Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 37, 38, 39: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 37, 38, 39: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Tuần:10

Tiết : 37,38,39

HAI ĐỨA TRẺ

 Thạch Lam

I-MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh, và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ

II – CHUẨN BỊ

 -GV : sgk- sgv, nh văn trong nh trường (Thạch Lam)

 -HS : Đọc bài & soạn bài .

 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hướng dẫn trả lời câu hỏisgk.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2384Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 37, 38, 39: Hai đứa trẻ - Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10
Tiết : 37,38,39
HAI ĐỨA TRẺ
 Thaåch Lam
I-MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh, và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ
II – CHUẨN BỊ 
 -GV : sgk- sgv, nhà văn trong nhà trường (Thạch Lam) 
 -HS : Ñoïc baøi & soaïn baøi .
 - PP :Gôïi môû, vaán ñaùp, neâu vaán ñeà, thaûo luaän nhoùm, höôùng daãn traû lôøi caâu hoûisgk.
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:Nêu tóm tắt những đặc điểm cơ bản của văn học từ đầu tkXX đến 1945?
Những thành tựu chính về ND , thể loại của văn học là gì ?
Baøi mới: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Yêu cầu cần đạt
HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm .
*GV nhấn mạnh một số điểm đáng ghi nhớ. Giới thiệu một số quan điểm nghệ thuật lành mạnh, tiến bộ của Thạch Lam, đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam. Tuy có chân trong nhóm TLVĐ nhưng tư tưởng nghệ thuật lại theo một lối riêng
- HS đọc phần tiểu dẫn và nêu một vài nét về tác giả Thạch Lam.
- Nêu ý nói về tác phẩm
I- TIỂU DẪN
1. Tác giả:
- Thạch Lam (1910-1942) . Tên thật là Nguyễn Tường Vinh sinh tại Hà Nội trong một gia đình công chức .
- Là em ruột hai nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo 
- Là người đôn hậu, điềm đạm và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn .
- Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam:
+Thường viết những truyện không có chuyện.
+Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
+Lời văn trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính : Gió đầu mùa, Nắng trong vườn , tiểu thuyết Ngày mới,tùy bút Hà Nội ba mươi sáu phố phường 
2. Tác phẩm Hai đứa trẻ
- Nằm trong tập Nắng trong vườn (1938)	 
-Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình ..
HĐ2: * Hướng dẫn HS đọc - hiểu tác phẩm .
* GV hướng dẫn HS cách 
đọc cho phù hợp với giọng điệu và nội dung truyện
*Gọi 1 HS kể tóm tắt truyện. *GV kết hợp giới thiệu tính phi cốt truyện của Hai đứa trẻ
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu.GV nêu các câu hỏi 
Hãy cho biết khung cảnh phố huyện được miêu tả ở thời gian nào ? Dụng ý của tác giả khi chọn thời điểm này ? Em có nhận xét gì về không gian phố huyện được miêu tả trong truyện? Hãy nêu và phân tích dẫn chứng để chứng minh?
*GV giảng ý thêm
Thời gian nghệ thuật: cuộc sống lắng đi những âm thanh náo nhiệt, nhà văn có thể nghe rõ nhịp sống nhẹ nhàng của phố huyện. Thời gian vận động từ hoàng hôn đến đêm khuya , vì thế cảnh mỗi lúc một tối hơn.
Không gian nhỏ bé của phố huyện nghèo (chi tiết: chị em Liên có thể biết nhà ai đã lên đèn, chợ tàn )
* GV nêu câu hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả ánh sáng và bóng tối nơi phố huyện. Tương quan ánh sáng – bóng tối ở đây như thế nào? Em có cảm nhận và suy nghĩ gì về điều đó ?
* Định hướng:
Ánh sáng le lói, hiếm hoi >< bóng tối dày đặc , mênh mông.
* Nêu câu hỏi :Trong truyện ngắn này, Thạch Lam viết về những con người nào ? Tâm trạng và cảnh sống của họ có những nét gì giống nhau ? Em hãy phát biểu cảm nghĩ về cuộc sống đó và phân tích tấm lòng nhân đạo của nhà văn?
* Bình giảng nâng cao ý 
 Những kiếp người nghèo khổ, lam lũ, sống lay lắt, quẩn quanh, mòn mỏi, hiu hắt trong tăm tối. Họ hi vọng mơ hồ, mong manh về sự đổi đời
Cách viết thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả : đồng cảm, xót thương; trân trọng ước mơ của họ; chú ý nỗi đau tinh thần (mới). 
* GV cho hs tìm ý trong văn bản trả lời câu hỏi 
Em có nhận xét gì về hoàn cảnh gia đình của chị em liên ? Sống trong hoàn cảnh như vậy Liên có tâm trạng như thế nào? 
* GV bình giảng 
 Đặt hai đứa trẻ có tâm hồn nhạy cảm, trong sáng vào nơi phố huyện tồn đọng, đìu hiu, mòn mỏi,  tác giả muốn bày tỏ niềm băn khoăn về số phận của chúng: liệu rằng những tâm hồn ấy có bị tan vỡ trong cuộc sống ? Liệu những mảnh đời mòn mỏi có phải là tương lai của hai đứa trẻ ?
* GV hỏi câu hỏi 4 sgk : Đoàn tàu đã được miêu tả như thế nào ? Vì sao Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua trong đêm ?
* Định hướng :Liên, An, mọi người cố thức chờ tàu không phải để đư đón ai , không phải hi vọng được bán thêm hàng mà chỉ vì nó là hoạt động sôi nổi , huyên náo cuối cùng của một ngày buồn. Đó còn là vì cuộc sống của họ buồn chán ,vất vả quá .Đặc biệt nó còn giúp hai chị em Liên nhớ về kỉ niệm về Hà Nội 
* GV hỏi : Bức tranh thiên nhiên làng quê qua ngòi bút lãng mạn của Thạch Lam hiện lên như thế nào ? 
HĐ3 : Hướng dẫn tổng kết và luyện tập 
* GV hỏi câu hỏi 5,6 sgk :Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam ?Qua truyện ngắn nhà văn muốn phát biểu tư tưởng gì ?
* Gọi hs đọc phần ghi nhớ và hướng dẫn luyện tập 
- HS đọc TP theo hướng dẫn về cách đọc của gv 
- HS kể tóm tắt truyện (kể theo sự việc trong văn bản )
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi 
+Thời gian chiều tối: thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối. “Một buổi chiều êm ả như ru” đang chuyển vào đêm. Đêm mùa hạ “êm như nhung và thoảng qua gió mát”.
+ Không gian yên tĩnh, êm ả
- Tìm những chi tiết miêu tả sự tương quan giữa ánh sáng và bóng tối 
- HS dán bảng phụ liệt kê những chi tiết ÁS & BT
-Các tổ thảo luận tìm ý trả lời 
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt rác ở bãi chợ 
+ Mẹ con chị Tí dọn bán hàng nước đơn sơ ,vắng khách 
+ Gia đình bác Xẩm thu gọn trên manh chiếu đàn hát để kiếm tiền nhưng chưa có khách nghe
+ Bác phở Siêu với gánh phở bán nhưng đây là món quà xa xỉ .
+ Hai chi em Liên trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ bán được rất ít .
Theo nhận xét của TL “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ” . Họ mong có một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc đời ,họ mong được đổi đời.
-Đọc văn bản tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình chị em Liên.
- Tìm ý trả lời câu câu hỏi 
+ Gia đình Liên trước sống ở Hà Nội được đi chơi ở bờ hồ được uống những cốc nước xanh đỏ 
+“Lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” 
+ Ngắm sao trời tìm sao
+ Tâm hồn Liên xao động với “những cảm giác mơ hồ” trước cảnh đêm thơ mộng.
- Kể tóm tắt đoạn tàu đi qua phố huyện 
- Thảo luận trả lời 
 -HS trả lời : Cảnh phố huyện nghèo bình dị, thơ mộng . Qua cảm nhận của hai chị em Liên cảnh hòa hợp với con người .
- HS phát biểu tự do 
- HS đọc ghi nhớ 
II- ĐỌCHIỂU VĂN BẢN 
1.Cảnh chiều nơi phố huyện
- Âm thanh: tiếng trống thu không báo hiệu ngày tàn; tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve  âm thanh gợi nỗi buồn man mác trong lòng người.
- Cảnh vật :
 + Phương tây đỏ rực như lửa cháy . 
+ Những đám mây ánh hồng 
+ Dãy tre làng trước mặt đen lại =>Cảnh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn .
-Hình ảnh chợ đã vãn từ lâu .Trên đất chỉ còn rác rưởi lá mía => Tô đậm vẻ tiêu điều xơ xác.
ù Cảnh vật được miêu tả trong thời gian, không gian vắng lặng, yên tĩnh .Thời gian hòa quyện với không gian để tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng.
2. Phố huyện về đêm .
a.Ánh sáng và bóng tối nơi phố huyện. 
-Ánh sáng: Đèn hoa kì leo lét , đèn dây sáng xanh
+Đèn của chị Tý: quầng sáng .
+Bếp lửa của bác Siêu:chấm lửa nhỏ trong đêm tối 
+Ngọn đèn trong cửa hàng của Liên: từng hột sáng thưa thớt
 =>Ánh sáng thưa thớt, ít ỏi.
 -Bóng tối:
+“Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”
+“Tối hết cả,  lại càng sẫm đen hơn nữa.” 
+“Trống cầm canh ở huyện  chìm ngay vào bóng tối” 
=>Bóng tối dày đặc ,phủ trùm tất cả 
b. Những cuộc đời tăm tối 
-Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre 
-Mẹ con chị Tý :
+ Ngày mò cua bắt tép
+ Tối nào cũng dọn hàng nước nhỏ  chả kiếm được bao nhiêu.
-Gia đình bác Xẩm thu gọn trên manh chiếu hẹp dưới đất.
- Bác phở Siêu với gánh phở đi trong đêm tối –bán được rất ít.
- Bà cụ Thi mang đến một tiếng cười khanh khách chìm vào bóng tối .
-Cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu của chị em Liên vắng khách 
=>Mỗi người một cảnhnhưng họ có điểm chung là sống cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt , mong được đổi đời .
c. Tâm trạng của Liên 
 ®Hoàn cảnh 
-Trước ở Hà Nội - Nay phố huyện nghèo
 Khá giả nghèo,tăm tối
 Sự đi xuống, tàn lụi dần
 ®Tâm trạng 
- Sống ở phố huyện nghèo Liên là người mang nhiều tâm trạng nhất vì chị đã từng biết ánh sáng nơi thị thành , từng được sống sung sướng nên Liên cảm nhận rõ nỗi khổ trong hiện tại.
- Giàu tình thương, biết suy nghĩ, hay trầm tư trước những cảnh đời mà Liên bắt gặp.
- Tâm hồn nhạy cảm, trong trẻo 
=> Cuộc sống nghèo khó tăm tối đã cướp đi của hai chị em Liên hạnh phúc tuổi thơ .
3. Hình ảnh chuyến tàu đêm
- Chuyến tàu đêm là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng
- Chuyến tàu đưa phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng, u uẩn dù chỉ trong chốc lát 
- Chờ đợi con tàu chính là niềm vui, niềm an ủi, niềm hi vọng – dẫu còn mơ hồ - về một ngày mai tươi sáng của những con người nghèo khổ. 
4.Bài ca quê hương, bài ca thiên nhiên đất nước 
- Bức tranh quê bình dị , đầy chất thơ ( Đó là buổi chiều êm ả)
- Con người và thiên nhiên giao hòa thân mật ( Hoa bàng rụng xuống vai)
=> Cách miêu tả cho thấy tình yêu quê hương đất nước ,tình yêu thiên nhiên của tác giả .
III.TỔNG KẾT
 1. Nghệ thuật
- Truyện ngắn trữ tình không có cốt truyện
- Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Cảm xúc sâu lắng , hình ảnh đẹp vừa mang ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa biểu trưng :bóng tối , ngọn đèn , đoàn tàu 
 2.Nội dung: Giá trị nhân đạo sâu sắc
- Niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, tăm tối
- Sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
- Sự băn khoăn về số phận con người.
ù GHI NHỚ 
ù LUYỆN TẬP
4. Củng cố 
 -Nêu cảm nhận của em về cảnh phố huyện nghèo được miêu tả trong văn bản ?
 -Nhận xét về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm 
5.Dặn dò 
 Xem và chuẩn bị bài ngữ cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • doc037,38 - HAI DUA TRE.doc