Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 87, 88: Một thời đại trong thi ca

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 87, 88: Một thời đại trong thi ca

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội

- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả.

2. Kĩ năng

- Phân tích được những nét đặc sắc trong phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh

3. Thái độ

- Nâng cao năng lực thẩm mĩ, giúp HS biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương.

4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II.CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và nêu ngắn gọn giá trị nội dung của bài thơ ?

 

docx 8 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1799Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 87, 88: Một thời đại trong thi ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / 02 /2020
Ngày dạy :
Tiết : 87 - 88
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(Trích Thi Nhân Việt Nam)
 Hoài Thanh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức 
- Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội
- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả.
2. Kĩ năng 
- Phân tích được những nét đặc sắc trong phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh
3. Thái độ 
- Nâng cao năng lực thẩm mĩ, giúp HS biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương.
4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.
II.CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và nêu ngắn gọn giá trị nội dung của bài thơ ?
3. Bài mới
 Hoạt động 1 : Khởi động 
*Mục tiêu : dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học
*Hình thức tổ chức : gv đặt vấn đề để học sinh suy nghĩ và trả lời
-B1 : Chuyển giao nhiệm vụ
Bằng hiểu biết cá nhân em hãy kể tên một số nhà lí luận phê bình văn học mà em biết đến ?
-B2 : Thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4 : Hình thành kiến thức
	Lí luận phê bình văn học VN là một thể loại hình thành và phát triển từ những năm 30 của thế kỉ trước,mảng phê bình lí luận góp phần quan trọng trong việc định hình,đánh giá,nâng cao giá trị của các tác phẩm văn chương nghệ thuật;ghi dấu đậm nét trong mảng viết này phải kể tới : Dương Quảng Hàm,Trương Tửu,Vũ Ngọc Phan;Đặng Thai Mai;Thiếu Sơn và đặc biệt phải nhắc tới tên tuổi của nhà phê bình rất mực tài hoa : Hoài Thanh
“Cuộc đời của Hoài Thanh từ thuở thiếu thời cho đến lúc trái tim ngừng đập là một chuỗi dài của những cuộc tìm kiếm đầy thích thú mê say cái hay và vẻ đẹp của văn chương. Như một nhà địa chất cần mẫn và yêu nghề, Hoài Thanh đã phát hiện được không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp bụi thời gian hoặc trong các mạch chìm nổi của cuộc đời, nhất là trong hiện tại” (Từ Sơn). Và cũng đúng như lời thơ bất hủ của Nguyễn Du: “Sống là thể phách, thác là tinh anh”, với Hoài Thanh, cái tinh anh mà ông để lại cho đời chính là những tác phẩm phê bình văn học tài hoa và tinh tế, mà đỉnh cao là cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng thẩm bình văn học của con người tài hoa này.
 Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
*Mục tiêu : giúp học sinh
- Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội
- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả.
*Hình thức tổ chức : gv kết hợp các phương pháp dạy học,chuyển giao nhiệm vụ theo từng phần để hs hoạt động cá nhân kết hợp thảo luận nhóm tại lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung,yêu cầu cần đạt
HĐ 2.1 GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS đọc phần tiểu dẫn sgk trả lời các câu hỏi sau:
+Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sang tác của Hoài Thanh ?
+Nêu vị trí của tiểu luận Một thời đại trong thi ca nằm trong cuốn Thi Nhân Việt Nam
+Bằng hiểu biết cá nhân em hãy trình bày cảm nhận của mình về bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca của Hòai Thanh ?
Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy cho biết 
+Đoạn trích sgk được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
+Em có nhận xét ntn về bố cục của đoạn trích này ?
 +Theo em nội dung cốt lõi mà Hoài Thanh đề cập đến trong đoạn trích là gì? Hệ thống luận điểm được triển khai ntn ?
-B2 : Thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4 : Hình thành kiến thức
GV mở rộng:
Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932–1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.
Thi nhân Việt Nam viết năm 1941, hoàn thành năm 1942, in lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên.
 Để viết được Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã đọc tác phẩm của hơn 1000 nhà thơ trong hoàn cảnh bị quản thúc ở Thanh Hoá. Ông đã tuyển chon hơn 40 nhà thơ tiêu biểu. Điiêù đó cho thấy tâm huyết của Hoài Thanh với thi ca dân tộc. Ông đã sống trong phong trào thơ mới, là con người của thơ mới nên đã đưa ra nhiều nhận xét xác đáng: “Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”; “Huy Cận đi lượm lặt chút buồn rơi rác của nhân gian để sáng tạo nên những vần thơ ảo não”
Hoạt động 2.2 : 
 GV hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết văn bản 
Gv kết hợp vừa đặt vấn đề vừa dẫn dắt gợi mở kiến thức
Tìm hiểu về quan điểm của tác giả trong việc xác định tinh thần Thơ mới.
- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
+ Theo tác giả cái khó nhất trong việc xác định tinh thần Thơ mới là gì? Để nhận diện thơ mới Hoài Thanh đã đưa ra quan điểm như thế nào ?
 + Em có nhận xét gì về quan điểm của nhà văn?
-B2 : Thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4 : Hình thành kiến thức
Tinh thần Thơ mới là ở cả chữ Tôi
- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
+Tìm hệ thống luận cứ làm nổi bật luận điểm: Tinh thần thơ mới là ở cả chữ Tôi?
 +Em có nhận xét gì về cái Ta trong thơ cũ và cái Tôi trong thơ mới
(GV dẫn dắt,lấy ví dụ cụ thể để hs dễ xác định nội dung câu hỏi : 
 Hồ Xuân Hương từng xưng tên mình trong thơ: “Mời trầu”, tự đối thoại với chính mình qua “Tự tình II”.
 Nguyễn Công Trứ khẳng định cái Tôi chống đối trật tự xã hội qua: “Bài ca ngất ngưởng”)
+ Theo tác giả cái Tôi với ý nghĩa cá nhân tuyệt đối xuất hiện từ bao giờ?
( GV giảng: Cái Tôi tuyệt đối là sản phẩm của sự giao lưu gặp gỡ với văn hoá phương Tây, khiến ta không thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu- ghét- giận hờn nhất nhất như ngày trước)
+Nhận xét cách diễn đạt của Hoài Thanh?
-B2 : Thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4 : Hình thành kiến thức
GV đưa ra dẫn chứng :
-“ Ta là kẻ bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi” (Thế Lữ)
- Còn đâu ánh trăng vàng
Mơ trên làn tóc rối
Đêm ấy xuân vừa sang
Em vừa hai mươi tuổi.
(Lưu Trọng Lư)
- Ta há miệng cho hồn thơ trào vọt
Cười no nê sặc sụa cả mùi trăng.
(Hàn Mặc Tử)
- Trời hỡi hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hư ảnh của trần gian.
(Chế Lan Viên)
- Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Em em ơi tình non sắp già rồi
- Tôi là con nai bị chiều giăng lưới
Chẳng biết đi đâu đứng sầu bóng tối.
(Xuân Diệu)
- Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. / Con thuyền xuôi mái nước song song (Huy Cận)
Cách giải quyết bi kịch
- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
+ Xác định nguyên nhân chính gây bi kịch trong hồn người thanh niên?
+ Em hãy nhận xét con đường giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới? Em có đồng tình với con đường đó không? Vì sao?
+ Những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích?
-B2 : Thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4 : Hình thành kiến thức
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Cuộc đời
- Hoài Thanh (1909-1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên.
- Quê: Nghi Lộc- Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo yêu nước.
- Hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hoá văn nghệ, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng.
* Sự nghiệp sáng tác
- Hoài Thanh viết văn từ những năn 30 của thế kỉ XX.
- Tác phẩm nổi tiếng nhất: Thi nhân Việt Nam.
- Là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
- Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tiểu luận: “Một thời đại trong thi ca”
- Vị trí: Nằm ở đầu Thi nhân Việt Nam, sau hai trang “Cung chiêu anh hồn Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu- người đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đang sắp sửa”, trước phần hợp tuyển các nhà thơ mới.
- Nhận xét:
+ Bài tiểu luận hết sức công phu, phong phú, đã tổng kết tinh tế, uyên bác về phong trào thơ mới từ hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển, các tác giả tác phẩm tiêu biểu đặt trong mối quan hệ với thơ cũ, với thời đại, xã hội và tâm lí lớp thanh niên đương thời.
+ Bài tiểu luận là áng văn nghị luận dạt dào chất thơ của một tâm hồn nghệ sĩ suốt đời lấy hồn tôi để hiểu hồn người với khát vọng thành thực và trong sáng vô ngần.
3. Đoạn trích: “Một thời đại trong thi ca”
- Vị trí: Nằm ở cuối bài tiểu luận, giải quyết vần đề cốt tuỷ nhất: Tinh thần thơ mới.
-Bố cục: 3 phần
+ P1: “nhìn vào đại thể”: Nêu vấn đề đi tìm tinh thần thơ mới.
+P2: “Cứ đại thể thanh niên”: Phân tích, chứng minh, lí giải tinh thần thơ mới.
+ P3: Còn lại: Con đường giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới.
- Nhận xét: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, đồng thời phóng khoáng, thanh thoát. 
II. Đọc- hiểu văn bản
- Vấn đề đoạn trích: Tinh thần thơ mới. Đây là nội dung bản chất, cốt lõi, chi phối toàn bộ thơ mới.
- Tác giả triển khai vấn đề bằng ba luận điểm:
+ Quan điểm của tác giả trong việc xác định tinh thần thơ mới.
+ Tinh thần thơ mới là ở cả chữ tôi.
+ Cách giải quyết bi kịch cái tôi thơ mới.
1. Quan điểm của tác giả trong việc xác định tinh thần Thơ mới.
- Khó khăn: Thơ mới và thơ cũ không có sự phân biệt rạch ròi dễ nhận ra. Trong Thơ mới, Thơ cũ đều có những bài hay, bài dở, bài hay ít, bài dở nhiều. Đó là khó khăn phức tạp nhất.
- Quan điểm của Hoài Thanh:
+ Không căn cứ vào cục bộ và bài dở (Vì cái dở chẳng tiêu biểu cho cài gì hết).
+ Phải căn cứ vào đại thể (khái quát bản chất phổ biến nổi bật) và bài hay.
- Lí do: “Cái cũ và cái mới vẫn nối tiếp nhau thay đổi, thay thế nhau: Hôm nay phôi thai từ hôm qua, và trong cái mới vẫn còn rơi rớt ít nhiều cái cũ.”
- Nhận xét: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu. Nhưng không so sánh tỉ mỉ, vụn vặt, cá thể mà so sánh thời đại cùng thời đại và so sánh trên đại thể.
Đây là quan điểm đúng đắn, khoa học mà tác giả đặt ra ngay từ đầu để định hướng ngòi bút và định hướng sự tiếp nhận của người đọc.
2. Tinh thần Thơ mới là ở cả chữ Tôi
Hai luận cứ:
+ Cái Ta trong thơ cũ và cái Tôi trong thơ mới.
+ Bi kịch của cái Tôi trong thơ mới.
a. Cái Ta trong thơ cũ và cái Tôi trong thơ mới.
- Cái Ta- thơ cũ:
+ Ý thức đoàn thể.
+ Tác giả không dám dùng chữ Tôi, không tự xưng, ẩn mình sau chữ Ta- chữ chỉ chung cho nhiều người.
- Cái Tôi- thơ mới:
+ Ý thức cá nhân.
+ Xuất hiện trong thơ văn không biết từ lúc nào: bỡ ngỡ, lạc loài (vì quá mới mẻ, thể hiện quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân).
+ Trong văn học trung đại: Cái Tôi mờ nhạt, tương đối, chìm đắm trong cái chung như giọt nước chìm trong biển cả.
Cũng có những trường hợp ngoại lệ, các nhà thơ đã vượt lên trên thời đại khẳng định cái Tôi cá nhân: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương
+ Cái tôi với ý nghĩa cá nhân tuyệt đối xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam vào những năm 20 của thế kỉ XX (Tản Đà) thật bé nhỏ, tội nghiệp, bơ vơ, rên rỉ, thảm hại mất hết cốt cách hiên ngang ngày trước.
- Nhận xét: Cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích thể hiện sự tự tin trong khám phá và kết luận khoa học. Biện pháp so sánh đối chiếu đã làm nổi bật cái ta trong thơ cũ và cái Tôi trong thơ mới, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn.
b. Bi kịch của cái Tôi trong Thơ mới.
* Đoạn văn: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôicùng Huy Cận”.
- Đoạn văn khái quát chính xác, sâu sắc những biểu hiện chung, riêng, gần nhau và khác nhau của tinh thần thơ mới với phong cách- tư tưởng của các nhà thơ tiêu biểu
- Đặc sắc của đoạn văn: ngắn gọn, khái quát, cụ thể, không những chỉ ra ngưyên nhân mà còn thấy cả tiến trình và báo trước kết quả của tinh thần thơ mới.
- Lời văn sôi nổi với các từ “ta” (chúng ta, nhà nghiên cứu, người đọc) như đang đồng hành, sáng tạo, đồng cảm cùng những nhà thơ mới tài hoa nhất.
- Cụ thể:
+ Cái chung: chữ Tôi. Nguyên nhân thực trạng: Mất bề rộng => Con đường vượt thoát: Tìm bề sâu => Kết quả: Bế tắc, càng đi sâu càng thấy lạnh.
+ Cái riêng: Mỗi nhà thơ một khác nhau trên con đường vượt thoát, kết quả cũng mang màu sắc khác nhau:
Thế Lữ lên tiên nhưng động tiên đã khép.
Lưu Trọng Lư: phiêu lưu trong trường tình nhưng tình yêu không bền.
Hàn Mặc Tử- Chế Lan Viên: điên cuồng rồi tỉnh.
Xuân Diệu: say đắm nhưng vẫn bơ vơ.
Huy Cận: ngẩn ngơ buồn và sầu.
=> Bi kich cái Tôi trong thơ mới: đáng thương, tội nghiệp, bơ vơ, lạc lõng trước cuộc đời. Nỗi buồn lan toả khắp trời đất, gieo khổ đau trong hồn người thanh niên.
- Nguyên nhân bi kịch:
+ Do hoàn cảnh xã hội đương thời không cho người thanh niên nhiều khát vọng quyền sống đúng nghĩa.
+ Do bản thân cái Tôi khi tách ra khỏi cái Ta đã mất đi điểm tựa vững chắc, trở nên bơ vơ, lạc lõng, thiếu tự tin
- Nhận xét: Nhận định xá đáng, tinh tế, câu văn mềm mại uyển chuyển, giọng văn đồng cảm, chia sẻ. tác giả còn khắc hoạ bi kịch bằng hình ảnh so sánh mềm mại tinh tế. Việc chỉ ra bi kịch của cái Tôi thơ mới thể hiện đóng góp xã hội quan trọng của Hoài Thanh.
3. Cách giải quyết bi kịch
- Con đường:
+Gửi cả vào tình yêu tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ thân thương.
+Tìm về dĩ vãng.
- Vì: Tiếng Việt là tấm lụa hứng vong hồn bao thế hệ người Việt trong qua khứ và hiện tại. Lớp thanh niên dùng tiếng Việt để bày tỏ tình yêu quê hương đất nước. Tiếng Việt bất diệtcũng như dân tộc Việt nam mãi mãi trường tồn.
- Nhận xét: Đó là con đường riêng của thơ mới, cũng có những tác dụng nhất định nhưng còn hạn chế trong hoàn cảnh đất nước còn nô lệ, phản ánh ý thức, tâm lí chủ quan của các nhà thơ mới. Tuy nhiên nó cũng rất đáng được lịch sử ghi nhận và trân trọng.
Hoài Thanh đã thể hiện tình cảm trân trọng thiết tha ấy qua hệ thống hình ảnh giàu cmả xúc: “gửi cả, yêu vô cùng, chia sẻ buồn vui, dồn tình yêu, hứng vong hồn”
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật: 
+ Tính khoa học: Hệ thống luận điểm chuẩn xác, mới mẻ, sắp xếp mạch lạc. Dẫn chứng chọn lọc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Sử dụng biện pháp so sánh đối chiếu ở cấp độ phù hợp, mang lại hiệu quả.
+ Tính nghệ thuật: lời văn thấm đẫm cảm xúc, giọng điệu thay đổi linh hoạt, cảm xúc người viết nồng nhiệt, gây truyền cảm, đồng cảm cao.
=>Một cách viết văn nghị luận văn chương dễ hiểu mà rất tài hoa, tinh tế, hấp dẫn.
2. Nội dung
Khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới, ủng hộ mặt tích cực, lí giải bi kịch cái Tôi, cách giải quyết bi kịch của cái tôi trong thơ mới.
- Cách nhìn nhận đúng đắn, khoa học vấn đề thơ mới, cái nhìn tiến bộ xuất phát từ chính tâm hồn người viết.
Hoạt động 3 : Luyện tập
*Mục tiêu : củng cố kiến thức vừa học đồng thời rèn luyện cho hs kĩ năng nhận diện,phân loại câu hỏi
*Hình thức tổ chức : gv chuyển giao nhiệm vụ thông qua trình chiếu,học sinh thực hành tại lớp
-Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
HS đọc và trả lời nhanh các câu hỏi dưới đây
Câu 1: Một thời đại trong thi ca
Trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh có viết: "Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác [...]". Cái "điều cần hơn trăm nghìn điều khác" đó là gì?
A. Một ý thức cá nhân đầy đủ.
B. Một lòng tin đầy đủ.
C. Một tình yêu đầy đủ.
D. Một ý thức cộng đồng đầy đủ
Câu 2 : Trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca, theo Hoài Thanh, thơ mới đã ra đời như thế nào? Chọn câu trả lời đúng
A. Thơ mới ra đời từ nền tảng văn học của các nước phương Tây.
B. Thơ mới ra đời từ thơ cũ và còn rớt lại ít nhiều dấu vết thơ cũ.
C. Thơ mới ra đời từ thơ cũ và lưu giữ đầy đủ tinh thần thơ cũ.
D. Thơ mới ra đời một cách bất ngờ, đoạn tuyệt hoàn toàn thơ cũ.
Câu 3: Chọn một cụm từ để điền vào chỗ trống trong câu vắn
"Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam ||hiếm có|| một thời đại phong phú như thời đại này". Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh 
Câu 4 : Trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca, khi so sánh thơ cũ và thơ mới (để nói đến dáng vẻ an nhiên tự tại của cái "ta" trong thơ cũ và bi kịch của cái "tôi" trong thơ mới), Hoài Thanh đã nhắc đến thơ của ai và trích dẫn thơ của ai?
A. Trích dẫn thơ của Xuân Diệu; nhắc đến thơ của Nguyễn Công Trứ.
B. Trích dẫn thơ của Huy Cận; nhắc đến thơ của Nguyễn Công Trứ
C. Trích dẫn thơ của Thế Lữ; nhắc đến thơ của Nguyễn Công Trứ.
D. Trích dẫn thơ của Xuân Diệu; nhắc đến thơ của Hồ Xuân Hương
Câu 5: Nói một cách ngắn gọn, chuẩn xác, những đặc điểm làm nên giá trị đặc sắc trong cách viết phê bình văn học của Hoài Thanh qua Một thời đại trong thi ca là gì?
A. Luận điểm sâu sắc, luận cứ xác đáng, lập luận chắc chắn, trình bày và diễn đạt giàu hình ảnh, có cảm xúc sâu lắng.
B. Luận điểm phong phú, luận cứ xác đáng, lập luận chặt chẽ, trình bày và diễn đạt giàu hình ảnh, giàu cảm xúc sâu lắng.
C. Luận điểm sâu sắc, luận cứ phong phú, lập luận chặt chẽ, trình bày và diễn đạt giàu hình ảnh, có cảm xúc lắng sâu.
D. Luận điểm sâu sắc, luận cứ xác đáng, lập luận chặt chẽ, trình bày và diễn đạt giàu hình ảnh, có cảm xúc sâu lắng.
Câu 6: Hoài Thanh nhắc đến câu nói của ông chủ báo Nam Phong (Phạm Quỳnh): "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" ở cuối đoạn trích Một thời đại trong thi ca chủ yếu với dụng ý gì?
A. Thể hiện tình yêu tha thiết đối với tiếng Việt và đối với đất nước.
B. Gợi nhắc cơ hội và trách nhiệm của các thế hệ nhà văn Việt Nam trong việc nuôi dưỡng và phát triển hồn văn, hồn tiếng, hồn nước.
C. Khẳng định tầm vóc lớn lao của Truyện Kiều và hồn thơ Nguyễn Du.
D. Khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa "Truyện Kiều, tiếng ta, nước ta".
Câu 7: Đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh nói về vấn đề gì? Chọn câu trả lời đúng
A. Nguồn gốc Thơ mới.
B. Những đặc điểm về hình thức, thể loại và triển vọng của Thơ mới.
C. Sự thắng lợi của Thơ mới đối với thơ cũ và tinh thần Thơ mở
D. Tấn bi kịch của "cái tôi".
Câu 8: Hoài Thanh nhắc đến câu nói của ông chủ báo Nam Phong (Phạm Quỳnh): "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" ở cuối đoạn trích Một thời đại trong thi ca chủ yếu với dụng ý gì?
A. Thể hiện tình yêu tha thiết đối với tiếng Việt và đối với đất nước.
B. Gợi nhắc cơ hội và trách nhiệm của các thế hệ nhà văn Việt Nam trong việc nuôi dưỡng và phát triển hồn văn, hồn tiếng, hồn nước.
C. Khẳng định tầm vóc lớn lao của Truyện Kiều và hồn thơ Nguyễn Du.
D. Khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa "Truyện Kiều, tiếng ta, nước ta".
-B2 : Thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4 : Hình thành kiến thức
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
Hoạt động 4 : Vận dụng
*Mục tiêu : vận dụng kiến thức vừa học câu hỏi cụ thể từ đó rèn luyện kĩ năng phân tích,cảm nhận văn học
*Hình thức tổ chức : gv chuyển giao nhiệm vụ thông qua trình chiếu,định hướng kiến thức học sinh thực hành tại nhà
-Chuyển giao nhiệm vụ
Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?
-B2 : Thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4 : Hình thành kiến thức
Gợi ý:
   Có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa "cái tôi" thơ mới và "cái ta" thơ cũ là ở chỗ thơ văn xưa thường nói lên những suy tư, những cảm xúc chung của cả lớp người, loại người, kiểu người. "Cái tôi" nếu có cũng nấp dưới bóng "cái ta" chung ấy. Đến "cái tôi" trong thơ mới, nó đã đứng một mình. Nó đã tự bộc bạch những gì sâu kín nhất ngay bên trong bản thể của nó.
- Chữ “tôi” và chữ “ta” thể hiện ý thức bản thân mình. Chữ “tôi” mang ý nghĩa tuyệt đối của nó.
- Chữ “ta” trong thơ cũ là cá nhân ý thức gắn với cộng đồng, đoàn thể.
Hoạt động 5 : Tìm tòi,mở rộng
*Mục tiêu : phát triển ở học sinh năng lực tự học ;từng bước xây dựng thư viện học tập cá nhân cho hs
*Hình thức tổ chức : gv chuyển giao nhiệm vụ thông qua trình chiếu,hs thực hiện nhiệm vụ thông qua các kênh như sách,báo,internet
 Chuyển giao nhiệm vụ
Tìm đọc toàn văn tiểu luận : Một thời đại trong thi ta ( trích từ Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh )
Rút kinh nghiệm bài học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_tiet_87_88_mot_thoi_dai_trong_thi_ca.docx