Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 21, 22, 23: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 21, 22, 23: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

Tuần: 6

Tiết: 21,22,23

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

 Nguyễn Đình Chiểu

I - MỤC TIÊU

 Giúp HS:

 - Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế , sự nghiệp và giá trị ND, NT củathơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

 - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử VHVN thời trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ

 - Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC : khóc thương những người nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở , khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc .

 - Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ , nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật , sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng , tạo nên giá trị sử thi của bài văn này .

 - Bước đầu hiểu những nét cơ bản về thể văn tế

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3004Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 21, 22, 23: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết: 21,22,23 	
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
 Nguyễn Đình Chiểu
I - MỤC TIÊU 
	 Giúp HS: 
 - Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế , sự nghiệp và giá trị ND, NT củathơ văn của Nguyễn Đình Chiểu 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử VHVN thời trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ 
 - Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC : khóc thương những người nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở , khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc .
 - Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ , nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật , sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng , tạo nên giá trị sử thi của bài văn này . 
 - Bước đầu hiểu những nét cơ bản về thể văn tế
II- CHUẨN BỊ 
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Anh (chị ) đọc diễn cảm bài “Chạy tây” của Nguyễn Đình Chiểu và cho biết qua bài thơ này ta thấy được tâm trạng gì của tác giả?
Bài mới: 
Có ý kiến cho rằng bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Nguyễn Đình Chiểu đã dựng được bức tượng đài bi tráng về chân dung người nông dân khởi nghĩa trong những năn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta đánh giá được ý kiến này cũng như thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ mù Đồ Chiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
TIẾT 21 : TÁC GIẢ NĐC 
HĐ1:Tìm hiểu khái quát về cuộc đời & sự nghiệp của NĐC
*GV: Gọi hs đọc tiểu dẫn rút ra ý chính.
* GV giảng ý về cuộc đời NĐC
Bài học lớn từ con người Nguyễn Đình Chiểu.
- Ý chí và nghị lực sống.
- Lòng yêu nước thương dân.
- Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
*GV kể thêm giai thoại về cđ ông 
{Chủ tỉnh Bến Tre tên Mi- Sen- Pông- Sông đã 3 lần đến tận nhà thăm hỏi. Ông không chịu nhận lời thăm hỏi, ông không chịu ra tiếp .
{Ông từ chối mọi ân huệ tiền tài, đất đai mà thực dân Pháp hứa hẹn “Đất chung đã mất thì đất riêng của tôi có sá gì?” Ông không sử dụng bất cứ gì của người Pháp
*GV nêu ý hỏi :Dựa vào sgk hãy cho biết thơ văn NĐC có những tác phẩm tiêu biểu nào? ND chính trong thơ NĐC là gì ?
*GV định hướng : Thơ văn NĐC chia làm 2 loại 5hơ văn truyền bá đạo đức ,nhân nghĩa & thơ văn yêu nước .
* GV giải thích ý nói về nhân nghĩa qua thơ văn NĐC 
 { “nhân” tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người khốn khổ trong cơn hoạn nạn.
{ “nghĩa” là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội, tình cha con, vợ chồng, tình bạn bè hàng xóm, tinh thần hiệp nghĩa sẵn sàng cứu khốn phò nguy như các nv trong tác phẩm “Lục vân tiên”.
{ Ông còn là người có lòng yêu nước tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Để lại cho đời những tác phẩm bất hủ.
* GV giảng ý nói về nghệ thuật thơ văn của NĐC. Vẻ đẹp trong thơ ông không phát lộ rực rỡ bề ngoài mà tiềm ẩn ở tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, lòng yêu thương con người của nhà thơ bao giờ cũng nồng đậm hơi thở cuộc sống.
* Giảng cho hs nghe ghi nhanh câu3 sgk . Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi là hai nhà thơ tuy sống trong những thời đại khác nhau nhưng gặp nhau ở điểm chung: thơ văn đều thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược. (Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi)
* GV gợi ý để hs làm phần luyện tập .Cần nêu và phân tích được một số nội dung sau:
-Giải thích ý kiến của Xuân Diệu: Đây là câu nói đã nêu lên được đặc điểm cơ bản nhất trong con người trong tâm hồn và trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là lòng yêu thương kính trọng người lao động, những con người có cuộc đời nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng hướng về cái thiện.
- Câu nói của XD rất đúng về cuộc đời và sự nghiệp của NĐC 
 + Cuộc đời: Gắn bó nhân dân ,
bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ông đứng về phía nhân dân,lên án thế lực tội ác, không hợp tác với giặc mà giữ tấm lòng son sắt với nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng.
+ Thơ văn: Thơ văn Đồ Chiểu tập trung khắc họa những người lao động bình thường nhất: ông Ngư, ông Tiều, những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc...
HĐ2: Tìm hiểu phần tiểu dẫn
*GV: Gọi hs đọc phần tiểu dẫn rút ra ý chính
*GV: câu hỏi 1 sgk
Văn tế được sử dụng trong hoàn cảnh nào? Nội dung cơ bản của bài văn tế? Bố cục thường mấy phần? Gịong điệu chung của bài văn tế?
HĐ3: Đọc hiểu chi tiết văn bản 
*GV: Gọi 2-3 hs đọc văn bản. Chú ý cho hs cách đọc 
-Đ1: Đọc giọng trang trọng.
-Đ2: Từ trầm lắng khi hồi tưởng chuyển sang hào hứng sảng khoái khi kể lại chiến công.
-Đ3; Trầm buồn sâu lắng, có những câu phải thể hiện sự xót xa đau đớn.
-Đ4: Thành kính trang nghiêm.
*GV: Câu hỏi hs câu 1 sgk : Phần thích thực có nội dung gì? Trước khi gia nhập nghĩa quân họ là ai?làm nghề gì ? Đời sống hằng ngày của họ ra sao?Tác giả nhấn mạnh điều gì khi giới thiệu thân thế của họ?
* GV giảng ý 
Tác giả nhìn người nông dân bằng cái nhìn chân thực và chan chứa niềm cảm thông đối với cuộc đời lam lũ tủi cực của người nông dân “cui cút” họ .Họ vốn là những người nông dân hiền lành chăm chỉ làm ăn “cui cút làm ăn toan lo nghèo khó”
*GV giảng về phẩm chất cao đẹp của người ns nông dân: trước hết là quá trình người nông dân yêu nước tự giác đứng lên vì nghĩa lớn. Sẵn sàng ra trận...
 *GV: Có thể mở rộng nét mới ở Nguyễn Đình Chiểu so với bài ca dao : Lính Thú Đời Xưa
Ngang lưng thì thắt bao vàng 
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa
* GV nêu ý hỏi :Đây cũng là những người nông dân đi vào lính nhưng để phục vụ cho quyền lợi của ai? Và thái độ của họ như thế nào? Vì sao họ thay đổi về hành động?Tinh thần chiến đấu của họ ntn?
*GV: Hình tượng đội quân áo vải được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực “manh áo vải, ngọn tầm vông ...” những thứ gắn bó đến không thể tách rời của người nông dân thuở ấy. Do thế bức tượng đài ánh lên một vẻ đẹp mộc mạc giản dị mà không kém chất anh hùng. 
 Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ca ngợi phẩm chất cao quí tiềm ẩn dằng sau manh áo vải là ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Văn chương trung đại xưa chưa có tác phẩm nào chú ý khai thác vẻ đẹp ấy của người nông dân.
*GV hỏi và giảng về tình cảm của tg đối với người ns. Niềm cảm phục niềm cảm thương vô hạn của tác giả đối với các nghĩa sĩ.
Không chỉ ở lòng người mà còn bao trùm cả cỏ cây sông núi.Chính niềm thương cảm ấy đã khẳng định: nghĩa binh chỉ là những người dân thường nhưng sẵn sàng dấy binh vì lòng yêu nước.
Bài văn không chỉ gợi nỗi đau thương mà còn cao hơn nữa khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ.
* GV gọi hs nhận xét phần kết 
*GV nhận xét về giá trị của tác phẩm.Với bài “VTNSCG” Nguyễn Đình Chiểu được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tựơng trung tâm trong văn học.
- Đó còn là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu trong dòng văn học yêu nước .
*GV hướng dẫn hs về nhà làm 
-HS đọc sgk + trả lời
Nguyễn ĐìnhChiểu (1822- 1888) ở Gia Định. 
Năm1843 ông đỗ tú tài tại Gia Định .Năm 1846 ra Huế học, chuẩn bị thi nghe tin mẹ mất, bỏ thi về chịu tang. Trên đường về ông bị đau mắt, rồi bị mù
Ông luôn giữ trọn tấm lòng thuỷ chung với dân với nước.
- HS kể tên một số tác phẩm của NĐC như Lục Vân Tiên , Chạy giặc , Văn tế trương Định , Ngư tiều y thuật vấn đáp 
-HS nhận xét nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống nơi thôn xóm, giữa những tâm hồn thuần hậu chất phác . Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con; vợ chồng. Hướng đến lẽ công bằng, những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
+ Lòng yêu nước thương dân:
Ở tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ông khóc than cho tổ quốc gặp buổi đau thương.
Ông căm uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù. Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước. Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân, đồng thời biểu dương những người anh hùng hi sinh vì tổ quốc. Tố cáo tội ác của giặc(TD Pháp)
-HS nhận xét về nt thơ văn NĐC theo sgk 
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mang đậm sắc thái Nam Bộ: Thể hiện qua các nhân vật lời ăn tiếng nói, mộc mạc, bình dị, chất phác..
- HS nghe và ghi nhận ý 
-HS đọc phần tiểu dẫn và phát biểu 
 Bài văn tế ra đời vào khoảng cuối 1862. Gia Định thất thủ, Nguyễn Đình Chiểu lánh về Cần Giuộc.
 -HS tìm ý trả lời.
+Văn tế là loại văn gắn liền với phong tục tang lễ thường đọc trong lễ truy điệu người chết .
+Có 2 nội dung: Kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã khuất.Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt. Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương.
-HS đọc văn bản theo gợi ý của gv 
- Phát biểu về nd câu1,2 
-HS: Cảm tưởng khái quát về những nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh trong trận Cần Giuộc.
+ Họ là người nông dân ở quê nghèo cuộc sống quẩn quanh trong làng bộ “ Chẳng qua là dân ấp dân lân”
+Hoàn toàn xa lạ với binh đao.“ Chưa quen cung ngựa Đâu tới trường nhung chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”
+ Công việc chủ yếu là làm ruộng “Việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm, .....chưa từng ngó”
- HS nhận xét về phẩm chất của người ns. Phẩm chất cao quí ở người nghĩa sĩ là tấm lòng mến nghĩa, khí thế hiên ngang ,coi thường mọi thiếu thốn,sẵn sàng ra trận ( nào đợi ai đòi,ai bắt , không chờ bày bố...)
- Thảo luận nhóm trả lời 
 +Chẳng qua là dân ấp dân lân ngòai cật một manh áo vải, trong tay cầm một ngọn tầm vông...họ vẫn sẵn sàng tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn.
+ Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân được khắc hoạ nổi bật trong một trận công đồn đầy khí thế tiến công. Khí thế của họ là khí thế đạp trên đầu kẻ thù mà xông tới không quản ngại bất kì sự hi sinh nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng.
+Nguyễn Đình Chiểu thật sự thành công khi khắc họa hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc. Họ chỉ là người dân bình thường chất phác chăm chỉ làm ăn...nhưng khi có giặc họ tự nhân về mình trách nhiệm cứu nước, sẵn sàng hi sinh vì nước.
-HS tìm ý trả lời :
Tác giả chia sẻ nỗi đau của người thân các nghĩa sĩ.
Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả còn thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng những nghĩa sĩ. Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn về cuộc sống đau thương khổ nhục của cả dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân.
-HS nhận xét:Tiếng khóc đau thương nhưng không bi luỵ. Tiếc thương và ngưỡng mộ của tác giả dành cho họ là bất tử “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc linh hồn theo giúp cơ binh”
- HS đọc phần ghi nhớ 
A. TÁC GIẢ 
 I. Cuộc đời
-Nguyễn ĐìnhChiểu (1822- 1888) tự là Hối Trai sinh tại quê mẹ làng Tân Thới- huyện Bình Dương , tỉnh Gia Định. 
-Xuất thân trong một gia đình nhà nho cha là Nguyễn Đình Huy ,mẹ là Trương Thị Thiệt . 
-Năm1843 ông đỗ tú tài tại Gia Định .Năm 1846 ra Huế học, chuẩn bị thi nghe tin mẹ mất, bỏ thi về chịu tang. Trên đường về ông bị đau mắt, rồi bị mù năm 26 tuổi . NĐC trở về mở trường dạy học , bốc thuốc, và sáng tác thơ văn (Đồ Chiểu)
- Khi giặc Pháp vào Gia Định ông cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc.
- Nam kì mất ông trở về Bến Tre, giữ trọn tấm lòng thuỷ chung với dân với nước.
II. Sự nghiệp thơ văn.
 1. Những tác phẩm chính 
- Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm 
- Có 2 giai đoạn sáng tác 
 + Trước khi TD Pháp xâm lược thơ văn có nd : giáo huấn đạo đức, đề cao đạo đức lí tưởng nhân nghĩa. Các tác phẩm chính: Lục Vân Tiên , Dương Từ Hà Mậu 
 + Sau khi TD Pháp xâm lược văn thơ có nội dung chính là yêu nước , chống Pháp. Các tác phẩm chính: Chạy giặc , Ngư Tiều y thuật vấn đáp; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc....
2 . Nội dung thơ văn 
 a. Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa (Truyện Lục Vân Tiên)
 b. Lòng yêu nước , thương dân 
 - Phơi bày tình cảnh đất nước khi bị td pháp xâm lược (Chạy giặc , văn tế NS Cần Giuộc ) 
 - Tố cáo tội ác của quân xâm lược và bọn phong kiến tay sai .
 - Ca ngợi những anh hùng yêu nước chống giặc ( người nghĩa sĩ Cần Giuộc , các sĩ phu yêu nước như Trương Định ,Phan Tòng 
3.Nghệ thuật thơ văn.
- Bút pháp chủ yếu là trữ tình 
- Đậm đà màu sắc Nam bộ : tâm hồn nhân vật , ngôn ngữ , cách cư xử 
- Lời thơ thiên về diễn xướng .
* GHI NHỚ (sgk)
* LUYỆN TẬP 
B. TÁC PHẨM 
 I.Tiểu dẫn
1. Hoàn cảnh ra đời
Là bài văn được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc vào đêm 16-12-1861.
2. Đặc điểm của văn tế (sgk)
- Văn tế là loại văn gắn liền với phong tục tang lễ ( Dùng trong dịp tang ma, phúng điếu)
- Bố cục 4 phần: 
+ Lung khởi 
+ Thích thực
+ Ai vãn
+ Kết.
II . ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1. Lung khởi : Luận chung về lẽ sống chết (câu 1,2) 
- Câu 1 : tác giả sử dụng câu văn biền ngẫu tình thế đất nước Pháp xâm lược với vũ khí tối tân.
 - Câu 2 : Nghệ thuật so sánh vai trò của người nông dân ở thời bình và thời chiến sự chuyển biến trong suy nghĩ của người nông dân => chết trong niềm tự hào và rạng danh.
2. Thích thực : hình tượng người nông dân -nghĩa sĩ Cần Giuộc . 
a. Xuất thân .
 - Câu 3 : Từ láy “cui cút”cuộc sống lam lũ , cơ cực ,nghèo khó của người nông dân 
- Câu 4,5 :BP đối +liệt kê nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân của người ns.
 + Việc quen làm
   Chỉ biết ruộng trâu ,làng bộ 
  Cuốc , cày , bừa,cấy
 + Việc chưa làm
  Chưa quen cung ngựa 
   Đâu tới trường nhung 
  Tập kiêng ,tập súng , tập mác ,tập cờ 
=> Xuất thân từ nông dân nghèo hoàn toàn xa lạ với chiến trận ,binh đao.
b. phẩm chất .
- Căm thù giặc sâu sắc : Các chi tiết (ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ , muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ )Từ cảm tính đi đến ý thức hành động => căm thù tột cùng , tột đỉnh bọn giặc xâm lược. 
- Lòng yêu nước nồng nàn 
+ Tác giả sử dụng các điển cố, điển tích (một mối xa thư , chém rắn đuổi hươu )
+ Thành ngữ : treo dê bán chó
+ Hình ảnh ẩn dụ : đoạn kình,bộ hổ 
+ Cách viết :nào đợi ai đòi ,ai bắt. Chẳng thèm trốn ngược ,chốn xuôi.
=>Ý thức chủ quyền đất nước Tự nguyện ra sức đánh giặc cứu nước .Người nghĩa binh nông dân căm thù giặc mãnh liệt , yêu nước thiết tha .
c. Tinh thần chiến đấu ( Câu 10 -15)
w Chuẩn bị 
- Người nông dân tham gia nghĩa quân vì mến nghĩa .
-Họ không được trang bị gì về quân dụng ,quân trang , không được rèn tập võ nghệ . Họ chỉ có manh áo vải , ngọn tầm vong , rơm con cúi, lưỡi dao phay => người nông dân bước vào cuộc chiến với vật dụng sinh hoạt hằng ngày nhưng cũng hi vọng lập được chiến công .
w Tấn công vào đồn 
 Sử dụng động từ mạnh : hè trước ó sau , xô cửa xông vào , đạp rào lướt tới ,đâm ngang chém ngược => Tinh thần chiến đấu hào hùng, khí thế ngoan cường làm cho kẻ thù khiếp sợ 
*Sơ kết 
- Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân tiêu biểu cho truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc .
- Lần đầu trong lịch sử văn học người nông dân được đề cao như bức tượng đài bi tránghào hùng .
3. Niềm thương đối với các nghĩa sĩ (câu 16 – 27 )
- Khóc thương người nghĩa sĩ:
 + Câu 17 sử dụng hình ảnh đẹp ( da ngựa bọc thây , gươm hùm treo hộ ) khí khái của người anh hùng 
 + Cả đất nước, dân tộc khóc thương người nghĩa sĩ 
 + Nỗi tiếc hận, sự nghiệp dang dở chí nguyện chưa thành Sống chết phải có ý nghĩa 
- Khóc thương cho gia đình người nghĩa sĩ . Những tổn thất của họ không gì bù đắp nổi của người vợ người mẹ.=. Nỗi mất mát không nguôi trong lòng người .
- Khóc thương cho đất nước ,dân tộc . Khóc thương cho tình cảnh đất nước bị xâm lược ,nhân dân khốn khổ ,lầm than .
4.Lòng tiếc thương và cầu nguyện 
- Tác giả khẳng định phẩm chất cao đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ đã lấy cái chết để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại.
- Tác giả thể hiện tình cảm thương tiếc và lời cầu nguyện chân thành đối với người nghĩa sĩ Cần Giuộc .
GHI NHỚ 
LUYỆN TẬP 
4.Củng cố 
- Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.
- Tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu được bộc lộ như thế nào ?
5.Dặn dò: -Học bài ,xem và chuẩn bị bài “Thực hành thành ngữ điển cố”

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI20.doc