Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7 đến 10

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7 đến 10

Tuần: 07

Tiết: 25

CHIẾU CẦU HIỀN

(Cầu hiền chiếu) – Ngô Thì Nhậm

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta.

 - Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục của Ngô Thì Nhậm.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại.

 - Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận.

 3.Thái độ: Trân trọng những hiền tài và đãi ngộ xứng đáng.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 30 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07
Tiết: 25
CHIẾU CẦU HIỀN
(Cầu hiền chiếu) – Ngô Thì Nhậm
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta.
	- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục của Ngô Thì Nhậm.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận.
	3.Thái độ: Trân trọng những hiền tài và đãi ngộ xứng đáng.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Cho học sinh đọc Tiểu dẫn và nêu lên những hiểu biết về tác giả ?
- Hoàn cảnh ra đời, mục đích của bài chiếu?
- HS phát biểu, GV tổng hợp.
HĐ2
- Tác giả đặt ra vấn đề gì cho người hiền và để làm rõ vấnn đề đó, người viết dùng hình ảnh nào?
-> Tác giả ví người hiền như sao trên trời và qui luật của tinh tú là chầu về sao Bắc Thần. Dùng hình ảnh so sánh và được trich từ sách Luận Ngữ của Khổng Tử.
- Việc mở đầu bài chiếu bằng lời Khổng Tử có tác dụng gì đối với các Nho sĩ thuở đó?
-> Tác giả không nói thẳng mà dùng hình ảnh hoặc lấy trong kinh điển Nho gia hoặc mang ý nghĩa tượng trưng và đặt câu hỏi tu từ hai khả năng, khiến người đọc không khỏi “vận vào mình” mà tự xem xét lại. (phủ định của phủ định)
-> Trước việc Quang Trung đem quân ra Bắc diệt nhà Trịnh, Nho sĩ Bắc Hà có thái độ như thế nào? Tại sao tác giả không kể trực tiếp những thái độ ấy mà dùng những hình ảnh gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn
- Tìm những từ ngữ trong đoạn 2b để chứng minh rằng, Quang Trung thành tâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền?
- Thực trạng đất nước lúc này như thế nào? Hình ảnh “Một cái cột không thể đở một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình” thể hiện thái độ của người viết như thế nào?
- Đối tượng và cách thức tiến hành?
- HS trả lời GV tổng hợp.
- Đoạn kết có nội dung như thế nào?
- Nhận xét về nghệ thuật của bài chiếu ?
- HS đọc ghi nhớ sgk để trả lời.
- Ý nghĩa của văn bản?
- GV gợi để HS tổng hợp.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Quê:làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (Thanh Trì - Hà Nội)
- 1775 ông đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức Đốc đồng trấn kinh Bắc; 1788, theo Tây Sơn, Vua Quang Trung tinh dùng.
- Người đóng góp nhiều cho Phong trào Tây Sơn, đặc biệt là soạn thảo các văn bản
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh sáng tác: (xem Tiểu dẫn Sgk)
- Mục đích: kêu gọi các bật trí thức ra giúp nước.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Đoạn một:
- Người hiền phụng sự cho thiên tử: tất yếu, hợp ý trời.
- Người hiền mà ẩn dật: như ánh sáng bị che lấp, vẻ đẹp bị giấu đi.
=> Theo qui luật tự nhiên và sách Nho gia: thuyết phục mạnh.
b. Đoạn hai:
- Thái độ của trí thức Bắc Hà:
 + Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích, bỏ phí tài năng.
 + Những người ra làm quan với Tây Sơn thì: hoặc sợ hay im lặng làm bù nhìn hoặc là làm việc cầm chừng (gõ mõ canh cửi).
 + Một số người đi tự tử uổng phí tài năng như người bị “chết đuối trên cạn”
=> Tế nhị, phê phán nhẹ nhàng và khát khao nhân tài.
- Hoàn cảnh đất nước:
+ Khó khăn buổi đầu.
+ Công việc nhiều và nặng nề. 
=>Khiêm nhường, tha thiết, thuyết phục cao.
c.Đoạn ba:
- Đối tượng cầu hiền: quan viên lớn nhỏ và thứ dân trăm họ “người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời” đều được phép “dâng sớ tâu bày mọi việc”. Ý tốt ý hay được trọng dụng; ngược lại không bị bắt tội.
- Cách thức tiến hành: các quan tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi, cho phép người tài tự tiến cử.
 => Tư tưởng dân chủ tiến bộ, đường lối rõ ràng cụ thể giàu tính khả thi.
d. Đoạn kết:
- Lời kêu gọi, động viên khích lệ.
- Chung tay gánh vác việc nước để cùng hưởng phúc lâu dài.
2. Nghệ thuật:
- Cách nói sùng cổ (thi pháp văn học trung đại);
- Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ kết hợp tình cảm tha thiết có sức thuyết phục cả về lí và tình.
3. Ý nghĩa văn bản:
 Thể hiện chiến lược, tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Qua bài học em hiểu như thế nào về người hiền và vai trò của người hiền với sự nghiệp phát triển đất nước.
	- Soạn bài đọc thêm: Xin lập khoa luật.
Tiết 26: Đọc thêm 
XIN LẬP KHOA LUẬT
(Trích: Tế cấp bát điều) – Nguyễn Trường Tộ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Nội dung của pháp luật và ý nghĩa của pháp luật đối với đời sống con người.
	- Cách lập luận chặt chẽ, xác đáng và tiến bộ.
	- Thấy được vai trò, nhiệm vụ công dân đối với pháp luật.
	2. Kỹ năng: đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
	3.Thái độ: tôn trọng chính sách pháp luật của Nhà nước.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS đọc tiểu dẫn và phát biểu nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
- HS trả lời, nhận xét và GV tổng hợp.
HĐ2
- HS đọc văn bản và cho biết quan điểm của NTTộ về luật?
- HS phát biểu và nhận xét bổ sung:
+ Kĩ cương.
+ Uy quyền
+ Chính lệnh (chính sách và luật pháp)
 => duy trì sự tồn tại đất nước.
* GV các nước phương Tây đề cao luật, nhờ đó mà quốc thái dân an.
- Quan điểm của tác giả về đạo và pháp luật?
- HS trình bày, nhận xét và tổng hợp.
* Thời kỳ phong kiến trị vì thiên hạ bằng đạo Nho.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 (SGK)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
- Luật có tác dụng cai trị xã hội, duy trì sự tồn tại của đất nước.
+ Quan dùng luật trị dân.
+ Dân theo luật mà giữ gìn.
-> Luật đề cao tinh thần dân chủ, gắn với đời sống con người.
- Đức trong pháp luật là lẻ công bằng.
- Chí công vô tư đó là cái gốc của đức trong luật.
-> Pháp luật và đạo đức gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Đạo Nho chỉ nói suông không có tác dụng.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Những điều trong bản điều trần mà em tâm huyết nhất.
	- Soạn phần ôn tập VHTĐ
Tiết: 27,28
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Các tác giả, tác phẩm đã học.
	- Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới.
	- Những nghệ thuật truyền thống và sự manh nha của sự thay đổi để hiện đại hóa văn học.
	2. Kỹ năng: nhận diện, phân tích, cảm nhận những tác phẩm văn học TĐ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung truyền đạt
HĐ1
- HD HS ôn tập một số vấn đề lớn về mặt nội dung của VHTĐ
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK
+ So với giai đoạn trước, văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có gì mới?
- Biểu hiện của trào lưu nhân đạo chủ ng từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX ?
- Lí giải qua những tác phẩm cụ thể?
- Gía trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh được thể hiện như thế nào?
- Nêu lại những giá trị về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
* GV HD HS nhớ lại nhũng đặc điểm về phương pháp sáng tác của VHTĐ.
HĐ2
- Gọi học sinh nhắc lại một số tác giả, tác phẩm đã học ở lớp 11.
- Cho học sinh thảo luận theo các yêu cầu trong bảng.
* Tổng hợp bằng bảng phụ.
* hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích những thi liệu Hán học
* HD cho HS nắm lại một số đặc điểm về phương pháp sáng tác của VHTĐ.
* Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK
I. NỘI DUNG.
 1. Cảm hứng yêu nước 
- Ý thức về vai trò của người trí trức đối với đất nước ( Chiếu cầu hiền- Ngô Thì Nhậm).
 - Tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật- Nguyễn Tường Tộ).
 - Tìm hướng đi cho cuộc đời trong hoàn cảnh bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát).
 - Cảm hứng bi tráng gắn với hoàn cảnh lịch sử (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)
2. Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
- Những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này:
 + Đề cao truyền thống đạo lí.
 + Khẳng định quyền sống của con người.
 + Khẳng định con người cá nhân.
- Vần đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đền hết thế kỉ XIX chính là khẳng định con người cá nhân. Cụ thể:
 + Truyện Kiều - ND: Đề cao vai trò của tình yêu. Đó là biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người ca nhân. Tình yêu ko chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp c/sống, qua tác phẩm, ( mối tình Kim-Kiều) nhà thơ còn muốn đặt ra vấn đề chống định mệnh.
 + Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): con người cá nhân gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ chóng phai tàn do chiến tranh.
 + Thơ Hồ Xuân Hương: Đó là con người cá nhân bản năng, khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực, dám nói lên một cách thẳng thắnnhững ước muốn của người phụ nữ bằng một cách nói ngang tàng, với một cá tính mạnh mẽ.
 + Truyện Lục Vân Tiên (NĐC): Con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo ngững chuẩn mực đạo đức Nho giáo.
 + Bài ca ngất ngưởng ( NCT): Con người cá nhân công danh, hưởng lạc, ngoài khuôn khổ.
 + Thơ Tú Xương: Nụ cười giải thoát cá nhân và tự khẳng định mình.
3. Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự- LHT) 
Tái hiện một bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa nhưng ngột ngạt, yếm khí nơi phủ chúa. Cuộc sống nơi pgủ chúa hiện ra thật lộng lẫy, giàu có khác hẳn người thườngvới danh hoa đua thắm, với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, với tấp nập kẻ hầu người hạ thế nhưng cuộc sống của con người lại ốm yếu, thiếu hẳn sinh khí - nguyên nhân căn bệnh của chúa nhỏ 
 => Thái đô ko đồng tình, thấp thoáng chút hài hước của tgiả- một lương y tài giỏi, đức độ, một tâm hồn trong sạch, ghét danh lợi, thuỷ chung với núi non cây cỏ.
4. - Gía trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn NĐC.
 - Yếu tố bi (đau thương): gợi lên từ đời sống vất vả, lam lũ; nỗi đau thương mất mát và tiếng khóc xót đau của những người còn sống.
 - Yếu tố tráng: lòng căm thù giặc, hành động quả cảm, sự ngợi ca công đức của ngững người nghĩa binh đã hi sinh. Tiếng khóc trong tphẩm là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao, cao cả.
II- PHƯƠNG PHÁP:
1. Liệt kê tác giả, tác phẩm và nội dung (Phụ lục cuối bài)
2.Một số đặc điểm của về hình thức của VHTĐ:
a. Tư duy nghệ thuật:
- Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm trong bài “Câu cá mùa thu ”của Nguyễn Khuyến
+ Tính quy phạm:Thể loại: thất ngôn bát cú, hình ảnh ước lệ: thu thiên, thu thuỷ, thu diệp, ngư ông
+ Phá vỡ tình quy phạm: cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, chiếc ao làng với sóng hơi gợn, nước trong veo, lối vào nhà ngõ trúc quanh co.., cách sử dụng vần điệu, vần eo gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng thu hẹp dần. Ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm.
Qua bài thơ, thấy được làng cảnh quê hương Việt Nam và tấm lòng của nhà thơ với q ...  khuya có đặc điểm gì nổi bật? 
- HS: Phát biểu: Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
* Ánh sáng – sự sống:
 + Một khe sáng ở một vài cửa hàng.
 + Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí.
 + Một chấm lửa nhỏ trong bếp lửa bác Siêu.
 + Ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”.
- GV: cuộc đời những con người nơi phố huyện hiện lên như thế nào? 
- HS: Mỗi người mỗi cảnh, nhưng họ đều có chung cái nghèo túng, buồn chán, mỏi mòn của những kiếp người nhỏ bé.
*“chừng ấy người trong bóng tối dang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
->Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
- GV: Cảnh đợi tàu được tả ntn? Vì sao chị em Liên và mọi người cố thức đợi tàu? 
- HS: thảo luận nhóm, cử đại diện phát biểu ý chung của toàn nhóm.
* GV gợi HS so sánh với hình ảnh và âm thanh lúc chiều tàn nơi phố huyện.
*Hồi ức về Hà Nội chợt ùa về trong Liên: “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xâm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.
- Ngôn ngữ, nghệ thuật trong văn bản?
- HS phát biểu và tổng hợp.
- Ý nghĩa của văn bản?
* Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm:
- Đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.
- Những ai phải sống trong một cuộc sống tối tăm, mòn mỏi, tù túng, hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng.
=> Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Nguyễn Tường Vinh ( Nguyễn Tường Lân), 1910 – 1942. Hải Dương
- Là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Cả ba người là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của ông là một bài thơ trữ tình...
2. Tác phẩm.
 - In trong tập “Nắng trong vườn” (1938).
 - Tiêu biểu cho truyện ngắn của Thạch Lam, kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Phố huyện lúc chiều tàn:
- Cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn.
- Gợi cho Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.
b. Phố huyện lúc đêm khuya:
- Khung cảnh thiên nhên và con người: ngập tràn trong bóng tối mênh mông.
- Nhịp sống lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ; những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày.
- Tâm trạng của Liên:
+ Nhỡ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội;
+ Buồn bả, yên lặng dõi theo những tháng ngày nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ;
+ Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
c. Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua:
- Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi lại chìm trong bống tối. 
- Chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua.
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu:
 + Biểu tượng của sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện.
 + Hình ảnh của Hà Nội hạnh phúc với những kí ức tuổi thơ êm đềm.
 + Khát vọng vươn lên, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh 
-> không cam chịu cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh.
2. Nghệ thuật:
 - Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng, chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
 - Bút pháp tương phản, đối lập.
 - Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của ảnh vật và tâm trạng con người.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
 - Giongj điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
3. Ý nghĩa văn bản:
 - Niềm cảm thương chân thành đối với những kiếp người nghèo khổ, chìm khuất trong mõi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước CM.
 - Trân trọng với những ước mơ nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Diễn biến tâm trạng của Liên trong tác phẩm.
	- Vì sao có thể nói Hai đứa trẻ giống như một “bài thơ trữ tình đượm buồn”.
	- Soạn chữ người tử tù.
Tiết: 39,40
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Đặc điểm chính của nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một người trọng nghĩa khinh tài.
	- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.
	- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại.
	- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
	3.Thái độ: trân trọng, yêu mến vẻ đẹp văn hoá dân tộc trong đó có nghệ thuật chữ thư pháp.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Phát biểu nét cơ bản về Nguyễn Tuân?
- GV giảng “nhà nho khi Hán học đã tàn” 
- Hiểu biết của em về Chữ người tử tù?
- HS trả lời, GV liên hệ hình ảnh Cao Bá Quát, tác giả bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
* Tp Vang bóng một thời:
- Xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”.
- Nhân vật chính:
 + Chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực trước hoàn cảnh nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”.
 + Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiếc đèn trung thu.
 + Trong số những con người đó, nổi bật lên là hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù”
HĐ2
- HS chia bố cục:
+ Từ đầurồi sẽ liệu: Cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại về tử tù Huấn Cao và tâm trạng của quản ngục.
+ Sớm hôm sau..trong thiên hạ: Cảnh nhận tội nhân, cách cư xử đặc biệt của quản ngục với Huấn Cao.
+ Còn lại: Cảnh cho chữ cuối cùng, “một cảnh tương xưa nay chưa từng có”.
- GV: Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được thể hiện trên những phương diện nào?
- HS: Trả lời. Tìm những chi tiết nói về tài hoa của nhân vật Huấn Cao: “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm  có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.
*GV: Giải thích thêm về nghệ thuật thư pháp: 
- GV: Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là một người anh hùng với khí phách hiên ngang bất khuất? Hãy chứng minh?
- HS: Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” .Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.
- GV: Là người có tài viết chữ đẹp nhưng HC chỉ mới cho chữ cho những ai? Vì sao như vậy?
- HS: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân”
- GV: Tại sao Huấn Cao lại nhận lời cho chữ quản ngục? Điều đó nói lên vẻ đẹp nào trong con người ông?
- HS: Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục.
* Câu nói của Huấn Cao:
 “ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”
-> Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
- GV: Hình tượng viên quản ngục có phải là người xấu, kẻ ác không? Vì sao ông ta lại biệt đãi Huấn Cao như vậy?
- HS: Tự biết thân phận của mình “kẻ tiểu lại giữ tù”.Bất chấp kỉ cương pháp luật, hành động dũng cảm – tôn thờ và xin chữ một tử tù.
* Bình “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” -> Sự thức tỉnh của quản ngục. Điều này khiến hình tượng quản ngục đáng trọng hơn.
- GV: Tại sao chính tác giả viết đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ? Ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật của cảnh cho chữ?
- HS: Bàn bạc thảo luận, trả lời.
- GV: Giảng giải. 
+“Trong một  phân gián”
+“Một người tù  mảnh ván”
+“Viên quả ngục  chậu mực”
-> Sự đối lập giữa cảnh vật, âm thanh, ánh sáng, mùi vị, không gian: càng làm nổi bật bức tranh bi hùng này.
- GV: Nhận xét về bút phá xây dựng nhân vật, pháp miêu tả cảnh vật của tác giả?
* Tình huống truyện:
 - Xét trên bình diện xã hội: 
-> Quản ngục: đại diện cho trật tự xã hội. 
-> Huấn Cao: nổi loạn, chờ chịu tội.
 - Xét trên bình diện nghệ thuật:
-> Huấn Cao: người tài hoa, sáng tạo ra cái đẹp.
-> Quản ngục: biết quý trọng, tôn thờ cái đẹp, yêu nghệ thuật thư pháp, xin chữ Huấn Cao.
- HS: phát biểu ý nghĩa văn bản.
- GV: chốt ý và liện hệ một số vẻ đẹp truyền thống như bận áo dài, đội nón lá... tạo nên vẻ đẹp thướt tha của người con gái, đến nay dần đánh mất.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Xuất thân:gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.
Là cây bút có phong cách độc đáo, nổi bật trong lĩnh vực truyện ngắn, đặc biệt là tùy bút.
2. Tác phẩm:
- Chữ người tử tù trong tập Vang bóng một thời (1940)
- “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” – Vũ Ngọc Phan.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Nhân vật Huấn Cao:
- Người nghệ sĩ tài hoa - nghệ thuật thư pháp.
- Người có khí phách hiên ngang bất khuất.
- Một nhân cách, một thiên lương cao cả.
-> Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tác rời nhau.
b. Viên quản ngục:
- Một người không phải là nghệ sĩ, làm nghề giữ tù nhưng lại có tâm hồn nghệ sĩ, ham mê, quý cái đẹp: “Cái sở nguyện của viên quan coi ngục là ... ông Huấn Cao viết”.
- Say mê tài hoa và kính trọng nhân cách của Huấn Cao nên cung kính biệt đãi Huấn Cao.
c. Cảnh cho chữ: 
- Cái đẹp được tạo ra nơi ngục tù nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại tỏa sáng nơi cái ác và bóng tối đang tồn tại.
- Tử tù trở thành nghệ sĩ – anh hùng, mang vẻ đẹp uy nghi, lẫm liệt.
- Kẻ cho là tử tù, người nhận là ngục quan, kẻ có quyền hành lại khúm núm, sợ sệt.
=> Cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái xấu, cái ác. Đây là sự tôn vinh nhân cách cao cả của con người.
2. Nghệ thuật:
- Tạo dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Thành công về thủ pháp đối lập và tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao, con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
3.Ý nghĩa văn bản:
- Khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện.
- Thể hiện nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Phân tích cảnh cho chữ – một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
	- Tại sao Nguyễn Tuân lại coi viên quản ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”
	- Xem trước bài luyện tập.
Duyệt tuần 10 - 18/10/2010
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 11 KTKN T7T10.doc