
	Tay súng, tay cờ lại tiến công
- Xác định cho cô các điệp ngữ trong ví dụ trên? (ở đâu)
- Các em thấy điệp ngữ trong ví dụ này như thế nào? nó có nối tiếp nhau không?	( cách quãng )
VD 5 :	Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
	Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhạn
	Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
	Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
	[  ]
	Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
	Thương em, thương em, thương em biết mấy.
- Em nào có thể xác định cho cô các điệp ngữ trong ví dụ này?
- Em thấy các điệp ngữ này (khăn xanh, khăn xanh) như thế nào với nhau?	(nối tiếp nhau)
þ Như vậy dạng điệp ngữ như thế này người ta gọi là điệp ngữ nối tiếp.
	VD 6 :	Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
	Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
	Ngàn dâu xanh ngát một màu
	Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai
- Còn ở ví dụ này em nào có thể xác đinh cho cô các điệp ngữ được sử dụng	(thấy, ngàn dâu)
- Em có nhận xét gì về các điệp ngữ được sử dụng ở đâu?
	(chuyển tiếp, điệp ngữ vòng)
* Vậy qua các ví dụ trên, em nào có thể cho cô biết có mấy dạng điệp ngữ? Đó là những dạng điệp ngữ nào?
	Chúng ta tiến hành làm bài tập:
*	Ghi nhớ : Sgk
- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Bài tập 1a : 	Tìm điệp ngữ trong đoạn trích và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
	- Một dân tộc gan góc
	- Năm nay.
	- Dân tộc đó phải được.
	þ Tác giả dùng điệp ngữ trên nhằm nhấn mạnh ý dân tộc ta phải được tự do, độc lập, xứng đáng được tự do độc lập.
Bài tập 1b :	- Đi cấy	þ Nhấn mạnh công việc làm
	- Trông	þ Nhấn mạnh sự lo lắng của người nông dân, trông ngóng cho thời tiết được thuận lợi để công việc cày cấy đỡ vất vả.
Bài tập 2 :	Tìm điệp ngữ và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì?	- xa nhau 	þ điệp ngữ cách quãng
	- Một giấc mơ þ điệp ngữ nối tiếp
Bài tập 3 : A Đoạn văn trên việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn rườm rà, không có tác dụng biểu cảm.
	 B Chữa lại
	Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và nagy cả lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà để tặng mẹ và chị em.
Bài tập 4 :	Vềø nhà làm
4. Củng cố :	Xem lại ghi nhớ
5. Dặn dò :	Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn :	
Tuần 14.	Ngữ Văn
Tiết 56	 LUYỆN NÓI PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
 I. Mục tiêu bài học :	Giúp học sinh	
	- Rèn luyện kỹ năng nói, phát biểu cảm tưởng, đánh giá đối với tác ph ... gì về văn hóa trong ẩm thực, về đặc điểm nghệ thuật trong ẩm thực của dân tộc
þ Những món ẩm thực rất dân dã bình dị, đó là những sản phẩm của trời đất. Cách thưởng thức thì rất tinh tế, nó cũng gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ và cảnh vật.
Hoạt động 3 : 	Tổng kết
Tóm lại, vấn đề mà tác giả muốn trìng bày với chúng ta qua tùy bút này là gì?
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Sự hình thành của hạt cốm
 khi đi qua cánh đồng xanh
 bông lúa non
 - Trong cái vỏ xanh kia
 ngàn hoa cỏ
 giọt sữa dần dần đọng lại
- Rồi một loạt cách chế biến
 làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy
þ từ ngữ chọn lọc, tinh tế
þ Cốm thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.
2. Giá trị đặc sắc của cốm.
- Cốm là thứ quà đặc sắc của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa  mang hương vị  mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
- Làm quà sêntết
	þ Nhận xét, bình luận.
	þ ốm bình dị, khiêm nhường, một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn liền với phong tục của dân tộc.
3. Bàn về sự thưởng thức cốm.
 ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ 
 mới thấy thu cả hương vị  của lúa mới, của cỏ dại.
 þ Cái nhìn văn hóa với việc ẩm thực
4. Củng cố :	- Em hãy nêu lại những đặc điểm của tùy bút.	
5. Dặn dò :	- Học thuộc lòng ghi nhớ
	- Chọn học thuộc 1 đoạn văn khoảng 6 dòng.
- Học tác giả, tác phẩm và thể loại tùy bút.
Ngày soạn :	
Tuần 15.	Ngữ Văn
Tiết 58	CHƠI CHỮ
 I. Mục đích yêu cầu :	Giúp học sinh	
- Hiểu được thế nào là chơi chữ.
- Hiểu được một số cách chơi chữ thường dùng.
- Bức đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp của chơi chữ.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :	- Thế nào là điệp ngữ ?
	- Có mấy dạng điệp ngữ ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới :
	Giới thiệu : Trong cuộc sống, đôi lúc để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc để tăng thêm phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Vậy chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương mà còn mang lại điều thú vị trong đời sống hằng ngày. Như vậy, chơi chữ là gì? Để giúp các em hiểu được thế nào là chơi chữ và cách vận dụng nó trong đời sống, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu phép chơi chữ.
Nội dung – Phương thức hoạt động:
Ghi bảng
Hoạt động 1 :	Thế nào là chơi chữ
VD :	Bà già đi chợ Cầu Đông
	Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chàng.
	Thầy bói xem quẻ nói rằng
	Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
- Em có nhận xét gì về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao này?
Bà già muốn biết lấy chồng có lợi hay không? Lợi ở đây có nghĩa là thuận lợi, lợi lộc. Nhưng thầy trả lời mới nghe thì ta có nghĩ rằng thầy bói trả lời không đúng ý bà mong muốn. Nhưng đọc đến về sau “răng không còn” ta mới thấy được cái ý đích thực của thầy bói. Bà đã quá già rồi, tính chuyện chồng con làm chi nữa. Hóa ra cái lợi ở đây không còn là nghĩa “thuận lợi” nữa mà chuyển sang một nghĩa khác lợi (danh từ), một bộ phận nằm trong khoang miệng.
- Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói ở cuối bài.
	( trả lời gián tiếp, đượm chất hài hước mà không cay độc)
- Việc vận dụng từ “lợi” ở cuối bài là vận dụng hình tượng gì của từ ?	(Dựa trên hình tượng đồng âm hay còn là nghệ thuật đánh tráo ngữ nghĩa)
- Việc vận dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
	þ Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
- Từ những vận dụng trên em nào có thể cho cô biết thế nào là chơi chữ ?
- Em nào có thể lấy cho cô ví dụ khác?
Hoạt động 2 :	Các lối chơi chữ
*	Em hãy chỉ rõ các lối chơi chữ trong các đoạn văn thơ sau đây
I. Thế nào là chơi chữ
* Ghi nhớ :	Sgk
II. Các lối chơi chữ :
VD 1 :
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
þ dựa trên hiện tượng đồng âm khác nghĩa.
VD 2 :
So sánh NaVa “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
þ Dùng lối nói trại âm, gần âm
VD 3 :
 Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
 Mõi mắt miên man mãi mịt mờ.
þ Dùng lối nói điệp phụ âm đầu
*	Như vậy về cơ bản có mấy cách chơi chữ ?
	Học sinh đọc ghi nhớ
	Chúng ta sang phần bài tập.
VD 4 :
	Con cá đối  duyên em
þ Chơi chữ bằng cách nói lái.
VD 5 :
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai  vui chung trăm nhà
þ Dùng từ trái nghĩa
*	Ghi nhớ : Sgk
Bài tập 1 :	Trong các bài thơ trên tác giả đã dùng các từ ngữ sau đây để chơi chữ.
	- Liu liu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, lưng, lổ  là tên các loài rắn.
Bài tập 2 :	Những tiếng chỉ ra các sự vật gần gũi.
	Câu 1 :	thịt, mỡ, dò, nem, chả.
	Câu 2 :	Nứa, tre, trúc, hóp.
	Cách nói này cũng là một lối chơi chữ
Bài tập 3 :	Học sinh về nhà làm
Bài tập 4 :	Trong bài thơ này Bác Hồ đã chơi chữ bằng các từ đồng âm : Cam. Thành ngữ Hán Việt : khổ tận cam lai ( khổ : đáng;	tận : hết;	 cam : ngọt;	lai : đến.)
	Nghĩa bóng của thành ngữ này là hết khổ sở đến lúc sung sướng. “cam” trong “cam lai” và cam trong gói “cam” là đồng âm.
4. Củng cố :	- Đọc lại ghi nhớ
5. Dặn dò :	- Học bài
	- Xem trước bài mới.
Ngày soạn :	
Tuần 15.	Ngữ Văn
Tiết 59	LÀM THƠ LỤC BÁT
 I. Mục tiêu bài học :	
- Dưới nhiều hình thức, giúp học sinh có thể làm thơ lục bát để hiểu được luật của nó.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :	- Thế nào là chơi chữ ?
	- Các dạng chơi chữ ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới :
	Giới thiệu : Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam. Đó cũng là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong cuộc sống. Song trong thực tế nhiều học sinh chop đến sinh viên đại học vẫn không nắm được thể thơ này, khi cần phải làm thì làm sai hoặc thấy người khác làm sai cũng không nhận ra. Vì vậy, tập làm thơ lục bát là một yêu cầu chính đáng. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu và làm thành thạo thể thơ này.
Nội dung – Phương thức hoạt động :
Ghi bảng
Hoạt động 1 :	Tìm hiểu thể thơ lục bát
	Đọc các câu ca dao sau và trả lời các câu hỏi :
	Anh đi anh nhớ quê nhà
	Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
	Nhớ ai dãi nắng dầm sương
	Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
- Câu ca dao trên có mấy dòng ?
Mỗi dòng có mấy tiếng ?
	Vì sao gọi là lục bát ?
I. Cách làm thơ lục bát :
	( luật thơ lục bát )
- Cho sơ đồ sau và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi từ của bài ca dao trên vào các ô.
+ Các tiếng có dấu huyền và không dấu là thanh bằng, kí hiệu B
+ Các tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng gọi là thanh trắc, kí hiệu T
+ Vần kí hiệu là V.
	B	B	B	T	B	BV
	T	B	B	T	T	BV	B	BV
	T	B	T	T	B	BV
	T	B	T	T	B	BV	B	BV
- Nêu nhận xét về luật thơ lục bát (về số câu, số tiếng, số vần, vị trí vần, sự đổi thay, bổng trầm, ngắt nhịp)
- Số câu : Câu ca dao trên có 4 câu (cũng có thể 2 câu, 6 câu ) nói chung là số câu không hạn định nhưng thường kết thúc câu bằng câu bát, cũng có khi câu lục.
- Số tiếng : cứ một câu 6 þ thì một câu 8
Tiếng thứ 8 dòng 8 ứng với tiếng thứ 6 dòng 6 và ngược lại. Và cứ như thế 
- Sự đổi thay : có thể về nhịp, về luật bằng trắc, về vần 
- Bổng trầm trong thơ lục bát tùy thuộc vào luật bằng trắc sau đây:
	+ Các tiếng ở vị trí : 2, 4, 6, 8 thì bắt buộc theo luật bằng trắc.
	2(B)	4(T)	6(B)	8(B)
+ Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.
- Ngắt nhịp : thường là nhịp 2/2 hoặc 4/4 nhưng cũng có khi 3/3.
*	Tóm lại : Qua việc tìm hiểu về thể thơ lục bát các em hãy nêu nhận xét của mình về luật thơ lục bát.
* Ghi nhớ :	Sgk
II. Bài tập :
Bài tập 1 :	Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật.
	Em ơi đi học trường xa
	Cố học cho giỏi kẻo bà mẹ mong
	Anh ơi phấn đấu cho bền
	Mỗi năm một lớp cố lên thành người
Bài tập 2 :	Sửa lại các câu lục bát cho đúng luật
	Vườn em cây quí đủ loài
	Có cam, có quít, có xoài, có na.
	Thiếu nhi là tuổi học hành
	Chúng em phấn đấu cố thành trò ngoan
4. Củng cố : 	Đọc lại ghi nhớ
5. Dăn dò :	Học thuộc ghi nhớ.
	Tập làm một bài thơ lục bát khoảng 4 câu, chủ đề tự chọn.
Ngày soạn :	
Tuần 15.	Ngữ Văn
Tiết 60	LÀM THƠ LỤC BÁT	(Thực hành)
 I. Yêu cầu :	
- Rèn luyện cho học sinh cách làm thơ lục bát
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :	- Trình bày cách làm thơ lục bát
3. Bài mới :
	Giới thiệu :	 Hôm nay chúng ta sẽ làm thơ lục bát.
Hoạt động 1 :	 Cho học sinh làm thơ lục bát.
	Đề :	(15phút)	Em hãy làm một bài thơ lục bát khoảng 4 đến 8 câu với chủ đề : thầy cô, bạn bè, mái trường
	- Giáo viên chấm bài (gọi 10 học sinh)
	- Sửa bài ( chọn đọc một bài đúng và hay nhất)
Hoạt động 2 :	Chia thành 2 tổ 	( 2 đội )
	- Một đội xướng câu lục, đội kia xướng câu bát. Đôi nào không xướng được là thua.
	- Đội thắng được cộng 1 điểm vào bài kiểm tra 15 phút sắp tới.
	- Cử ra một thư ký, ghi lại các câu thơ mà hai đội đối đáp.
	- Giáo viên làm ban giám khảo þ cho điểm
	- Công bố đội thắng cuộc.
4. Củng cố :	Đọc lại phần ghi nhớ (của tiết trước)
5. Dặn dò :	Xem lại luật thơ lục bát.
	Chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn :	
Tuần 16.	Ngữ Văn
Tiết 61	CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
 I. Yêu cầu :	
- Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
- Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó, tự kiểm tra thấy được những điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :	- Thế nào là chơi chữ.
- Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về các lối chơi chữ ? Mỗi loại cho ví dụ để minh họa.
3. Bài mới :
	Giới thiệu : Trong khi nói hoặc viết, do cách phát âm không chính xác, cách sử dụng từ chưa đúng nghĩa, chưa đúng sắc thái biểu cảm hoặc chưa đúng ngữ pháp hoặc lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt mà ta dễ gây ra tình trạng khó hiểu hoặc hiểu lầm. Vậy để giúp các em nói và viết đúng trong khi giao tiếp chúng ta hãy cùng nhau hiểu qua bài “chuẩn mực sử dụng từ”

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.15.doc