Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 12: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 12: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Tuần : 3

 Tiết :12

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

 (tiếp theo)

I - MỤC TIÊU

 Giúp HS: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng, độc đáo của ngôn ngữ cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, phát huy ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung của xh.

Có ý thức và năng lực vừa tôn trọng những qui tắc chung của ngôn ngữ xh, vừa sáng tạo, đóng góp phần mình vào sự phát triển ngôn ngữ của xh.

II – CHUẨN BỊ

 -GV :SGK, SGV , sách TV thực hành, bảng phụ .

 -HS : SGK, bảng phụ.

 - PP : gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1675Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 12: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 3
 Tiết :12
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN 
	 (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU 
 Giúp HS: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng, độc đáo của ngôn ngữ cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, phát huy ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung của xh.
Có ý thức và năng lực vừa tôn trọng những qui tắc chung của ngôn ngữ xh, vừa sáng tạo, đóng góp phần mình vào sự phát triển ngôn ngữ của xh.
II – CHUẨN BỊ 
 -GV :SGK, SGV , sách TV thực hành, bảng phụ .
 -HS : SGK, bảng phụ.
 - PP : gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Anh (chị ) hãy tìm một số vd thể hiện được mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của từng cá nhân?
Bài mới: 
Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội, nhưng lời nói lại là sản phẩm riêng của từng cá nhân. Tuy nhiên giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ hai chiều, tác động bổ sung cho nhau. Để hiểu rõ mối quan hệ này chúng ta tiếp tục học bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
 HĐ1 :tìm hiểu quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
*GV: Cho hs đọc sgk phần III & đọc phần ghi nhớ HĐ2:Hướng dẫn luyện tập
 *GV gọi hs đọc BT1 phần luyện tập (sgk) hỏi theo câu hỏi 1 
* GV giảng gợi ý 
 Giữa khoảng không gian chật hẹp của hai bức tường xuất hiện một bông liễu “bay sang láng giềng” làm cho khoảng không gian ngăn cách không còn giá trị. Cái đẹp của thiên nhiên vẫn tìm ra được nơi tồn tại ngay cả trong những hoàn cảnh đặc biệt nhất.
*GV: Cho hs đọc bt2 sgk 
* Hướng dẫn làm bài
Từ “xuân” được dùng với những ý nghĩa khác nhau, thể hiện sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ.
Từ xuân trong thơ NK tác giả nhớ về những kỉ niệm đã gắn bó với Dương Khuê.
 * GV gọi hs đọc bt3 sgk
*Định hướng :
 -Trong câu thơ của HC từ mặt trời dùng với nghĩa gốc nhưng hoạt động xuống biển là nhân hóa .
-Trong câu thơ của TH xuất phát từ nghĩa thực của hình ảnh mặt trời sự ấm nóng của không khí . Nhà thơ đã dùng hình ảnh này để nói niềm vui của mình khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Đồng thời cũng nhấn mạnh đến sức mạnh, ý nghĩ lớn lao của lí tưởng CM đối với thế hệ nhà thơ lúc đó.
-Trong câu thơ của NKĐ hai từ “mặt trời”nhưng ở hai câu thơ khác nhau chỉ hai đối tượng khác nhau một của thiên nhiên, một của người .
*GV: cho hs đọc bt4 sgk
* Giảng ý một số từ khó 
Từ “mọn mằn” là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây. Từ này được tạo nên nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong TV. Dựa vào các từ: muộn màng.và thanh huyền
 Từ “giỏi giắn “được cá nhân tạo ra trên cơ sở láy âm (Dựa vào các phụ âm đầu là gi như giỏi giang )
Từ “nội soi”là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây. Đây là một thuật ngữ được dùng trong y học. Nội soi là phương pháp đưa ống nhỏ vào bên trong cơ thể quan sát hay chụp ảnh cơ quan bệnh lí bằng một máy ảnh đã đặt ở đầu ống phía bên ngoài, có thể cắt một mảnh nhỏ tế bào hay thực hiện phẫu thuật qua ống này.
HS đọc phần nd trong sgk chú ý : Ngôn ngữ chung & kời nói cá nhân 
-HS thảo luận nhóm trả lời 
 *Từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du
+ Từ nghĩa thực: mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực. 
 + Nhưng ở đây lại mang một ý nghĩa mới: khoảng không gian chật hẹp giữa hai bức tường nhằm tạo nên sự ngăn cách giữa hai nhà.
- Đọc yêu cầu BT chia nhóm 1,2,3,4 làm bài
wMùa xuân qua đi nhưng mùa xuân còn trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì tuổi xuân không bao giờ quay trở lại. 
w Mang ý nghĩa vẻ đẹp của con người, sự trong trắng trinh tiết của người phụ nữ.
wBầu xuân chính là bầu rượu chứa đựng tình cảm thân thiết tri âm gần gũi giữa hai người bạn thân NK& DK
w Từ“xuân1” nghĩa thực là bắt đầu một năm.
“ xuân2”: vẻ đẹp, sự giàu có.
-HS đọc bt 3 
a.Được hiểu là mặt trời thực, khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
b. Chỉ niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng .
Mặt trời của bắp hiểu nghĩa thực: một biểu hiện của thiên nhiên.
Mặt trời của mẹ hiểu nghĩa chuyển: Đó là sự so sánh ngầm của người mẹ về hình ảnh đứa con thân yêu của mình với mặt trời nhau con
- HS thảo luận nhóm , làm bài theo yêu cầu .
 wTừ “mọn mằn” chỉ một sự vật nào đó nhỏ bé ra đời muộn, thể hiện được sự sáng tạo của người viết.
w Từ “giỏi giắn” là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây chỉ sự đảm đang tháo vát của một đối tượng nào đó. 
w Từ “ nội soi” chỉ hành động soi gọi vào bên trong.
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân (sgk)
* Ghi nhớ
IV. Luyện tập
 1.BT 1
 Trong câu thơ của ND , nách
chỉ góc tường ( Từ nách được dùng với nghĩa chuyển)
“ nách tường”chỗ tiếp giáp hai bức tường xây chắn quanh nhà câu thơ sinh động hơn.
2.BT2:
vTừ xuân trong câu thơ của HXH vừa chỉ mùa xuân , vừa chỉ sức xuân Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân => tâm trạng chán chường cho duyên phận éo le của mình .
v Từ xuân(cành xuân) trong câu thơ ND chỉ vẻđẹp của người con gái .
v Từ xuân (bầu xuân) trong câu thơ của NK chỉ chất men say của rượu ngon đồng thời được dùng với nghĩa chuyển chỉ sức sống của tuổi trẻ, tình cảm bạn bè thắm thiết.
v Từ xuân1 dùng với nghĩa gốc chỉ mùa xuân ,bắt đầu một năm mới. Từ xuân2 dùng với nghĩa chuyển chỉ sức sống mới ,sự tươi đẹp .
3.BT3:
a. Từ mặt trời ở đây được dùng với nghĩa gốc (nghĩa thực) biểu hiện của thiên nhiên.
b.Từ mặt trời dùng với nghĩa chuyển chỉ lí tưởng CM.
c.Từ mặt trời1 dùng với nghĩa gốc(nghĩa thực) hình ảnh của thiên nhiên. Từ mặt trời2 
 nghĩa chuyển so sánh con như mặt trời niềm tin, hạnh phúc của người mẹ.
4.BT4
 a.Từ mọn mằn được cá nhân tạo ra trên cơ sở láy âm (Dựa vào các phụ âm đầu là m: muộn màng, mờ mịt)
b.Từ giỏi giắn được tạo ra dựa vào các từ chỉ sự đảm đang tháo vát của một đối tượng nào đó. 
c.Từ nội soi được tạo ra theo mô hình cấu tạo từ: “nội” chỉ những gì thuộc về bên trong: nội tâm, nội thành “soi” một hoạt động có sự chiếu ánh sáng vào bên trong.
4.Củng cố 
 -Nhấn mạnh mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
 -Tìm thêm những từ mới được ra đời, lí giải phương thức cấu tạo của từ mới ấy.
5.Dặn dò:
 Học bài và soạn bài văn “Bài ca ngất ngưởng”

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI11.doc