Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85 đến 96

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85 đến 96

----------- Hàn Mặc Tử -------------

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 - Kiến thức: +Cảm nhận được vẻ đẹp cuả bức tranh phong cảnh đầy hư ảo bên trong đầy nỗi cô đơn trước mối tình vô vọng.

 + Hiểu được tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo.

 - Kĩ năng: Bình giảng, phân tích được những câu thơ, đoạn thơ hay.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án.

 - HS: SGK, Vở soạn, Tư liệu tham khảo (nếu có),.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

 GV tổ chức giờ học kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở, trao đổi thảo luận, khái quát kiến thức.

 

doc 37 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1576Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85 đến 96", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết: 85 - 86
Ký đuyệt của tổ CM:
----------- Hàn Mặc Tử -------------
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Kiến thức: +Cảm nhận được vẻ đẹp cuả bức tranh phong cảnh đầy hư ảo bên trong đầy nỗi cô đơn trước mối tình vô vọng.
 + Hiểu được tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo. 
 - Kĩ năng: Bình giảng, phân tích được những câu thơ, đoạn thơ hay. 
B. Phương tiện thực hiện:
 - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án...
 - HS: SGK, Vở soạn, Tư liệu tham khảo (nếu có),...
C. cách thức tiến hành:
 GV tổ chức giờ học kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở, trao đổi thảo luận, khái quát kiến thức.
D. Tiến trình bài giảng:
 I. ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 Tiết 2: ? Đọc thuộc bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử? Cảm nhận khái quát nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu?
 - Gợi ý: Vẻ đẹp của khổ thơ mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gợi lên hình ảnh thơ mộng của thiên nhiên xứ Huế và mối tình của thi sĩ với giai nhân. Bằng ngôn ngữ thơ tráng lệ, nhà thơ đã biểu hiện tình yêu say đắm, nồng nhiệt đối với cảnh và người xứ Huế, khao khát một vẻ đẹp thánh thiện, một tình yêu như mơ như mộng.
 - GV nhận xét, cho điểm. 
 III. Bài mới:
Gv giới thiệu bài: Năm 1932, Phan Khôi “bắn” phát pháo mở màn cho thời kì “Thơ mới” trên thi đàn VN bằng bài “Tình già”. Sự mở màn ấy khiến nhiều tiếng thơ như “cỏ non” đội đất vươn lên, làm xanh ngát cả “cánh đồng thơ” đang héo úa lúc bấy giờ. HMT “kết duyên” với “Thơ mới”, và cuộc nhân duyên dù chỉ 9 năm ngắn ngủi ấy, cũng đủ để cho một hồn thơ thăng hoa thành một ngôi sao sáng chói trên thi đàn VN. Và giờ học này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được một hồn thơ đằm thắm, bâng khuâng, tiêu biểu cho nét phong cách thơ của HMT.
hoạt động của thầy và trò
nội dung cần đạt
? Qua việc soạn bài, em hãy trình bày những nét chính về HMT?
? Em hãy nêu xuất xứ và nguồn cảm hứng sáng tác của bài thơ?
? Thời gian sáng tác cho em biết điều gì về nhà thơ?
- Giọng: tình cảm, lúc hân hoan, bồi hồi, lúc sâu lắng, trầm ngâm, lúc trách móc, nghi ngờ Chú ý các đại từ “Ai” và câu hỏi tu từ.
? Bài thơ chia làm mấy phần, nội dung mỗi phần?
- HS đọc khổ 1.
? Nhận xét về hình thức NT của câu mở đầu bài thơ?
( Tác dụng của câu hỏi tu từ -> Ko phải dùng để hỏi vấn đáp mà để bày tỏ nỗi niềm tâm trạng).
?Câu thơ có những cách hiểu nào? 
(Nhà thơ tưởng tượng người mình yêu cũng yêu mình nên vừa hỏi vừa như trách móc, vừa giận hờn, vừa như mời mọc tha thiết, Là lời tự hỏi: Sao anh ko...?)
? Phân tích tác dụng thanh điệu trong bài thơ?
? Qua 2 tín hiệu NT vừa phân tích, em thấy c/xúc gì ẩn trong lời thơ?
? Thôn Vĩ hiện ra qua những h/a nào?
? Tác giả chọn chi tiết nào để miêu tả hàng cau? H/a cho biết vẻ đẹp gì?
? Chỉ ra và pt những bp NT trong 3 câu thơ gợi về thôn Vĩ?
- Qua phân tích, em cảm nhận gì về phong cảnh, con người thôn Vĩ? 
Hết tiết 1 chuyển tiết 2.
- GV giới thiệu chuyển ý.
- HS đọc khổ 2.
? Nếu khổ thơ thứ nhất là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật và con người xứ Huế, thì tiếp theo dòng cảm xúc khổ thơ thứ 2 là cảnh gì?
(HS: cảnh trên dòng sông Hương)
- Các em đã biết, Vĩ Dạ là 1 làng cổ xinh đẹp nằm bên bờ HG thuộc cố đô Huế, qua hồn thơ HMT mà trở nên gần gũi yêu thương.
? Vậy em hãy tìm những hình ảnh mà nhà thơ miêu tả ở 2 câu thơ đầu này? Khai thác các biện pháp nghệ thuật trong 2 câu đó ?
(? Nhịp thơ có gì đặc biệt? 
- Về nhịp điệu cũng có sự khác thường. Câu thơ thất ngôn thường đi nhịp 2/2/3. ở đây nó được cắt thành 4/3. 
? Điệp từ và nhịp 4/3 gợi điều gì?) 
? Với những hình ảnh trên, em thử bình 2 câu thơ? (HS bình)
- GV bình: Gió và mây thường là đôi bạn tâm giao trong vũ trụ, thế mà ở đây chúng lại bị HMT tách đôi ra! Gió cuộn mình trong gió ; mây cuộn mình trong mây: là 2 nỗi cô đơn. Còn dòng nước và hoa bắp, 2 sự vật ở cạnh nhau nhưng dường như chẳng hiểu gì cho nhau. “Dòng nước buồn thiu” thì lẽ ra bông hoa kia cũng phải héo tàn, nhưng oái oăm thay, bông hoa vẫn thản nhiên vô tình lay động, mặc cho dòng nước mãi ôm ấp mối tâm sự. ý thơ gợi chúng ta nhớ đến thơ của Thế Lữ: “Anh đi đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi”.
? Sự chia lìa trong 2 câu thơ là ngang trái, phi hiện thực, phi lí. Vậy vì sao có thể có hình ảnh như thế? (GV gợi ý HS gắn với c/đời HMT)
? Có thể nói, các hình ảnh gió, mây, sông nước xứ Huế gợi cảm xúc gì ở HMT?
- Nếu như 2 câu trên thiên nhiên có gì đó trái ngược, khác thường ko liên hệ hài hoà thì 2 câu sau cảnh thiên nhiên được nhìn ntn? 
(? 2 câu sau có những hình ảnh nào? Hãy phát hiện vẻ đẹp riêng trong hình ảnh thơ của HMT?)
- GV bình: Sông và trăng là thi liệu quen thuộc trong thơ ca: “Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chếch” (Nguyễn Trãi), “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (HCM); nhưng với HMT, sông và trăng đã trở thành h/a thi vị, lãng mạn: “Trăng nằm sõng soài trên cành liễu/ Đợi gió đông về để lả lơi”; Hay trăng cũng mang một sắc thái lạ lùng, siêu thực và đau thương: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho/ Ko bán đoàn viên ước hẹn hò”. 
? Trở lại với dòng sông trăng trong Đây thôn Vĩ Dạ, em hãy phát hiện những biện pháp nghệ thuật nổi bật ở 2 câu thơ?
- Hai câu thơ làm thành câu hỏi.
? Câu hỏi “Thuyền ai” có ý nghĩa gì? 
- GV bình.
? Lại một câu hỏi nữa. Tại sao lại “trở trăng về kịp tối nay?” 
? Có thể nói câu thơ gợi cảm giác gì?
? Ngoài ra, 2 câu thơ còn sử dụng cách gieo vần ntn? ý nghĩa biểu đạt của cách gieo vần đó?
? Nhìn lại toàn bộ 4 câu thơ, em có nhận xét gì về cảnh vật và tâm trạng thi nhân?
- GV bình chuyển ý: Nếu như khổ thơ trên mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và nỗi buồn lẻ loi. Vẫn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ HMT đúng là thơ trữ tình hướng nội “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Thì ở khổ thơ thứ 3 nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình ntn? Ta chuyển sang phần c.
- HS đọc khổ 3.
? “Bến sông trăng, thuyền chở trăng” đã đưa thi nhân vào cõi mộng. Nhà thơ viết: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Theo em, khách đường xa là ai? 
? Em hãy p/tích NT sd trong câu thơ? ý nghĩa biểu đạt của NT đó?
- Có thể nói, câu thơ như nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, như lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình trước lời mời của cô gái thôn Vĩ (Sao anh Vĩ?), có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế, chỉ là người khách trong mơ mà thôi. Nên nhà thơ viết: “áo em trắng. ở đây nhân ảnh”.
? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong 2 câu thơ tiếp theo gợi cho em ấn tượng?
? Tại sao lại áo trắng quá nhìn ko ra, sương khói mờ nhân ảnh?
- Cứ như thế, hình bóng của người em gái ngày càng xa dần, xa dần: “ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. 
? ở đây là ở đâu? Có đồng nghĩa với từ ở đây trong tên bài thơ ko?
- Chúng ta đã biết rằng, xứ Huế vốn mộng mơ, lắm sương khói. Mà sương khói trắng, áo em lại trắng quá nên nhà thơ chỉ thấy gì?
? Em hiểu ý thơ đó ntn?
- GV bình.
? Nhìn lại 3 câu thơ của khổ thơ cuối, những hình ảnh: “mơ, khách đường xa, áo trắng, sương khói, mờ nhân ảnh, tình ai...” , tất cả đều có điểm chung gì? (Nói cách khác nó diễn tả điều gì?)
- Có lẽ cô gái ấy cũng hư ảo, tình cảm cũng hư ảo. Bởi đã hứa hẹn gắn bó gì đâu? Nên cả bài thơ như dồn hết tâm tư ở câu hỏi cuối bài.
? Em hiểu từ “ai” trong câu thơ ntn? 
? Ngoài hình thức là câu hỏi, ở câu cuối nhà thơ còn sử dụng NT gì? ý nghĩa biểu đạt của NT ấy?
? Câu hỏi cuối bài thể hiện tâm trạng, tình cảm gì của tác giả?
? Và câu hỏi cuối này còn đóng vai trò ntn trong cả bài thơ?
? Qua phân tích bài thơ, em hãy nhận xét khái quát về mặt nghệ thuật?
? Bài thơ đã nêu được nội dung gì?
? Từ bài học em rút ra được điều gì cần ghi nhớ?
- GV ra đề bài, gọi HS chữa bài.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: (1912- 1940)
- Tên thật : Nguyễn Trọng Trí, bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh...
- Xuất thân: gia đình viên chức theo đạo Thiên Chúa -> có ảnh hưởng không nhỏ đến những sáng tác của HMT.
 “ Tôi van lơn thầm gọi chúa Giêsu
 Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối
 Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
 Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng”
- Cuộc đời: vất vả, bất hạnh.
 (+ Thường xuyên phải thay đổi chỗ ở, chỗ học và công việc
 + Mắc bệnh phong - tứ chứng nan y)
- Bản thân: có tài năng (làm thơ sớm từ năm 14,15 tuổi, có sức sáng tạo phi thường, trong vòng trên dưới chục năm, HMT đã để lại rất nhiều di sản gồm thơ và kịch thơ).
- Sáng tác: Sgk
à đặc điểm: hồn thơ quằn quại, đau đớn; một thế giới gnhệ thuật với những h/a trong trẻo lạ thường.
à Ông là 1 nthơ lớn trong phong trào Thơ mới.
 2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời gian Hàn Mạc Tử sống trong bệnh tật, vật vã với cơn đau ở trại phong Quy Hoà. ít lâu sau, Hàn Mạc Tử đã từ giã cõi đời này.
 - Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng:
 + Từ mối tình đơn phương của Hàn Mạc Tử và Hoàng Cúc, người con gái xứ Huế.
 + Từ tình yêu, kỉ niệm với xứ Huế - 1 vùng đất thơ mộng.
- Xuất xứ: thuộc phần Hương thơm của tập “Đau thương”.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Đọc - chú thích:
 2. Bố cục: 3 phần:
- Khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.
- Khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn nội tâm.
- Khổ 3: Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tâm trạng tình yêu của nhà thơ.
 3. Phân tích:
a. Khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế:
- Câu 1:
 + Câu hỏi tu từ có nhiều sắc thái:
 -> Vừa hỏi han, vừa hờn trách, vừa nhắc nhở, vừa mời mọc.
 -> Tự phân thân để hỏi chính mình (Giờ đây có còn cơ hội để về thăm cảnh cũ chốn xưa.)
 + Nhiều thanh bằng gợi nỗi buồn chơi vơi, thanh trắc cuối câu gợi buốt giá đau thương.
-> Cảm xúc : Nuối tiếc hoài niệm và ước muốn được về lại thôn Vĩ.
- 3 câu tiếp: Hình ảnh:
 + hàng cau: nắng mới lên } Cảnh tinh 
 + vườn: mướt, xanh như ngọc} khôi, lung 
 linh, dịu dàng, trong trẻo 
 dưới ánh ban mai. 
 + con người: lá trúc che Người thanh tú, phúc hậu. kín đáo, dịu dàng
à Nghệ thuật: h/a chọn lọc, từ gợi cảm, biện pháp so sánh, cách điệu hoá.
=> Thiên nhiên và con người hài hoà. Tình yêu tha thiết và ân tình sâu đậm với TN và c/s nơi thôn Vĩ.
b. Cảnh buồn qua cái nhìn nội tâm:
- Hai câu đầu:
 Gió điệp từ, nhịp 4/3 tách 
 Hình ảnh: Mây hai vế đối lập -> gợi 
 chia lìa.
 Dòng nước - buồn thiu - hoa 
 bắp lay: nhân hoá -> như chứng nhân lưu giữ bóng dáng gió, mây chia đôi. Cảnh đẹp nhưng lạnh lẽo, buồn. 
(Thi sĩ tạo ra hình ảnh này không phải là cái nhìn thị giác, mà bằng cái nhìn của mặc cảm: mặc cảm chia lìa. Mang nặng mặc cảm của một người thiết tha gắn bó với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa với cõi đời, nên thi sĩ nhìn đâu cũng thấy chia lìa. Thậm chí thấy cả những chia lìa ở những thứ tưởng ko thể chia lìa.)
=> Cảm xúc u buồn cô đơn, bâng khuâng, man mác một nỗi buồn khó tả, khó gọi tên, lan ra và đọng lại rưng rưng trong cõi hồn thi nhân.
- Hai câu sau:
 + Hình ảnh: sông và trăng: h/a thực.
bến sông trăng à H/a đẹp, bóng bẩy, gây chú 
rõ mơ hồ ý tạo ko gian nghệ thuật hư hư 
ràng gợi liên thực thực, mơ mộng, huyền ảo 
 tưởng: Sáng tạo tài hoa của HMT.
 hạnh phúc. 
bến bờ hạnh phúc
thuyền chở tră ... khi đọc 4 câu thơ đầu, nhân vật trữ tình muốn bày tỏ điều gì và cách bày tỏ đó có gì đặc biệt?
(?) Thông qua lời bày tỏ tình yêu của nhân vật trữ tình, em thấy được điều gì về tình yêu của anh?
Học sinh xem phần chú thích 2/60 để trả lời
(?) Tại sao nhân vật trữ tình lại dứt khoát chối bỏ tình yêu?
4. Tìm hiểu 4 câu thơ cuối.
Học sinh đọc 4 câu thơ cuối, giáo viên đọc câu hỏi thảo luận
(?) Tình yêu của nhân vật trữ tình biểu hiện nh thế nào ở 4 câu thơ cuối
Phần tiểu dẫn SGK/59 trình bày về xuất thân và sự nghiệp sáng tác của Puskin, đồng thời giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: “Tôi yêu em”:
- A- Lếch – xan - đrơ - xéc – ghê – ê – vích Puskin (1799 – 1837) – Nhà thơ Nga vĩ đại không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.
- Puskin sáng tác thành công trên nhiều thể loại: Tiểu thuyết, bi kịch, trường ca, truyện ngắn, thơ trữ tình, nhưng trên tất cả Puskin vẫn là nhà thơ trữ tình với hơn 800 bài.
- Thơ văn Puskin thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu, là tiếng nói Nga trong sáng thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
- “Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin sáng tác năm 1829, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của nhà thơ với A.A.Ôlê –Nhi – na. 
- Hai câu 1 – 2: Chậm, ngập ngừng.
- Hai câu 3 – 4: Mạnh mẽ dứt khoát.
- Hai câu 5 – 6: Chậm, day dứt u buồn.
- Hai câu 7 – 8: 
- Là lời từ giã - giãi bày bộc bạch một tình yêu chẳng thể nào nguôi ngoai vẫn sôi nổi nồng nàn như chẳng thể nào khác được.
Nhan đề “Tôi yêu em” cho thấy được mức độ quan hệ giữa nhân vật trữ tình (Tác giả) với em: vừa xa xôi (với em) nhưng lại vừa gần gũi (với tôi). Tình yêu mà “tôi” dành cho “em” là mối tình đơn phương không 
được “em” chấp nhận.
- Cách xưng hô “Tôi” “em” còn cho thấy nhân vật trữ tình là người tinh tế, lịch thiệp tự tin đúng mực và rất có ý thức về mình
Bài thơ dường nh là lời từ giã một tình yêu không thành. Nhng nét đặc biệt ở chỗ lời từ giã của Puskin cuối cùng hoá ra lời giãi bày, lời bộc bạch.
“Tôi yêu em” điệp lại 3 lần như lời thú nhận lại nh lời tự nhủ, trực tiếp ngắn gọn, giản dị. Cũng là sự khẳng định pha chút cân nhắc dè dặt “Có thể”, “Cha hẳn”.
“Tôi đã yêu em” tình yêu diễn ra trong quá khứ kéo dài tới tận hiện tại (đến nay) “cha tắt hẳn”, day dứt, ám ảnh nhưng nhân vật trữ tình lại dứt khoát chối bỏ tình yêu của mình.
Phủ định một cách triệt để “không” dằn lòng chế ngự, “tôi” giữ nỗi buồn cho riêng mình, “Tôi không muốn làm em buồn về bất cứ điều gì” ngay cả dù điều ấy là tình yêu của tôi
Diễn tả các cung bậc khác nhau của tình yêu và lời cầu chúc khẳng định 1 tình yêu đằm thắm chân thành
Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắng tình yêu của mình “âm thầm” không hi vọng => một mối tình đơn phương. Nhưng dù vậy tình yêu ấy vẫn diễn ra với đủ mọi cung bậc tình cảm. Đau khổ âm thầm, rụt rè tuyệt vọng, hậm hực ghen tuông
Tác giả cũng thẳng thắn phủ nhận mình khi yêu cũng đã có những cảm xúc ghen tuông như bao con người bình thường khác.
Hai câu kết nhân vật trữ tình vượt lên sự ích kỷ thường tình. Điệp khúc “Tôi yêu em” lấy lại lần 3 như một sự khẳng định bản chất của tình yêu này chân thành đằm thắm, trước sau như một không bao giờ tàn phai, không bao giờ cạn kiệt, cho dù tình yêu ấy có đem lại cho “tôi”. Đó chính là nguyên nhân cho lời cầu chúc đầy nhân văn ở câu thơ kết.
III. Củng cố
(?) Qua bài thơ này em thấy nhân vật trữ tình là người như thế nào và từ đó em có suy nghĩ gì về tình yêu chân chính.
IV. Hớng dẫn học bài:
 Hãy phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em”
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 95: Đọc thêm 
- Tago -
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được thông điệp tình yêu qua bài số 28 (Tập Người làm vườn) và đôi nét về vẻ đẹp thơ Tago, một phong cách thơ kết hợp chất trữ tình tha thiết, nồng nàn với triết lí trầm tư, sâu sắc.
 - Góp phần hiểu biết và trân trọng tình yêu trong cuộc sống.
 B. Phương tiện thực hiện:
 - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng
 - HS: SGK, Để học tốt
C. cách thức tiến hành: 
 GV tổ chức giờ học kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở, phát vấn, trao đổi thảo luận, khái quát kiến thức.
D. Tiến trình bài giảng:
 I. ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin? Pt tác dụng của điệp ngữ Tôi yêu em ? 
 Gợi ý: - Mở đầu bằng 3 từ Tôi yêu em: ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, bày tỏ tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
 - Điệp ngữ vang lên lần 2 có tác dụng ko chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giãu 2 khổ thơ mà tiếp tục kđ, giãi bày tâm trạng, ty đơn phương của chủ thể trữ tình sang những biểu hiện khác.
 - Lần thứ 3 nghiêng về nhấn mạnh, kđ tình cảm và chuyển hướng cảm xúc. 
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Căn cú bài soạn, em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Tago?
- HS giới thiệu tập thơ. Học SGK.
? Em hãy nêu xuất xứ bài thơ?
- Gv hướng dẫn cách đọc: diễn cảm.
? Hình tượng so sánh thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?
- HS lấy ví dụ phân tích?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: (1861-1941)
- Gia đình quý tộc Bà la môn yêu nước.
(Cha là nhà cải cách xh, là nhà triết học nổi tiếng của ấn Độ.14 anh em đều trở thành văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ và những nhà h/đ xh xuất sắc.)
- Ra-bin-đra-nat Ta-go (Chúa Mặt trời) là người Châu á đầu tiên nhận giải Nôben vh 1913 với tập Thơ Dâng.
- Để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ: (SGK)
Tago là thi nhân, tình nhân và triết nhân trong những bài thơ tình của mình.
-> Tago là thiên tài của ấn Độ và thế giới.
 2. Tập thơ Người làm vườn:
 3. Bài thơ số 28: Là một trong những bài thơ hay nhất của Tago trong tập Người làm vườn.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Đọc - chú thích:
 2. Phân tích:
a. Câu 1: Hình tượng so sánh trong câu mở đầu:
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
-> Làm nổi bật khao khát cao thượng trong tình yêu, tác dụng của so sánh làm mở rộng tầng bậc - nhân hoá: người có tình, TN cũng có tình ; cảnh và người hoà quyện, say trong tình yêu, đang khao khát, chinh phục đối tượng mình yêu. 
b. Câu 2: Lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định để đi đến kết luận được sd trùng điệp trong bài nhằm mục đích:
Nhấn mạnh t/chất thiêng liêng, cao cả của tình yêu, đối lập với các quan niệm yêu đương tầm thường khác.
(- Đời anh = trái tim vừa cụ thể, bé nhỏ cũng như đoá hoa, viên ngọc nhưng trái tim lại tàng chứa tình yêu: trừu tượng, vô hình. lớn lao, vô hạn = nghịch lí.
 - Đời anh là đoá hoa, viên ngọc = có thể quàng vào cổ em, gài lên tóc em = em có thể nhận, hiểu khá dễ dàng.
 - Đời anh là trái tim = bí ẩn = thật khó hiểu anh trọn vẹn, dù em nhìn thật gần, dù em bên cạnh anh, dù em tìm mọi cách) 
c. Câu 3: Cách nói nghịch lí: “Anh ko giấu em một điều gì. Chính vì thế mà em ko hiểu gì tất cả về anh” thể hiện điều kì diệu trong tình yêu.
Có nghịch lí đó là vì Đời anh là trái tim – Sống là yêu thương - Đời anh là tình yêu. Mà tình yêu vừa cụ thể vùa trừu tượng, vừa hữu hạn, vừa vô hạn, giàu có và thiếu thốn. Ko thể hiểu được tình yêu nếu chỉ đứng ngoài quan sát, lạnh lùng. Chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu. Chỉ những ai yêu thực sự mới có thể hiểu đầy đủ, sâu sắc về tình yêu.
IV. Củng cố: - Cảm nhận được thông điệp tình yêu qua bài thơ.
 - p/c thơ kết hợp chất trữ tình tha thiết với triết lí trầm tư, sâu sắc.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 1. Cũ : Nắm vững kiến thức. Sưu tầm thêm một số bài thơ của Tago. 
 2. Mới : 1 tiết Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
 - Đọc bài. Dự kiến trả lời bài tập
E.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết: 96
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức và kĩ năng về viết tiểu sử tóm tắt.
 - Tập viết tiểu sử tóm tắt theo định hướng.
B. Phương tiện thực hiện:
 - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng
 - HS: SGK, Để học tốt
C. cách thức tiến hành: 
 GV tổ chức giờ học kết hợp phương pháp ôn tập lí thuyết, làm bài luyện tập, trao đổi thảo luận, củng cố kiến thức.
D. Tiến trình bài giảng:
 I. ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu mục đích, yêu cầu và cách viết tiểu sử tóm tắt?
 (Căn cứ phần ghi nhớ SGK/55) 
 III. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc bản tóm tắt tiểu sử Lưu Quang Vũ ?
? Vì sao có thể coi đây là một bản tiểu sử tóm tắt ?
? Bản tiểu sử tóm tắt này chia thành mấy đoạn ?
? So với mô hình phổ biến của một bản tiểu sử tóm tắt được nêu ở ghi nhớ/55, dàn ý của văn bản này có gì khác biệt ko?
? Có thể coi đây là thiếu sót của văn bản này ko? Vì sao?
? Từ đó rút ra kết luận?
- HS đọc đề bài, trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS chọn một trong 2 đề bài sau.
I. Ôn tập kiến thức và kĩ năng cơ bản:
 1. Ví dụ: Bản tóm tắt tiểu sử Lưu Quang Vũ:
 2. Phân tích:
- Đây là bản tiểu sử tóm tắt vì:
 + Văn bản viết để giới thiệu về một cá nhân (nhà thơ, nhà viết kịch LQV).
 + Văn bản thuật lại trung thực, khách quan, ngắn gọn, đầy đủ những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của LQV, từ khi sinh tới lúc mất theo trình tự thời gian.
 + Văn phong trong sáng, cô đúc. 
- 4 đoạn: đoạn 1 giới thiệu nhân thân LQV, đoạn 2 nói về sự nghiệp thơ ca, đoạn 3 nói về sự nghiệp sân khấu, đoạn 4 đánh giá khái quát về sự đóng góp của ông cho vh và nghệ thuật.
- Trong văn bản ko có phần nói riêng về “hoạt động xh của LQV: làm gì, ở đâu, mqh với mọi người”. Trong khi đó, phần nói về những thành tựu tiêu biểu của LQV được chia thành 2 đoạn riêng biệt, ứng với 2 lĩnh vực thơ ca và sân khấu.
- Ko thể nói như vậy. Vì LQV được nhớ tới chủ yếu trong tư cách người nghệ sĩ, một nhà văn, chứ ko trong tư cách của một người có vị trí công tác và những mqh nổi bật. Do đó tiểu sử của LQV phải mang nét riêng của người hoạt động và thành tựu chủ yếu ở lĩnh vực văn chương, nghệ thuật.
(KL: ko thể áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc một mô hình k/cấu duy nhất cho các bản tiểu sử tóm tắt khác nhau. Hình thức kết cấu cụ thể còn phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của c/đ và sự nghiệp người được giới thiệu.)
II. Luyện tập:
1. Bài tập SGK/63
a. Viết tiểu sử tóm tắt:
- Mục đích: Giới thiệu đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào BCH Hội liên hiệp TN của tỉnh (tp)
- Yêu cầu: Những thông tin phải khách quan, chính xác. Những thành tích, đóng góp phải cụ thể về t/g, số liệu
 Ngắn gọn, văn phong trong sáng, ko sd yếu tố biểu cảm, phép tu từ.
- ND: Phần lí lịch, phần đóng góp và những thành tích đạt được.
- Tìm hiểu người được giới thiệu.
- Viết bản tiểu sử tóm tắt.
b. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt.
2. Bài tập bổ sung:
Đề 1: Viết tiểu sử tóm tắt về một người thân trong gia đình?
Đề 2: Viết tiểu sử tóm tắt về một trong những nguyên thủ quốc gia hoặc người nổi tiếng hiện nay mà em ngưỡng mộ?
IV. Củng cố: Mục đích, yêu cầu và cách viết bản tiểu sử tóm tắt.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 1. Cũ : Hoàn thành các bài tập. 
 2. Mới : 2 tiết đọc văn: Người trong bao - Sêkhốp.
 Đọc, tóm tắt truyện.
 Soạn câu hỏi.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 11.doc