Tiết 1+2.
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
-Lê Hữu Trác-
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Kĩ năng:
Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.
Trân trọng lương y, có tâm có đức.
Tiết 1+2. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự) -Lê Hữu Trác- A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán. - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi. - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa. Trân trọng lương y, có tâm có đức. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận. 1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức. 3.Giới thiệu bài mới. Lê Hữu Trác không chỉ nổi danh là một “lương y như từ mẫu” mà còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với tập kí sự đặc sắc “ Thượng kinh kí sự” – đây là tác phẩm có giá trị hiện sâu sắc đồng thời thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả. Để hiểu điều này ta tiềm hiểu đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tiềm hiểu khái quát. Thao tác 1: tiềm hiểu về tác giả GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk Câu hỏi: 1) Phần tiểu dẫn sgk trình bày những nội dung nào?tóm tắt những nội dung đó? * Định hướng câu trả lời: - Vài nét về tác giả - Tác phẩm “TKKS” - Thể kí sự 2) Dựa vào sgk trình bày vài nét về tác giả Lê Hữu Trác? (hs trả lời cá nhân gv nhận xét chốt ý) Thao tác 2: Tiềm hiểu tác phẩm “TKKS” Câu hỏi: 1) Em hiểu như thế nào về tác phẩm “TKKS” ? GV hướng dẫn: - Xuất xứ tác phẩm - Nội dung đoạn trích. 2) Đọc - hiểu văn bản:ựa vào tác phẩm, em hãy cho biết nội dung đoạn trích ? (hs trả lời cá nhân) 3) Chia bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần? (hs suy nghĩ trả lời gv nhận xét chốt ý) Thao tác 3. Tiềm hiểu thể loại tác phẩm: Em hiểu như thế nào về thể kí sự? (hs trả lời cá nhân) Hoạt động 2. gv hướng dẫn hs đọc hiểu đoạn trích GV yêu cầu hs đọc đoạn trích. Thao tác 1: Hướng dẫn tiềm hiểu mục 1: Câu hỏi: 1) Tác giả đã thấy gì về quang cảnh bên ngoàicung ? Chi tiết nào miêu tả điều đó? 2) Tác giả có những suy nghĩ ntn khi lần đàu tiên thấy được những quang cảnh ấy? (hs suy nghĩ trả lời, gv nhận xét chốt ý) * GV giảng: Quang cảnh ở đó khác hẳn cuộc sống đời thường và tác giả đã đánh giá: “Cả trời Nam sang nhất là đây!”. Qua bài thơ ta thấy danh y cũng chỉ ví mình như một người đánh cá ( ngư phủ ) lạc vào động tiên (đào nguyên ) dù tác giả vốn là con quan sinh trưởng ở chốn phồn hoa nay mới biết phủ chúa. Quang cảnh đó càng được rỏ nét hơn khi đươc dẫn vào cung. GV cho hs đọc nhẫm lại đoạn trích và đưa ra câu hỏi hs thảo luận nhóm trả lời gv nhận xét chốt ý. 1) Tác giả kể và tả gì khi được dẫn vào cung? Những chi tiết nào được quan sát kĩ nhất? ( nhóm 1) GV giảng: Đại đường uy nghi sang trọng đến nổi một danh y nổi tiếng cũng chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cuối đầu đi “ và cảm nhận rằng ở đó toàn những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. 2) Thái độ của tác giả ntn khi bước vào cung? (nhóm 2 ) Qua con mắt và cảm nghĩ của tác giả ta thấy chúa Trịnh là một nơi đệ hưởng lạc để củng cố quyền uy , xa rời cuộc sống nhân dân, một nơi để hưởng lạc củng cố quyền uy bằng lầu cao cửa rộng che giấu sự bất ực cả mình trước tình cảnh của đất nước. 3) Thái độ của tác giả khi tiếp xúc với các lương y khác? ( nhóm 3 ) Hs đọc lại đoạn 3 và gv đưa ra câu hỏi hs trả lời gv nhận xét chốt ý: 1. tác giả kể và tả về thâm cung với những chi tiết nào?Qua đó ta thấy chúa Trịnh đã thể hiện cuộc sống vương giả ntn? Câu hỏi THMT: Qua cuộc sống của thế tử, em suy nghĩ ntn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người? 2) Qua lời kể và tả, ta thấy tác giả đã rơi vào thế bị động ntn? GV giảng: Chi tiết thế tử khen ông này lạy khéo là chi tiết rất đắt, vì nó vừa chân thực vừa hài hước kín đáo. Nó không chỉ tả cảnh sinh hoạt giàu sang của phủ chú mà còn nói lên quyền uy tối thượng của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp bé của người thầy thuốc và thái độ kín đáo khách quan của người kể. Mối quan hệ vua – tôi làm cho mối quan hệ giữa người ban ơn ( người chữa bệnh) và người hàm ơn ( con bệnh ) trở nên vô nghĩa bất bình đẳng. HS đọc đoạn cuối, gv giải thích các từ khó và đưa ra câu hỏi: 1) Cách chuẩn bệnh của Lê Hữu Trác cùng những biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này ? ( hs thảo luận trả lời gv nhận xét) GV giảng: Ông cũng muốn kết hợp việc nâng cao thể lực đồng thời với trị bệnh nhưng ông nghĩ nếu chữa lành quá sớm thì chúa sẽ khen và giữ lại làm quan, điều này ông không muốn. Trong ông có một mâu thuẫn phải trung với chúa nhưng phải tránh việc chúa bắt làm quan nên ông chọn phương sách bồi dưỡng sức khỏe. 2) Qua những phân tích trên , hãy đánh giá chung về tác giả ? -Hs suy nghĩ ,trả lời . -Gv nhận xét ,tổng hợp: Qua đoạn trích ,Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả ?Hãy phân tích những nét đặc sắc đó? - HS trao đổi ,thảo luận ,đại diện trình bày . - GV tổng hợp : Hoạt động 4: GV hướng dẫn hs tổng kết: Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa của đoạn trích? I. Tim hiểu chung: 1. Tác gia: Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông - Là y học, nhà văn, nhà thơ lớn nữa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh” 2. Tác phẩm “TKKS” và đoạn trích “VPCT”: a. Tác phẩm “TKKS”: - TKKS là tập nhật kí bằng chữ Hán, in ở cuối bộ “Y tông tâm tĩnh” - Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa. b. Về đoạn trích “VPCT”: * Nội dung: Sgk * Bố cục: 3. Thể loại: Thể kí sự là những thể văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh. II. Đọc - hiểu văn bản: 1.Tác giả kể chuyện được vua cho đem cáng đến đón vào cung chữ bệnh: - Cảnh bên ngoài: + Mấy lần cửa, theo đường bên trái dành cho người ngoài cung. + Tác giả thấy đâu đâu cũng cây cối “um tùm”, tiếng chim ríu rít, hoa đua thắm, mùi hương thoang thoảng, hành lang nối nhau liên tiếp, lời truyền báo rộn ràng, người qua lại như mắc cửi → Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của nhà chúa trong khi đó dân tình trong nước đang chịu nhiều khổ cực vì đói rét, vì chiến tranh. 2. Tác giả kể và tả những điều mắt thấy tai nghe khi được dẫn vào cung: - Tác giả đi qua mấy lần cửa đến một cái điếm, ở đó “ có những cây lạ lùng và những hòn đá lì lạ” “ cột và bao lơn lượn vòng” - Vượt qua một cái cửa lớn, bị chặn lại vì tác giả ăn mặc có vẻ lạ lùng” - Qua một đại đường rồi đến một gác tía, qua một cửa nửa tác giả quan sát kĩ “ nhà lớn thật cao và rộng, hai bên hai cái kiệu trên sập mắc một cái võng điều” => Tác giả đã bị ngợp , bị động trước cảnh uy nghi cẩn mật quá mức tưởng tượng. - Thái độ của tác giả: tự coi mình là “quê mùa” → khiêm tốn thân mật với các lương y. Đó là nét nhân cách của ông. 3. Tác giả kể và tả việc đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử: - Cảnh thâm cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ. - Thủ tục rườm rà, nhiêu khê: bữa ăn sáng của tác giả ở điếm hậu mã, cảnh mọi người chầu chực hầu thế tử, cảnh chuẩn bệnh kê đơn, phải lạy chào bốn lạy, lại được khen một câu : “ Ông này lạy khéo” → Nội cung là một cảnh vàng son, nhưng tù hãm, thiếu không khí, ngột ngạt, cuộc sống thế tử như “ con chim non nhốt trong lồng son”. 4. Tác giả nhận định bệnh và đề ra phương án chữa bệnh: - Bồi dưỡng thể lực, thể lực tốt sẽ đuổi được bệnh ( Quan điểm này xuất phát từ cuộc sống của thế tửi và các biểu hiện bên ngoài của bệnh) - Phương sách hòa hoãn, kéo dài thời gian chữa bệnh để ông có thể về lại quê nhà. => Đó là người thày thuốc giỏi ,giàu kinh nghiệm ,có lương tâm ,có y đức, => Một nhân cách cao đẹp ,khinh thường lợi danh,quyền quí, quan điểm sống thanh đạm ,trong sạch. 5. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm + Khả năng quan sát tỉ mỉ ,ghi chép trung thực ,tả cảnh sinh động + Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc . + Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm . IV. Tổng kết: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả. 3. Củng cố: - Hệ thống hóa kiến thức - Hs trả lời câu hỏi sau: Bài học đã cho em những nhận thức gì về chế độ phong kiến ngày xưa? Em thấy chế độ ta ngày nay có những điểm ưu việt gì trong mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo với nhân dân? 4. Dặn dò: Học bài cũ Soạn bài mới. Tiết 3: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân cùng mối tương quan giữa chúng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ TV. 3. Thái độ: - Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận. - Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn. 1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3.Giới thiệu bài mới. Các nhà khoa học cho rằng “ sau lao động và đồng thời với lao động là tư duy và ngôn ngữ “, tức ngôn ngữ là sản phẩm chung của XH loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm và từ đó tạo lập các mối quan hệ XH. Hay ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của XH mà mỗi cá nhân điều phải sử dụng để “phát tin” và “nhận tin” dưới các hình thức nói và viết. Như vậy, ngôn ngữ chung của XH và việc vận dụng ngôn ngữ vào từng lời nói cụ thể của mỗi cá nhân là một quá trình “ giống và khác nhau”, nhưng không đối lập mà lại có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Vậy cái chung ấy là gì? Ta tiềm hiểu bài “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân “. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động1: Hướng dẫn hs hình thành khái niệm về ngôn ngữ chung: Thao tác 1: GV cho hs tìm hiểu từ thực tiễn sử dụng ngôn ngữ hằng ngày qua ... trò vaø vai troø cuûa tieáng noùi trong söï nghieäp giaûi phoùng daân toäc. -Tieáng noùi raát quan troïng vôùi vaän meänh daân toäc “tieáng noùi thoáng trò” “tieáng noùi laø tinh thaàn cuûa daân toäc töø choái quyeàn töï do” "Tieáng noùi ñöôïc baûo toàn vaø phaùt trieån thì noù laø nhòp caàu tri thöùc giuùp tieáp xuùc neàn vaên minh, khoa hoïc theá giôùi, môû mang daân trí. - Daãn chöùng ñeå chöùng toû tieáng nöôùc mình khoâng ngheøo naøn + Ngoân ngöõ cuûa ND giaøu hay ngheøo + Taïi sao dòch nhöõng taùc phaåm TQ maø khoâng vieát taùc phaåm töông töï. "Ngoân ngöõ ngheøo hay ngöôøi duøng baát taøi. 3.Quan nieäm cuûa taùc giaû veà moái quan heä giöõa ngoân ngöõ nöôùc mình vôùi ngoân ngöõ nöôùc ngoaøi. Beân caïnh vieäc toân vinh tieáng meï ñeû, taùc giaû coøn thaáy ñöôïc vai troø cuûa ngoaïi ngöõ. Ngöôøi hoïc phaûi bieát moät ngoaïi ngöõ ñeå cho ñoàng baøo tieáp caän tri thöùc nhaân loaïi, ñoàng thôøi goùp phaàn boài ñaép laøm giaøu cho tieáùng meï ñeû. B. Nghệ thuật: Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luân chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận sắc sảo. C. Ý nghĩa văn bản: Từ mối tương quan giữa tiếng mẹ đẻ và nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức , bài viết đã thể hiện lập trường dân tộc và yêu nước của Nguyễn An Ninh. Ngày nay, tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá III. Toång keát.Baøi vieát baøn veà hieän töôïng lai caêng ngoaïi ngöõ luùc ñoù vaø khaúng ñònh tieáng Vieät ta raát giaøu coù, caàn ñöôïc boài ñaép cho phong phuù. -Qua baøi vieát, taùc giaû theå hieän caùi nhìn khoa hoïc, khaùch quan mang ñaäm tinh thaàn daân toäc. Gioïng ñieäu nheï nhaøng ñaày söùc thuyeát 4.Củng cố: - Qua baøi vaên, Nguyeãn An Ninh ñeà cao vai troø cuûa tieáng Vieät xem ñoù nhö moät vuõ khí höõu hieäu vaø quan troïng goùp phaàn ñeå giaûi phoùng caùc daân toäc bò aùp böùc. - Ñaây laø moät tö töôûng môùi meû vaø tieán boä cuûa oâng trong hoaøn caûnh hieän thôøi. 5. Daën doø - Hoïc baøi. - Soaïn: Ba coáng hieán vó ñaïi cuûa Caùc Maùc (Aêng-ghen). D. Rút kinh nghiệm: Tiết 106 + 107: BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC-MÁC PH. ĂNG – GHEN A. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen qua biện pháp so sánh tầng bậc cùng những đóng góp vĩ đại của Mác cho nhân loại. - Kĩ năng: Phân tích được tình cảm tiếc thương vô hạn của Ăng-ghen đối với Mác qua bài điếu văn. - Thái độ: Biết ơn và trân trọng những thành quả cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - Sử dụng phương pháp phát vấn, giảng bình, Thảo luận nhóm 1.2. Phương tiện: - Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu giá trị và vai trò của tiếng nói trong sự nghiệp giải phóng dân tộc? bài viết có ý nghĩa thời sự như thế nào? 3. Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử CM thế giới đã xuất hiện hai nhà tư tưởng vị đại đó là C.Mác và Ăng-ghen. Cống hiến của các bậc vĩ nhân ấy đối với lịch sử nhân loại là vô cùng to lớn và quan trọng. Trong tiết học này, chúng ta sẽ biết được ba cống hiến vĩ đại của C.Mác do Ăng-ghen viết để đọc trước mộ C.Mác. Bài điếu văn thể hiện sự tiết thương vô hạn trước tổn thất khôngthể bù đắp được của CM thế giới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV gọi 1 HS đọc to rõ phần tiểu dẫn trong SGK/92 - Giới thiệu tác giả và C.Mác - Em hãy nêu sự hiểu biết của em về Ăng – ghen và Các- Mác? GV chốt lại - Hoàn cảnh ra đời bài điếu văn - GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS đọc lại bằng giọng rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ, trầm hùng, mang tính chất hùng biện, thể hiện sự tự hào. - Em hãy cho biết bài điếu văn này được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? GV hướng dẫn HS trả lời + Bài điếu gồm 7 đoạn và 1 câu kết + Chia làm 3 phần GV giảng mở rộng BÁM SÁT Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - Hãy thử phân tích thái độ, tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác trong bài điếu văn. Thời gian? Không gian? Cảm xúc ? - Dựa vào văn bảng em hãy nêu những đóng góp to lớn của C.Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”? - GV nhận xét phần trả lời của HS và chốt lại - Những cống hiến của C.Mác có giá trị như thế nào? - Những cống hiến của C.Mác là tài sản chung của nhân loại, những cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên. - Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tăng tiến để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của C.Mác. Biện pháp ấy được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn? - GV gợi ý HS trả lời + Giống như Đac-uyn, Mác có: Cống hiến 1 Cống hiến 2 Cống hiến 3 - Mác được so sánh với các bậc vĩ nhân nào trong cùng thời đại: Đây không phải là so sánh vụn vặt, tầm thường mà là sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa của cùng thời đại, so sánh những phát minh và cống hiến quan trọng mà không phải ai cũng làm được và không phải đã có từ thời đại trước. - Ngoài nghệ thuật so sánh tăng tiếng, Ăng-ghen còn khai thác nghệ thuật nào khác? Cách sử dụng câu chữ, từ ngữ, cách làm nổi bật các luận điểm, luận cứ ® công lao của Mác đối với phong trào CM vô sản cũng như sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với C.Mác. - Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào?” GV GIẢNG: Ăng-ghen dẫn ra hàng loạt những phát hiện có tầm vóc lớn của Mác như: tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN, từ đó mới phát hiện ra giá trị thặng dư của phương thức sản xuất này và quan trong nhất là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn vào công cuộc Cách mạng vô sản. Kết quả: Mác đã trở thành nhà cách mạng lỗi lạc, một nhà khoa học kiệt xuất. Tư tưởng của ông vượt lên trên thời đại - Biện pháp so sánh tăng tiến được ăng-ghen sử dụng để làm nổi bậc cống hiến của C.Mác và tầm cao của một tư tưởng vĩ đại đối với thời đại. Thông qua đó, Ăng-ghen đã cho ta thấy sự khâm phục, kính trọng của ông đối với Mác. Đặc biệt ở cuối bài điếu văn Ăng-ghen bộc lộ tình cảm tiếc thương của mình cũng như của hàng triệu người dân trên thế giới trước sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của Mác. - Sự nghiệp của Mác là giải phóng giai cấp vô sản khỏi ách thống trị tư sản vì thế “kẻ đối địch” ở đây rất có thể là giai cấp tư sản, đối địch về phương thức sản xuất TBCN. Nhưng với những cống hiến vĩ đại của Mác đã nói trên thì có thể khẳng định “ông chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào”. - GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ - GV hướng dẫn HS ghi nhớ - GV hướng dẫn HS lần lượt làm bài tập trong SGK Bài 1: Nêu cảm nghĩ của em về những đóng góp của Mác đối với nhân loại? Bài 2: Lập dàn ý của bài điếu văn. I. Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả: * Ăng-ghen (1820-1895) - Sinh tại Bác-men (Đức). Là nhà triết học, lí luận chính trị xuất sắc - Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc tế cộng sản, người bạn chiến đấu thân thiết của Các-mác. -Ăng-ghen đã cùng Các-mác soạn thảo: “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”(1848) * Các-mác (1818-1883) - Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, người Đức - Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. - Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mác xít, chủ nghĩa xã hội khoa học. - Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản.. 2/ Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các-mác qua đời. 3/ Bố cục: - Phần 1 (đoạn 1-2): Không gian, thời gian và tư thế ra đi một cách rất nhẹ nhàng, thanh thản của C.Mác trước khi bước vào cõi vĩnh hằng - Phần 2 (đoạn 3-6): Những công lao và cống hiến của C.Mác cho lịch sử nhân loại - Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn trước tổn thất không thể bù đắp được này của nhiều người dân trên thế giới II. Đọc-hiểu: A. Nội dung: 1/ Tình cảm Ăng-ghen đối với Các-mác qua việc thuật lại lần cuối cùng gặp Các-mác: - Thời điểm của cuộc ra đi: Ngày 14/03/1883 (buổi chiều 3 giờ kém 15 phút) ® một giây phút như bao giây phút khác nhưng giây phút Các - mác ra đi nó đánh dấu một tổn thất lớn ® Đó là sự mất mác của nhà tư tưởng vĩ đại nhất: “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng vĩ đại” Þ Cách diễn đạt theo lối đòn bẫy nhằm nêu bật tầm vóc của Các - mác đó không phải là sự ra đi của một con người bình thường. - Không gian lúc ra đi: + Văn phòng của Các-mác + Trên chiếc ghế bành Þ Một không gian bình thường của một căn phòng, nhưng giữa không gian bình thường đó có một con người phi thường ® Các - mác: “Để Mác ở lại một mình vẻn vẹn chỉ có hai phút, chúng tôi đã thấy ông ngủ thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành - nhưng là giấc ngủ nghìn thu” ® Các-mác diễn đạt theo lối đòn bẫy làm nối bật niềm tiếc thương đau xót. Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các-mác: -Ăng -ghen đã sử dụng kết cấu trùng điệp để nêu bật tầm vóc của Các-mác và sự mất mác lớn lao của nhân loại: + Tầm vóc của Các-mác: nhà cách mạng, nhà khoa học. + Sự mất mát: Đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh, đối với khoa học, lịch sử. 2/ Những công lao và cống hiến của Các-mác: - C.Mác là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội. - C.Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN hiện nay và của XHTS do phương thức đó để ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. - C.Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng. Với những cống đến đó, C.Mác đã trở thành một nhà khoa học, một nhà cách mạng lỗi lạc và là người tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập ra hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Tất cả những cống hiến và đóng góp đó, C.Mác đã trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”. B/ Nghệ thuật so sánh tăng tiến: Biện pháp so sánh tăng tiến được Ăng-ghen sử dụng ở phần hai để làm nổi bật cống hiến của C.Mác và tầm sao của một tư tưởng vĩ đại đối với thời đại So sánh: Giống như: - Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ. - Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. C. Ý nghĩa văn bản: Với những đóng góp to lớn, Mác đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại . “ Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi” III. LUYỆN TẬP: Ghi nhớ: (Phần bài tập về nhà) 4.Củng cố: - Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác? - Đặc sắc nghệ thuật lập luận của tác phẩm? 5. Dặn dò: + Xem trước bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” + Khái niệm ngôn ngữ chính luận?+ Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận + Tìm hiểu lại một số văn bản như: Tuyên ngôn độc lập, Chiếu cầu hiền. D. Rút kinh nghiệm: ..
Tài liệu đính kèm: