Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

 Tuần:1

 Tiết: 3

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 - Giúp HS: Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xh và cái riêng trong ngôn ngữ của cá nhân và mối tương quan giữa chúng.

-Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng, độc đáo của ngôn ngữ cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, phát huy ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung .

 - Vừa có ý thức tôn trọng những qui tắc chung của ngôn ngữ xh, vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xh

 II . CHUẨN BỊ :

- GV :SGK, SGV , sách TV thực hành, bảng phụ .

- HS : SGK, bảng phụ.

 - PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1419Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Equation Section (Next)Equation Chapter (Next) Section 1	 Tuần:1
 Tiết: 3
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 - Giúp HS: Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xh và cái riêng trong ngôn ngữ của cá nhân và mối tương quan giữa chúng.
-Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng, độc đáo của ngôn ngữ cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, phát huy ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung .
 - Vừa có ý thức tôn trọng những qui tắc chung của ngôn ngữ xh, vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xh
 II . CHUẨN BỊ : 
GV :SGK, SGV , sách TV thực hành, bảng phụ .
HS : SGK, bảng phụ.
 - PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.	
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Anh (chị ) có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ của tác giả thể hiện qua đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” ?
Bài mới: Dẫn vào bài
Cha ông ta khi dạy con cái nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày thường sử dụng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Để hiểu được điều này chúng ta sẽ tìm hiểu bài học: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1:Tìm hiểu ngôn ngữ với tư cách là tài sản chung của xã hội .
*GV diễn giảng : nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin , tư tưởng tình cảm và từ đó tạo lập được các quan hệ xã hội với nhau.Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện chung của xã hội ma mỗi cá nhân phải sử dụng để nhận tin và phát tin dưới hình nói hoặc viết. Như vậy , giữa ngôn ngữ chung của xã hội và ngôn ngữ riêng của cá nhân có điểm giống và khác.
* GV hỏi : Đọc mục SGK hãy cho biết các yếu chung của ngôn ngữ là gì ?
*GV gợi ý cho HS từ các ngữ liệu trong SGK và một số VD từ bảng phụ
*Các yếu tố chung về mặt quy tắc và phương thức bao gồm những gì?
* GV gợi dẫn HS thảo luận trả lời 
HĐ2:Tìm hiểu lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân.
*GV yêu cầu HS đọc phần II trong SGK . 
* GV nêu một số câu hỏi : Lời nói cá nhân là gì? Nó tồn tại dưới những dạng nào? Những đặc điểm riêng của lời nói cá nhân thể hiện ở phương diện nào?
* Gợi dẫn thảo luận trả lời.
* GV gọi HS đọc phần ghi nhớ
HĐ3 :Hướng dẫn luyện tập
*GV chuyển ý vào phần LT. Đối với bài này sgk trình bày lí thuyết rất rõ ràng các em về đọc kĩ .
 *GV hướng dẫn HS làm BT phần luyện tập. 
*GV gọi HS đọc Bt 1 sgk làm theo yêu cầu
*GV giảng thêm: Từ “thôi’=> chấm dứt, kết thúc. Ở đây Nguyễn Khuyến dùng là kết thúc cuộc đời, cuộc sống => chính là sự sáng tạo của tác giả.
*GV hỏi: Câu hỏi 2 sgk
*Gv giảng ý :Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. 
“Rêu” là một vật nhỏ bé hèn mọn cũng không chịu khuất phục mềm yếu. Nó phải “xiên ngang mặt đất”
“Đá” đâm toạc chân mây. Không chỉ là thiên nhiên phẫn uất mà là tâm trạng phẫn uất.
Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ: ngang toạc => thể hiện sự bướng bỉnh ngang nghạnh của nữ sĩ. 
Chính cách sử dụng lối đối lập, cách dùng từ ngữ tạo hình đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương.
 *GV yêu cầu HS về nhà làm BT3 (SGK) 
 - HS theo dõi bài
_HS thảo luận nhóm theo 
 bàn cử đại diện trả lời .
 +Các yếu tố chung về mặt âm thanh là các nguyên âm , phụ âm, thanh điệu
 +Các yếu tố chung về mặt từ ngữ là từ đơn , từ phức, thành ngữ
- Thảo luận , trả lời.
- Đọc ngữ liệu ,thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Lời nói cá nhân là sự vận dụng NN chung của XH vào tình huống giao tiếp cụ thể để đạt MĐ giao tiếp.
+Lời nói cá nhân tồn tại hai dạng nói và viết .
+ Các phương diện :giọng nói, từ ngữ, việc sáng tạo từ mới
- HS đọc phần ghi nhớ
-HS đọc bt1, làm bài
+HS1: Từ “thôi” được dùng với nghĩa chỉ sự mất mát, đau đớn.
 +HS 2: Từ “thôi” là hư từ được nhà thơ dùng trong câu thơ nhằm diễn đạt nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất. Đồng thời cũng là cách nói giảm để nhẹ đi nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi.
-HS đọc và nhận xét.
-Hồ Xuân Hương sắp xếp câu thơ theo lối ><, đảo ngữ tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, nhấn mạnh hình tượng thơ.
I.NGÔN NGỮ TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI .
 1.Khái niệm ngôn ngữ và tính chung của ngôn ngữ. 
 a..Khái niệm 
 -Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc được dùng làm phương tiện giao tiếp. 
 - Ngôn ngữ chung của xã hội và NN riêng của cá nhân có các yếu tố , quy tắc chung.
 b. Tính chung của ngôn ngữ biểu hiện ở: 
-Các âm và các thanh ( a,b,c,d huyền sắc)
- Các tiếng : cây, hoa , cỏ lá , nhà, xe
- các từ : xe đạp , quê hương , nhà thi đấu
- Ngữ cố định : nói tóm lại , nhìn chung , mẹ tròn con vuông, qua cầu rút ván
2. Các quy tắc và phương thức chung.
-Quy tắc cấu tạo kiểu câu.
-Phương thức chuyển nghĩa (xem SGK )
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN.
 1.Giọng nói cá nhân .
 2.Vốn từ của cá nhân .
 3. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc.
 4. Việc tạo ra các từ mới.
 5. Vận dụng sáng tạo các quy tắc chung , phương thức chung.
* GHI NHỚ (SGK)
 *Luyện Tập
BT 1:
-Trong hai câu thơ:
 “Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”
+Từ “thôi”dừng lại, kết thúc
 chỉ cái chết
+Từ “thôi” được NK dùng với nghĩa chuyển để chỉ cái chết. Bày tỏ tình cảm tiếc thương trước sự thật phủ phàng.
BT 2
-Hai câu thơ:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
- Hồ Xuân Hương sắp xếp theo lối đảo ngữ :
+Xiên ngang <
rêu từng đám >< đá mấy hòn.
=>Tạo ấn tượng mạnh cho người đọc và hình tượng đẹp cho thơ.
 4.Củng cố: Xem lại lí thuyết: Ngôn ngữ -tài sản chung của xã hội. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân.
 5.Dặn dò:
Chuẩn bị BT- sgk
Chuẩn bị kiểm tra bài số 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI2.doc