Giáo án Ngữ văn 11 tuần 22: Bám sát Tràng Giang

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 22: Bám sát Tràng Giang

Tuần 22

Bám Sát

TRÀNG GIANG

A. Mục tiêu bài học:

Ghs: Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản

B. Ptiện

- sgk, sgv, thiết kế bài học.

C.và cách thức tiến hành:

- Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận.

- Kết hợp ôn tập và luỵên tập.

D. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:cho biết chủ đề của bài thơ?

2. Gt bmới:Đến với hồn thơ Huy Cận trước cách mạng là đến với nỗi buồn “mang thiên cổ”. Cảm xúc trong những bài thơ của Huy Cận trong thời kỳ này là cảm xúc mênh mang về vũ trụ, về nỗi buồn da diết. Và trong cái “vũ trụ sầu” ấy, thi nhân đã khát vọng, đã kiếm tìm một điểm tựa mong thoát khỏi cái cô đơn, lạc lõng, bơ vơ trong tâm hồn. Với cuộc kiếm tìm ấy, nhà thơ đã tìm được gì?

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1774Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 22: Bám sát Tràng Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG EAKAR –GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11-TRẦN THỊ HOA-10/1/2010
Tuần 22
Bám Sát
TRÀNG GIANG
A. Mục tiêu bài học:
Ghs: Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản
B. Ptiện 
- sgk, sgv, thiết kế bài học.
C.và cách thức tiến hành: 
- Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận.
- Kết hợp ôn tập và luỵên tập. 
D. Tiến trình tổ chức dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:cho biết chủ đề của bài thơ?
2. Gt bmới:Đến với hồn thơ Huy Cận trước cách mạng là đến với nỗi buồn “mang thiên cổ”. Cảm xúc trong những bài thơ của Huy Cận trong thời kỳ này là cảm xúc mênh mang về vũ trụ, về nỗi buồn da diết. Và trong cái “vũ trụ sầu” ấy, thi nhân đã khát vọng, đã kiếm tìm một điểm tựa mong thoát khỏi cái cô đơn, lạc lõng, bơ vơ trong tâm hồn. Với cuộc kiếm tìm ấy, nhà thơ đã tìm được gì?
TG
HĐ CỦA GV-HS
NỘI DUNG
18p
18p
2p
HĐ1:Tìm hiểu mục 1.
*GV cung cấp những kiến thức cơ bản về týac giả HCận:
-Tại sao nói đến thơ HC trước cánh mạng là nói đến nỗi buồn?
-Nỗi ám ảnh trong thơ HC trước cách mạng là gì?
-Nội dung đó có liên quan gì đến bài TRÀNG GIANG?
+HS thảo luận nhóm 
+GV nhận xét,sửa chữa,bổ sung.
HĐ2:Tìm hiểu mục 2.
*Nhà thơ đã tìm cho mình lối thoát như thế nào?
+HS thảo luận nhóm 
+GV nhận xét,sửa chữa,bổ sung.
HĐ3:GVhướng dẫn hs tổng kết
1-Những cuộc kiếm tìm đến vật vã một lối thoát khỏi bế tắc: 
Nói đến thơ Huy Cận trước cách mạng là nói đến nỗi buồn. Thơ Huy Cận trước Cách mạng là cả một dòng sông buồn. Đến nỗi Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã phải nhiều lần thốt lên về cái buồn đó: “Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”, “Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não”, “ngày vui ngắn ngủi, chưa được mấy năm nỗi buồn đã trở về, thảm đạm và nặng nề hơn xưa”. 
Thế cho nên, đọc thơ Huy Cận trước Cách mạng, dễ mang đến cho người ta cái cảm giác buồn man mác đến thê lương. Nhiều lúc, suối buồn thương cứ tự trong thâm tâm chảy ra lai láng không vướng chút bụi trần: 
“Ôi! Nắng vàng sao mà nhớ nhung!
Có ai đàn lẻ để tơ chùng?
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đây cũng não nùng”
Cái buồn trong thơ Huy Cận trước Cách mạng là nỗi ám ảnh về không gian. Có lẽ trong cuộc viễn du, thi nhân đã nhác thấy được cái xa thẳm của thời gian và không gian nên người chỉ lặng lẽ buồn:
“một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”
Khi nói đến cô đơn, đến sầu chính là nhà thơ biểu hiện lòng vương vấn với con người. Thế cho nên chưa bao giờ nhà thơ thoát khỏi cái ý niệm đi tìm sự sống. Có thể nói thơ Huy Cận trước Cách mạng là cuộc kiếm tìm đến vật vã một lối thoát khỏi sự bế tắc của cuộc đời.
Tràng Giang là biểu hiện rõ nét nhất của nỗi buồn mang tính vũ trụ, mang ám ảnh không gian của thơ Huy Cận. Và trong bài thơ này, Huy Cận cũng thể hiện rõ không gian một cuộc kiếm tìm. Thực chất đó là cuộc kiếm tìm sự sống, tìm một lối thoát mong ra khỏi cái bế tắc của cuộc đời.
Khổ thơ thứ nhất mở ra bài thơ với sóng nước mênh mang:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Rõ ràng dòng sông ở đây không còn đơn thuần là dòng sông nữa. Nó trở thành dòng đời vô định. Trên cái dòng sông – dòng đời ấy nhà thơ kiếm tìm một cứu cánh mong thoát khỏi nỗi “sầu trăm ngả”, nhưng bất lực, trên đó chỉ là “buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả” và thấm đẫm nỗi chia lìa tan tác mà thôi.
Trên dòng sông đã không thể tìm lối thoát khỏi trạng huống cô đơn, nhà thơ dõi lên hai bên bờ sông mong một tia hy vọng cứu cánh:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Cảnh vật vẫn không thoát ra đựơc khỏi nỗi buồn. Cái không khí tiêu sơ, ảm đạm vẫn vây lấy cảnh, lấy tình.
Nỗi khát khao kiếm tìm ngày càng dâng lên trong lòng thi nhân thành một nỗi ám ảnh khắc khoải.
Tầm nhìn thấp không thể thỏa mãn được khát khao, nhà thơ chĩa ống kính nhìn sâu vào vũ trụ mong tìm một niềm vui an ủi:
“Nắng xuống trởi lên sây chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
Kiếm tìm trong vũ trụ để rồi chính cái vũ trụ hun hút thăm thẳm ấy lại dội trở lại tâm hồn nhà thơ nỗi sầu, nỗi cô đơn nặng nề hơn trước. Phải kể đến cái chiều sâu vô hình trong nỗi lòng cô đơn của tác giả ngoài những chiều không gian của vũ trụ. Nó cân bằng với vũ trụ và trở nên sâu thẳm như nỗi sầu mà vũ trụ chiếu xuống. Tâm hồn nhà thơ lúc này là cả một “vũ trụ sầu”.
Không tuyệt vọng, thi nhân trở về với cuộc sống để kiếm tìm niềm vui sự sống. 
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Không có một sợi dây nối liền bào cả: Không cầu, không bờ một con số không lớn đặt trước nhà thơ. Cái bờ bình yên bên kia vẫn cứ “lặng lẽ” chạy dài song song với những dòng bèo - dòng đời vô định. Những “bờ xanh bãi vàng” ấy gần đấy mà xa đấy. Cái dòng sông, dòng đời nghiệt ngã đã khiến cho khát vọng sang bờ bên kia trở nên tuyệt vọng. 
Vậy là trở về với cuộc sống nhà thơ vẫn không có cách gì thoát ra khỏi cô đơn được 
2-Lối thoát của một hồn thơ ảo não hay là lối đi của cả thế hệ thơ:
Để tìm ra lối thoát ấy trong hồn thơ Huy Cận, trước tiên ta hãy tìm trong “Tràng giang”, bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng. Thực chất, ngay trong Tràng giang Huy Cận đã tìm cho mình một lối thoát, đúng hơn là đã định hình một lối thoát khỏi cái bế tắc của thời cuộc.
Không chỉ trong Tràng giang, hãy đọc những bài thơ khác của Huy Cận, ta cứ nghe thấp thoáng cái giọng điệu muốn vùng lên, muốn phá tan tất cả đi để tìm kiếm một lối thoát:
“Non xanh ngây cả hồn chiều
Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia”
(Thu rừng)
“Gió về lòng rộng không che
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư”
(Buồn đêm mưa).
Ta hãy đi từ khổ thơ thứ ba của Tràng Giang: 
“bèo dạt về đâu hàng nối hàng”
Đã có một cái gì lóe lên ở câu thơ đầu khổ ba này. Sao không phải là “bèo dạt hàng nối hàng về đâu” mà là “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”? Rõ ràng ở câu thơ của Huy Cận đã nhấn mạnh vào câu hỏi “về đâu”. Đó là câu hỏi cần có câu trả lời, không chỉ với riêng nhà thơ mà của cả một thế hệ đang sống dưới ách nô lệ. Theo tác giả Huy Cận thì: “Nếu viết như thế chữ “về đâu” chỉ là sự than vãn cho cả một thế hệ () cho nên “bèo dạt về đâu” nó lột tả không chỉ sự than vãn thế hệ mà còn chỉ rõ khi một đất nước đã bị giày xéo thì ngay cả cá nhân với cá nhân trong đất nước cũng không thể trôi dạt bất hạnh cùng nhau được”. Như vậy mặc dù chưa biểu hiện rõ nhưng đã có một sự cựa quậy để cho một lối thoát mở ra.
Cuộc hành trình tìm về với cuộc sống khép lại trong buổi hoàng hôn:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Đến đây cánh chim nhỏ xuất hiện chính là dấu hiệu của sự sống! Âu đó cũng là một chút kết quả nhỏ nhoi của cuộc kiếm tìm vất vả. 
Và hai câu thơ cuối bài mới thực sự là kết quả của cuộc kiếm tìm:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Gác lại một bên cường độ của “lòng quê” và nỗi nhớ nhà gác lại những dòng thơ Thôi Hiệu, ta hãy đến với hai câu thơ này như là kết quả của cuộc kiếm tìm trên kia để xem nhà thơ đã tìm được gì. Phải chăng gõ cửa về quê hương là một phương thức cứu chữa duy nhất khỏi trạng thái bệnh lý cô đơn giữa mây trời non nước. Trong cái sầu lớn của nước non của thời đại mỗi cá nhân muốn thoát khỏi nỗi sầu ấy thì thường và cần phải tìm về với lòng quê. Lòng quê ấy hiểu rộng ra là lòng yêu nước!
Bài thơ kết thúc, kết quả của cuộc kiếm tìm là quê hương, là lòng quê tha thiểt. Đó cũng là lòng yêu quê hương đất nước. Đó là một sự chuẩn bị cho một một tư thế, tư thế đi theo một luồng ánh sáng, một guồng quay của thời đại, đó là Cách mạng. Mang những ý nghĩ về nỗi đau đời, dằn vặt trong những suy tưởng có lúc viển vông kiêu kỳ thì may mắn Huy Cận gặp Cách mạng. Cách mạng biến Huy Cận và thế hệ những nhà thơ mới từ người suy tưởng thành người hành động. Hãy đọc Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên ta đều thấy được sự thay đổi đó.
3-Tổng kết
 kết quả của cuộc kiếm tìm trong tràng giang nói riêng và trong thơ Mới nói chung là một sự chuẩn bị, một sự quẫy đạp giải thoát cho sự bế tắc trong thơ ca lãng mạn đương thời!

Tài liệu đính kèm:

  • docdoc tieu thanh ki(3).doc