Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 43: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 43: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Tuần: 11

Tiết: 43 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

I - MỤC TIÊU

 Giúp HS:

-Củng cố kiến thức về thao tác lập lụân so sánh .

- Biết vận dụng thao tác lập lụân so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến một quan điểm.

-Rèn luyện kĩ năng lập luận so sánh khi viết một đoạn văn bài văn nghị luận.

II- CHUẨN BỊ

-GV : SGV, bảng phụ .

- HS : SGK , bảng phụ

 - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1711Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 43: Luyện tập thao tác lập luận so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết: 43 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I - MỤC TIÊU 
	 Giúp HS: 
-Củng cố kiến thức về thao tác lập lụân so sánh .
- Biết vận dụng thao tác lập lụân so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến một quan điểm.
-Rèn luyện kĩ năng lập luận so sánh khi viết một đoạn văn bài văn nghị luận.
II- CHUẨN BỊ 
-GV : SGV, bảng phụ .
- HS : SGK , bảng phụ 
 - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.	
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra:
Hãy nêu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh?
- Mục đích so sánh: là làm sánh tỏ đối tượng đang nghị luận tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sánh rõ cụ thể sinh động và có sức thuyết phục.
- Yêu cầu khi so sánh: Phải đặt các đối tượng vào cùng một bành diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau của chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến quan điểm của người nói (viết).
3.Bài mới: 
 So sánh là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu trong văn nghị luận. Vận dụng thao tác so sánh hợp lí sẽ giúp bài viết có chiều sâu có chiều rộng tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Ôn lại kiến thức về lập luận so sánh
*GV hỏi câu hỏi như kiểm tra bài cũ ; Thế nào là so sánh , ss tương đồng , ss tương phản ?
* GV gọi hs đọc bài tập 1 
* GV giảng gợi ý
Tình cảm khi về thăm quê hương trong hai bài thơ của Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên có điểm giống nhau 
-Bài thơ của Hạ Tri Chương: cảm nhận sự thay đổi của cả một đời người.Nghệ thuật đối khi >< già
- Thể thơ 6/8 góp phần thể hiện âm hưởng khúc nhạc lòng buồn rười rượi, cái âm hưởng ngậm ngùi tình quê thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
-Bài thơ của Chế Lan Viên: Cũng là cảm nhận sự thay đổi nhưng đó là sự thay đổi mạnh mẽ của quê hương xứ sở.Giọng điệu hóm hỉnh thể thơ 7 chữ đã thể hiện cảm xúc rắn rỏi tươi tán. Bài thơ là cái nhìn xúc động niềm tự hào về quê hương xứ sở của người con sau bao năm xa quê. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.
* GV gọi hs đọc bài tập 2
*GV: Gợi ý:
“Học.......quả” Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau ban đầu thu hoạch còn ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch nhiều hơn ;học hành cũng vậy cùng với thời gian tiến bộ dần. Người học rồi sẽ có những tiến bộ lớn. Đây là một câu so sánh để ta kiên nhẫn trên con đường học tập.
=> Nhắc nhở mọi người nếu ai chăm chỉ, chịu khó kiên trì khổ công học tập, rèn luyện thì nhát định sẽ thành công.
* GV gọi hs đọc bài tập 3
Điểm chung của cả hai nữ sĩ đều sử dụng thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 _ Cách dùng từ của HXH tạo nên cảm giác bức bối của một người đàn bà bất hạnh. Nhạc điệu như thắt như nén cái oán trách giận hờn ngang bướng, cá tính rất XH => Cảm nhận bi kịch tình yêu khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.
-Bà Huyện Thanh Quan dùng từ Hán Việt cổ tạo nên phong cách trang nhã, cổ kính nhạc điệu du dương trầm bổng góp phần thể hiện nỗi buồn của kẻ tha hương lữ thứ trong những ngày tháng nữ sĩ trên đường thiên lí nhận chức nữ quan trong triều Nguyễn.
* BT 4 cho các nhóm dán bảng phụ đã chuẩn bị trước 
* GV chọn một bảng chuẩn giảng ý để HS tham khảo 
- HS dựa vào kiến thức đã biết trả lời 
- HS đọc bài tập 1 và làm theo yêu cầu trong sgk 
+Câu hỏi tu từ: “Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi?” khẳng định những đổi thay của con người và quê hương “khách” từ phiếm chỉ vừa gần vừa xa quen mà lạ.
“ giọng quê” đó là cái hồn quê là sự mộc mạc dân dã là vẻ đẹp chân chất của con người vẫn không bao giờ thay đổi “vẫn thế”.
+Bài thơ của Chế Lan Viên: Cũng là cảm nhận sự thay đổi nhưng đó là sự thay đổi mạnh mẽ của quê hương xứ sở.Bạn bè nhà thơ mỗi đứa một phương: Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai.Cảnh vật cũng thay đổi: 
“Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”
- HS đọc bài tập 2 và làm theo yêu cầu trong sgk 
+ Giống : Trồng cây thì phải khó nhọc chăm sóc khi còn non cho đến cây đơm hoa, kết quả mùa sau nhiều hơn mùa trước .Học lúc đầu khó khăn về sau hiểu dần , có kiến thức sâu rộng ,trở thầnh người có học vấn . 
+ Khác : Trồng cây thì thu nhập hoa quả . Học thì phát triển về trí tuệ 
- HS đọc bài tập 2 và làm theo yêu cầu
+ HS : Điểm giống nhau:
 Cả hai bài thơ cùng là thơ thất ngôn bát cú.
+ Khác nhau: Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày (tiếng gà văng vẳng, chuông sầu...), kể cả những từ hiểm hóc (cớ sao om, mõm mòm, chịu già tom) và còn chỉ có một câu mà nhiều từ Hán Việt. “Tài tử văn nhân ai đó tá”
+Bà Huyện Thanh Quan dùng từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn...). Bà dùng nhiều thi liệu trong văn chương cổ điển: ngàn mai dặm liễu. Thơ bà huyện Thanh Quan mang một phong cách trang nhã đài các tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.
-BT4: HS trình bày bảng phụ 
I . ÔN TẬP VỀ SO SÁNH 
- So sánh các đối tượng để thấy sự giống nhau là ss tương đồng .
- So sánh các đối tượng để thấy những nét khác nhau giữa chúng là ss tương phản.
II. LUYỆN TẬP 
1.Bài tập 1
 v Giống nhau: 
-Cả hai tác giả đều rời xa quê hương ra đi lúc tuổi còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.
+Khi đi trẻ lúc về già (Hạ Tri Chương)
+Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên).
-Khi trở về cả hai đều trở thành người xa lạ trên chính quê hương của mình.
+ “Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi ?” vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.
+ “Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người” (Chế Lan Viên): quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ người xưa nữa.
 ù Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật tình cảm con người đã có bao nhiêu biến đổi. Tuy nhiên giữa người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng.
2.Bài tập 2
-Hình ảnh so sánh: học-trồng cây
-Hệ quả: xuân- hoa,thu - quả
vGiống : Trồng cây thì phải khó nhọc chăm sóc sau thu hoạch ngày càng nhiều . Học lúc đầu khó khăn về trở thành người có kiến thức, có học vị 
v Khác : Trồng cây thì tăng thu nhập về kinh tế,còn học tập thì trưởng thành về trí tuệ 
3.Bài tập 3
 v Hai bài thơ khác nhau về ngôn ngữ 
- HXH dùng ngôn ngữ thuần Việt, từ ngữ gần gũi với lời ăn tiếng hằng ngày: văng vẳng, mõ thảm , chuông sầu , chòm, bom, mòm...)
- Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng ngôn ngữ thơ trang trọng , hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn
4.Bài tập 4
4.Củng cố 
Đọc bài đọc thêm: Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du ,Từ Hải. (sgk)
Làm BT4.
5.Dặn dò
 Đọc chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI40.doc