Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết số: 44, 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ)

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết số: 44, 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ)

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm.

- Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hoá” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người.

- Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm hoạ sắc sảo, giọng điệu châm biếm.

 2. Kĩ năng

Đọc - hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng

 3.Thái độ

-Phê phán lên án và bày tỏ niềm xót xa trước những hiện tượng dị biệt lố lăng kệch cỡm của xã hội -Việt Nam buổi giao thời : thói a dua,học đòi hợm hĩnh

-Trân trọng đề cao những đóng góp quý báu của tác giả Vũ Trọng Phụng đối với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trào phúng

 4.Định hướng phát triển năng lực HS

- Năng lực chung

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra).

+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.

+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó về nội dung và nghệ thuật của văn bản, sưu tầm tài liệu )

+ Năng lực sáng tạo

+ Năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực đọc – hiểu các văn bản văn học theo đặc điểm thể loại.

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè.

+ Năng lực thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học)

+ Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.

II.Chuẩn bị bài học

1.GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

-Một số video các đoạn hát nói,một số tranh ảnh minh hoạ cho đoạn trích ( GV trình chiếu)

 2.HS : SGK,vở ghi chép,soạn bài tài liệu tham khảo

 

doc 8 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 857Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết số: 44, 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07/11/2019	
Ngày dạy :
Tiết số : 44-45-46
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ)
Vũ Trọng Phụng
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm. 
- Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hoá” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người.
- Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm hoạ sắc sảo, giọng điệu châm biếm.
 2. Kĩ năng
Đọc - hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng
 3.Thái độ
-Phê phán lên án và bày tỏ niềm xót xa trước những hiện tượng dị biệt lố lăng kệch cỡm của xã hội -Việt Nam buổi giao thời : thói a dua,học đòi hợm hĩnh
-Trân trọng đề cao những đóng góp quý báu của tác giả Vũ Trọng Phụng đối với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trào phúng
 4.Định hướng phát triển năng lực HS
- Năng lực chung
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra).
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó về nội dung và nghệ thuật của văn bản, sưu tầm tài liệu)
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực đọc – hiểu các văn bản văn học theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè.
+ Năng lực thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học)
+ Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.
II.Chuẩn bị bài học
1.GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
-Một số video các đoạn hát nói,một số tranh ảnh minh hoạ cho đoạn trích ( GV trình chiếu)
 2.HS :   SGK,vở ghi chép,soạn bài tài liệu tham khảo
III.Tiến trình bài học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Tại sao Nguyễn Tuân lại viết về cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù là “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
Yêu cầu HS cần chỉ ra được các yếu tố về không gian, thời gian và vẻ đẹp nhân cách của các nhân vật trong cảnh cho chữ nhất là cảm nhận được phẩm chất phi thường ở Huấn Cao.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1 : Khởi động
*Mục tiêu: Dẫn dắt, tạo tâm thế cho HS tìm hiểu đoạn trích
*Hình thức tổ chức : Hs làm việc cá nhân trên lớp
GV trình chiếu cho học sinh xem 1 đoạn video 90 giây
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ
+Cảm nghĩ của em sau khi xem xong đoạn video nói về ngày Bác mất?
+Viết các từ có cùng trường nghĩa diễn tả những trạng thái tình cảm của con người khi chứng kiến sự ra đi của một con người, đặc biệt đó là người thân của họ?
-B2: Hs suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4: GV chốt kiến thức
Trạng thái tích cực
Trạng thái tiêu cực
- Đau buồn
- Đau xót
- Đau đớn
- Buồn thương
- Tiếc thương
- Vui mừng
- Hả hê
- Hạnh phúc
- Thoải mái
- Dễ chịu
GV (Dẫn dắt): Vậy phải chăng khi sang bên kia thế giới, người ra đi đều nhận được niềm đau đớn, tiếc thương của những thành viên trong gia đình cũng như những người xung quanh? Lấy đó làm đề tài cho một chương văn trong tiểu thuyết Số đỏ của mình, nhà văn Vũ Trọng Phụng phản ánh liệu có theo quy luật tự nhiên ấy? Chúng ta cùng nhau đến với  đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
 Hoạt động 2: HĐ hình thành kiến thức ( 70 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được
- Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm. 
- Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hoá” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người.
- Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm hoạ sắc sảo, giọng điệu châm biếm.
 *Hình thức tổ chức :GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung,yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2. 1: Tìm hiểu chung
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ
+Những yếu tố nào về cuộc đời Vũ Trọng Phụng chi phối cách nhìn của ông  về cuộc đời?
+Theo em bối cảnh thời đại đã tác động như thế nào đến quan điểm sáng tác của Vũ Trọng Phụng ?
+Dấu ấn của nhà văn Vũ Trọng Phụng đối với văn học hiện đại Việt Nam ntn?
+Kể tên một số tác phẩm chính của Vũ Trọng Phụng?
+Dựa vào SGK tóm tắt lại tiểu thuyết Số đỏ,nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
+Xác định vị trí của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
-B3: Báo cáo thảo luận
-B4: GV chốt lại kiến thức
Vũ Trọng Phụng là một cây bút hiện đại có một số phận hết sức đặc biệt,một con người hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành ngòi bút hiện thực trào phúng xuất sắc
Cái nghèo cơ cực dai dẳng truyền kiếp vừa là động lực vừa là kinh nghiệm sống quý báu để VTP nhìn về thời thế
Thời đại của VTP 
+Các cuộc khai thác thuộc địa
+Sự du nhập và xâm chiếm của các trào lưu văn hoá tư tưởng Tây phương kết hợp với những tồn dư của cái cũ tạo nên một hiện thực hỗn tạp,bát nháo : Tây ta lẫn lộn
+Sự hình thành của các tầng lớp mới nhất là thị dân...
+Bản thân văn học trở thành hàng hóa,viết văn trở thành một nghề để kiếm sống
>>>Hiện thực đời sống góp phần tạo nên PC VTP ngược lại chính VTP đã làm cho hiện thực sống động hơn.
VTP có cái nhìn sắc gọt và luôn lấy hiện thực khách quan làm chân lí sáng tạo nghệ thuật >>>bút chiến
Về tiểu thuyết Số đỏ :
Số đỏ - một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu chi tiết
HĐ 2.2.1 : Tìm hiểu về nhan đề và mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích 
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ
+Theo em,nhan đề của đoạn trích có gì đặc biệt ?
+Qua nhan đề đó, em hiểu việc tang lễ ở nhà cụ cố Hồng như thế nào? Có những mâu thuẫn và tình huống trào phúng nào?
-B2: Thực hiện nhiệm vụ
-B3: Báo cáo thảo luận
-B4: GV chốt lại kiến thức
Nhan đề tạo ấn tượng mạnh
Tang gia lẽ thường phải u uất,thê lương tang tóc nhưng đặt trong tác phẩm này cái chết của cụ cố tổ là niềm hạnh phúc của đại gia đình ấy,niềm hạnh phúc mà họ đã chờ đợi quá lâu.
HĐ 2.2.2 : Hạnh Phúc của tang quyến và mọi người khác
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Trước cái chết của cụ cố Hồng, các thành viên trong đại gia đình cụ đã thể hiện thái độ như thế nào? Tìm các chi tiết cụ thể và tiêu biểu.
* Chia nhóm hoạt động : 5 nhóm
N1: Cụ cố Hồng?
N2: Vợ chồng Văn Minh?
N3: Cô Tuyết, cậu tú Tân?
N4: Ông Phán mọc sừng?
N5: Những người ngoài tang quyến?
+ Tâm trạng chung của mọi người khi cụ tổ mất?
+ Biểu hiện riêng của từng thành viên trong gia đình?
? Theo em, những chi tiết có chân thực không, có phóng đại không? 
? Từ hình dung về đám tang với niềm vui, hạnh phúc của mọi người, em có suy nghĩ gì?
- HS xem đoạn phim
? Niềm vui ấy còn lan sang những người ngoài gia quyến như thế nào?
(nhóm 5 trình bày?)
- GV nói thêm về : ông Typn, sư cụ Tăng Phú, hàng phố.
? Theo em, những chân dung biếm họa ấy có chân thực không? Có phóng đại không?
HS: Có sự hư cấu, bịa đặt, phóng đại nhưng lại rất chân thực, đậm chất trào phúng, hài hước ( tác giả dựa vào bản chất, sự thật cuộc đời để sáng tạo).
HĐ 2.2.3 : Cảnh đám ma gương mẫu
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Đám tang này có những nghi lễ gì? Có giống một đám ma hay không?
? Bạn bè, khách khứa đi đưa với một thái độ như thế nào?
? Điệp khúc “đám cứ đi” cho ta thấy điều gì?
- Diễn tả tốc độ chậm chạp, dềnh dàng của đám tang
- Khoe danh giá, giàu sang
- Đoàn người vô tâm
? Cảnh hạ huyệt là một màn hài kịch nhỏ. Hãy phân tích?
- HS xem đoạn phim
? Chi tiết bất ngờ cuối đoạn trích này là gì?
? Bút pháp nghệ thuật miêu tả của Vũ Trọng Phụng?
- thủ pháp điện ảnh.
- Cuộc báo hiếu linh đình nhất của gđ đại bất hiếu. Đám tang người chết là ngày hội của người sống và cơ hội hp cuả mọi người.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
* Gia đình
– Vũ Trọng Phụng (1912-1939), xuất thân trong một gia đình bình dân, “nghèo gia truyền” (Ngô Tất Tố), bị giày vò bởi miếng cơm manh áo hàng ngày. Cha mất khi ông mới 7 tuổi.
* Bản thân
– Tính cách: bình dị, khuôn phép, nền nếp (Lưu Trọng Lư), căm ghét XHTD nửa PK.
– Ông là người chăm học và có sức sáng tạo dồi dào.
* Thời đại
– Thực dân Pháp thực thi những chính sách khuyến khích lối sống ăn chơi sa đọa trụy lạc hóa thanh niên Việt Nam. Ở thành thi, những tiệm hút, nhà chứa, sòng bạc mọc lên như nấm. Phong trào Âu hóa, “vui vẻ trẻ trung” như một nạn dịch lan tràn
* Quá trình trưởng thành
– Chỉ được học hết tiểu học, phải đi làm kiếm sống  nhưng chẳng bao lâu thì mất việc; sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn.
– Ông mất năm 27 tuổi vì mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không có điều kiện chạy chữa.
– Thường xuyên tiếp xúc thân tình, bỗ bã trước các tầng lớp dưới đáy xã hội và bằng những học hỏi không mặc cảm, Vũ Trọng Phụng có được vốn sống phong phú và sự hiểu biết kỹ càng những người nghèo khổ nơi thành thị, những hạng cùng đinh mạt hạng, lưu manh đồng thời với đó là sự thông thuộc cả tầng lớp trên như dân biểu, viên chức
=> Tất cả những hiện thực bát nháo, lố lăng, trụy lạc, tha hóa, đầy rẫy bất công, cách biệt sang hèn, tiếng khóc chen lẫn tiếng cười đủ các giọng điệu in đậm và hiện rõ nét trên những trang viết của ông, tạo thành bức tranh xã hội phồn tạp, gây ấn tượng sâu sắc và nóng hổi hơi thở của cuộc sống đương thời với đủ chân dung.
b. Sự nghiệp
– Sự nghiệp văn chương: khối lượng tác phẩm đồ sộ
+ Phóng sự: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô -> “Ông vua p/s của Bắc kỳ”
+ Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Lấy nhau vì tình
– Quan điểm sáng tác:“ Các ông cho tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người cùng chí hướng với tôi cho tiểu thuyết là sự thực ở đời” (VTP).
– Vị trí: Nhà văn  hiện thực xuất sắc của VHVN giai đoạn 1936- 1939.
2. Tác phẩm
– Tiểu thuyết Số đỏ:
+ Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1936, năm đầu của Mặt trận dân chủ ĐÔng Dương, không khí đấu tranh dân chủ sôi nỏi, chế độ kiểm duyệt sách báo khắt khe của chính quyền thực dân tạm thời bãi bỏ. Bối cảnh đó tạo điều kiện cho các nhà văn công khai, mạnh mẽ vạch trần giả dối, thối nát, bịp bợm của các phong trào “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung” mà bọn thống trị khuyến khích, lợi dụng nhằm ru ngủ lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
– Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia.
+ Vị trí: thuộc chương XV của tiểu thuyết.
- Đọc và chia bố cục: 
+ Từ đầu ® gây ra cho Tuyết vậy: Cảnh chuẩn bị đám tang.
+ Tiếp ® hết: Cảnh đưa đám.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Nhan đề và mâu thuẫn trào phúng:
- Hạnh phúc >< tang gia: nghịch lí, kì lạ, giật gân. 
- Mâu thuẫn trào phúng: tang gia mà lại hạnh phúc, vui vẻ, sung sướng sự thật hài hước, mỉa mai.
- Nhan đề gây sự chú ý, gợi sự tò mò. Không những thế nó còn làm bật lên tiếng cười châm biếm đầu tiên.
Cái chết của cụ cố Hồng là điều hiển nhiên,nằm trong dự tính sẵn có của đại gia đình ấy,thậm chí đám con cháu phải đợi chờ nó quá lâu
2. Niềm vui, hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyến:
a. Niềm hạnh phúc của đám con cháu
- Tất cả mọi người đều vui vẻ, sung sướng. trong một niềm vui chung (Họ vui mừng vì cái chúc thư đã đi vào thời kì thực hành)
(+ Người ta tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma,
+Bề ngoài, họ cũng đi tìm lăng băm đông, lang băm tây, lang Tì, lang PhếĐặc biệt là đốc tờ Xuân)
- Mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai:
Cụ cố Hồng: khoe danh, khoe gia đình phúc lộc, ngồi “mơ màng, chống gậyho lụ khụ..” Ò háo danh, vô trách nhiệm, không hề có tình thương, đại bất hiếu.
 Vợ chồng Văn Minh: mừng vì chúc thư sắp được thực hiện, bà vợ thì sắp được mặc đồ xô gai tân thời (đám tang ông nội trở thành sân khấu thời trangÒ những kẻ thực dụng.
Ông Phán mọc sừng: vui vì sắp được chia tiền, hạnh phúc vì đôi sừng hươu vô hình trên đầu đã giúp hắn có thêm vài nghìn bạc Ò con người tồi tệ, trơ trẽn, đốn mạt.
 Cô Tuyết: mặc bộ y phục Ngây thơ, hở hang, lượn lờ giữa đám khách sang để phô bày sự hư hỏng của “kẻ chưa đánh mất cả chữ trinh”
Cậu tú Tân: sướng điên người lên vì có cơ hội để khoe tài chụp ảnh.
Tất cả họ đều nôn nóng, sốt ruột chờ đợi niềm vui, hạnh phúc của mình. Niềm vui của một đám con cháu đại bất hiếu.
b. Niềm vui của những người ngoài gia quyến
- Xuân Tóc đỏ: danh giá và uy tín được tăng lên Ò số đỏ.
- Bạn bè cụ cố Hồng: khoe huy chương, khoe râu, xúc động sung sướng khi nhìn Tuyết.
- Giai thanh gái lịch: được dịp hẹn hò, tán tỉnh,
- Min đơ và Min toa: vui vẻ, sung sướng vì có việc làm
 Lũ người bất nhân, bất nghĩa, vô văn hóa. Tác giả tố cáo tình người rẻ rúng và đen bạc!
3. Cảnh đám ma gương mẫu:
- Được tổ chức rầm rộ, tưng bừng, bát nháo, theo lối Ta, Tàu, Tây như một đám rước
+ Câu đối, vòng hoa, bức trướng,..
+ Người đi đưa: giai thanh gái lịch, quý bà, quý ông, quý cô: vui vẻ đủ thứ chuyện thô tục trên đời.
+ Đám đến đâu là rộn ràng đến đấy, làm hàng phố đều vui theo “thật là một đám ma to tát”.
+ Điệp khúc đám cứ đi ...
=> Đám rước, đám hội.
- Cảnh hạ huyệt: một màn hài kịch nhỏ.
+ Cậu tú Tân: bắt bẻ mọi người tạo dáng chụp ảnh
+ Cụ cố Hồng: gần như ngất đi.
 + Chi tiết bất ngờ: ông Phán khóc đến oặt cả người nhưng vẫn tỉnh táo dúi tờ bạc vào tay Xuân, chuẩn bị cho một cuộc doanh thương mới.
NT: Thủ pháp điện ảnh: xa – gần – cận cảnh: bóc trần, lật tẩy những bộ mặt giả dối, rởm đời.
Ú Đám ma gương mẫu cho sự giả dối, rởm hợm, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa.
- Một bức tranh xh thực dân thu nhỏ với tất cả sự xấu xa, kệch cỡm, lố lăng.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật
– Bút pháp châm biếm thể hiện tài năng bậc thầy: Phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt cùng tồn tại trong một sự vật, con người, từ đó làm bật lên tiếng cười. Vừa xoay quanh những mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa xoay quanh những tình huống khác nhau, tạo thành một màn hài kịch biến hóa.
– Cách quan sát, miêu tả linh hoạt từ toàn cảnh đến cận cảnh làm bật lên mâu thuẫn giữa chân thành, giả dối.
– Kết hợp thủ pháp đối lập và cường điệu để tạo nên những bức chân dung biếm họa, những sự thật phi lý mà họp lý, lật tung bộ mặt của bọn đạo đức giả.
2. Nội dung
Vạch trần sự thật xấu xa của cái gọi là “Âu hóa”, “văn minh” mà kẻ thù đang khuyến khích, lợi dụng lúc bấy giờ. Đoạn trích đã góp lên tiếng chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận người Việt Nam trước đây cũng như bây giờ.
Hoạt động 3: HĐ Luyện tập ( 5 phút )
*Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
*Hình thức tổ chức : hs làm việc cá nhân trên lớp
-B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Câu hỏi: ChØ ra nh÷ng ch©n dung, nh÷ng hµnh vi, nh÷ng c©u nãi trµo phóng trong ®o¹n trÝch “ H¹nh phóc cña mét tang gia”.
-B2:HS thực hiện nhiệm vụ
-B3:Báo cáo kết quả làm việc
-B4: Gv chốt kiến thức
 Hoạt động 4 : Hoạt động  vận dụng ( 3 phút )
*Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
*Hình thức tổ chức : gv nêu câu hỏi,định hướng cho hs làm tại nhà
-B1: Gv chuyển giao nhiệm vụ
Câu hỏi : Từ nội dung của đoạn trích anh /chị có suy nghĩ như thế nào về lòng hiếu thảo trong xã hội hiện đại ?
-B2: Gv định hướng cách tiếp cận vấn đề giao hs về nhà thực hiện
 Hoạt động 5:  Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 2 phút )
*Mục tiêu: Giúp HS mở rộng thêm những điều đã học từ tác phẩm
*Hình thức tổ chức : giao hs làm việc tại nhà
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
Câu hỏi: Tìm đọc trọn vẹn nội dung tiểu thuyết Số đỏ từ đó nêu cảm nhận của a/c về bức tranh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX ?
-B2:Định hướng của giáo viên
Số đỏ là bức tranh xã hội Việt Nam thu nhỏ,bao quát toàn cảnh những hiện tượng,những lớp người và những trào lưu lố lăng,kệch cỡm,dị thường đang dần bóp méo những giá trị căn cốt của dân tộc
HS cần bám sát hành trình từ một kẻ đầu đường xó chợ đến một bậc vĩ nhân sáng giá của Xuân tóc đỏ để thấy được bộ mặt nhớp nháp của xã hội đương thời.
Chỉ ra và bình luận được nghệ thuật trào phúng sắc sảo của tác giả
-B3: học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
 Dặn dò :
 - Nắm kĩ nội dung, bút pháp trào phúng của tác giả trong đoạn trích.
 - Soạn: Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Rút kinh nghiệm bài học . 
 Ninh Bình,ngày..tháng..năm 2019
 Lãnh đạo duyệt Tổ trưởng CM Người soạn 
 Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Hương Nguyễn Xuân Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_so_44_45_46_hanh_phuc_cua_mot_tang_g.doc