Giáo án Ngữ văn 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Giáo án Ngữ văn 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Tiết 5 TCV

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Ôn lại những kiến thức cơ bản tư ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

- Làm một số bài tập rèn luyện kĩ năng.

B. Chuẩn bị

Thầy: Soạn giáo án Trò: Ôn lại kiến thức

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

HĐ 1: Kiểm tra bài cũ

 ? Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội?

 ? Tính chung ngôn ngữ được thể hiện ntn?

HĐ 2: Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 TCV
NS: 30/9/08 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
NG: 2/10/08
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Ôn lại những kiến thức cơ bản tư ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Làm một số bài tập rèn luyện kĩ năng.
Chuẩn bị
Thầy: Soạn giáo án Trò: Ôn lại kiến thức
Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 ? Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội?
 ? Tính chung ngôn ngữ được thể hiện ntn?
HĐ 2: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung kiến thức cần đạt
? Tính chung trong thành phần ngôn ngữ được thể hiện ntn?
?Ngoài ra tính chung của ngôn ngữ còn thể hiện ở phương diện nào?
? Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở những phương diện nào?
? Em hãy đọc to bài tập 2/SGK bài tập Ngữ văn 1? 6 và xác định yêu cầu của bài
Hãy phân tích và làm sáng tỏ cách kết hợp từ theo một biện pháp tu từ nhất định và những sang tạo riêng của Trần Đăng Khoa trong bài thơ “ Mưa”?
? Yêu cầu HS đọc bài tập 4/SGK BT NV 1/7 và xác định yêu cầu của bài tập.
- Tìm những từe ngữ quen thuộc nhưng được các nhà thơ sử dụng theo cách kết hợp mới, theo nghĩa mới và phân tích sự sáng tạo của cá nhân tác giả?
HSTL
HSTL
HSTL
HS đọc 
HSTL
HSTL
HS đọc
HSTL
HS viết đoạn văn và trình bày
A/ Lí thuyết
 I. Tính chung trong ngôn ngữ.
 1, Tính chung trong thành phần ngôn ngữ thể hiện:
 - Các âm và các thanh( các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...).
 - Các tiếng( tức các âm tiết): do sự kết hợp củấcc âm và các thanh theo nguyên tắc nhất định.
 - Các từ.
 -Các ngữ cố định( thành ngữ, quán ngữ).
 2, Tính chung còn thể hiện ở các qui tắc, và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.
 +Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép...
 + Phương thức chuyển nghĩa từ: từ nghĩa ggốc chuyển sang nghĩa nghĩa phát sinh.
 + Ngoài ra còn nhiều quy tắc và phương thức chung khác nữa thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách...của ngôn ngữ.
 II. Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân
 Thể hiện:
Giọng nói cá nhân
Vốn từ ngữ cá nhân.
Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc.
Việc tạo ra các từ mới.
Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
Biểu hiện trong phong cách riêng ngôn ngữ cá nhân.
 III. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ riêng và lời nói cá nhân 
Đó là mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau
+ Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá 
nhân sản sinh ra lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói cá nhân người khác.
+ Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, 
hiện thực hóa những yếu tố chung những quy tắc chung và phương thức chung của ngôn ngữ.
 Sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân góp phần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú.
B/ Thực hành
 1, Bài tập 1
Các từ trong bài thơ đều là những 
từ ngữ quen thuộc trong vốn từ chung của toàn XH.
NT: Nhân hóa( các vật thể như 
mưa, sấm, chớp, cây dừa, ngọn mừng tơi đi cùng với những từ ngừ chỉ hoạt động của con người như: rạch, ghé, khanh khách, cười, sải tay, bơi, nhảy, múa...) do vậy các vật thể có cuộc sống, tình cảm như con người.
2, Bài tập 2
Đây là những từ ngữ quen thuộc nằm trong ngôn ngữ chung của toàn XH.
Nhưng cách sử dụng của mỗi nhà thơ cóa sự khác nhau. Cụ thể:
a, Nt: nhân hóa(Đò: biếng lười, nằm mặc; Quán: đứng) biến các vật vô tri thành có tâm hồn, cảm xúc.
b, Nguyễn Du đã có cách kết hợp từ độc đáo ở chỗ dùng các động tác đo đếm vật thể( đông, lắc đầy) để kết hợp với từ sầu( chỉ trạng thái tâm lí vốn trừu tượng hiện lên một cách cụ thể, có thể cảm nhận bằng cảm giác.
c, Từ sâu vốn chỉđặc điểm không gian dùng để chỉ thời gian( trưa).
- kết hợp từ “ hi vọng” với “ bùn” thể hiện bùn sẽ mang lại mùa màng tốt tươi.
=> những cái đơn sơ, thô kệch vẫn có thể mang lại hương thơm cho cuộc sống.
-Bàn tay vãi giống: từ nghĩa đen là bàn tay vãi hạt giống trên đồng ruộng dẫn đến nghĩa bóng là bàn tay gieo sự sống mới cho đời.
3. Bài tập 3
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”. Sau đó em chỉ ra cách sử dụng từ sáng tạo của bản thân trong đoạn văn đó.
HĐ 3: Hướng dẫn học bài ở nhà 
 - Nắm được những nét chung, trong ngôn ngữ, và nét riêng trong lời nói nhân. và biết cách vận dụng vào bài viết của bản thân. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 5 TCV.doc