Giáo án Ngữ văn 11 tiết 96: Tập làm văn: Trả bài viết số 6

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 96: Tập làm văn: Trả bài viết số 6

Tiết 96: Tập làm văn:

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Thấy được những ưu điểm cũng như những nhược điểm trong bài làm của mình.

- Rút ra được những kinh nghiệm để làm tốt hơn các bài viết sau.

B. Phương tiện và cách thức tiến hành.

1. Phương tiện:

- Thiết kế bài giảng, bài làm của HS.

2. Cách thức:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và phát hiện lỗi trong bài .

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1638Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 96: Tập làm văn: Trả bài viết số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/03/2010
Ngày dạy: 20/03/2010
Tiết 96: Tập làm văn: 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
Thấy được những ưu điểm cũng như những nhược điểm trong bài làm của mình.
Rút ra được những kinh nghiệm để làm tốt hơn các bài viết sau.
Phương tiện và cách thức tiến hành.
Phương tiện:
Thiết kế bài giảng, bài làm của HS.
2. Cách thức:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và phát hiện lỗi trong bài .
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.(1')
Kiểm tra bài cũ (2').
Gọi một HS đọc lại đề đã ra.
Vào bài(2')
Lời dẫn: Tiết này cô trả bài viết số 6, các em tập trung chú ý vào bài cô sửa để nắm được những ý cần đạt của đề, đồng thời nhận ra được những điểm các em đã làm được cũng như những lỗi còn mắc phải, từ đó rút kinh nghiệm làm bài sau tốt hơn.
Bài mới.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
15'
15'
5'
HĐ 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và xây dựng dàn ý.
TT1: Hãy xác định yêu cầu của đề?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung.
TT2: Trình bày những điểm cần nêu ở phần mở bài?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung.
TT3: Xác định những luận điểm chính của đề?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung.
TT4: Nhiệm vụ của kết bài?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: GV nhận xét chung bài làm của HS và chữa những lỗi các em thường gặp.
TT1: GV nhận xét những ưu, nhược điểm chung trong bài làm của HS.
TT2: GV chữa một số lỗi mà HS mắc phải nhiều trong bài.
HĐ 3: Tiến hành phát bài và đọc một số đoạn văn của HS trước cả lớp.
TT1: Phát bài
TT2: Đọc đoạn văn hay của HS.
I. Phân tích đề.
1. Xác định yêu cầu của đề và phương thức nghị luận của đề.
- Yêu cầu: làm bật lên được tâm trạng của nhà thơ Huy Cận trong bài “Tràng giang”.
- Phương thức: kết hợp phân tích, chứng minh, so sánh, bình giảng.
2. Xây dựng dàn ý.
a. Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Huy Cận cùng bài “Tràng giang”.
- Nêu được nét tâm trạng nổi bật của Huy Cận trong bài “Tràng giang”.
b. Thân bài:
- Cảm giác cô đơn, bé nhỏ của nhà thơ khi đứng trước không gian mênh mông sông nước, đất trời.
+ Hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật:
. Trời lên cao chót vót, Sông dài, trời rộng, Mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh mỏi. à bao la, rộng lớn.
+ Từ ngữ:
. Từ láy: chót vót, đìu hiu, mênh mông
. Điệp từ: điệp điệp, song song.
à không gian rộng lớn mà hiu quạnhà dễ gây nỗi buồn.
=> Đứng trước không gian rộng lớn mà cô quạnh, không một sự gần gũi, thân mật khiến tác giả thấy mình trở nên nhỏ bé, cô đơn, lẻ loià buồn.
- Nỗi niềm của nhà thơ đứng trước sự trôi nổi của kiếp người.
+ Hình ảnh gây sự chia lìa, tan tác: thuyền- bến; củi một cành khô- lạc mấy dòng; bèo dạt; à buồn.(Nghĩ tới thân phận mình lúc bấy giờ trong tình cảnh người dân mất nước, sống không phương hướng cũng như số phận cành củi khô, áng bèo trôi nổi).
è Nỗi buồn của thi nhân là nỗi buồn mang tính thời đại- thời đại Thơ mới- thời đại con người mất nước, mất tự do, con người sống vô định, không tương lai, không hy vọng, không phương hướng.
c. Kết bài:
- Khẳng định và kết lại ý đã phân tích: bài thơ thấm đẫm tâm trạng buồn thương vì của tác giả về sự cô đơn, sự nổi trôi của thân phận- một nỗi buồn thời đại.
II. Nhận xét, đánh giá và chữa lỗi.
1. Nhận xét, đánh giá:
a. Ưu điểm:
- Lớp có ý thức làm bài.
- Một số HS có sự đầu tư sâu.
b. Nhược điểm:
- Chữ xấu, sai lỗi chính tả nhiều, trình bày cẩu thả.
- Tên tác phẩm + trích thơ không để trong ngoặc kép.
- Trong bài làm còn viết tắt nhiều.
- Diễn đạt còn rối.
- Chưa có sự phân ý rõ ràngà bài viết lan man.
- Nhiều HS xác định đề sai (nghiêng sang phân tích âm hưởng cổ điển trong một bài thơ mới.)
2. Chữa lỗi:
- Nhầm đề: Hữu Phúc, Bôi, Uyên, Nhung, Thuận.
- Nhầm kiến thức:
+ Gọi Huy Cận là nhà văn (Vĩnh Thành).
+ Đa số các bài thơ của ông nói về phong trào hoạt động cách mạng của mìnhànhầm sang Tố Hữu (Phạm Thành).
- Chính tả:
+ Từ “Thơ mới” chứ không phải “thơ mới”.
+ Chữ “đã” cứ viết thành “đà” (Quốc Tuấn).
+ “Gửi” chứ không phải “gữi”, “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn” (Hậu, Nhung).
+ “Cảm xúc” chứ không phải “cảm súc”.
- Diễn đạt:
+ Đã sửa cụ thể trong bài: Phú, Ngọc, Quốc Tuấn, Phúc, Mỹ, Bôi, Huỳnh Thuận, Ngọc Huy .
III. Phát bài và đọc một số đoạn viết tốt.
1. Phát bài.
- Lớp trưởng và lớp phó học tập phát bài tới các bạn trong lớp.
2. Đọc mẫu một số đoạn viết có cảm xúc.
- Bài của Hà, Long, Vân Anh.
Củng cố, dặn dò: (5')
- Củng cố: 
+ Khi viết văn cần xác định đúng yêu cầu của đề, tìm ý và lập dàn ý để bài viết không bị rối, không thiếu ý cũng như lặp ý.
- Dặn dò:
+ Về nhà đọc lại bài đã sửa để thấy lỗi của mìnhà rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
+ Soạn bài: Tôi yêu em- Puskin.
Đà Nẵng ngày  tháng  năm
Chữ ký của BCĐ Chữ ký của GVHD Chữ ký của SVTT
Lê Phước Dũng Nguyễn Thị Huyền Nhung Nguyễn Thị Lê

Tài liệu đính kèm:

  • docbai viet so 6(1).doc