Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 52: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 52: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Tuần: 13

Tiết: 52

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

(Tiếp theo)

I - MỤC TIÊU :

 Giúp HS:

- Nắm được khái niệm , đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí.

- Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác

- Biết viết một bài đưa tin trên báo tường .

- Biết phân tích một bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí.

II- CHUẨN BỊ

-GV : SGV, bảng phụ .

- HS : SGK , bảng phụ

 - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra: Bản tin, phóng sự , tiểu phẩm có đặc điểm gì? Đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí là gì ?

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1758Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 52: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Tiết: 52 	
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
(Tiếp theo)
I - MỤC TIÊU :
 Giúp HS:
Nắm được khái niệm , đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí.
Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác 
Biết viết một bài đưa tin trên báo tường .
Biết phân tích một bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí.
II- CHUẨN BỊ 
-GV : SGV, bảng phụ .
- HS : SGK , bảng phụ 
 - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.	
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra: Bản tin, phóng sự , tiểu phẩm có đặc điểm gì? Đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí là gì ?
3.Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1:Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngư báo chí.
* GV: Cho hs xem ảnh đọc một bản tin, phóng sự trên báo và nêu câu hỏi :Chúng ta đã học các thể loại của báo chí như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm. Em hãy cho biết ở những thể loại nói trên thường xuất hiện loại từ nào?
* GV nói thêm cách sử dụng từ trong một số loại báo như : Bình luận, quảng cáo 
* GV treo bảng phụ ghi một số ví dụ cho hs tham khảo và nêu câu hỏi :Trong các bài báo người ta thường sử dụng loại câu nào? 
VD1 : “Đôi ca sĩ Ngọc Diệu –Thanh Vũ hiện nay đêm đêm đem lời ca tiếng hát của mình theo thùng kẹo kéo mưu sinh .Người ta hay gọi họ là “Ca sĩ kẹo kéo’Họ là những người mê ca hát nhưng không thể làm ca sĩ trên sân khấu nên đem lời ca tiếng hát để mưu sinh ..”
 (Theo phóng sự “Câu hát trong đêm”Báo Vĩnh Long thứ bảy ngày 1/11/2008)
VD:2 Tiểu phẩm cười “Thuốc trị cảm” 
- Ông H nói :Tôi đã phát hiện bốn mùa đều có thuốc trị cảm cúm không tốn tiền.
-Thuốc gì mà không mất tiền vậy ? Một người hỏi	.
-Này nhé, mùa xuân nghe giá cả hàng tết. Mùa hạ nghe tin báo có mưa to,ngập phố .Mùa thu có giấy thông báo nộp học phí .Mùa đông nhận thiệp hồng , toàn là những thông tin toát mồ hôi hột .( Trích theo báo tuổi trẻ cười số ra ngày 1/11/2008)
* GV nêu vấn đề :Tại sao câu trong văn bản báo chí yêu cầu phải có những đặc điểm trên?
* Định hướng cho hs trả lời 
* GV chuyển ý , nêu câu hỏi Báo chí có hạn chế cách sử dụng các biện pháp tu từ từ dựng cú pháp không?
* GV giảng ý
Những biện pháp tu từ thường chỉ xuất hiện ở một vài thể loại, nơi mà ranh giới giữa văn học và báo chí thường rất mỏng nhằm diễn đạt thích hợp từng nội dung.
Ngoài ra ở dạng báo nói: phát thanh, phỏng vấn .. trong các buổi phát thanh truyền hình, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng , khúc chiết. Báo viết hợp với khổ chữ, kiểu chữ, màu sắc hình ảnh ...
* GV chuyển ý 
Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản: Tính thông tin thời sự,tính ngắn gọn,tính sinh động hấp dẫn.
*GV nêu câu hỏi : Ngôn ngữ như thế nào là ngôn ngữ có tính thông tin thời sự ? tại sao ngôn ngữ báo chí lại đòi hỏi những đặc điểm này?
*Tại sao văn phong báo chí lại cần tính ngắn gọn?
* Định hướng : Văn phong báo chí lấy yêu cầu này làm trọng vì báo chí luôn được qui định cụ thể về số trang, số tờ, dung lượng của từng loại bài . Lối văn ngắn gọn là lối văn dễ hiểu không rườm rà về câu chữ
*GV giảng ý : Báo chí thường có nhiều thể loại, không phải thể loại nào cũng viết sinh động hấp dẫn được , nhưng có thể nói thể loại nào cũng có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc.
* GV đọc cho hs nghe một số đoạn báo hay ,một vài tiêu đề có tính sinh động hấp dẫn .
* GV gọi hs đọc phần ghi nhớ 
HĐ3:Làm bài luyện tập 
*GV gọi hs đọc bài tập 1và hướng dẫn làm bài 
Tỉnh An Giang đón nhận quyết định của bộ văn hóa thông tin vào thời gian nào? Ở đâu? Quyết định này công nhận đìêu gì?
* Hướng dẫn hs về làm bt2 
HS: Từ vựng ngôn ngữ báo chí rất phong phú, ở mỗi phạm vi mỗi thể loại có lớp từ riêng.
-HS đọc những từ thường được sử dụng trong bt,ps, tp(sgk)
-HS đọc tìm hiểu ví dụ và trả lời câu hỏi 
Báo chí câu đơn vì ngôn ngữ báo chí thường phải ngắn gọn, sáng sủa mạch lạc, dễ hiểu. Tuy nhiên từng thể loại người cũng có thể sử dụng câu phức (phóng sự) 
Với thể loại tiểu phẩm có thể sử dụng những câu văn gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân( Câu trong phong cách khẩu ngữ )
- HS thảo luận nhóm đại diện trả lời 
+Chức năng chủ yếu của báo chí là cung cấp những tin tức thời sự chính xác cho bạn đọc. Vì thế chỉ sử dụng những câu đơn sáng sủa dễ hiểu mới đáp ứng được những chức năng này.
+Nếu sử dụng kiểu câu khác cũng chỉ nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, không nên sử dụng những kiểu câu đặc biệt như câu phức hợp
-HS :nhìn lại hai vd trên và trả lời
 Trong báo chí, người ta thường gặp không ít những hình ảnh ví von, so sánh ,ẩn dụ đảo ngữ, phối hợp các câu ngắn câu dài
-HS thảo luận trả lời:
+Ngôn ngữ có tính thông tin thời sự để cung cấp những itn nóng hổi hấp dẫn.
+Ngôn ngữ báo chí bắt buộc phải có những đặc điểm này vì báo chí có chức năng truyền bá thông tin kịp thời chính xác cho người đọc(người nghe)
-HS nhận diện trả lời câu hỏi 
 +Một tờ báo luôn được qui định cụ thể về số trang. 
+Lượng thông tin yêu cầu số lượng câu chữ có hạn cho nên chỉ sử dụng lối văn ngắn gọn mới đáp ứng được đặc điểm cơ bản của báo chí.
-HS đọc ngữ liệu trong sgk và nhận xét về tính sinh động ,hấp dẫn của báo chí 
- Ba tiêu đề trong sgk đều có tính sinh động ,hấp dẫn
-HS đọc phần ghi nhớ 
- HS đọc bài tập trả lời câu hỏi 
+ Vào ngày 3/2 tại xã Lương Phi huyện Tri Tôn.
+ Công nhận di tích lịch sử CM cấp quốc gia Ô Tà Sóc (Lương Phi- Tri Tôn) Vì nơi đây là căn cứ tỉnh uỷ quốc gia, sau đó là căn cứ dự phòng của tỉnh.
BT2: Về nhà làm
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGƯ BÁO CHÍ.
1.Các phương tiện diễn đạt
a. Về từ vựng
Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú ở mỗi phạm vi phản ánh mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng. 
-Bản tin thường sử dụng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, sự kiện, thời gian...
-Phóng sự thường sử dụng những từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật..
-Tiểu phẩm thường dùng từ ngữ thân mật, gần gũi ,có sắc thái mỉa mai ,châm biếm.
b. Về ngữ pháp.
-Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn sáng sủa, mạch lạc để đảm bảm thông tin chính xác.
-Một số báo chí sử dụng câu ngắn như bản tin, thông báoMột số loại sử dụng câu dài như phóng sự ,bình luậnMột số sử dụng câu gần với đời sống hằng ngày như tiểu phẩm , tin tức cười 
c. Về các biện pháp tu từ
Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các BPTT
- Trong báo chí, người ta thường gặp không ít những hình ảnh ví von, so sánh ,ẩn dụ đảo ngữ, phối hợp các câu ngắn câu dài
- ra ở dạng báo nói: phát thanh, phỏng vấn  trong các buổi phát thanh truyền hình, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng , khúc chiết. Ở báo viết chú ý khổ chữ, kiểu chữ, màu sắc hình ảnh ...
2.Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
a. Tính thông tin thời sự
-Ngôn ngữ có tính thông tin thời sự nó là ngôn ngữ cung cấp cho người đọc (người nghe) những tin tức nóng hổi từng ngày trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội -Ngôn ngữ có tính thông tin thời sự đòi hỏi chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện
b. Tính ngắn gọn
-Văn báo chí là lối văn ngắn gọn , lượng thông tin cao
- Ở những bài dài thường kèm theo một tóm tắt ngắn, in chữ đậm ở đầu bài báo để dẫn dắt và tóm lược ND cơ bản .
c. Tính sinh động, hấp dẫn
Báo chí thu hút sự chú ý của người đọc bằng ngôn ngữ kích thích trí tò mò, cách dùng từ, đặt câu...nhưng trước hết vẫn là tiêu đề của bài báo.
VD : ba tiêu đề trong sgk đều có tính sinh động ,hấp dẫn
ùGHI NHỚ 
ùLUYỆN TẬP 
1.Bài tập 1
 Phân tích những đặt trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí qua bản tin .
- Tính thông tin thời sự 
+ Thời gian: ngày 3-2
+ Địa điểm : Tỉnh An Giang 
+ Sự kiện : Bộ văn hóa công nhận di tích lịch sử CM cấp quốc gia Ô Tà Sóc (Lương Phi- Tri Tôn)
-Tính ngắn gọn 
Mỗi câu là một thông tin cần thiết .
2.Bài tập 2
4.Củng cố 
 	-Phương tiện diễn đạt được thể hiện ntn?
+ Về từ vựng.
+ Về ngữ pháp.
+ Về biện pháp tư từ.
-Đặc trưng cơ bản của báo chí:
+Tính thông tin thời sự.
+Tính ngắn gọn.
+Tính hấp dẫn.
5. Dặn dò:
	Đọc và soạn bài “Chí Phèo”

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI45.doc