Giáo án Ngữ văn 11 tiết 89, 90: Tương tư ( Nguyễn Bính)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 89, 90: Tương tư ( Nguyễn Bính)

Tuần 23

 Đọc văn

TƯƠNG TƯ

( NGUYỄN BÍNH)

TIẾT 89,90

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhuỵ.

- Nhận ra được vẻ đẹp một bài thơ mới đậm đà phong vị ca dao.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

Tiết 89

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 21057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 89, 90: Tương tư ( Nguyễn Bính)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
 Đọc văn 
tương tư
( nguyễn bính)
Tiết 89,90
Ngày soạn: 17/2/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhuỵ.
- Nhận ra được vẻ đẹp một bài thơ mới đậm đà phong vị ca dao.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
Tiết 89
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ. Cảm nhận vẻ đẹp 2 câu thơ cuối của bài thơ : “ LBKXD”?
 3,Dạy bài mới.
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
CH: Nêu những nội dung trong phần tiểu dẫn trong sgk ?
- ấn tượng của Em về tác giả?
Hôm qua em ...ít nhiều
CH: Đọc bài thơ ? Chia bố cục bài thơ?
- Chú ý bố cục của bài thơ được phát triển theo diễn biến tâm trạng của chàng trai trong ty.
Tương tư là nhớ nhau, nhưng ở bài thơ này có lẽ là nỗi nhớ đơn phương của chàng trai giành cho cô gái trong tình yêu.
CH: Nỗi nhớ nhung trong ty được bộc lộ trong 4 câu thơ đầu như thế nào?
Không gian càng xa cách thì nỗi nhớ càng sâu đậm và da diết.
CH: Nỗi băn khoăn dỗi hờn trong ty được bộc lộ ntn?
CH: Lời trách móc có hợp lí không?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
Tiết 90
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ 
 3,Dạy bài mới.
CH: Chàng trai than thở những điều gì trong ty?
CH: Lời trách móc thể hiện tình cảm của chàng trai ntn?
CH: Khát vọng trong ty được thể hiện ntn?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Tiểu dẫn.
- Tác giả: Nguyễn Bính ( 1918 - 1966) quê quán Vụ Bản - Nam Định.
- Đến với thơ ca từ khá sớm, là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ Mới với một hồn thơ đậm chất thôn quê, dân gian.
- Sáng tác tiêu biểu:
+ " Lỡ bước sang ngang" ( 1940)
+ " Mười hai bến nước" ( 1942)
- Bài thơ Tương tư rút trong tập Lỡ bước sang ngang.
II/ Đọc – chia bố cục.
1. Đọc 
2. Bố cục.
- Phần I: 4 câu đầu : Nỗi nhớ nhung trong tình yêu.
- Phần II: 2 câu tiếp: Băn khoăn dỗi hờn trong ty.
- Phần III: 8 câu tiếp: Than thở trong ty.
- Phần IV: 6 câu cuối, khát vọng mong mỏi, lời trách trong tình yêu.
III/ Đọc hiểu.
1. Phần I: 4 câu đầu : Nỗi nhớ nhung trong tình yêu.
- Hình ảnh thơ được sử dụng khá độc đáo, biện pháp hoán dụ, ngôn ngữ dân dã thôn quê, thành ngữ dân gian 9 nhớ 10 mong tác giả đã thể hiện thành công nỗi nhớ nhung trong ty của nhân vật trữ tình.
- Mượn Thôn Đoài nhớ Thôn Đông nhưng thực ra là nỗi nhớ của người TĐ tới người TĐ, nỗi nhớ của chàng trai giành cho cô gái.Hai nhân vật trữ tình được đặt ra ở đầu và cuối câu thơ, ở giữa là nỗi nhớ theo cấp độ tăng tiến 9 rồi lại 10. Đó là nỗi nhớ nhung, sự mong đợi đến vời vợi, một nỗi nhớ đến da diết khôn nguôi thấp thỏm không yên trong lòng của chàng trai.
- Mượn quy luật tự nhiên để nói đến quy luật ty. Với giời là gió mưa còn với ty nhớ nhung, tương tư là chuyện bình thường. Là một thứ bệnh trong ty muôn thuở.
2.Phần II: 2 câu tiếp: Băn khoăn dỗi hờn trong ty.
- Khoảng không gian là hai thôn tưởng cách xa nhưng lại cùng chung một làng, như vậy khoảng cách đó lại trở lên rất gần. Đây là lí do để hình thành lời trách cứ ở câu thơ thứ hai.
- Lời trách: sao em không sang bên này
+ Có vẻ vô lí vì chàng trai đã không chủ động mà thụ động chờ đợi.
+ Hợp lí ở chỗ, trong ty thương vụng nhớ thầm không được đáp lại nên nảy sinh tâm trạng hờn dỗi nên trách móc đây cũng là một nét tâm lí dễ hiểu trong ty.
- Nắm được nội dung bài học.
- Soạn phần còn lại
3. Phần III: 8 câu tiếp: Than thở trong ty.
- Than thở:
+ Nhịp thơ 3/3 khiến bước đi của thời gian rất chậm, ngày mới lại lặp lại ngày đã qua một cách chán ngán trong vô vọng, thể hiện tâm trạng mong chờ đến mòn mỏi của chàng trai về tình yêu.
+ Thời gian làm cảnh vật thay đổi, là xanh thành lá vàng, đằng sau đó là tâm trạng mong chờ đến héo hon sầu muộn của nỗi tương tư.
- Trách móc xa xôi, mát mẻ.
+ Không gian làng quê quen thuộc, với đò giang, đầu đình là những yếu tố quen thuộc để chàng trai đễ dàng bộc lộ lời trách yêu.
+ Không gian liền kề, đò giang không phải lội mà chỉ cách một đầu đình thế mà mình không sang mà tình xa xôi. Lời hờn dỗi trách cứ tăng theo nỗi nhớ của chàng trai.
- Bộc lộ trực tiếp tình cảm:
" Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho"
+ Đại từ ai được sử dụng đa nghĩa nhưng ở đây để chỉ cô gái thôn Đông. Lời giãi bày chân thật, thức vì tương tư vì nỗi nhớ cô gái liệu cô gái có biết hay không.
4. Phần IV: 6 câu cuối, khát vọng mong mỏi, lời trách trong tình yêu.
- Đoạn thơ sử dụng hàng loạt những hình ảnh thơ cặp đôi thể hiện nỗi nhớ , sự mong mỏi được gắn kết lứa đôi của chàng trai.
+ Bến/đò
+ Hoa khuê các/ bướm giang hồ
+ Nhà em/nhà anh
+ Giàn giầu/hàng cau
+ Thôn Đoài/thôn Đông.
- Sự sắp xếp rất có dụng ý và kết thúc là hình ảnh của cau và trầu, thể hiện nỗi niềm tương tư gắn với khát vọng ty và hôn nhân. Câu thơ cuối là một câu hỏi chân thành thể hiện những khát vọng tha thiết về tình yêu và hôn nhân.
IV/ Tổng kết.
1. Nội dung.
- Thể hiện tâm trạng tương tư và khát vọng chân thành trong ty.
- Sự hoà quyện giữa duyên quê và cảnh quê.
2. Nghệ thuật.
- Thể thơ lục bát, giọng điệu, ngôn ngữ đậm chất chân quê, hồn quê.
 - Làm bài tập nâng cao 
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • doc89,90 Tuong tu.doc