Giáo án Ngữ văn 12 học kì iI

Giáo án Ngữ văn 12 học kì iI

Tuần VỢ CHỒNG A PHỦ

Tiết (TÔ HOÀI )

A- Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh:

- Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi áp bức kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị .

- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát những phong tục tập quán và lối sống của người H’Mông.

- Cách trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

B- Phương tiện thực hiện: SGK+ SGV+Bài soạn

C- Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi

D- Tiến trình lên lớp:

 

doc 196 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1936Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 học kì iI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	VỢ CHỒNG A PHỦ
Tiết 	 (TÔ HOÀI )
A- Mục tiêu cần đạt : 
	Giúp học sinh:
- Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi áp bức kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị .
- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát những phong tục tập quán và lối sống của người H’Mông.
- Cách trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
B- Phương tiện thực hiện: SGK+ SGV+Bài soạn 
C- Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 
D- Tiến trình lên lớp:
1- Kiểm tra bài cũ 
2- Giới thiệu bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
I- Đọc –tìm hiểu 1-Tiểu dẫn 
 H/S đọc SGK
 - Nêu những nét cơ bản về nhà văn Tô Hoài ? 
- Tô Hoài sinh năm 1920. Tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô (ven sông Tô Lịch) thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông nay là phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy Hà Nội: Quê nội ở làng Cát Động, Thị trấn Kim Bài, Tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây).
- Tô Hoài chỉ được học hết bậc tiểu học, làm nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm bút. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Tô Hoài viết nhiều với hai đề tài chính :
 + Truyện về loài vật 
 + Truyện về cuộc sống của những người thợ thủ công nghèo ở quê ngoại.
 - Năm 1943, Tô Hoài bí mật tham gia hội văn hoá cứu quốc. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Tô Hoài làm báo cứu quốc và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.
 - Năm 1947 Hội nhà văn Việt Nam được thành lập, Tô Hoài làm Tổng thư kí, phó tổng thư kí. Ông từng là chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hà Nội (1986 - 1996) 
 - Tác phẩm chính : 
 + Dế Mèn phiêu lưu kí (đồng thoại - 1941) 
 + O Chuột (tập truyện về loài vật - 1942) 
 + Quê Người (tiểu thuyết - 1942) 
 + Nhà Nghèo (tập truyện ngắn - 1944) 
 + Truyện Tây Bắc (tập truyện - 1953) 
 + Mười Năm (tiểu thuyết - 1957) 
 + Miền Tây (tiểu thuyết - 1967) 
 + Người Ven Thành (tập truyện - 1972) 
 + Tự Truyện (1978) 
 + Quê Nhà (tiểu thuyết - 1980) 
 + Cát Bụi Chân Ai (hồi kí - 1992) 
 + Chiều Chiều (tự truyện - 1999) 
- Em có nhận xét gì về nhà văn Tô Hoài ? 
- Một nhà văn viết rất khoẻ. Một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, có gần 200 đầu sách thuộc thể loại khác nhau. 
 + Cộng am hiểu nhiều, vừa cụ thể, tỉ mỉ, vừa phong phú về đời sống và phong tục .
 +Lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình. Vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất thông tục 
 + Quan niêm sáng tác của Tô Hoài: “Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” (Trả lời phỏng vấn báo An ninh thế giới - 2007). Năm 1996, Tô Hoài được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” 
 a- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác 
 - Trình bày những nét cơ bản về hoàn cảnh và mục đích sáng tác ? 
- Năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội giải phóng Tây Bắc .Chuyến đi dài tám tháng, nhà văn đã ba cùng (ăn, ở, chiến đấu) cùng với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H’Mông, Dao  Từ khu du kích trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng. Chuyến đi này đã để lại nhiều kỉ niệm, hiểu biết về cuộc sống, con người miền núi. Tô Hoài đã viết “Truyện Tây Bắc” trong đó có Vợ Chồng A Phủ .
- Về những kỉ niệm riêng, Tô Hoài từng kết làm anh em với cán bộ người dân tộc, nhận một em bé H’Mông làm con nuôi của mình. Chuyến đi tám tháng ấy còn để lại nhiều kỉ niệm khó quên. Tô Hoài kể lại “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người Miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá. Tôi không thể bao giờ quên vợ chồng A Phủ tiễn tôi khởi dốc núi Tà Sùa và cùng vẫy tay gọi theo “Chéo Lù ! Chéo Lù” (trở lại, trở lại). Không bao giờ tôi quên được vợ chông Lí Nư Chu tiễn chúng tôi dưới chân núi Cao phạ cũng vẫy tay kêu “ Chéo Lù, Chéo Lù”. Hai tiếng ấy nhắc tôi có ngày trở lại, phải đem trở lại cho những người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lòng mình. Một cái gì làm hiển hiện lại cuộc đời người H’Mông chân thật, chí tình dù gian nan thế nào bao giờ cũng đợi cán bộ, bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại (). Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi . Ý thiết tha với đề tài là một lẽ quyết định. Vì thế tôi viết “Truyện Tây Bắc”. 
b-Tóm tắt truyện 
- Truyện gồm hai phần: Vợ chồng A phủ ở Hồng Ngài và Vợ chồng A Phủ ở Phiềng Sa. Mị một cô gái người H’Mông xinh đẹp, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Hạnh phúc đang trong tầm tay. Nhưng Mị không lấy được người mình yêu vì món nợ cha, mẹ Mị lấy nhau phải vay của nhà giàu. Mị thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, vợ A Sử con trai thống lí. Có mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc. Mị định tự tử bằng lá ngón. Vì lòng thương cha, Mị không nỡ chết. Mị sống trong căn buồng tăm tối. Ngày qua ngày, Mị chỉ còn biết với công việc. Ngày tết Mị uống rượu. Tiếng sáo gọi bạn yêu làm Mị phơi phới trở lại ngày trước. Mị thấy mình còn trẻ. Mị muốn đi chơi. A Sử bỗng xuất hiện. Nó trói Mị trong buồng tối. 
Cuộc đụng độ giữa A Phủ và A Sử đã buộc A Phủ thành người đi ở không công truyền kiếp. Vì mải săn bò tót, A Phủ để hổ ăn mất một con bò. Cha con thống lí Pá Tra đã trói A Phủ bên bếp. Xuất phát từ lòng thương người như thể thương thân, Mị đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ, cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra ( hết đoạn trích đọc - hiểu ) 
- Suốt mấy tháng trời đêm nghỉ, ngày đi. Mị và A Phủ đã thành chồng thành vợ. Họ đến Phiềng Sa. Ai cũng gọi họ là vợ chồng A phủ. Hai vợ chồng phát nương làm rẫy. Đời sống đã khấm khá, nuôi được lợn chuẩn bị đóng tàu ngựa .Lính ở đồn bản Pe lên càn quét .Chúng bắt lợn của A Phủ .A Phủ đòi tiền .Chúng bắt A Phủ khiêng lợn xuống đồn .Chúng đánh A Phủ ,cắt chỏm tóc của A phủ vu cho A Phủ nuôi cán bộ .A Phủ phải khiêng nước ,khiêng đá .Nhớ vợ ,nhớ nhà, A Phủ đã bỏ trốn Từ đó hai vợ chồng sống trong trạng thái nơm nớp lo sợ .Một hôm có người khách lạ đến chơi nhà ,biết thổi sáo gọi người về .Người đó là A Châu .Trong bữa ăn A Phủ hỏi mới biết A Châu là cán bộ .A Phủ bưng bát cơm chỉ vào mặt A Châu chửi tục “ Tao thù mày ! cả đời tao không biết cán bộ là gì vậy mà thằng tây nó bảo tao nuôi cán bộ .Nó ăn lợn của tao . Nó bắt tao khiêng nước ,khiêng đá .Nó cắt chỏm tóc của tao .cha mẹ để cho tao .Tao thù mày” .Được A Châu giảng giải ,A phủ mới biết thằng tây nói láo .Đêm ấy trong rừng A Phủ kể lại cuộc đời của mình với mị cho a Châu nghe .A Châu cũng kể .Nhà ở dưới xuôi ,cha mẹ ,anh em cũng bị địch giết hại .Vì tôi hiểu biết ,chính phủ cho tôi đi làm cán bộ .Rồi A Châu bày cho A phủ làm một cái nhà trong rừng giấu mọi thứ .ở ngoài rừng chỉ là cái nhà không như đã phổ biến cho mọi người .Lễ ăn sùng ( ăn thề) kết làm anh em thật cảm động .
 Lính đồn bản Pe lại lên càn .Lần này chúng không lấy được gì .Chúng bắt tất cả người già ,đàn bà ,trẻ em ,trong đó có Mị về đồn .Mẹ con A Chế chết ngay ở chân dốc .Tới đồn ,Mị nhìn thấy cha con thống lí Pá tra về ở hẳn với đồn tây .Mị sợ quá ,bỏ trốn .Mị về giục A Phủ chạy trốn ,A Phủ trấn tĩnh Mị “ Thằng tây mới bắt được em một đêm mà cái gan của em đã bé đi rồi ! Đây không phải ở Hồng Ngài .Đây là Phiềng Sa mà A Phủ là tiểu đội trưởng .Hai người bình tĩnh ngồi nướng thịt bò tót làm nương khô và dẫn đường cho bộ đội đánh đồn bản Pe cứu người già và trẻ em .
c- Chủ đề 
 -Nêu chủ đề truyện ?
-Miêu tả một đoạn đời bất hạnh của mị và A Phủ ,khẳng định sức sông tiềm ẩn mãnh liệt ở Mị và sự vùng lên dù chỉ là tự phát .Đồng thời làm rõ quá trình giác ngộ đứng lên tiêu diệt kẻ thù dưới sự lãnh đạo của Đảng .
II- Đọc –hiểu 
 (phần trích dẫn –SGK ) 
 1- Mị và APhủ là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi 
 - Mị được giới thiệunhư thế nào ?Em có nhận xét gì ?
-Mị xuất hiện ngay từ dòng đầu ,trang đầu của truyện : “ Ai ở xa về ,có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa ,cạnh tàu ngựa .Lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa ,dệt vải ,chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên ,cô ấy cũng cúi mặt ,mặt buồn rười rượi” .Ba hình ảnh : tảng đá ,tàu ngựa ,đôi mắt đã gợi sự liên tưởng cho người đọc . “Tảng đá” là hiện thân nỗi đau khổ đè nặng lên cuộc đời người con gái ,điển hình cho bao số phận bất hạnh . “Tàu ngựa” ngay bên cạnh là sự so sánh cuộc đời của Mị cũng chẳng khác gì con trâu con ngựa của nhà giàu ,còn khổ hơn kia . “ Con trâu ,con ngựa ngày đi làm ,đêm còn được đứng gãi chân ,nhai cỏ .Đàn bà ,con gái nhà này phải vùi đầu vào việc cả đêm lẫn ngày” và “ Đời người con gái lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài là một đời phải đi sau lưng con ngựa của chồng” .Khuôn mặt là diện mạo của tâm hồn .Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn lúc nào cũng “buồn rười rượi”. 
 Những dòng đầu truyện ,giúp người ta nhận thức được cuộc đời của Mị .Đó là số phận bất hạnh đầy đau khổ .
-Vì sao Mị phải lấy A Sử ? Những ngày làm dâu ở nhà thống lí Pá Tra Mị sống như thế nào ? Em có suy nghĩ gì ? 
-Vì món nợ truyền kiếp .Cha mẹ Mị lấy nhau phải vay của bố thống lí Pá Tra,suốt đời đôi vợ chồng ấy không trả hết nợ .Thế là Mị phải thế vào món nợ ấy .Mị thành con dâu gạt nợ nhà thống lí ,vợ của A Sử . 
- Mị là một cô gái trẻ ,đẹp ,hồn nhiên và khao khát hạnh phúc .Nhưng Mị không lấy được người mình yêu .Có mấy tháng đầu “ đêm nào Mị cũng khóc” .Đó là nước mắt của đời đắng cay mặn chát ,của nỗi uất nghẹn ,dồn tụ .Mị toan tự tử nhưng lòng hiếu thảo đã ngăn Mị lại .Vì cha ,vì món nợ mà Mị cắn răng chịu đựng kiếp sống tôi đòi ,nhục nhã 
- Kiếp sống nô lệ triền miên đã làm cho Mị tê liệt mọi sức phản kháng và chỉ còn cam chịu số phận ,sống mà như chết “ ở lâu trong cái khổ ,Mị quen khổ rồi .Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu ,con ngựa” ..Mị không còn ý niệm về thời gian ,không hi vọng ,mong đợi ,suốt ngày “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” .Mị chỉ còn biết với công việc “ Mỗi năm ,mỗi mùa ,mỗi tháng lại làm đi làm lại .Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện ,giữa năm thì giặt đay xe đay ,đến mùa thì đi nương bẻ bắp ,và dù lúc đi hái củi ,lúc bung ngô ,lúc nào cũng gài bó đay trên tay để tước thành sợi”.
-Căn buồng Mị ở “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay . Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắngCăn buồng ấy gợi không khí của một nhà tù ,của cuộc đời người con gái không có tự do ,không hạnh phúc, không có niềm vui.
- Mị còn bị A Sử trói đứng trong buồng tối : “Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà .Tóc Mị xoã xuống ,A Sử cuốn luôn tóc lên cột ,làm cho Mị không cúi ,không nghiêng được đầu nữa” .Lúc ấy “ Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” 
-Tác giả giới thiệu về A Phủ như thế nào ? Em có suy nghĩ gì ? 
- Mồ côi cả cha lẫn mẹ, khong người thần thích.
- Bị người bắt bán xuống vùng dưới A Phủ trốn lên núi cao. 
- A Phủ đã lớn “ biết đúc lưỡi cày ,đục cuốc ,lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo .A Phủ khoẻ ,chạ ... c từ lớp 10 đến lớp 12. Nắm chắc đặc điểm của từng phong cách và việc sử dụng mỗi phong cách trong ngữ cảnh giao tiếp phù hợp.
	* Nâng cao thêm kĩ năng lĩnh hội và tạo lập văn bản thuộc từng phong cách khi cần thiết.
	B- Phương tiện thực hiện : SGK+SGV+Bài soạn 
 C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 	 
 D- Tiến trình lên lớp : 
 1- Kiểm tra bài cũ :
 2- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt 
1. Kẻ bảng và điền những nội dung cần thiết vào trong các mục đã ghi 
Bảng thống kê
Nguồn gốc và lịch sử phát triển Tiếng Việt
Đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập 
a- Về nguồn gốc Tiếng Việt thuộc
- Họ: Ngôn ngữ Nam á 
- Dòng: Môn – khơ me 
- Nhánh: Việt – Mường
(Tiếng Việt và tiếng Mường)
b- Các thời kì trong lịch sử
- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
- Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Tiếng Việt ở thời kì độc lập tự chủ.
- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.
- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám tới nay. 
a- Đơn vị cơ sở ngữ pháp: tiếng
(Yêu cầu học sinh lấy ví dụ)
b- Từ không biến đổi hình thái
(yêu cầu học sinh lấy ví dụ)
c- ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng trật tự từ và hư từ
(yêu cầu học sinh lấy ví dụ)
Câu 2 – SGK 
- Kẻ vào vở và điền trên các phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách 
Phong cách ngôn ngữ và thể loại tiêu biểu
Thể loại
PCCN nghệ thuật
Khoa học
Chính luận
Báo chí
Hành chính
Sinh hoạt
Văn bản tiêu biểu 
Thần thoại Truyền thuyết 
- Truyện ngắn
- Tiểu thuyết
- Thơ
- 
- Phong cách khoa học SGK (SGK các cấp tài liệu tham khảo, giáo trình)
- Phong cách khoa học chuyên sâu (những đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học)
- Sách phổ biến kiến thức khoa học.
- Tuyên ngôn độc lập.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
- Các tin trên báo (tin vắn, tin dài, tin sâu).
- Phóng sự điều tra.
- Ghi nhanh
- Quyết định
- Công văn
- Báo cáo
- Đơn từ
-Giấy chứng nhận 
- Lời nói trong sinh hoạt hàng ngày. 
- Trong tắc phẩm nó là lời nói táI hiện, thể hiện qua tuồng, chèo, kịch. Đối thoại giữa các nhân vật. 
Câu 3 – SGK 
Phong cách ngôn ngữ và đặc trưng 
Phong cách ngôn ngữ 
Đặc trưng 
Nghệ thuật
(Lớp 10)
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hoá
Sinh hoạt 
(Lớp 10)
Mang đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày
- Đó là tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể 
Chính luận 
(Lớp 11)
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm và thuyết phục
Báo chí
(Lớp 11) 
- Tính thông tin thời sự 
- Tính ngắn gọn
- Tính sinh động hấp dẫn 
Hành chính 
(Lớp 12)
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ 
Khoa học
(Lóp 12) 
- Tính khái quát trìu tượng
- Tính lí trí lô gích
- Tính khách quan phi cá thể 
Câu 4 – SGK 
- Văn bản a được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học
- Văn bản b được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 
Về đặc điểm ngôn ngữ, văn bản a sử dụng ngôn ngữ khoa học sách giao khoa, miêu tả hình dáng, ánh sáng của mặt trăng ở thời gian và không gian khác nhau.
- Văn bản b sử dụng ngôn ngữ gọt giũa, ngôn ngữ nghệ thuật, miêu tả sự vật trong tưởng tượng so sánh. 
Câu 5 – SGK phần a 
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
b- Câu 5 
- Từ ngữ có lớp từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính được sử dụng với tần số cao. Ví dụ. Căn cứ, nghị định số, Hội đồng Bộ trưởng ban hành, xét đề nghị, thi hành quyết định này 
- Về kiểu câu: Mỗi một ý quan trọng đều được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
- Kết cấu văn bản có 3 phần theo quy định. 
c- Câu 5
Bảo hiểm y tế Hà Nội vừa được thành lập
Cách đây hai tiếng, một tin vui đến với cán bộ công nhân viên và nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trực tiếp chủ tịch thành phố đã kí, ra quyết định thành lập Bảo hiểm y tế Hà Nội.
Quyết định yêu cầu kiện toàn tổ chức của Bảo hiểm y tế thành phố, các quận, huyện trực thuộc thành phố. Đồng thời có kế hoạch kết hợp Bảo hiểm y tế với phòng ban chức năng của Sở, các bệnh viện để tổ chức tốt khám chữa bệnh cho nhân dân.
Quyết định thành lập Bảo hiểm y tế Hà Nội thể hiện tinh thần sáng suốt thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của uỷ ban nhân dân thành phố, sự chăm sóc sức khoẻ của người dân lao động. 
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
	A. Mục tiêu bài dạy
	* Nắm một cách hệ thống và biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 12 kì II. 
	* Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, vấn đề tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học. 
	B- Phương tiện thực hiện : SGK+SGV+Bài soạn 
 C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 	 
 D- Tiến trình lên lớp : 
 1- Kiểm tra bài cũ :
 2- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Câu 1 – SGK 
Sau khi vào đề, bài viết tập trung nêu được các ý 
1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
+ Mị và A Phủ là nạn nhân của chế độ phong kiến và đế quốc miền núi (con dâu gạt nợ, người đi ở truyền kiếp) 
+ ở “Vợ nhặt” nhà văn miêu tả cái đói và cái chết đe doạ cuộc sống con người. Giữa cái đói và cái chết đe doạ, Tràng con bà cụ Tứ ở xóm ngụ cư bỗng nhiên nhặt được vợ ở giữa đường, giữa chợ nhờ mấy bát bánh đúc. Tràng lấy vợ trong tình cảnh éo le vui, buồn lẫn lộn, trong hoàn cảnh mẹ goá, con côi nuôi nhau còn khó khăn, mang lại thêm một miếng ăn nữa. Hạnh phúc của họ diễn ra trong tình cảnh thê thảm của nạn đói năm 1945. 
2- Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của hai tác phẩm
+ “Vợ chồng A Phủ” thể hiện khát vọng hạnh phúc của cô gái người H Mông đáng thương. Hạnh phúc bị chà đạp, Mị không lấy được người mình yêu, Mị phải sống những ngày trong tăm tối khổ nhục ở nhà thống lí Pá Tra. Căn buồng Mị ở thực sự là nhà tù giam hãm, đầy đoạ. Mị sống câm lặng. Nhưng sự câm lặng ấy lại là sự dồn nén, tích tụ để có ngày Mị vụt đứng dậy. Nét đặc sắc của tư tưởng nhân đạo là nhà văn đã miêu tả quá trình nhận thức của nhân vật về cuộc đời của mình. Bắt đầu bằng tiếng sáo gọi bạn từ xa vọng lại nghe “thiết tha bồi hồi”, Mị nghĩ lại cuộc đời tươi trẻ của mình trong quá khứ. Quá khứ rất đẹp “Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo. Biết bao người đã theo Mị thổi hết từ núi này sang núi khác” Mị nghĩ về hiện tại để khẳng định mình “Mị còn trẻ, Mị còn trẻ lắm”. Không gì sâu sắc hơn khi con người tự khẳng định về mình. Phải khát sống, khát yêu Mị mới có khẳng định như thế. Đây là đoạn văn thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Suy nghĩ của Mị có lúc như một đòi hỏi về quyền sống của mình “Bao nhiêu người có chồng còn đi chơi xuân huống chi Mị và A Sử không có lòng vẫn phải sống với nhau”. Từ chỗ bị tê liệt “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị đã nhận thức được quyền sống của con người. Hành động của Mị đều theo hướng của sự phát triển về nhận thức. Mị không thể sống cam chịu mãi như thế “Mị sắn mỡ bỏ vào đèn” để sáng lên trong không gian mờ mịt của căn buồng. Đó là thứ ánh sáng đã le lói trong nhận thức, tầm hồn của Mị. “Mị với tay lấy áo, váy mới. Mị muốn đi chơi. Mị sắp đi chơi”. Nếu không có hành động tàn ác của A Phủ thì Mị đã có mặt ở sân chơi đầu lòng. Tuy bị trói trong buồng tối, tai Mị vẫn lắng nghe tiếng sáo gọi bạn, trái tim Mị vẫn thổn thức theo lời bài hát người đang thổi ()
Chi tiết Mị cứu A Phủ là thể hiện đỉnh cao của khát vọng được sống tự do. Quá trình diễn biến tâm trạng nhân vật từ thương mình đến thương người, từ lo cho người đến nghĩ về số phận mình, Mị quyết định cứu A Phủ. Mị cũng chạy theo A Phủ. Mị không chỉ cứu A Phủ còn tự giải thoát cuộc đời mình.
+ Trong “Vợ nhặt” khát vọng hạnh phúc thể hiện giữa cái đói và cái chết bủa vây. Nét đặc sắc là ở chỗ đó.
Hai lần gặp nhau mà nên vợ nên chồng
Bước chân ngượng nghịu của cô gái theo Tràng
Sự có mặt của họ ở xóm ngực cũng làm cho khuôn mặt hốc hác của họ tươi tỉnh hẳn lên.
Câu chuyện của ba mẹ con trong đêm đầu, bà cụ Tứ nói toàn chuyện làm chuyện ăn (). Nó xua đi cái nặng nề của tư khí.
Cả gia đình thức dậy dọn nhà, dọn cửa ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình trong đó nổi bật nhất là ý nghĩ của Tràng (). Cuối truyện, hình ảnh đoàn gnười vác cờ đỏ sao vàng đi phá kho thóc của Nhật gợi cho người đọc liên tưởngt ới một ngày không xa vợ chồng Tràng cũng nhập trong đoàn người ấy, vùng lên giải phóng quê hương.
+ Miêu tả bộ mặt, hành động tàn ác của kẻ thù là thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc nhất.
* Ai gây nên cảnh bất công ngang trái (phong kiến, đế quốc)
* Hành động của chúng thể hiện như thế nào ?
(đàng đoạ con người, chúng cưỡng cả tình yêu của Mị. Hành động A Sử trói Mị được miêu tả một cách lạnh ling “Trói xong vợ, A Sử thắt nốt chiếc bao xanh, tắt đèn, bước ra, khép cửa buồng lại”. Hành động tra tấn dã man A Phủ của cha con Thống lí Pá Tra. “Đá Tra đốt hương lẩm nhẩm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ ” tất cả đã diễn tả bộ mặt tàn bạo, độc ác của kẻ thù giai cấp. Trong truyện “vợ nhặt” bọn phát xít Nhật bắt dân nhổ lúa, nhổ ngô để trồng đay là nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Câu 2 - SGK
Sau khi vào để, bài viết cần tập trung làm rõ các ý sau:
1- Hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu.
+ Không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết thắng giặc
+ Yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế cao cả
+ Sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cứu nước.
+ Có đời sống tình cảm hài hoà, phong phú, đặt cái chung trên mọi quan hệ riêng tư.
2. Cách thể hiện nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng có những nét riêng độc đáo trong khám phá và sáng tạo “rừng xà nu” và “những đứa con trong gia đình. 
+ “Những đứa con trong gia đình” miêu tả truyền thống gia đình hoà trong truyền thống của đất nước “Truyền thống gia đình cũng như con sông để . Nước ta”. Tác giả làm nổi bật hai nhân vật chiến và Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có thù sâu với phong kiến và đế quốc. Chị em đã biết nương tựa nuôi nhau như những ngày mà còn sống. Chị em cùng các cô các chú du kích bắn chết thằng Mĩ trên dòng sông Định Thuỷ. Cả hai hăng hái tùng quân. Những câu nói của Chiến, Việt trong đêm ở nhà để ngày mai lên đường về đơn vị đã chứng minh cho ý chí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Việt đã hành động đúng như lời mình hứa. Trong trận chiến đấu, Việt đã tiêu diệt một xe tăng của địch. Bị thương nặng nhưng ngón tay lúc nào cũng để ở vòng cò để sẵn sàng nổ song. Chi tiết không bàn thờ ba, ma sang gủi nhà chú Năm thật cảm động. Người đọc vẫn nhận ra trách nhiệm của Chiến, Việt trước tình nhà, nghĩa nước và “mối thù đè nặng ở trên vai”. Có một vài chi tiết khác như cuốn sổ gia đình, giọng hò của chú Năm  cũng là làm rõ nét đẹp của chủ nghĩa anh hùngn cách mạng của đồng bào miền Nam trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. 
+”Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành làm rõ đặc điểm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng chi tiết độc đáo. Đó là “mười đầu ngón tay TNú bốc cháy như mười ngọn đuốc” khi bị kẻ thù đôt

Tài liệu đính kèm:

  • docVH 12 HKII.doc