Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 17, 18: Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 17, 18: Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu

Tuần: 5

 Tiết: 17,18

LẼ GHÉT THƯƠNG

 (Trích Lục Vân Tiên)

 Nguyễn Đình Chiểu

I - MỤC TIÊU

 Giúp HS:

- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.

- Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC: cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.

- Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.

 II- CHUẨN BỊ

 -GV : Sưu tầm tác phẩm Lục Vân Tiên và một số đoạn trích ở THCS, bình giảng bài thơ, chân dung NĐC, sách NĐC tác gia, tác phẩm.

 -HS : Đọc bài & soạn bài .

 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1784Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 17, 18: Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 5
 Tiết: 17,18
LẼ GHÉT THƯƠNG
 (Trích Lục Vân Tiên)
	 Nguyeãn Ñình Chieåu	
I - MỤC TIÊU 
	 Giúp HS: 
- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.
- Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC: cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
- Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.
 II- CHUẨN BỊ 
 -GV : Sưu tầm tác phẩm Lục Vân Tiên và một số đoạn trích ở THCS, bình giảng bài thơ, chân dung NĐC, sách NĐC tác gia, tác phẩm.
 -HS : Đọc bài & soạn bài .
 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.	
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Bài mới: 
Nguyễn Đình Chiểu được xem là một nhà thơ tiêu biểu cho văn học cổ điển VN . Trong số những sáng tác của ông, “ Lục vân tiên” là một tác phẩm được nhiều người yêu thích không chỉ trong thời ông mà còn ở mọi Cha ông ta khi thời đại. Ở đó chứa đựng bài học về đạo lí, lối sống, cách sống. “Lẽ ghét thương” là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho điều đó.
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Đọc hiểu khái quát:
* GV: giới thiệu một số ý về tác giả.
NĐC ( 1822-1888) ông là một nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ kính yêu của nhân dân miền nam. 
Ông là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước Việt Nam thế kỉ XIX
*GV: Gọi hs đọc tiểu dẫn rút ra ý chính nội dung,ý nghĩa của tác phẩm LVT.
* GV: giảng ý liên hệ cuộc đời tác giả với tác phẩm này dẫn vào đạn trích.
*GV: yêu cầu hs tìm hiểu vị trí ,bố cục của đoạn trích 
*GV:Giới thiệu nhân vật chính trong đoạn trích: Ông Quán, là một nhân vật phụ trong tác phẩm nhưng lại là nhân vật biểu tượng cho tình cảm yêu ghét phân minh của nhân dân
HĐ 2:Đọc hiểu văn bản.
*GV: Gọi hs đọc văn bản và phần chú thích.
* GV giảng thêm về các vị vua ở TQ mà ông Quán ghét;
v Kiệt là vị vua cuối cùng của nhà Hạ, say mê Muội Hỉ đã phá tan của cải trong kho, xây Dao Đài (đài bằng ngọc), cung Trường Dạ trang hoàng bằng ngọc ngà châu báu, làm nơi ăn chơi hưởng lạc. Lại còn thả hổ, báo ra chợ vồ dân lành để mua vui.
vTrụ là vui cuối cùng của nhà thương. Nghe theo lời Đắc Kỉ vua Trụ cho đào ao đổ rượu xuống làm “tửu trì” (ao rượu) lấy chả thịt treo lên cây làm “nhục lâm” (rừng thịt), sau đó bắt hàng trăm trai gái khỏa thân làm trò dâm loạn giữa chốn “ao rượu rừng thịt” và vua cùng Đắc Kỉ xem chơi.
vU Vương cho xé hàng trăm tấn lụa cho Bao Tự cười...Bao Tự vẫn không cười liền cho đốt lửa ở hỏa đài thúc trống lớn như để báo kinh đô bị nguy cấp. Các nước chư hầu thấy lửa cháy rực trời tiếng trống ầm ầm như sấm vội mang binh mã đến cứu => các nơi tất tả kéo về rồi lại chưng hửng ra về. Bao Tự thích chí vỗ tay cả cười.
*GV hỏi : Vì ai mà ông Qúan ghét các vị vua ấy?Tại sao các dẫn chứng đều được lấy từ sách sử cỗ của TQ?
GV: Các vua chúa mà ông Quán ghét không nghĩ gì đến chính sự chẳng quan tâm đến đời sống của dân chỉ mải mê vui chơi vô bổ nhảm nhí .VD được tin báo núi Kì Sơn sụt lở, nhà cửa bị sụp lở dân chúng chôn vùi trong lòng đất rất nhiều. U Vương chẳng bận tâm để ý vì còn phải tuyển chọn cung phi
*GV gọi hs đọc câu 17 đến câu 30 & hỏi : Ông Quán thương những ai ? Giữa họ có những điểm gì chung ? Vì sao ông thương họ ?
* GV giảng thêm một số ý 
vKhổng Tử bôn ba khắp chốn luôn luôn hi vọng có dịp thực hiện những hoài bão cứu đời, nhưng đến đâu cũng không được tin dùng, mấy lần còn suýt bị hãm hại.
vĐào Uyên Minh tưởng có thể thông qua con đường làm quan để thự hiện hoài bão cứu giúp dân đen nhưng lại thấy không thể thoả hiệp với vương triều thối nát nên ở giữa tuổi tráng niên cũng đành từ bỏ công danh về nhà tự cày lấy ruộng mà ăn.
* Chốt lại ý chính sau khi hs nhận xét
 Bấy nhiêu con người mỗi người một nét, nhưng nhìn chung đều là tri thức nho sĩ ngay thẳng trong sạch, ôm ấp mộng tưởng cứu đời nhưng vì không gặp vận, gặp thời nên chẳng có điều kiện thi thố tài năng.=> ước nguyện không thành.
 * GV yêu cầu hs tìm hiểu mối quan hệ giữa lẽ ghét thương 
Tác giả cũng từng mơ ước lập thân để trả nợ nước non. Nhưng ngay từ thuở mới bước chân vào đời đã gặp biết bao nỗi bất hạnh, đau đớn. Cho nên niềm thương những bậc hiền tài kia có phần là thương cho chính mình.
*GV hỏi câu hỏi 2 sgk
 * Bình giảng về cách dùng từ
 Điệp từ thương - ghét dồn dập rất có hiệu quả trong việc diễn đạt thái độ ghét thương dứt khoát mãnh liệt của tác giả. Thương ghét cứ đan cài tiếp nối không thể tách rời, rất sâu nặng trong tâm hồn tác giả, nhưng thương ra thương ghét ra ghét không mập mờ lẫn lộn, không nhạt nhoà chung chung.
HĐ3 : Tổng kết bài học
* GV : hỏi hs câu hỏi 3 sgk + giảng ý 
Như vậy tình cảm ghét thương của tác giả như>< nhau nhưng lại có mối quan hệ khăng khít. Ông Qúan là người phát ngôn cho tư tưởng tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.
* GV: Cho hs đọc phần ghi nhớ sgk
* GV: Cho hs đọc câu hỏi luyện tập
Đoạn trích dựa trên lời phát biểu của ông Qúan. Cả đoạn thơ dù bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện quan điểm của ông Qúan về lẽ ghét thương. Tuy hiên câu thơ hay nhất thâu tóm được ý nghĩa tư tưởng tình cảm của đoạn thơ chính là “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Biết ghét là tại biết thương. Căn nguyên của sự ghét chính là lòng thương, đây là tình cảm >< nhưng thực chất là sự thống nhất bổ sung và hổ trợ cho nhau trong những con người chính trực biết yêu và biết ghét mãnh liệt. 
- HS đọc tiểu dẫn rút ra ý chính ý nghĩa của cốt truỵên .
Câu chuyện xoay quanh cuộc xung đột giữa cái thiện và cái ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả, của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp.
Vị trí đoạn trích: Phần đầu: câu 473- 504 trong số 2082 câu thơ của tác phẩm LVT.
-HS: Đọc chú giải SGK trả lời câu hỏi 1.(Mỗi nhóm đọc 1 ý)
 +Vua Kiệt nhà Hạ , Vua Trụ nhà Thương – hai ông vua bạo ngược, vô đạo trong lịch sửTQ 
+U Vương ,Lệ Vương – hai ông vua khét tiếng tàn bạo , hoang dâm đời nhà Chu .
+ Ngũ Bá năm lãnh chúa của 5 nước chư hầu cuối thời Xuân Thu chuộng bề dối trá sát phạt nhau để giành ngôi bá chủ.
HS: Vì dân
=> Thời đại đó dân phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều .
- HS thảo luận , phân tích trả lời ( các nv trong sgk)
+ Thánh nhân chỉ Khổng Tử người nước Lỗ đi nhiều nước tìm cách hành đạo nhưng không thành 
+ Nhan Tử có đức có tài nhưng yểu mệnh công danh lở dở.
+ Gia Cát Lượng tận tuỵ nhưng gặp cơn Hán mạt sự nghiệp không thành.
 +Đổng Tử làm quan nhưng không được trọng dụng.
 +Hàn Dũ nhà văn nổi tiếng ,vì dâng sớ can ngăn vua không nên quá mê tín đạo phật bị giáng chức ,đày đi xa.
=> Họ là những người đứng về phía nhân dân , muốn lo cho nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc .
-HS:mối quan hệ giữa lẽ ghét thương là mối quan hệ khắng khít
 Cảnh ngộ của tác giả khi viết “Lục vân tiên” ít nhiều cũng có nét giống những nhân vật lịch sử mà ông Qúan đã dẫn ra đoạn trích.
- HS :Tìm ý trả lời: 
 +Điệp từ “ ghét” lặp lại 8 lần nhằm nhấn mạnh đến sự sâu sắc và mãnh liệt của tình cảm. Thái độ phủ định của ông Qúan đồng thời cũng là của tác giả đối với những nhân vật này trong xã hội.
+ Từ “thương” được lặp lại 8 lần nhấn mạnh sự thông cảm sâu sắc của ông Qúan đối với những người tài
HS: Câu thơ thể hiện được cảm xúc của cả đoạn thơ: “Vì chưng hay hgét cũng là hay thương” Câu này ý nói, biết ghét là tại biết thương căn nguyên của sự ghét là tại thương. Có thương dân mới biết ghét kẻ làm hại dân.
- HS đọc phần ghi nhớ sgk
- HS đọc câu hỏi luyện tập về nhà làm bài .
I. TIỂU DẪN 
1. Tác phẩm 
- “Lục Vân Tiên” được viết vào khoảng những năm 50 của TK XIX.
-Nội dung: thể hiện tinh thần nhân nghĩa, khát vọng lý tưởng của tác giả về một xã hội tốt đẹp thấm đượm tình nhân ái.
2. Đoạn trích 
 -Vị trí: trích từ câu 473 504.
 -Bố cục:
 + 6 câu đầu đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên.
 + Phần còn lại bàn về lẽ ghét thương. 
II .ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Lẽ ghét 
 - “Quán rằng phào
 Ghét cay..tâm”
Sử dụng điệp từ+ tách từ sự tăng cấp trong thái độ ghét của tác giả 
 - Những đời vua mà ông Quán ghét :Vua Kiệt, vua Trụ, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá...
=> Ông Quán ghét sự hoang dâm, vô đạo ,tham tàn ,bạo ngược của các vị vua ấy vì tất cả các triều đại đó có một điểm chung là : chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc không chăm lo đến đời sống của dân.
- Tác giả đứng về phía nhân dân xuất phát từ quyền lợi của dân mà bình phẩm lịch sử. Đó là cơ sở của lẽ ghét: ghét sâu sắc mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc. “ Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”
2. Lẽ thương 
- Điệp từ thương lặp lại 7 lần+ các điển tích từ sách sử TQ nổi bật những người ông Quán thương .
 -Những người mà ông Quán thương là những bậc hiền tài như:
 + Đức thánh nhân Khổng Tử 
 + Nhan Tử 
 + Khổng Minh Gia Các Lượng 
 + Nguyên Lượng – Đào Uyên Minh 
 + Hàn Dũ 
=> Tất cả đều là những người có tài, có đức và nhất là có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện.
3. Mối quan hệ giữa lẽ ghét thương (Quan điểm đạo đức của tác giả)
 Cơ sở của lẽ ghét thương là tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả.Ông đã đứng về phía đạo đức, chính nghĩa để thể hiện thái độ yêu ghét phân minh 
4. Giá trị nghệ thuật.
- Lời thơ mộc mạc ,chân chất 
- Sử dụng phép đối ,phép điệp ở những cặp từ: thương -ghétcảm xúc mãnh liệt , thái độ tình cảm phân minh , dứt khoát .
III. TỔNG KẾT
-Đoạn trích dù ngắn nhưng đã thể hiện được tư tưởng chung của truyện “Lục vân tiên”. Mượn lời ông Qúan tác giả thể hiện được quan điểm đạo dức của mình về lẽ ghét thương
- Đoạn thơ tuy mang tính triết lí nhưng vẫn dạt dào cảm xúc.
* GHI NHỚ 
* LUYỆN TẬP
 4. Củng cố 
- Học thuộc đoạn thơ chú ý những người ông Quán thương, những người ông Quán ghét.
- Em hãy phát biểu những cảm nhận của em về nhân vật ông Quán.
 5.Dặn dò
- Xem kĩ chú thích để liên hệ nội dung đoạn trích.
- Xem và soạn bài “Chạy giặc”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI15.doc